Chương 1
BƯỚC ĐẦU CHINH PHỤC

Những tràng đạn liên xé tan không khí nồng nực buổi trưa nắng Sài Gòn tăng thêm hơi khét cháy của mùi thuốc súng. Từng lúc tiếng nổ ầm của lựu đạn vang dội nhắc nhở mọi người là đang có đánh nhau giữa lòng thành phố. Chiến cuộc đã diễn ra từ khuya hôm qua giữa binh sĩ theo họ Ngô và nhóm Bình Xuyên.
Tiếng ầm ĩ của máy bay thám thính lượn giữa trời xanh ngắt, đảo quanh trên khu vực trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn, thỉnh thoảng nghiêng cánh liếc qua phía bên kia cầu chữ Y, hướng dẫn cho đạn moóc-chê bay qua địa điểm Tổng hành dinh Bảy Viễn, thủ lãnh Bình Xuyên. Các ổ Công an xung phong Bình Xuyên rải rác khắp đô thành, thưa dần tiếng súng cầm cự, rút về tập trung trấn giữ khu trường Pétrus Ký, án ngay đường chọc thẳng vào trọng tâm vị trí của Bình Xuyên, chống lại các đợt tấn công của tiểu đoàn lính Nùng bao vây mấy mặt, đang dùng bích kích pháo nã ngay vào doanh trại đối phương. Trên đại lộ Trần Hưng Đạo vắng ngắt, các đám cháy hai bên đường còn bốc khói mù mịt, khu lầu Tổng uỷ Di cư trơ những vách tường đen đổ nát vì lửa đạn đêm rồi. Thỉnh thoảng một chiếc xe Jeep cắm cờ tam tài chở mấy quân dân Pháp chạy vụt qua. Tiếng nổ lách tách của đường nhựa mềm ra dưới sức nóng trưa miền nhiệt đới hoà lẫn với tiếng rít của bánh xe hơi chạy hết tốc độ, tiếng rầm rập của xe thiết giáp, tiếng rú của xe cứu thương, tiếng hốt hoảng kêu cháy của xe chữa lửa, tiếng súng trận nổ giòn, tiếng lựu đạn ầm vang, tất cả hợp thành một âm điệu cuồng loạn, quái dị trỗi lên bất ngờ giữa buổi trưa của một thành phố hai triệu người. Từ dinh Tổng tham mưu quân đội Việt - Pháp, một chiếc mô-tô Harley chở một quân dân trẻ tuổi phóng ra đường, ngược đại lộ Trần Hưng Đạo, lao mạnh về phía Sài Gòn. Phố hai bên đường đóng kín cửa, xe xích lô đạp, xích lô máy, xe ba gác chồng chất đồ đạc của dân lánh nạn từ vùng Chợ Quán lếch thếch đi về hướng chợ Bến Thành.
Dưới mái hiên phố đại lộ Bonard ngổn ngang la liệt những gia đình bình dân tránh thoát vùng lửa đạn, đàn bà, trẻ con, người lớn nằm ngồi hỗn độn cả trên hè đường, cạnh những tay xách quần áo, đồ đạc đã chạy được. Vẻ sợ hãi, lo âu, phập phồng còn in dấu trên những khuôn mặt bơ phờ, mệt nhọc của đám người vừa thoát cơn kinh hoàng. Tiếng bàn tán rì rầm xen lẫn với những tiếng khóc than nhà cháy, người hết, tiếng thở dài nhẫn nhục, tiếng nguyền rủa, chửi thề uất hận. Người quân nhân vận quần áo tây trắng cụt, không mang phù hiệu, đầu đội mũ bê-rê lớn, cỡi mô-tô từ dinh Tổng tham mưu phóng đến đường Catinat, thắng xe dựng cạnh nhà hàng Continental, rảo bước tiếng vào. Giữa đám khách hàng hấu hết là người Âu, dân sự lẫn nhà binh đang uống rượu khai vị hoặc ăn bữa trưa, một người Pháp đeo máy ảnh bên vai, ngồi trước quầy rượu nhìn ra ngoài, bỗng đứng vụt lên, đưa tay chào vẫy:
- Đây này, trung tướng!
