Bệnh huyết áp thấpHuyết áp thấp là một bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, khả năng làm việc và sinh hoạt hằng ngày. Bệnh không chỉ gặp ở người gầy, thiếu cân mà còn gặp ở người mập, dư cân. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới.Huyết áp trung bình của người Việt Nam là 120/80 mmHg. Người bệnh huyết áp thấp có số huyết áp trên thấp hơn 110 mmHg, thậm chí chỉ có 90 mmHg. Đây là trường hợp huyết áp thấp mạn tính không tìm thấy nguyên nhân và cần phân biệt với trường hợp huyết áp thấp cấp tính, rất nguy hiểm, cần được điều trị cấp cứu. Người bệnh huyết áp thấp cấp tính là người có huyết áp bình thường hoặc có huyết áp cao nhưng do bệnh lý nào đó gây mất máu (như chảy máu dạ dày) hay mất nước (như tiêu chảy), khiến huyết áp giảm xuống đột ngột, số huyết áp trên có thể giảm dưới 100 mmHg.Ngoài ra còn có dạng huyết áp thấp có nguyên nhân rõ rệt do suy tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận. Nguyên nhân của bệnh có thể tìm ra dễ dàng khi bác sĩ cho người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.Triệu chứng:Do lưu thông máu lên não giảm nên người bệnh thường xuyên có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi đang nằm hay ngồi mà đột ngột đứng dậy. Ngoài ra, người bệnh còn thấy mệt mỏi, yếu tay chân khi học tập, làm việc hoặc tập thể dục thể thao đều chóng thấy mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm nên người bệnh thấy mình yếu đuối, không còn sức sống, gây ảnh hưởng nhiều đến việc học tập và năng suất làm việc. Thỉnh thoảng, người bệnh có cơn huyết áp hạ thấp nhiều hơn, có thể gây cơn choáng ngất rất nguy hiểm, nhất là trong lúc đi xe máy.Cần lưu ý là bản thân huyết áp thấp không gây tai biến mạch máu não (trừ khi có yếu tố xơ vữa động mạch não đi kèm). Riêng bệnh nhân bị xơ vữa động mạch lâu năm nếu mắc thêm chứng huyết áp sẽ có thể gặp những tai biến nguy hiểm.Điều trị:Điều trị huyết áp thấp là một việc khó khăn, cần có thời gian chữa trị lâu dài. Điều trị huyết áp thấp gồm 2 phần: không dùng thuốc và dùng thuốc. Chế độ ăn uống và tập thể dục thể thao là những phương cách điều trị không dùng thuốc.Về tập thể dục hay chơi thể thao, người bệnh nên thực hiện thường xuyên mỗi ngày ở mức trung bình.Về chế độ ăn, người bệnh nên lưu ý ăn mặn hơn bình thường nhưng không nên ăn quá nhiều chất bổ dưỡng như trứng, thịt mỡ, sữa béo... để tránh béo phì và giữ cân nặng ở mức trung bình (với nam giới người ta lấy chiều cao tính bằng cm trừ đi 100 để được số cân nặng tính bằng kg, ở nữ giới cũng tính tương tự nhưng trừ đi 105).Lưu ý: Trước khi áp dụng chế độ ăn mặn, người bệnh cần đến bác sĩ để xác định chính xác tình trạng huyết áp của mình. Không ít trường hợp bệnh nhân chóng mặt, mệt mỏi là do huyết áp cao, nếu cứ nghĩ có triệu chứng này là bị huyết áp thấp và tự áp dụng chế độ ăn mặn thì sẽ làm huyết áp càng tăng thêm, có thể dẫn đến những hậu quả xấu hoặc những tai biến nguy hiểm như đứt gân máu...Trong bữa ăn, người bệnh cần lưu ý tránh những thức ăn gây xơ vữa động mạch như mỡ, trứng... và hạn chế ăn quá ngọt. Nếu người bị huyết áp thấp có thêm chứng xơ vữa động mạch thì cần lưu ý điều trị cả bệnh này vì nó góp phần làm giảm lượng máu lên não, trường hợp nặng có thể gây nhũn não.Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thêm một số thuốc hỗ trợ hoạt động của hệ tim để nâng cao huyết áp lên một chút. Khi đang dùng thuốc, người bệnh nên tái khám đúng kỳ. Theo dõi chặt chẽ huyết áp và phát hiện sớm những bất thường để kịp thời báo cho bác sĩ, vì thuốc này ngoài tác dụng nâng huyết áp còn có tác dụng phụ khác.Khi mắc bệnh huyết áp thấp. Người bệnh đừng quá lo lắng hay bi quan, nếu được điều trị đúng thì một thời gian sau tình trạng huyết áp sẽ được cải thiện, người bệnh sẽ tự tin hơn và sẽ có một cuộc sống bình thường.BS Phan Hữu Phước(còn tiếp)