Hồi 101


Hồi 171
Toà nhà lớn giữa rừng trúc

Tiêu Lĩnh Vu tự nhủ:
-Ta từng nghe võ công của Tứ đại hiền rất cao thâm. Nếu khuyên
giải được bốn lão vì chính nghĩa võ lâm đứng ra chống đối Thẩm Mộc Phong thì
chẳng những thêm phần thực lực mà còn hiệu triệu được rất nhiều cao nhân ẩn dật
tái xuất giang hồ, góp sức trừ diệt ác ma.
Lại nghe Tần Sĩ Đình nói:
- Thuyết thị phi vẫn có hai mặt. Bọn tại hạ đã thoát vòng thị phi ân oán mà bảo
là đi không đúng đường ư?
Tôn Bất Tà cười lạt hỏi lại:
- Các vị đã thoát ra ngoài vòng thị phi, sao Thẩm Mộc Phong còn bức bách
uống thuốc độc đưa vào đất chết?
Vô Vi đạo trưởng hỏi tiếp:
- Bốn vị thấy võ lâm gặp kiếp nạn lớn lao mà tự mình vui thú lâm tuyền lấy
làm nhơn nhơn đắc ý. Những lúc canh khuya đêm vắng các vị thử vấn tâm coi xem
như thế là hiền hay không hiền?
Chu Văn Xương sửng sốt muốn nói lại thôi.
Tôn Bất Tà lại nói:
- Bốn vị đã được đồng đạo võ lâm tôn xưng là Tứ đại hiền nhân rồi không chịu
dính vào việc ân oán giang hồ. Bốn vị không chịu vướng vào vòng thị phi thì thật là
đáng quí. Nhưng lần này Thẩm Mộc Phong đem lòng gia hại bốn vị thì tình thế lại
khác hẳn.
Tôn Sĩ Đình hỏi:
- Khác ở chỗ nào?
Tôn Bất Tà đáp:
- Thẩm Mộc Phong mưu đồ bá chủ võ lâm, gây nên bao tội ác. Đến bốn vị
chẳng thù oán gì cũng đem lòng gia hại mà bốn vị vẫn không hỏi đến chính nghĩa
võ lâm đâu chính đâu tà được ư?
Vưu Tử Thanh hỏi:
- Theo ý các hạ thì bọn tại hạ nên làm thế nào?
Tôn Bất Tà đáp:
- Bốn vị đứng ra vì chính nghĩa võ lâm, quyết một trận tử chiến với Thẩm Mộc
Phong.
Chu Văn Xương đảo mắt nhìn ba lão kia nói:
- Tam vị hiền đệ! Tôn trưởng lão và Vô Vi đạo trưởng nói rất có lý. Không
hiểu tam vị hiền đệ tính sao?
Tôn Sĩ Đình gật đầu đáp:
- Về đạo lý thì như thế là đúng rồi. Nhưng mình cầm đao thương để giết người
thì tiểu đệ vẫn cảm thấy không yên.
Vưu Tử Thanh nói:
- Tiểu đệ cũng nhận thấy lời nói của Tôn trưởng lão và Vô Vi đạo trưởng là
hợp đạo lý. Chúng ta có thể bỏ qua việc Thẩm Mộc Phong hạ độc bọn ta nhưng
chẳng thể để hắn làm điều tàn ác trên chốn giang hồ.
Vô Vi đạo trưởng thấy phân nửa đã động tâm, không tiện bức bách quá đáng
mà thành có hại liền chậm rãi nói:
- Xin bốn vị thủng thẳng bàn tính để tìm hiểu điều gì nên làm hay không nên
làm. Bần đạo không khi nào dám miễn cưỡng.
Chu Văn Xương đứng dậy đáp:
- Để bọn tại hạ nghiên cứu nên chăng thế nào rồi sẽ có lời thưa lại với các vị.
Tôn Bất Tà nói:
- Trong vòng ba ngày nữa chúng ta lại gặp nhau ở đây. Bấy nhiêu thời gian
tưởng quá đủ để các vị nghiên cứu.
