hà thờ Đức Bà ở Sài gòn là nơi tôi hay đến, tìm một nơi yên lặng để suy nghĩ. Tôi không phải là một tín đồ Công giáo, cũng không phải là một Phật tử. Tôi chẳng theo một tín ngưỡng nào, trong khi hàng ngày phải đối diện với biết bao nhiêu thực tế phũ phàng, nào chiến tranh, nào chết chóc, luôn luôn ám ảnh mọi người, nên cũng không biết đặt niềm tin tôn giáo vào đâu. Dù không có một lòng tin như những tín đồ Thiên Chúa giáo. mỗi lần bước vô ngôi nhà thiêng liêng này, tôi bỗng cảm thấy an tâm rất nhiều. Nơi đây, tôi có thể nói ra và nghe được hết những gì chứa chất trong lòng tôi: những mong ước, tình thương cho gia đình, cho đất nước.Đôi khi tôi giận cả ông Trời, vì ông đã ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau thương, cực khổ của người dân Việt Nam.Thỉnh thoảng, tôi nhìn lên tượng Chúa Jesus trên cây thánh giá thâm khấn:- Xin Chúa bảo vệ ba và anh Khôi con…Không bao giờ tôi cầu xin Chúa cho hoà bình trở lại, hay đưa ba tôi về gia đình, vì ông ngoại tôi đã nhiều lần nhắc nhở: Trời đất hiền lánh lắm, không có xía vô việc chánh trị vì chánh trị là tàn ác, lừa dối, xảo trá.Một chiếu thứ sáu, tôi đến nhà thờ Đức Bà, thấy các con chiên ngoan đạo đang đứng sắp hàng chờ xưng tội. Tôi không cái gì để xưng, mà chỉ muốn xin Chúa cho tôi có đủ can đảm và sức mạnh quyết định một việc có thể làm phật lòng má tôi và gia đình. Tôi biết tôi đã làm má tôi buồn lòng nhiều lần như hồi tôi còn đi học,. Vào những đêm trăng sáng chị Thuận về tôi đã chui khỏi mừng khi mọi người đã ngủ yên. Chúng tôi ra để ngồi nói chuyện với con Mai Bắc Kỳ, con Lê và thằng Tiểng hàng xóm, rồi còn bắc ghế cho Tiểng bẻ mận của nhà hàng xóm. Có lần Mai và tôi dám đổi ổi để lấy vú sữa trên bàn thờ của nhà nội Tiểng. Nhưng đó chỉ là những chuyện con ranh nghịch ngợm, bỏ qua được. Bấy giờ là chuyện người lớn, chuyện làm ăn đàng hoàng. Từ ngày lên Sài gòn, tôi thấy cuộc sống thành thị khó khăn hôm sức của tôi. Thành đô náo nhiệt, ồn quá, tôi không chịu được, nên muốn trở về Cần Thơ để đi làm cho phòng V. Chị tôi đã xin cho tôi vào làm nhà in Đông Nam Á, lương thấp không đủ chung phần với các chị trong “công ty” của gia đình. Đã vậy, tôi lại không thích làm việc dưới quyền ông già quan liêu, khó tánh. Sau nhiều lần tìm việc khác không được, tôi đã ngỏ ý muốn trở về Cần Thơ, nhưng má tôi khó yên tâm cho tôi ra khỏi nhà một mình. Tôi năn nỉ:- Cần Thơ là đất của mình; nếu ở đó không yên, thì còn chỗ nào yên ổn hơn được?Hai chị tôi hậm hực cho biết, nếu tôi trở về Cần Thơ là phụ lòng hai chị. Nhưng nếu vì hai chị mà tôi ở lại Sài gòn, thì tôi sẽ sống trong buồn bực, và lúc nào cũng bị mặc cảm, vì làm lương không đủ phụ với gia đình. Tôi quen sống nơi tỉnh nhỏ không ồn ào náo nhiệt, không thích ứng được với đời sống nơi đô thị ồn ào, chụp giựt. Thế nào tôi cũng phải trở lại Cần Thơ. Dù sao