Rồi không đợi cho người đi mô-tô vào kịp ngồi xuống, anh chàng phóng viên hãng thông tấn Pháp AFP đã lên tiếng hỏi dồn dập, giữa lúc hai ký giả Mỹ ùa tới, vây lấy viên sĩ quan cao cấp người Việt:
- Thế nào, trung tướng Nguyễn? Bỏ rơi nhóm Bình Xuyên à?
- Quân của Thủ tướng Ngô đang thắng thế phải không? Chiến cuộc giữa châu thành, theo trung tướng nhận định còn kéo dài bao lâu nữa?
  Trung tướng Nguyễn Văn Hinh gọi một ly nước suối, im lặng mỉm cười ngả lưng ra ghế bành, thong thả nói:
- Trong lúc này tôi chưa có thể nói một cách dứt khoát được. Lối hai tiếng đồng hồ nữa các ông sẽ biết những tin đích xác. Tôi đang đợi một sự xác nhận quyết định của thượng cấp.
Ký giả Mỹ chen ngay vào:
- Trung tướng chưa nhận được điện của Ba Lê ra lệnh cho quân đội đặt dưới quyền trung tướng không được can thiệp vào cuộc xung đột này sao?
- Tôi không nhận được gì cả. Tôi đang chờ.
Thông tín viên Pháp hỏi:
- Thế thái độ hiện giờ của Bộ Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ra sao?
Trung tướng Hinh lắc đầu:
- Hình như họ đang chờ. Có lẽ các ông cũng nén "chờ xem".
Người Mỹ đeo kính trắng, phóng viên của hãng vô tuyến truyền hình ABC lên tiếng:
- Trung tướng có thể cho tôi vác máy đến quay phim cho rõ là trong lúc này những khẩu đại bác 105 ly của trung tướng đang chĩa về phía dinh ông Diệm phải không?
- Có hay không, đó là bí mật quốc phòng, mà lúc này, tôi rất tiếc không thể làm vừa lòng ông được.
Phóng viên hãng thông tấn xã Ba Lê nói:
- Sáng nay, Bảy Viễn tuyên bố với ký giả là ông ta không hề ra lệnh tấn công và quả quyết rằng không có một viên đạn nào từ khu vực Bình Xuyên bên kia cầu chữ Y bắn qua trung tâm Đô thành. Cùng một lúc, Thủ tướng Diệm lên tiếng trên Đài phát thanh Sài Gòn báo là: "Hồi 12 giờ khuya đêm qua, một phát bích kích pháo đã nổ làm hiệu lệnh cho cuộc tấn công của Công an xung phong Bình Xuyên". Đồng thời, sáng hôm nay, Hộ pháp Cao đài Phạm Công Tắc có đánh một điện văn sang Pháp cho Bảo Đại, nói rằng: "Thủ tướng Diệm đã hạ lệnh tấn công các cơ sở của Bình Xuyên". Như vậy, theo trung tướng bên nào đã khai chiến trước?
 Tướng Nguyễn Văn Hinh nhìn theo những múa tay của người phóng viên Pháp qua sự trình bày hỏi han rất chính xác, thấy khó trả lời dứt khoát được nên thoái thác bằng một câu hỏi úp mở:
- Thế theo các ông, bên nào bắn trước? Hay tự dưng súng nổ?
Ký giả Pháp không chịu thua:
- Xin trung tướng cho biết ý kiến riêng của trung tướng.
Bị dồn vào thế bí, tướng Hinh cười đáp:
- Theo tôi, cả hai bên cùng nổ súng, vì Bình Xuyên và ông Diệm đều muốn thịt nhau cả.
