Chương 3: Bệnh răng miệngNhững thói quen làm trẻ dễ bị hỏng răngTrong sinh hoạt hằng ngày của trẻ, một số thói quen ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của răng, hàm và có thể làm rối loạn một số chức năng ở vùng hàm mặt. Thói quen mút ngón tay, mút núm vú, cắn môi dưới và thở bằng miệng sẽ gây vẩu; thói quen chống cằm và cắn môi trên sẽ gây móm. Bình thường, sau khi cắn hai hàm răng và nuốt nước bọt, răng hàm trên phủ ngoài và che khuất 1/3 chiều cao thân răng hàm dưới. Khi bị hô hoặc móm, hàm răng không hội đủ hai đặc điểm vừa nêu, nếu ở mức độ nặng sẽ làm cho gương mặt xấu đi nhiều.Ngoài ra, một số thói quen khác ảnh hưởng xấu đến răng miệng và thẩm mỹ gương mặt. Thói quen nằm nghiêng một bên lâu ngày sẽ làm lép một bên hàm và làm mất cân đối gương mặt. Thói quen dùng răng cắn bút, cắn móng tay, khui nắp chai, cắn chỉ... sẽ làm mẻ răng; nhất là đối với những người có tật nghiến răng. Vì thế, cần sớm từ bỏ các thói quen xấu này. Ta có thể giấu, bỏ núm vú, lồng một vật lạ một cách chắc chắn vào ngón tay của trẻ để trẻ không mút tay nữa và nhớ theo dõi kỹ để vật này không rơi vào họng trẻ. Với các thói quên như chống cằm, cắn môi..., ta có thể đặt ra một mức phạt thích hợp và có tác dụng đối với trẻ như không được ăn quà trưa khi ngủ dậy, không được về thăm bà... Với một số thói quen như thở bằng miệng, nghiến răng..., phải đưa trẻ đến bác sĩ khám và điều trị kiên nhẫn. Bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt phải làm khí cụ cho bệnh nhân đeo mới có thể bỏ được các tật xấu này.BS Bùi Thị Quế Nga (Bệnh viên Nhi Đồng 1)Làm sạch răngCó nhiều cách làm sạch răng, trong đó chải răng là phương pháp hiệu quả và bảo đảm vệ sinh nhất. Sau đây là cách chải răng và một số phương pháp làm sạch răng thông thường.1. Chải răng: Răng cần được chải sạch, ngay sau khi ăn, theo đúng các phương pháp sau:- Phương pháp thông dụng và hợp với quán tính tự nhiên: Đối với mặt trong và mặt ngoài của răng ta thường kéo bàn chải theo hướng từ nướu đến mặt nhai hoặc cạnh cắn của răng: ở mặt nhai ta chải theo động tác tới lui. - Cắn hai hàm răng, để lông bàn chải ép sát vào mặt ngoài răng hàm trong cùng, sau đó xoay tròn từ từ và nhẹ nhàng ra đến răng cửa và từ răng cửa vào trong, khoảng 10 lần cho mỗi vị trí. Tiếp tục chải như thế cho phần hàm phía đối diện. Mặt trong của răng được chải theo động tác kéo xuống đối với hàm trên và kéo lên với hàm dưới. Mặt nhai thì chải theo động tác tới lui. - Có thể để lông bàn chải nghiêng 45 độ so với trục răng, ép lên một phần nướu rồi di chuyển nhiều lần từ cổ răng tới mặt nhai để làm sạch mặt ngoài và mặt trong của răng. Riêng với mặt trong răng cửa, ta có thể để bàn chải theo trục răng, chải theo chiều răng mọc. Với mặt nhai ta cũng chải theo phương pháp tới lui.2. Lau răngTrường hợp trẻ còn nhỏ, không dùng bàn chải được, người mẹ nên quấn vải hoặc chéo khăn lau răng cho trẻ sau khi ăn. Gần đây có bàn chải chà răng lông ngắn, rất mềm, có thể đeo vào ngón tay, dùng lau răng cho trẻ rất dễ dàng và tiện lợi.3. Súc miệngỞ trường học, công sở, sau khi ăn xong, nếu không có bàn chải mang theo, nên súc miệng ngay, đưa nước mạnh qua lại hai bên miệng. Nước sẽ lấy đi một phần chất bám dính ở răng và giúp cho vệ sinh răng miệng được tốt hơn. Có thể cho ngón tay và chà xát các mặt răng như ông bà đã làm ngày trước.4. Một số phương pháp thông dụng khác- Dùng vỏ cau khô làm sạch các răng cửa, tất nhiên không thể sạch bằng bàn chải nhưng có thể dùng tạm được.- Có thể dùng tăm nhưng cần chú ý dùng tăm tre nhỏ, hợp vệ sinh, đã được luộc hoặc hấp và phơi khô. Không nên chọc nhiều vào nướu, chọc xuyên qua kẽ răng, làm chảy máu, tụt nướu và viêm nướu. Tránh dùng bất cứ vật gì bằng kim khí thay thế tăm xỉa răng. Không nên tập cho trẻ quá nhỏ dùng tăm.- Nên ăn trái cây có xơ làm sạch răng như mía, dứa (thơm), cóc, ổi, cà rốt, mận, dưa...BS Lâm Hữu Đức, (ĐH Y Dược TP HCM)(còn tiếp)