tôi hiểu rõ Cần Thơ hơn Sài gòn. Đời sống ở Sài gòn có muôn hình vạn trạng. Kể giầu người nghèo quá chênh lệch. Có những nhà sang trọng, cao chót vót. Trong khi đó, không thiếu những cái chòi cất tạm của những người nghèo từ dưới tỉnh chạy loạn lên. Dân Sài gòn ăn hối lộ như cơm bữa. Kiếm được việc phải mất tháng lương đầu tiên cho người giới thiệu … Biết không thể sống được ở cái đất Sài gòn đây dối trá, lưu manh, tôi quyết định trở về Cần Thơ, rồi mỗi tháng lãnh lương, sẽ gởi về cho giáo sư. Tôi đã sống nhiều năm bên má để giúp đỡ má phần nào, bây giờ tới phiền hai chị tôi lo cho má.Tôi rời nhà thờ Đức Bà, ghé mua hai chục hạt vịt lộn đem về nhà “ăn lấy hên”. Trong bữa cơm, tôi nói với má và hai chị:- Hồi chiều, đi làm về, còn tới nhà thờ Đức Bà…Mới nghe tới đây, hai chị tôi mắt sáng lên, vì tưởng tôi nghe lời hai chị mà vô đạo. Tôi mỉm cười nói tiếp:- Con hỏi Chúa về quyết định của con và Chúa đã phán cứ làm theo ý muốn của con. Vì vậy, con sẽ trở về Cần Thơ.Má và các chị đều giữ im lặng trước giọng nói cương quyết của tôi. Mấy ngày sau đó, má tôi đi chợ mua thức ăn dder làm bữa cơm tiễn đưa tôi. Hôm ấy có đủ mặt chị em trong nhà, nhưng nhiều tiếng cười, tiếng giỡn của mọi người.Hôm tôi chia tay với mọi người, con chó của Hải Vân bỗng tru lên, khiến ai cũng ngạc nhiên.Về đến Cần Thơ, tôi gặp may mắn liền, vì được đại uý Chánh lời trả lời làm việc ở phòng V. Sợ ông đổi ý, sáng hôm sau, tôi đi làm liền. Nhưng tôi lại gặp khó khăn trong việc tìm chỗ ở. Má muốn tôi ở nhà chị Yên và chị Hồng Nga trên đường Ngô Quyền. Tôi không muốn ở đó, vì tôi biết chị Hồng Nga là Việt Cộng. Chị là con gái thứ ba của cậu Tư. Người yêu của chị là anh là một cán bộ Việt Cộng, chết cách đây 5 năm. Chị không nghĩ đến chuyện chồng con nữa, mà dành hết cuộc đời cho ý thức. Trong gia đình tôi, chị em bà con rất thương yêu nhau. Chị Hồng Nga sẵn sàng cho tôi ở với chị. Các chị không từ bỏ đứa em nào, dù cho đứa đó không theo Việt Cộng, làm việc cho Quốc gia. Tình máu mủ trước sau như một. Chỉ có dì Bảy là người không tha thứ, không chấp nhận đứa cháu nào từ chối phục vụ cho Mặt trận. Hồi tôi còn nhỏ, chị đã dậy tôi thêu thùa, làm thủ công, khi tôi học lớp nữ công gia chánh ở trường Đoàn Thị Điểm. Nhưng làm sao tôi có thể ở với chị được, khi tôi làm việc cho quân đội Việt Nam Cộng hoà, còn chị “Chống Mỹ cứu nước”.Lúc còn đi học, Mai Bắc Kỳ và tôi bị bạn bè trong lớp đặt tên “Trưởng ban lục lạo”. Các thầy cô mới từ Sài gòn hay tỉnh khác đổi về muốn tìm nhà trọ, đều phải nhờ hai đứa tôi. Ngày cả những sĩ quan, hay lính tráng cũng vậy. Bây giờ trở về Cần Thơ, tôi tới ngay một nhà trọ ở gần sân banh. Mới đấu, bà vợ không nhận cho tôi ở trọ, viện cớ bà chỉ cho mấy ông sĩ quan thuê thôi; “nam nữ thok thọ bât thâan”. Bà Năm suy nghĩ như thế, nhưng tôi hứa sẽ khoá cửa kỹ lưỡng, sẽ nhìn trước