Anh chàng phóng viên Mỹ cao lêu nghêu rút ở túi áo sơ-mi ra một mảnh giấy đánh máy:
- Đây là lời kêu gọi của cựu Thủ tướng Trần Văn Hữu, nguyên văn tôi đã nhận được sáng hôm nay: "Tôi van xin các bạn. Tôi khẩn khoản yêu cầu các bạn đừng giết hại lẫn nhau giữa các chiến hữu. Các bạn đừng giết nhau để thoả mãn tham vọng của những kẻ mà suốt thời gian các bạn chiến đấu, họ đã trốn tránh trong chờ đợi thuận tiện, tìm an ninh nơi hải ngoại và hoàn toàn vô danh trên đất nước này". Đấy, tiếng nói của một người đại diện cho giới tài chính tư bản Pháp và Nam Kỳ, trung tướng nghĩ là có thể ảnh hường đến thái độ của Bộ chỉ huy Pháp còn đang có thế lực với quân đội quốc gia Việt Nam do trung tướng chỉ huy không?
 Thấy khó thoát được vòng vây của mấy ký giả quốc tế đang tấn công mình khá ráo riết, tướng Hinh đành dùng thế "tránh giao phong" bằng một thái độ lịch sự của con người mã thượng, điểm thêm nụ cười cởi mở hồn nhiên:
- Hỏi tức là trả lời rồi. Các bạn hẳn đã rõ hơn tôi về khía cạnh chính trị - quân sự đó, vậy xin cho phép tôi khỏi phải thành nạn nhân bất đắc dĩ của các bạn..
 Rồi tướng Hinh đứng lên bắt tay, bước mau ra xe mô-tô nhấn mạnh ga về nhà riêng, một biệt thự lịch sự ở trên con dường vắng vẻ Testard. Nhìn thấy chiếc xe hơi lạ đậu ở trong sân, người sĩ quan trẻ tuổi vô cùng ngạc nhiên khi bước vào nhà, đứng trước một thiếu phụ quen thuộc: Lệ, cô em dâu của Thủ tướng Ngô đang một mình ngồi đợi ở phòng khách.
- Tôi đến đây tìm anh và đang đợi gặp anh đấy! Chắc anh cũng đoán rõ là việc gì rồi. Tôi chỉ cần muốn biết: anh có chịu bỏ ý định chống lại chúng tôi không?
Trước đòn trấn áp khá bất ngờ của thiếu phụ, mà tướng Nguyễn Văn Hinh nhận thấy đang bừng lên một sức quyến rũ mạnh mẽ, chàng im lặng đưa tay ra bắt giữ bàn tay người đẹp trong tay mình, nhìn thẳng vào đôi mắt sắc sảo đong đưa tình tứ, rồi thong thả trả lời cũng bằng tiếng Pháp:
- Bà muốn gì tôi trong lúc này? Nên nhớ rằng có nhiều lúc tôi cũng không nịnh đầm lắm đâu?
Lệ cười liếc rất lẳng, một ngón tay khẽ vuốt mơn man vào lòng bàn tay tướng Hinh đang nắm chặt lấy tay mình, ngẩng đôi môi đỏ mọng lên nói:
- Nhưng với moa thì toa không thể không nịnh đầm được đâu. Toa cũng thừa thông minh để hiểu rằng lúc này kẻ đứng về phía thắng thế không phải là toa.
Tướng Hinh rút tay ra, lấy vẻ mặt nghiêm trọng:
- Moa đã ra lệnh cho tất cả những họng đại bác chĩa về phía dinh Gia Long. Chỉ một tiếng của moa là cả gia đình họ Ngô cùng ghế Thủ tướng của anh chồng toa đổ nhào, tan tành. Quân đội dưới tay moa đã sẵn sàng chỉ còn đợi lệnh moa.
