Phần 77

Đau dạ dày
Bệnh dạ dày do ăn uống gây nên. Quá trình mắc bệnh tương đối dài, thường trải qua vài năm, phát triển dần từ nhẹ đến nặng. Bệnh có nhiều loại, nhưng thường thấy là 3 loại: viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và rối loạn chức năng thần kinh dạ dày.
- Bệnh viêm dạ dày mãn tính: Do khi ăn nhai không kỹ, ăn quá nóng, quá lạnh, quá nhiều ớt, hoặc thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu, trà đặc... làm cho dạ dày bị kích thích rồi dần dần bị bệnh. Cũng có bệnh viêm dạ dày cấp tính, vi khuẩn hoạt động trong dạ dày, nếu kéo dài, trị không tốt sẽ thành bệnh viêm dạ dày mãn tính. Mắc bệnh này sẽ cảm thấy bụng đầy, đau từng cơn, bụng nóng, khó chịu, ợ, không muốn ăn.
- Bệnh loét dạ dày: Có liên quan với ăn uống, đời sống và tâm tính người bệnh. Người không vui có nhiều sầu muộn hoặc công tác quá căng thẳng, não không thể quản lý hoạt động dạ dày, ruột, làm cho năng lực tiêu hoá và chống đỡ của ruột, dạ dày yếu đi, khi gặp kích thích dạ dày, chịu không nổi, dễ bị tổn thương, sinh ra loét. Mắc bệnh loét dạ dày thường nóng ruột, dạ dày đau, ợ, nôn nước chua. ở mỗi người do vị trí loét trong dạ dày khác nhau nên tình hình đau cũng khác nhau. Nói chung vết loét ở trong bộ dạ dày và môn vị. Sau khi ăn khoảng 1 giờ, dạ dày trống, dịch vị kích thích, chỗ loét mới bắt đầu đau. Nếu chỗ loét ở chỗ dạ dày và ruột non nối tiếp (tức hành tá tràng) gọi là loét hành tá tràng, thường sau khi ăn ba tác động vào chỗ loét mới bắt đầu đau. Trong hai tình huống này, dạ dày đau đều theo quy luật nhất định.
- Rối loạn chức năng thần kinh dạ dày: Bản thân dạ dày chẳng có bệnh gì, chủ yếu do tâm trạng không ổn định, ảnh hưởng tới thần kinh, chi phối dạ dày. Nếu kéo dài có thể phát triển thành viêm dạ dày mãn tính hay loét dạ dày. Triệu chứng bệnh này có lúc gần như triệu chứng viêm hoặc loét dạ dày.
Để phòng chống bệnh dạ dày, cần tránh những nguyên nhân gây bệnh. Dùng thuốc chỉ có tác dụng phụ trợ. Cuối cùng, người có bệnh dạ dày nếu phát hiện đại tiện phân đen hoặc nôn ra nhiều máu bầm đen, có thể là vết loét, xuất huyết có lúc đau bụng dữ dội, da bụng cứng - có thể vét loét dạ dày bị thủng. Hai triệu chứng này đều rất nguy trọng phải đến ngay bệnh viện. Với người trên 40 tuổi, nếu gầy đi nhanh, lại chán ăn có thể bị u ác tính, cần kiểm tra và trị liệu sớm.
BS Lý Kiên
Bệnh khớp kéo theo bệnh dạ dày
Các tổn thương viêm loét dạ dày, tá tràng thường gặp ở các bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính. Đây là biểu hiện của những biến chứng rất thường gặp của việc điều trị và là nguyên nhân chính làm tăng số ngày nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh này. Đó là kết quả tất yếu của việc điều trị các bệnh xương khớp chỉ nặng về chữa triệu chứng đơn thuần mà không quan tâm đến điều trị tận gốc của bệnh. Khi có các tổn thương dạ dày, tá tràng, việc điều trị các bệnh xương khớp gặp nhiều khó khăn, người bệnh có nguy cơ bị các biến chứng nặng, có khi gây tử vong.