ngó sau trước khi vào phòng của tôi, vả lại, tôi chỉ là đứa con nít, ai mà để ý. Con gái bà Năm nói: “Em ơi, em chưa biết mấy ông đàn ông đó nhá”. Cuối cùng chị thuyết phục ba má chị cho tôi ở, rồi biểu hết sức trông giùm tôi.Bà Năm clui nhà trọ trạc ngoài 60, tướng cao ráo, có dáng đi phong luu. Bà mang kiếng gọng đen, tóc muối tiêu.Tiếng cười của bà trong vắt và trẻ trung như tiếng cười của một người con gái. Bà ăn trầu, nhổ nước cốt trầu vào một cái ống nhổ bằng đồng. Ông Năm hơi thấp hơn bà một chút, và lớn hơn bà Năm ba tuổi, ông mạnh khoẻ, trang kiện; mỗi bước đi của ông chắc nịch, đi như có mục đích. Ông Năm hút thuốc liền tay. Lúc bận sửa xe, ông để điếu thuốc ở gần, thỉnh thoảng ngưng tay, kéo một hai dài, rồi nheo mắt tận hướng khói thuốc.Gia đình ông bà Năm ở trong một nhà Tây làm, có garage sửa xe. Những căn cho thuê, là nhà cao cẳng mới cất thêm ở phía sau. Dưới những căn nhà này có vườn rau, và sân sau có cả mấy chục sợi dây phơi quần áo. Bà Năm chỉ cho tôi nhà tắm của người trọ, nhưng chị Hai con gái của bà kêu tôi đừng xài những nhà tắm đó, mà xài nhà tắm của gia đình. Chị chỉ cho tôi chỗ giặt quần áo và cái bếp khổng lồ. Tôi có thể hình dung ra được cảnh tấp nập vào buổi chiều. Cái bếp đó làm cơm cho hai chục người, gồm mười bốn dân ở trọ và sáu người của gia đình ông bà Năm. Ở chung với ông bà có vợ chồng người con gái, người rể và hai đứa cháu ngoại.Bà Năm cho tôi ở căn phòng ngày đầu cầu thang, bà cho biết không ai chịu ở phòng này, vì người ta đi lên đi xuống đều đi ngang qua đó. Bà lại nói như để an ủi tôi:- Phòng này “chắc ăn nhứt” vì ở ngay phía ngoài, không ai dám chọc ghẹo con.Nhưng bà đâu biết, tôi tuy là gái Cần Thơ mà cũng dữ như sư tử Hà Đông; ai mà dám chọc ghẹo tôi. Phòng tôi nhỏ xíu, vuông vắn chừng 4 thước; cửa sổ nhìn xuống vườn rau. Giường nằm nhỏ như cái băng-ca, thể nào cũng có đêm tôi sẽ lọt xuống sàn nhà. Cái bàn viết chân cao chân thấp rung rinh. Cái tủ để quần áo cao hơn đầu tôi, nên tôi chỉ dùng hai ngăn dưới cùng. Tôi miễn cưỡng nhận căn phòng này làm nhà.Tôi ngả lưng xuống chiếc “băng ca”, rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết, cho đến khi chị làm bếp gõ cửa cho hay đã tới giờ cơm chiều. Tỉnh dậy, trong khoảnh khắc tôi không biết mình đang ở đâu.Người Mỹ có câu danh ngôn: “You can't go home again”. Câu này thật đúng cho hoàn cảnh tôi lúc này. Tôi trở lại Cần Thơ trong buồn bã, trơ trọi, vì bạn bè đã đi hết. Thằng Tiểng đi lính. Hai người em bà con của tôi là Hàn Quang Truyền và Hàn Quang Thoạt, lên Sài gòn làm việc cho nhà thương Cơ Đốc. Lê Thị Bạch Tuyết lấy chống Không quân, cũng đã lên Sài gòn rồi.Cô giáo Thái Lan được đổi về Sài gòn, nên cả gia đình con Mai Bắc kỳ cũng dọn đi luôn. Chị Thuận về làm dâu nhà Huỳnh Võ. Chị lấy Thanh, con trai thứ năm của gia đình này. Bây giờ tôi phải kêu “thằng nhỏ” này bằng anh rể. Thế là “thằng nhỏ” lên “chức”, có phước lấy được chị tôi rất hiền lành, chung thuỷ. Chỉ có một điều là cộng sản luôn luôn có thành kiến với thành phần tư sản, nên dì Bảy của tôi không chấp nhận cuộc hôn nhân này. Ngày chị tôi về nhà chồng không có xe hoa, không có bà con hai họ.Tôi rất buồn, khi trở về Cần Thơ mới biết tin này, vì sau ngày vu quy, chị bị dì Bảy ruồng bỏ, chị Thảo của chị muốn gặp em thì lén lút dì Bảy. Lúc mới về, tôi cũng không biết chị ở đâu. Còn chị Thảo, chị của chị Thuận, lại quyết tâm theo gót cha, đem hết tuổi dâng cho cách mạng.Hồi đi học, tôi nuôi mộng trở thành một tráng sĩ, hoặc một nhà văn. Còn mong ước của chị Thuận rất khiêm nhường và giản dị. Chị chỉ muốn làm một người vợ hiền, một người mẹ hết lòng vì con. Hồi còn đi học, chị hay giành ủi những cái áo cưới mầu hồng, mầu đỏ trong tiệm may của má, rồi chị mơ ước ngày đám cưới của chị, má tôi sẽ là người may áo cưới. Nhưng rồi Việt Cộng làm tan vỡ mộng ước của người con gái mồ côi cả cha lẫn mẹ này.Trong căn phòng nhỏ xíu, yên lặng, tôi nghe tiếng con thằn lằn chặc lưỡi. Tôi ghét thằn lằn cũng vì cái tiếng chặc lưỡi kêu than buồn đứt ruột của nó, lại thêm những cực cứt tí tẹo, đen rơi vung vãi trên giường. Tôi lấy sợi dây thun băn lên trần nhà, con thằn lằn rớt xuống đất một cái “độp”. Tôi không dám nhìn kỹ nó, chỉ lấy miếng giấy túm nó liệng ra cửa sổ.Chiều thứ sáu, nằm một mình ở đây, tôi nhớ gia đình trên Sài gòn, Nhà tôi ở trên lầu, cạnh rạp hát Kim Châu trên đường Nguyễn Văn Sâm. Chắc giờ này má và Minh Tâm ra đứng ngoài balcon nhìn xuống đường xem người đi coi hát qua lại dập dìu.Từ ngày ba tôi đi tập kết, má tôi khép mình không tiệc tudng, không ăn tiệc cưới, không đi coi hát. Mà chỉ ở nhà chờ ba về, nên khi ở Sài gòn, má tôi hay đứng ngoài balcon nhìn người đi kẻ lại má cùng đủ vui rồi. Chắc giờ này, hai chị của tôi đi chơi với bạn trai. Tôi không biết Hoà Bình đang làm gì, nhưng tôi biết Hải Vân đang tập tạ. Tôi biết em lúc nào cũng mơ ước hai việc: học giỏi và có một thân mình tráng kiện. Nhà không nhiều tiền, nhưng Hải Vân được đi học Nhu đạo, được đi học vẽ. Vào buổi chiều thứ sáu quạnh hiu này, tôi cũng nhớ đến ba và anh Khôi. Nhưng tôi không hình dung được cái thế giới xa vời, sâu thẳm đó. Chúng tôi không những cách nhau vì con sông Bến Hải, mà còn khác biệt cả về tư tưởng lẫn đời sống. Có một điều tôi biết rõ về ba tôi: ông là một người yêu nước thương nòi, và lãng nạn. Lòng chung thuỷ của ông với má tôi không thua lòng trung thuỷ của ông với Hồ Chí Minh. Ba tôi chưa bao giờ ra lịnh hay khuyên nhủ con cái làm điều gì, nhưng ông lúc nào cũng nêu gương sáng của một người đàn ông yêu nước. Ông quyến rũ không biết bao nhiêu thanh thiếu niên đi vào con đường của xã hội chủ nghĩa. Có lần tôi đến thăm bác Chín của tôi, người anh cùng cha