Lệ cười khẩy:
- Cứ việc, nếu toa đã nhất quyết. Này ông tướng của tôi ơi! Moa hỏi thật nhé: liệu toa có thể bắn được mấy phát đại bác? Quân của toa có bao nhiêu đạn dược mà nói chuyện đánh nhau? Và quan thầy của toa có để cho toa tự y giúp lũ Bình Xuyên không? Ấy là moa chưa kể cái "Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia" đã lục đục theo nhau đầu hàng chức tước và tiền bạc của bên moa tung ra: Trung tướng Nguyễn Thành Phương cùng 50 sĩ quan Cao Đài và 5000 tên lính võ trang xin sáp nhập hàng ngũ Quân đội quốc gia; Năm Lửa kéo bộ hạ Hoà Hảo rút về Cái Vồn án binh bất động. Tướng Trịnh Minh Thế đưa lực lượng trực thuộc bốn tiểu đoàn Cao Đài Liên minh giao cho phe moa chỉ huy. Như vậy, bọn giáo phái chẳng còn gì đáng kể nữa, và lũ giặc cỏ Bình Xuyên chỉ đánh cho một hồi nữa là xong. Bảo Đại thì ở bên Pháp, dù có muốn cứu vớt tay chân trên thực tế cũng không làm gì được. Chắc hẳn toa cũng đã biết: Bảo Đại nhân danh Quốc trưởng từ Pháp vừa đánh về hai công điện: công điện thứ nhất triệu Thủ tướng Ngô Đình Diệm sang Pháp để Quốc trưởng tham khảo ý kiến và dự hội nghị đặc biệt ở Cannes; công điện thứ hai bổ nhậm thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ làm Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia. Bọn moa đâu có dại gì mắc mưu non nớt của Bảo Đại muốn lấy lại toàn quyền quân sự để giao cho tướng Vỹ và triệu Thủ tướng Diệm sang Pháp để lột chức, nên đã chính thức trả lời là "tình hình nước nhà không cho phép Thủ tướng vắng mặt" và nay mai toa sẽ thấy nổi dậy phong trào truất phế Bảo Đại cho mà coi! Đấy, moa nói rõ tất cả tình hình cho toa biết để mà lo liệu.
  Những lời lẽ rành mạch và xác đáng của Lệ chẳng khác nào những gáo nước đá liên tiếp đội xuống đầu tướng Hinh, nhưng lòng tự ái của một vị chỉ huy khiến Hinh gắng gượng giữ lấy một bề ngoài cứng cỏi:
- Toa tin là người Pháp đã nhường miền Nam Việt Nam lại cho Mỹ, và bỏ rơi xứ này cho anh toa cầm quyền hẳn?
Lệ trở nên rắn rỏi, nàng đặt tay lên bàn, nói một cách cương quyết:
- Thế Bộ Tư lệnh Quân đội viễn chinh Pháp chưa cho toa hay à? Phòng Nhì cũng không liên lạc với toa sao. Ba Lê đã bằng lòng chìu theo Hoa Thịnh Đốn rồi mà? Moa cũng chưa rõ là trong vụ này mấy lão chính khách bự của Pháp nhận được bao nhiêu triệu đô-la. Chỉ biết rằng Pháp không để cho quân đội Pháp - Việt can thiệp, đặc biệt là ông tướng trẻ tuổi của moa không được chống lại phe chính quyền của anh chồng moa. Nghĩa là người Pháp "rửa tay", bỏ mặc cho bên moa quét bọn Bình Xuyên cùng mấy giáo phái.
- Merde! 5 tiếng văng tục bình thường của Pháp)
Tướng Hinh phát cáu văng tục bằng tiếng Pháp, rồi nói bằng một giọng gay gắt:
- Như vậy, toa tin chắc là thắng thế rồi thì còn cần gì mà đến gặp moa trong lúc này nữa?