Tại sao người bị bệnh về xương khớp mãn tính lại hay bị đau dạ dày?
Các bệnh về xương khớp mãn tính thường kéo dài từ vài ba năm đến vài chục năm. Các thuốc giảm đau và chống viêm luôn là bạn đồng hành của người bệnh. Các thuốc này gồm các loại Corticosteroid và loại thuốc chống viêm không phải là Steroid (NSAIDS) đã và đang được dùng rất rộng rãi để điều trị các chứng sưng, nóng đỏ, đau của bệnh, nhưng chỉ là các thuốc điều trị triệu chứng đơn thuần. Nhiều người (kể cả một số thầy thuốc) đã rất sai lầm khi cho rằng đây là những thuốc đầu tay và duy nhất trong điều trị các bệnh xương khớp. Các thuốc nói trên đều ảnh hưởng tới dạ dày, tá tràng. Tỷ lệ, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thời gian, liều dùng, cách phối hợp thuốc, thói quen sinh hoạt (uống rượu, hút thuốc lá...), tuổi tác và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Cơ chế ảnh hưởng lên dạ dày của thuốc chống viêm và giảm đau là cơ chế ức chế Prostaglandin. Prostaglandin là một chất trung gian có tác dụng ức chế quá trình viêm, nhưng lại kích thích Mucin - một yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng. Khi Prostaglandin giúp ức chế các hiện tượng sưng, đau, xung huyết của bệnh khớp thì đồng thời làm mất dần yếu tố bảo vệ, gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Thực tế cho thấy, nhiều loại thuốc chống viêm và giảm đau khác đã được cải tiến hơn nhưng không có loại thuốc nào thực sự an toàn, không để lại hậu quả khác cho người bệnh.
Vì các thuốc chống viêm, giảm đau chỉ là thuốc chữa triệu chứng nên quá trình viêm chỉ được ức chế tạm thời. Nếu không có các biện pháp điều trị khác hiệu quả hơn khắc phục nguyên nhân gây viêm, quá trình viêm sẽ tiếp diễn và nhanh chóng dẫn đến hiện tượng hủy hoại khớp. Lúc đó, thuốc chống viêm và giảm đau không còn tác dụng, mà người bệnh lại xuất hiện các biến chứng của thuốc ở dạ dày và tá tràng. Điều đáng chú ý là 50% các tổn thương ở dạ dày tá tràng do thuốc kháng viêm và giảm đau gây nên lại không có triệu chứng lâm sàng và thường phát hiện được bằng phương pháp chụp X quang dạ dày. Biện pháp hữu hiệu nhất là nội soi bằng ống mềm.
Biện pháp ngăn chặn tổn thương dạ dày ở người bị khớp mãn tính
- Những người bị bệnh xương khớp kéo dài và tái đi tái lại cần tới các cơ sở chuyên khoa để được khám càng sớm càng tốt.
- Việc điều trị phải toàn diện và cần được theo dõi sát, điều trị triệu chứng kết hợp với điều trị căn nguyên của bệnh.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được kiểm tra kỹ hệ thống tiêu hoá. Nếu có tổn thương phải điều trị tích cực, kịp thời.
- Người bệnh không được tự ý tiêm, uống thuốc giảm đau và chống viêm hoặc kéo dài thời gian uống thuốc. Không dùng toa thuốc cũ mỗi khi đau tái phát. Các thuốc chống viêm và giảm đau phải dùng trong hoặc ngay sau bữa ăn để tránh tác dụng phụ của nó đối với dạ dày, tá tràng.
- Cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có dấu hiệu: khó tiêu, chán ăn, ói mửa, nóng rát dạ dày, chảy máu dạ dày (ói ra máu)...
BS Lê Anh Thư (Bệnh viện Chợ Rẫy)
(còn tiếp)