khác mẹ của ba tôi. Trên giường bịnh, bác Chín cho tôi cho biết con nhà họ Đặng chúng tôi ai cũng yêu quê hương xứ sở, và tha thiết với gia đình. Anh em nhà họ Đặng khăng khít yêu thương nhau. Bác cũng cho rằng bác yêu và quý người “em Việt Minh” của bác lắm. Tuy nhiên, bác không chấp nhận sự lựa chọn của người em yêu quý này, sau khi em bác theo Cộng sản. Rồi bác nắm tay tôi và khuyên: “Bác không biết con theo bên nào, những con phải để tình phụ tử trên hết. Có như vậy, con mới nhận thức được sự khác biệt rắc rồi trong gia tộc của mình.Một buổi trưa thứ Bảy, năm tháng sau ngày đến ở trọ nhà ông bà Năm, tôi ra sân sau phơi quần áo, bất ngờ thấy bà Năm nằm bất tỉnh dưới đất. Lúc đó ông Năm đi vắng, chị Từ nấu ăn vừa mới đi ra chợ Tham Tướng. Vì là ngày thứ Bảy, nhà vắng vẻ, các ông sĩ quan ở trọ đều về Sài gòn thăm gia đình, chỉ còn lại bà Năm và tôi. Có muốn cầu cứu cũng chẳng kêu ai biết này, tôi đành luồn tay ôm lấy bà, bồng thẳng ra đường. Rất may là bên đường, dưới bóng cây xơ-ri, một ông già ngồi ngủ bên chiếc x lôi. Đến lúc đó, tôi bỗng thấm mệt và mỏi tay, đành phải đặt bà Năm xuống, rồi kêu xe lôi inh ỏi. Ông già lái xe ôm tỉnh giấc, vội chạy về phía chúng tôi, ông giúp tôi bồng bà Năm lên xe.Bà Năm bị đứt gân máu. Kết quả là bà bị bán thân bất toại và cấm khẩu. Không có bà quản lý, ông Năm quyết định định đóng cửa nhà trọ. Nhưng ông và con của ông vẫn muốn tôi ở lại. Họ coi tôi như người ơn của gia đình, nên không nhận tiền cơm tháng cũng như tiền trọ. Tôi cảm thấy áy náy không yên, về phòng ngồi và nghĩ miên man, chợt nhớ tới má tôi. Tánh đặc biệt của má, là không làm phiền hay nhờ vả ai. Người thích tự lập và rấ sòng phẳng. Nếu mà biết tôi ăn và ở nhà ông bà Năm mà khỏi trả tiền, bà không bằng lòng. Tôi xuống nhà gặp ông Năm để cảm ơn lời đề nghị của ông.Tạm thời tôi vẫn ở đó, chờ tìm một nơi trọ khác. Mỗi lần đi làm về, tôi vào thăm bà Năm. Tôi có cảm tưởng như bà vẫn chờ. Tôi thầm tự hỏi, không biết bà chờ đợi cái gì? Chờ đợi một phép lạ làm cho cơ thể bà phục hồi như xưa? Hay bà chờ đợi tử thần đưa bà đi, để bà thoát khỏi cái kiếp tàn phế buồn tủi. Đôi lúc tôi lại tự hỏi, nếu trưa thứ bảy ấy tôi không ra phải phơi quần áo ở sân sau, bà Năm có chết không? Cuộc đời của một con người mong manh quá! Bà đã gục ngã khi không có một người ruột thịt nào ở gần. Rồi tôi nghĩ đến má tôi. Người mẹ đã lớn tuổi, đau ốm bất thường. Tôi nhớ tới cái đêm má tôi phải vô nhà thương Cần Thơ. Bất cứ lúc nào má cũng có thể bị lại. Rủi chị tôi không có nhà, em tôi đi học… thì ai sẽ lo cho má đây. Những cái “rủi” ấy làm tôi lo sợ. Thế là tôi quyết định trở về sống bên má.Hôm sau, tôi cho phòng V biết trước một tháng, là tôi lên Sài gòn. Tôi nói cho ông Năm biết tại sao tôi về Sài gòn.