Chu Văn Xương đáp:
- Ba ngày là thừa đủ rồi. Bọn tại hạ nhất định y ước trở lại đây phúc đáp các vị.
Tần Sĩ Đình, Vưu Tử Thanh, Hứa Thi Đường, cũng đứng dậy theo Chu Văn
Xương.
Tôn Bất Tà nhìn theo bóng Tứ đại hiền cho tới khi mất hút rồi lắc đầu nói:
- Bốn lão này thật ngoan cố. Lão khiếu hóa đã gặp nhiều người tính tình kỳ lạ,
nhưng chưa thấy ai quái gở như Tứ đại hiền.
Tiêu Lĩnh Vu cũng thở dài nói:
- Hành động của Tứ đại hiền thật khiến cho tại hạ thành hồ đồ. Những việc hay
dở, thiện ác trên đời thật là phức tạp. Bốn vị này đã thoát ra ngoài vòng ân oán,
không thèm tranh danh đoạt lợi. Chỉ vì mang võ công tuyệt thế mà bị đồng đạo võ
lâm tôn là Võ lâm Tứ đại hiền để tỏ lòng kính ngưỡng...
Chàng ngửa mặt lên trời thở phào một tiếng rồi nói tiếp:
- Các vị có khí phách hơn đời, không đếm xỉa đến tư thù, khác hẳn với người
võ lâm, thật xứng với danh hiệu Hiền nhân. Nhưng họ lại không đoái hoài đến đại
thể, không phân biệt hành động phải quấy thì liệu có đáng mặt hiền giả không?
Vô Vi đạo trưởng đáp:
- Cái hư danh đưa người đến chỗ lầm lẫn. Nếu không có công phu nhẫn nại
như vậy sao gọi là Tứ đại hiền nhân? Vấn đề vi diệu là ở chỗ bốn vị này không
màng danh lợi, không gây thù oán, độ lượng quảng đại ít người bì kịp. Nhưng đi sâu
vào vấn đề, hành động của họ cũng không ngoài mục đích duy trì lấy tiếng tốt là Tứ
đại hiền nhân.
Tôn Bất Tà nói:
- Đạo trưởng thật là cao kiến. Lý luận như vậy mới đúng.
Vô Vi đạo trưởng từ từ đứng dậy hỏi:
- Bây giờ là bao giờ?
Triển Diệp Thanh đáp:
- Vào khoàng canh tư.
Vô Vi đạo trưởng nói:
- Chúng ta nên đi thôi kẻo bọn họ mong chờ.
Tôn Bất Tà liếc mắt nhìn Tiêu Lĩnh Vu nói:
- Tiêu huynh đệ! Lão khiếu hóa còn có điều muốn thỉnh giáo.
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Tại hạ không dám. Lão tiền bối có điều chi dạy bảo?
Tôn Bất Tà hỏi:
- Lão khiếu hóa được Thương huynh đệ nói cho biết là Tiêu huynh đệ đi theo
đuổi tiếng tiêu. Vậy có gặp được người thổi tiêu không?
Tiêu Lĩnh Vu nhớ tới chuyện gặp Khâu Tiểu San, bất giác buồn rầu thở dài
đáp:
- Đã gặp rồi.
Ba tiếng ngắn ngủi của chàng khiến cho những người trong đại sảnh phải kinh
ngạc. Cả Vô Vi đạo trưởng cũng hoang mang, giương mắt lên nhìn chàng.
Tôn Bất Tà hắng dặng một tiếng rồi hỏi:
- Tiêu huynh đệ đã gặp người thổi tiêu thật ư?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Đúng thế!
Tôn Bất Tà hỏi:
- Người đó hình dạng thế nào?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Y là một thiếu niên mặc áo trường bào.
Vô Vi đạo trưởng sửng sốt hỏi:
- Sao? Lại là một vị thiếu niên ư?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Vì trời tối nên tại hạ không nhìn được rõ, nhưng có thể xác định đó là một
thiếu niên, dưới cằm không có râu.
Vô Vi đạo trưởng quay lại nhìn Tôn Bất Tà hỏi:
- Lão tiền bối có biết là trong võ lâm gần đây có nhân vật nào thiện nghệ thổi
tiêu?