Lệ cười tình tứ liếc nhìn tướng Hinh đi lại như một con thú dữ trong chuồng sắt, rồi uyển chuyển đứng lên đối diện sát người Hinh như muốn thôi miên địch thủ, ngọt ngào nói:
- Lúc này mà moa đến gặp toa chỉ vì moa không muốn cho toa đang hồi kích động để bị lôi cuốn vào những hành động phiêu lưu nguy hại đến tương lai toa. Moa biết là toa cương trực, nhiều anh hùng tính, rồi trong một phút toa bốc lên…
Đợi cho những lời vuốt ve của mình thấm dịu lòng đối thủ, Lệ đưa thêm một câu úp mở kín đáo:
- Moa không muốn cho vị tướng tài trẻ tuổi mà moa vẫn có cảm tình phải làm vật hy sinh vô lối trong cuộc tranh chấp này, mà phần thắng toa đã thấy rõ về bên nào rồi. Hơn nữa moa không bao giờ muốn để toa chiến đấu một cách vô vọng, thành ra người tù của moa.
Lời nói dồn dập của Lệ bị chặn đứng lại bởi những tiếng vang từ chiếc máy thu thanh ở phòng bên đưa ra; giọng xướng ngôn viên người Nam gằn mạnh, oang oang lên.
Vào lúc 2 giờ chiều giờ Sài Gòn, kim đồng hồ chỉ gần 11 giờ đêm, tại sòng bạc quốc tế Casino bên bờ biển Cannes tiếng người hố ly Pháp ở bàn ru lết vọng lên: "Đánh đi! Đánh đi!" giục giã những con bạc quanh bàn đặt tiền.
Paul Chauvin, một chính khách Pháp, Adam Smith, đại diện Ngũ giác đài và Quốc trưởng Việt Nam ngồi ở bàn sát góc phòng, đang mặc cả một ván bài chính trị. Khí sắc ba tay con bạc thực dân, tư bản và phong kiến đểu có vẻ găng, muốn thấu cấy lẫn nhau, kéo dài giây phút nặng nề tới hồi ác liệt..
- Tôi không thể nhượng bộ được. Tôi đã nhận lời bổ nhiệm cho Diệm giữ chức Thủ tướng là quá rồi, các ngài lại muốn trao cả quyền hành quân sự cho ông ấy nữa, bằng cách triệu tướng Nguyễn Văn Hinh qua đây, có khác nào tôi nhường tất cả xứ sở của tôi lại cho người vẫn không ưa gì tôi, có thể chống lại tôi?
Chauvin bình tĩnh đỡ lời:
- Tâu hoàng thượng, xin ngài nghĩ lại rằng, vị sĩ quan của chúng tôi đào tạo ra thuộc quốc tịch Pháp, là người tin cẩn của quân đội Pháp ở Việt Nam mà chúng tôi cũng phải hy sinh vì đại nghĩa, vậy hoàng thượng cũng nên chấp thuận cho bạn đồng nghiệp của chúng ta gánh vác đầy đủ với trách nhiệm nặng nề bảo vệ cho tiền đồn thế giới tự do ở Đông Nam Á. Ngoài ra, hoàng thượng ở bên này cũng khỏi phải lo cho xứ sở của ngài.
  Sốt ruột trước những lời văn hoa dài dòng của chính khách Pháp, Adam Smith không muốn kéo dài sự giằng co, đưa ra một lối giải quyết gầy gọn kiểu thương mãi:
- Chúng ta hãy đặt cả bài lên mặt bàn, đừng mất thì giờ vô ích nữa.
Tiếng của người hồ lỳ vang lên "Thôi, không đặt tiền nữa?" như ứng đáp lại khiến Paul Chauvin rút ngay tờ giấy đánh máy đưa ra và mở bút máy sẵn. Adam Smith đặt theo một chi phiếu và Quốc trưởng Việt Nam lặng lẽ ký luôn dưới bức công điện của chính khách Pháp thảo sẵn triệu tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham mưu trưởng sang trong khi các nhân vật chính trường Pháp, Mỹ, Việt nâng ly săm banh trước khi bắt tay nhau bước đến bàn ru-lết.
Vị cựu hoàng đế Việt nam nhìn tấm phiếu chi nặng những đô-la mỉm cười khó hiểu như mấy tháng trước đây khi cầm lấy tấm séc ghi hàng triệu Mỹ kim để đổi lấy đạo dụ bổ nhậm Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ tướng.