Ông Năm cảm thông mà nói:- Con đi thì ông nhớ; con về ở với má con là phải.Rồi tới ngày tôi thu xếp để về với gia đình ở Sài gòn. Một buỏi tối, tôi bỗng có linh cảm rằng tôi sẽ không bao giờ trở lại Cần Thơ nữa. Tôi không giải thích được tại sao tôi lại có lính cảm như vậy. Nếu không trở lại Cần Thơ, chắc tôi cũng vĩnh viến phải xa Bang Thạch. Suốt đêm hôm đó, tôi trằn trọc, bồi hồi nghĩ tới mảnh vườn của ông bà ngoại tôi.Tôi phải về Bang Thạch một lần nữa, trước khi lên Sài gòn với gia đình. Rủi mai này xa cách ngàn trùng, tôi cũng còn giữ được những kỷ niệm ấm áp của quê cha đất tổ trong tâm hồn. Tôi phải về thăm mà của ông bà ngoại, của cậu Nam Sắ, cậu Út Thế. Sẽ phải leo lên cây ổi gần mả của bà Mười một lần nữa coi có còn bị ma chó cắn không? Lần nào treo lên cây ối đó cũng bị ma chó cắn bầm hai cái đùi; cả trăm lần như vậy. Tôi không sợ cộng sản có thể bắt hồn tôi được, nhưng tôi lại tin có ma chó cắn chân tôi.Sau khi chia tay với các nhân viên phòng V, tôi lên đường đi Bang Thạch bằng xe đò. Đến bót 18, tôi xuống xe. Cảnh quen thuộc đầu tiên mà tôi gặp, là cây cầu ván dân vô chợ Bang Thạch. Cái cây cầu quen thuộc trong tri nhớ. Hồi nhỏ, mỗi lần về thăm bà ngoại, chị em chúng tôi đều chơi trò của tôi. Tôi bắt chị Thuận hay chị Thảo lấy khăn bịt mắt tôi lại trước khi bước lên cầu. Hai chị nắm tay tôi dẫn đi trong chợ. Tôi nghe được những tiếng nói, mùi hương quen thuộc. Trong chợ có ba tiệm hàng xén, nhưng tiệm của ông Sau Èm có mùi đường the nặc nồng, và mùi cá mặn nghe mà chảy nước miếng. Hai tiệm kia thì cá mặn ở phía trong, đi ngang không nghe mùi cả. Chị Thảo dẫn tôi tới một ngôi nhà mà tôi nhận ra ngay, vì sờ vô vách, tay liền đụng mấy lỗ mắt cao; đó là Nhà Việc, nơi cậu Hai Trứ làm xã trưởng. Chị Thảo bắt tôi mở khăn ra, rồi cả đám con nít vào Nhà Việc chào cậu Hai.Tôi ghé qua tiệm ông Sáu Èm mua gói đường cát cho dì Bảy. Có mấy người trong tiệm nhận ra tôi là con gái cô Tám Phàm cũng đon đả hỏi thăm sức khoẻ má tôi. Ông Sáu Èm chờ khách hàng ra khỏi tiệm mỗi hạ giọng hỏi nhỏ: “Có tin gì của ba không cháu?”. Câu trả lời của tôi làm ông chau mày thất cọng.Khi vừa bước khỏi chợ Bang Thạch, tôi có cảm tưởng một nửa khung trời vừa sụp đổ trước tôi. Cây cầu ván bắc từ chợ qua đồn 18 không còn nữa. Bây giờ chỉ có cây cầu khỉ lắc lơ với ba khúc tre nối đuôi nhau làm tay vịn. Cái đồn kiên cố đã bị sụp đổ tan tành, không còn người lính gác cầu, gác chợ như trước kia. Tôi nín thở đi qua cây cầu khỉ. Bên dưới nước ròng, nên tôi thấy được bóng tôi, vừa đi vừa sợ té xuống sình. Hai bên đường đất trước kia cây cối xanh tươi, bây giờ cây khô trụi lá, có mầu vàng. Chiến tranh đã lan rộng khắp nước, nhưng có bao giờ thành phố biết được chiến tranh đã tàn phá xóm làng của mình như thế nào không?Trời ơi! Bang Thạch trong điêu tàn khiến lòng tôi tan nát, còn đâu những vườn trái cây xanh mướt, ngọt ngào! Bang Thạch của thời thơ ấu nay còn đâu.