Tôn Bất Tà đáp:
- Chỉ có Tiêu Vương Trương Phóng.
Lão dừng lại một chút rồi nói tiếp:
- Nhưng theo chỗ lão biết thì Tiêu Vương Trương Phóng hiện đang bị hãm
trong cấm cung.
Vô Vi đạo trưởng nói:
- Phải rồi! Bần đạo cũng có nghe danh Tiêu Vương Trương Phóng thổi tiêu rất
giỏi. Người ta còn truyền tụng y thổi tiêu có thể điều khiển chim đang bay phải hạ
xuống mà nghe. Y bắt chước tiếng bách điểu, tuyệt kỷ nhất đời, nên mới được tôn
xưng là Tiêu Vương.
Tôn Bất Tà nói:
- Từ ngày Tiêu Vương bị hãm trong cung cấm, trên chốn giang hồ không còn
ai là cao thủ về nghề thổi tiêu nữa. Người này đột nhiên xuất hiện trên giang hồ...
Triển Diệp Thanh đột nhiên xen vào:
- Tại hạ sinh sau đẻ muộn chưa được nghe tiếng tiêu của Tiêu Vương ra sao.
Còn tiếng tiêu mới đây đưa ra những khúc ai oán, uyển chuyển khác thường. Chỗ bi
ai khiến cho người nghe phải sa lệ, chỗ não nuột khiến người nghe thở dài. Có điều
tiểu đệ không hiểu tại sao tiếng tiêu này lại toàn điệu thê lương ai oán. chứ chẳng có
khúc nào hoan lạc cởi mở.
Vô Vi đạo trưởng hỏi ngay:
- Có tiếng đàn tiếp theo tiếng tiêu hay không?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Tiếng đàn nổi lên trước rồi tiếng tiêu kế tiếp. Tiếng đàn trầm trầm ai oán,
tiếng tiêu cũng như khóc như than.
Vô Vi đạo trưởng nói:
- Thế thì phải rồi! Đúng là tiếng đàn tiếng tiêu hợp tấu đã làm cho Thẩm Mộc
Phong kinh hãi phải bỏ chạy giữa đêm khi hắn muốn động thủ ở bờ hồ.
Tôn Bất Tà trầm ngâm một lát rồi hỏi:
- Họ là ai vậy? Lão khiếu hóa thật không nghĩ ra được.
Tiêu Lĩnh Vu nghĩ thầm:
- Ta biết rồi. Người gẩy đàn là Khâu Tiểu San tỷ tỷ, còn gã thổi tiêu ta cũng đã
gặp rồi nhưng không hiểu gã tên họ là gì, chỉ biết y là biểu huynh của Lam Ngọc
Đường.
Khâu Tiểu San cự tuyệt không cho chàng gặp mặt khiến chàng đau khổ vô
cùng. Chàng nghĩ không ra vì lẽ gì mà cô cự tuyệt. Chàng muốn nói toạc đầu đuôi
cho vơi nỗi đau khổ trong lòng, nhưng lại nhẫn nại không nói ra.
Vô Vi đạo trưởng thở dài nói:
- Lão tiền bối bất tất phải nhọc lòng suy nghĩ về vụ này. Người gảy đàn và
người thổi tiêu kia đã ngấm ngầm viện trợ cho chúng ta thì dĩ nhiên là bạn chứ
không phải thù. Bây giờ họ chưa muốn ra mặt nhưng rồi cũng có ngày cùng nhau
tương kiến.
Tôn Bất Tà nói:
- Thẩm Mộc Phong tuy rút lui rồi nhưng chưa chắc đã rời khỏi Ngạc Châu.
Chúng ta nên trở về chỗ hẹn sớm đi.
Rồi lão rảo bước tiến về phía trước.
Quần hào nối đuôi nhau rời khỏi từ đường nhà họ La.
Tiêu Lĩnh Vu trong lòng bận rộn với bao suy nghĩ chưa kịp hỏi đến Tôn Bất Tà
gặp nguy trong trường hợp nào. Bây giờ Tôn Bất Tà bước chậm lại chờ Tiêu Lĩnh
Vu tới nơi để vừa đi vừa nói cho chàng nghe.