Tiếng rao của tay hồ lỳ sòng bạc quốc tế ở Cannes vang lên như một điệp khúc "Đánh đi! Đánh đi!".
Giữa giây phút ấy, Tổng Hành dinh Bình Xuyên ở bên cầu chữ Y bị bích kích pháo bắn trúng phát cháy. Bảy Viễn cùng đám thủ hạ đã bỏ chạy về phía Rừng Sác không kịp mang theo hết những bao đầy giấy bạc thu thập ở các sòng Kim Chung, Đại Thế Giới và xóm Bình Khang Vườn Lài cùng những thùng đầy ắp hộp đồng á phiện của Bình Xuyên độc quyền.
Con cọp ốm ghẻ của thủ lĩnh Bình Xuyên nhốt trong chuồng sắt bị trúng đạn rên hừ hừ trên vũng máu đã khô đặc như hình tượng còn lại của tay anh chị Sài Gòn. Khói lửa đạn trộn lẫn với mùi á phiện cháy mờ mịt cả doanh trại Bình Xuyên. Những giấy bạc rơi vãi từ đại bản doanh Bảy Viễn tung tóe rải rác trên đường bại tẩu hốt hoảng của tán quân Bình Xuyên như mồi nhử binh sĩ truy kích tranh nhau nhặt làm cho hỗn độn hàng ngũ mà chậm bước đuổi theo.
Một luồng gió lốc thổi cuốn những tờ giấy bạc tung bay lên cao trong nấng trưa, khiến những người vác súng mải mê chụp đuổi, trông xa như một bầy trẻ mặc đồng phục đang săn bắt đàn bướm giấy: Trong lúc binh sĩ thuộc phe họ Ngô đang tiến vào sào huyệt Bình Xuyên, tại dinh Thủ tướng ở đường Gia Lọng, cố vấn Ngô Đình Nhu vớ lấy ống điện thoại ở đầu chiếc sập gụ đặt bàn đèn á phiện, gọi giọng trịch thượng:
- Cho tôi Bộ Chỉ huy một, ông cố vấn Thủ tướng ở đầu dây nói đây. Tôi đang đợi báo cáo khẩn về mặt trận cầu chữ Y. Đã tiến phiếm được Tổng hành dinh Bảy Viễn rồi à? Sao không cho tôi hay liền? Trận đánh đang tiếp diễn hả? Được lắm. Có lời ban khen đó. Bảo Bộ Tư lệnh cứ mỗi năm phút phải liên lạc phúc trình lên cho tôi nghe. Lệnh của Thủ tướng đó!
Vẻ mặt lầm lỳ không giấu nổi sự hân hoan trước tin thắng lợi vừa nghe, Đình Nhu cầm lấy dọc tẩu do Bộ trưởng Huỳnh Hữu Nghĩa vừa tiêm xong đang nâng, kéo một hơi ro ro, khoan khoái từ từ nhả khói, đôi mắt sáng lên đắc ý. Hữu Nghĩa không bỏ qua dịp tốt để tâu:
- Dạ, thưa ông cố vấn, Bình Xuyên có chạy đường trời cũng không thoát nổi? Quân của tướng Trịnh Minh Thế đã chực bên kia cầu Tân Thuận sẵn sàng chặn đánh tan lũ bại quân của Bảy Viễn. Kế của ông cố vấn thiệt là thần sầu mà cũng phước cho em đây, nhờ chỗ tình nghĩa cũ của ông Thế nên em liên lạc mang đề nghị của Cụ Thủ tướng đến là ông Thế tin mà đưa ngay 4 tiểu đoàn Cao Đài liên minh về với chánh nghĩa, hợp tác xin lập công liền:
- Nhưng Nghĩa có để ý là trong vòng hơn một tháng nay, Trịnh Minh Thế đã hai lần nghe lời các giáo phái không? Tôi nghĩ là tướng Thế còn trẻ quá dễ bị người ta lung lạc, nên lập trường còn chưa được dứt khoát trong khi về hợp tác.