Nguyên Tôn Bất Tà và Vô Vi đạo trưởng được tin báo của đệ tử Cái bang cho
hay là Võ Lâm Tứ đại hiền bị Thẩm Mộc Phong dẫn dụ đến sau từ đường nhà họ La
rồi xuống hội họp trên một con thuyền ở trong ao. Hai lão biết Thẩm Mộc Phong
cực kỳ nham hiểm tàn độc. Tất nhiên Võ lâm Tứ đại hiền phải mắc bẫy hắn.
Võ lâm Tứ đại hiền tuy ít qua lại giang hồ, nhưng võ công rất cao cường, lại
nổi tiếng võ lâm. Bốn lão mà bị Thẩm Mộc Phong bức bách để thu dụng tất là chấn
động giang hồ, gây nên ảnh hưởng rất lớn. Hai lão liền rượt theo xuống thuyền.
Trong thuyền đèn lửa huy hoàng. Tứ đại hiền ngồi chung quanh một cái bàn
vuông trong khoang, chưa thấy Thẩm Mộc Phong đâu.
Vô Vi đạo trưởng là người cẩn thận, nhưng Tôn Bất Tà lại nóng lòng cứu
người liền nhảy vào khoang.
Vô Vi đạo trưởng thấy Tôn Bất Tà nhảy vào rồi cũng đành vào theo.
Hai lão đến bên Tứ đại hiền nắn bóp một hồi mà bốn lão vẫn ngồi yên không
nhúc nhích.
Giữa lúc ấy cánh cửa kẹt mở. Một quái nhân áo đỏ từ trong khoang đi đến bên
hai lão.
Tôn Bất Tà phóng chưởng đánh tới Hồng y quái nhân nhưng chẳng khác gì
đánh vào phiến đá. Hồng y quái nhân không bị thương chi hết.
Giữa lúc Tôn Bất Tà và Vô Vi đạo trưởng còn đang kinh dị, Thẩm Mộc Phong
nhảy ra điểm huyệt hai lão.
Tôn Bất Tà thở dài nói tiếp:
- Còn những chuyện về sau thì Tiêu huynh đệ cũng biết rồi.
Tiêu Lĩnh Vu nói:
- Tại hạ cũng đã gặp Hồng y quái nhân. Nếu không được người cứu viện thì
bây giờ cũng đã bị Thẩm Mộc Phong bắt sống rồi.
Hai người vừa đi vừa nói chuyện bất giác đã đến trước quán đậu hũ.
Tôn Bất Tà đi thẳng vào trong quán, lúc này vẫn còn ánh đèn lửa.
Một lão già ăn mặc lam lũ, thấy Tôn Bất Tà cùng Vô Vi đạo trưởng đi tới liền
nói:
- Mọi người đanh chờ ở nhà trong.
Quần hào vào trong thấy Tư Mã Càn, Đỗ Cửu và đệ tử phái Võ Đương đang
ngồi chờ.
Nhất trận phong Bành Vân nằm trên giường gỗ ngửa mặt lên.
Tiêu Lĩnh Vu bước đến bên giường khẽ hỏi:
- Bành huynh đã bớt chưa?
Bành Vân mở mắt ra nhìn mỉm cười đáp:
- Đại khái không thể chết được.
Hắn từ từ ngồi nhỏm dậy nhìn Tôn Bất Tà lạy phục xuống.
Tôn Bất Tà xua tay nói:
- Ngươi cứ nằm yên.
Bành Vân liền theo lời nằm xuống.
Tôn Bất Tà hỏi:
- Ngươi bị thương ở đâu?
Bành Vân đáp:
- ở trước ngực về mé bên trái.. May được Đỗ tiền bối hết lòng cứu chữa, đệ tử
đã đỡ nhiều rồi.
Đỗ Cửu nói:
- Không dám! Chúng ta xưng hô bằng huynh đệ hay hơn.
Bành Vân mỉm cười đáp:
- Trước mặt sư tổ, tiểu khiếu hóa phải giữ lễ độ trước Đỗ tiền bối.
Đỗ Cửu nói:
- Bất tất phải thế! Chúng ta nên đối đãi với nhau như tình bằng hữu.
Vô Vi đạo trưởng thò tay ra chẩn mạch cho Bành Vân một lúc rồi nói:
- Không có gì đáng ngại. Ngày mai uống thêm hai liều thuốc nữa là khỏi.
Thương Bát thấy trong nhà chật hẹp quá, không đủ chỗ ngồi liền nói:
- Chỗ này không ở lâu được. Chúng ta nên tìm một địa điểm khác hay hơn.
Bành Vân nói:
- Tiểu khiếu hóa biết một nơi rất kín đáo.
Thương Bát hỏi:
- Chỗ đó ở địa phương nào?
ở ngoài thành chừng năm dặm có một tòa nhà rộng rãi, không có người ở,
chung quanh lại có rừng trúc, trong nhà đầy đủ đồ dùng.
Triển Diệp Thanh lấy làm kỳ hỏi:
- Căn nhà hoa lệ như vậy sao lại không có người ở?
Bành Vân đáp:
- Cái đó thì tiểu hóa tử cũng không rõ, chắc trong nhà có ma quỉ.
Tôn Bất Tà nói:
- Đã có nơi như vậy thì chúng ta nên đi ngay.
Lão đưa mắt ngó Bành Vân hỏi:
- Ngươi có đi được không?
Bành Vân đáp:
- Đi thong thả chắc là cũng được.
Đỗ Cửu nói:
- Để Đỗ lão tam cõng đi hay hơn.
Bành Vân đáp:
- Xin đa tạ Đỗ huynh.
Đỗ Cửu cõng Bành Vân đi trước dẫn đường. Đoàn người lặng lẽ rời khỏi thành.
Lúc này trời chưa sáng rõ.
Triển Diệp Thanh khẽ hỏi Tiêu Lĩnh Vu:
- Tiêu đại hiệp có tin thuyết ma quỉ không?
Tiêu Lĩnh Vu lắc đầu đáp:
- Tại hạ không tin.
Triển Diệp Thanh nói:
- Tiểu đệ không tin thuyết này, nhưng lời truyền tụng trên thế gian mấy trăm
năm cũng không giảm bớt. Tại hạ cũng mong thấy ma quỉ cho mở rộng tầm mắt.
Tiêu Lĩnh Vu trong lòng vẫn băn khoăn về việc Khâu Tiểu San cự tuyệt không
cho chàng hội kiến nên Triển Diệp Thanh nói mấy câu chàng vẫn không nghe thấy
gì.
Triển Diệp Thanh thất Tiêu Lĩnh Vu lộ vẻ trầm ngâm cũng không nói nữa, cất
bước lầm lũi đi về phía trước.
Quãng đường mấy dặm quần hào đi chẳng mấy chốc là đến nơi.
Lúc này trời vừa sáng tỏ. Mọi người ngẩng đầu trông ra thì thấy rừng trúc xanh
om bao quanh một tòa trang viện rất lớn.
Tôn Bất Tà chau mày khẽ hỏi Bành Vân:
- Tòa trang viện này không có chỗ nào đổ nát, cũng chẳng có vẻ hoang lương,
tại sao lại không có người ở?
Bành Vân đáp:
- Đúng là không có người ở. Đệ tử nhớ rõ lắm.
Vô Vi đạo trưởng nói:
- Đã tới đây chúng ta cứ vào coi. Nếu trong nhà có người ở thì chúng ta không
nên quấy nhiễu họ.
Thương Bát rảo bước tiến lên trước nói:
- Được rồi! Để tại hạ vào coi xem.
Xuyên qua rừng trúc đến trước cửa lớn, Thương Bát thấy cánh cửa sơn đen
đóng chặt bất giác ngẩn người tự hỏi:
- Trong nhà không có người mà sao lại đóng cửa. Hay là tên tiểu khiếu hóa kia
bị thương nặng, thần trí hồ đồ nên đã nhớ nhầm.