Nhận định của Đình Nhu thốt ra khiến Hữu Nghĩa lo ngại, lấm lét nhìn vẻ mặt lạnh lùng đa nghi của ông cố vấn mà không dám nói gì. Trong thoáng qua, đôi mắt Đình Nhu bỗng tóe lửa rồi dịu lại ngay, như một lần quyết định một điều gì ác liệt. Tiếng nói của Đình Nhu trầm đục buông ra, sau khi hít mạnh một hơi điếu thuốc lá Con Mèo tẩm á phiện:
- Nghĩa yên tâm. Tôi cho Nghĩa giữ luôn ghế Bộ trưởng Lao động trong khi anh em tôi cầm quyền.
Huỳnh Hữu Nghĩa không dằn được nỗi mừng rỡ, ngừng tiêm, ngồi phắt lên, hớn hở gãi một bên tai, cố nhớ lại những lời lẽ văn hoa đã nghe học lõm được để nói ra một câu ý nghĩa cho thông trong giờ phút nghiêm trọng nhất đời đối với y, song chỉ lắp bắp:
- Dạ… dạ… cha mẹ tôi sinh ra tôi cũng không bằng ông cố vấn gầy dựng cho tôi ra đời, coi tôi như tay chân em út trong nhà, tôi xin thề sống chết một lòng một dạ. suốt đời trung thành với ông cố vấn… bà cố vấn… và Cụ Ngô…
  Giọng nói của Nghĩa vì cảm xúc thành ra như lối nói cải lương và tường chừng như sắp hạ qua mấy câu ca vọng cổ, bỗng cụt hứng ngay lại vì Đình Nhu ngắt ngang:
- Thôi tiêm đi!
Nghĩa dạ ngoan ngoãn nằm xuống cuộn người bé lại, tiếp tục cầm lấy cây tiêm nướng thuốc trên ngọn đèn á phiện. Trong tiếng ro ro của Đình Nhu kéo thuốc, một đứa bé từ phòng bên chạy xộc vào, tay cầm phong kẹo cao su, miệng vừa nhai vừa nói:
- Má đi đâu rồi ba?
Đình Nhu chưa kịp trả lời con trai thì thấy anh của y lệch bệch đẩy cửa ngoài vào ló đầu hỏi:
- Chiếm được Tổng hành dinh Bình Xuyên rồi, chú hay chưa? Chắc thím nghe thì mừng lắm. Thím đâu?
- Hai anh em họ Ngô nhìn nhau thắc mắc, bỗng từ bên ngoài tiếng reo mừng của thuộc hạ Cao Xuân Vỹ vừa chạy, vừa thở, vừa kêu to:
- Thắng rồi! Thưa Cụ, thưa ông cố vấn, quân ta chiếm được Đại bản doanh Bảy Viễn rồi.
 
 Ngô Đình Nhu (1911-1963)
Tự ái của dòng máu Việt trong người Hình bị khơi dậy khi nghĩ rằng người ta chỉ xem xứ sở mà chàng giữ địa vị một tướng lãnh chỉ huy không khác nào một ả điếm chuyền tay giữa hai khách làng chơi, mặc dầu trong thực tế tướng Hinh là dân Tây và nhiệm vụ của chàng là phục vụ cho quyền lợi nước Pháp, dưới danh hiệu Tổng Tham mưu trưởng quân đội quốc gia Việt Nam. Trình tự dân tộc trong phút giây cực điểm đã kích động lòng viên tướng trẻ, song chỉ mơ hồ thoáng qua để lại một dư vị cay đắng. Tâm trạng mâu thuẫn đầy oái oăm phức tạp của bản thân tướng Hinh phát bừng lên một luồng tức giận uất nghẹn, giận người, giận mình và đành bất lực mặc cho tình thế cuốn trôi đi. Phản ứng giận hờn bị đè nén của tướng Hinh dường như đã trút tất cả vào trong cơn hỗn chiến vừa qua.