Hắn nghĩ vậy nên đứng ngẩn người ra không biết làm thế nào.
Bỗng nghe thanh âm của Bành Vân ở phía sau cất lên:
- Tiểu hóa tử này nhớ rõ lắm, quyết không thể lầm được. Thương huynh thử
đẩy cửa vào coi.
Thương Bát trong lòng do dự nhưng nghe Bành Vân bảo vậy liền giơ tay đẩy
cửa.
Cánh cửa vẫn đóng trơ không nhúc nhích, dường như bên trong đã cài then.
Thương Bát lắc đầu nói:
- Không được rồi! Nếu trong nhà không có người thì ai cài cửa?
Bành Vân đảo mắt nhìn quanh một lượt rồi nói:
- Lạ thật! Tiểu đệ nhớ rõ là nơi đây bỏ không mà. Thương huynh thử vượt
tường vào coi.
Thương Bát thấy Bành Vân tinh thần tỉnh táo không ra vẻ gì hồ đồ thì cũng
động tính hiếu kỳ. Hắn đề khí vượt tường nhảy vào trong mở cổng ra.
Bành Vân nói:
- Xin Đỗ huynh cõng đệ vào coi.
Đỗ Cửu nhìn vào thì thấy một lối đi lát gạch đỏ từ ngoài vào cổng đến tầng cửa
thứ hai. Lối đi quét tước sạch sẽ không có vẻ gì là nhà bỏ hoang cũng tự hỏi:
- Tình trạng này thì đâu phải là nhà không người ở?
Trong lòng xoay chuyển ý nghĩ. Đỗ Cửu vẫn cất bước tiến vào cửa trong.
Thương Bát khẽ nói:
- Lão tam! Đi cách xa một chút. Lão tam cõng người trên lưng vạn nhất mà bị
tập kích e rằng không thể ứng biến mau lẹ được.
Đỗ Cửu nghe lời lùi lại phía sau ba bước.
Thương Bát hắng dặng một tiếng rồi hỏi:
- Có ai không?
Bành Vân khẽ nói:
- Nếu nhà có người ở thì họ đã hỏi mình rồi.
Y chưa dứt lời đột nhiên có thanh âm hỏi vọng ra:
- Chuyện gì vậy?
Thương Bát hơi sửng sốt, dừng bước lại chắp tay đáp:
- Tại hạ quấy nhiễu giấc ngủ của các hạ, vậy xin có lời tạ lỗi.
Thanh âm kia lại cất lên:
- Các ngươi thiện tiện tiến vào tư gia của người ta thì đáng tội gì? Sao không
rút lui cho mau?
Thương Bát quay lại ngó Bành Vân nói:
- Chúng ta lui ra quách.
Bành Vân khẽ nói:
- Thương huynh! Người đó không phải là chủ của căn nhà này.
Thương Bát hỏi:
- Sao Bành huynh biết?
Bành Vân đáp:
- Thương huynh không tin thì cứ hỏi họ xem.
Thương Bát thấy giọng nói người kia lạnh lẽo thì cũng tức mình, liền x½ng
giọng:
- Các hạ không phải là chủ nhân của căn nhà này, sao ăn nói vô lễ thế?
Hắn nói vậy để trêu tức người kia, không ngờ đối phương hờ hững đáp:
- Việc thế gian cần có trước có sau. Ai bảo các ngươi đến chậm một bước.
Bành Vân khẽ nói:
- Bọn chúng mới tới đây, tòa nhà này không phải sản nghiệp của bọn chúng.
Thương Bát chuyển động mục quang thì thấy trong tòa trang viện này rất rộng
lớn thì thầm nghĩ:
- Bây giờ trời sáng rồi, Bành Vân cũng cần chỗ dưỡng thương. Hắn đã không
phải chủ căn nhà này thì bọn ta mượn tạm một phòng cũng chẳng hại gì.
Trong lòng xoay chuyển ý nghĩ, hắn hỏi:
- Ba hôm trước đây bọn tại hạ đã có người ở đây, vì bận việc phải ra đi mấy
bữa, hôm nay mới trở về.
Hắn ngừng lại một chút rồi nói tiếp:
- Nếu bảo ai đến trước là chủ thì bọn tại hạ còn đến trước các hạ mấy ngày. Dù
sao tòa trang viện này cũng không phải sở hữu của chúng ta. Các hạ đã mượn nơi
đây tạm trú thì bọn tại hạ chẳng thể đuổi đi được. May ở chỗ tòa nhà này rất rộng,
có thêm một người cũng chẳng hề gì...
Lại nghe thanh âm lạnh lẽo ngắt lời:
- Không được! Các ngươi nên nghe theo lời ta rút lui đi là hơn.
Thương Bát lẩm bẩm:
- Thương lão nhị là hạng người nào mà để cho hắn hăm dọa. Như vậy còn bôn
tẩu giang hồ được nữa chăng?
Hắn liền lớn tiếng hỏi:
- Nếu bọn tại hạ không rút lui thì sao?
Thanh âm lạnh lẽo đáp:
- Trừ phi các ngươi chán đời không muốn sống nữa.
Thương Bát chuyển động mục quang nghe thấy thanh âm này từ trong nhà đại
sảnh mé tây vọng ra mà không thấy một bóng người.
Đỗ Cửu nghe người kia ăn nói khoác lác không khỏi tức mình khẽ nói:
- Lão nhị! Chúng ta vào coi sao.
Thương Bát đáp:
- Được rồi! Lão tam không phải vào. Hãy chiếu cố cho tiểu hóa tử là điều cần
thiết. Thằng cha này giọng lưỡi khoác lác, chắc cũng không phải tay vừa.
Bành Vân khẽ dặn:
- Thương huynh nên cẩn thận một chút.
Thương Bát gật đầu rồi đi vào đại sảnh.
Sân trước rất rộng, đến hơn một mẫu đất. Chỗ Thương Bát đứng còn cách đại
sảnh đến hơn năm trượng. Khi hắn vào đến còn cách chừng hai trượng thì thanh âm
lạnh lẽo kia lại vang lên:
- Không bảo trước đã giết ngay là bất võ. Ta đã cảnh cáo trước mà còn sấn vào
tức là tự tìm đến cái chết, không thể trách ta được.
Thương Bát tuyệt không có ý khinh thị người phát ra tiếng nói. Hắn đã ngấm
ngầm vận khí đề phòng. Bây giờ nghe người kia nói vậy hắn liền móc trong bọc ra
một viên bảo thạch.
Nguyên Trung Châu Nhị Cổ thu cất tài vật, châu báu có đến hàng mấy gian
nhà. Tuy Thương Bát ít khi dùng ám khí nhưng thường đem theo rất nhiều bảo
thạch để phòng khi cần dùng làm ám khí.
Đỗ Cửu đặt Bành Vân xuống nói:
- Thằng cha này dám giở giọng uy hiếp, chắc là tay bản lãnh không vừa. Vậy
Đỗ lão tam phải đi tiếp ứng cho lão nhị.
Bành Vân hỏi:
- Đỗ huynh tự xưng là lão tam từ bao giờ?
Đỗ Cửu nghiêm trang đáp:
- Từ khi Trung Châu Nhị Cổ nhìn nhận Tiêu đại hiệp làm Long đầu đại ca.
Thương lão đại thành Thương lão nhị, Đỗ lão nhị thành Đỗ lão tam.

Truyện Hồi 101 Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 82 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 Hồi 141 Hồi 142 Hồi 143 Hồi 144 Hồi 145 Hồi 146 Hồi 147 Hồi 148 Hồi 149 Hồi 150 Hồi 151 Hồi 152 Hồi 153 Hồi 154 Hồi 155 Hồi 156 Hồi 157 Hồi 158 Hồi 159 Hồi 160 Hồi 161 Hồi 162 Hồi 163 Hồi 164 Hồi 165 Hồi 166 Hồi 167 Hồi 168 Hồi 169 Hồi 170 Hồi 171 Hồi 172 Hồi 173 Hồi 174 Hồi 175 Hồi 176 Hồi 177