Lệ nhấc tay đang quàng ngang tướng Hinh; chống nửa người dậy, nhìn tận mặt rồi cúi xuống hôn nhẹ, nói thầm bên tai:
- Thế là toa với moa chấm dứt xung đột rồi đấy nhé. Lịch sử xứ này sẽ ghi nhớ là toa đã tránh cho Sài gòn một cuộc đổ máu vô ích.
Tướng Hinh cười khẩy:
- Phải, lịch sử sẽ ghi nhớ cuộc chiến giữa toa với moa trưa nay góp sức củng cố địa vị chính quyền cho họ Ngô.
Hinh trỏ ngón tay vào giữa lòng Lệ nói tiếp:
- Lợi khí này của toa xứng được triều Ngô suy tôn và truy tặng Đệ nhất bảo quốc huân chương với nhành dương liễu!
Lệ ứ lên một tiếng cắn vào vai Hinh:
- Đồ đểu!
Rồi xuống giọng tâm sự:
- Nhưng moa không ghét thứ đểu dễ thương như toa bằng...
- Bằng ông chồng bất lực và ông anh hoạn quan nhà Ngô chứ gì?
Câu ngắt lời của Hinh bị ngay một cái véo mạnh của Lệ làm nẩy người lên, nhưng chàng vẫn cười mỉa mai:
- Còn ông anh tu sĩ Raspoutine của toa nữa. Cả đám anh em nhà chồng bị dồn nén và bất lực phải không?
Lệ đổi ra mặt nghiêm nghị:
- Moa không thích trò đùa bất nhã như vậy. Moa muốn nói chuyện nghiêm chỉnh, quan hệ đến chính cuộc lúc này, quyết định số phận của xứ sở đang cơn nguy kịch mà cả thế giới cũng đang nhìn vào chúng ta.
Tướng Hinh không dằn được ý muốn trào lộng, tàn nhẫn trước tấn bi hài kịch đang sống và không chịu được những lời do từ cửa miệng một người đàn bà như Lệ vừa thốt ra, nên vỗ khẽ vào phía dưới rốn Lệ mà nói:
- Thế cái "nhân vị" này không quan hệ đến chính cuộc, không mật thiết đến địa vị Thủ tướng của anh chồng và cố vấn của chồng toa là gì?
Bị dồn vào thế nửa đùa nửa thực, và bàn tay tướng Hinh mân mê vết thẹo khâu trên bụng Lệ (dấu tích một lấn giải phẫu vì sanh khó) làm cho nàng nhột nhạt, nên dù bực tức cũng phải đấu dịu, gượng cười. Nghĩ rằng mình đã xô đẩy vị tướng lãnh có thể là một dịch thủ lợi hại vào tình trạng nghiêng ngả tách rời khỏi hàng ngũ đối phương và sắp mắc kế "điệu hổ ly sơn". Lệ phát động tiếp chiến thuật sở trường của mình. Nhất là nàng còn đang muốn được tận hưởng lạc thú mà chồng nàng đã không làm thoã mãn nổi. Cuộc tấn công đợt thứ hai này có hiệu lực mãnh liệt thu hút tướng Hinh vào trong mê hồn trận của người đàn bà hoả diệm sơn có lắm xảo thuật. Cả con người của Hinh trở thành một thứ âm binh đa tình trước bà phù thuỷ ái ân.
Tiếng súng nổ giòn lẫn tiếng lựu đạn vang dội trong trận tấn công cứ điểm cuối cùng trong thành phố của Bình Xuyên ở miệt Chợ Lớn vẳng đến như một điệu nhạc hỗn loạn, giục giã Lệ và tướng Hinh giữa giấc trưa nồng.
Tướng Hinh có cảm giác như bị thu hút vào miệng núi lửa đang sôi sục bị Lệ dồn dập nhận chìm, xoáy mạnh cả người chàng vào tận đáy lòng biển sâu cuộn sóng.
Đang lúc Lệ lôi cuốn tướng Hinh, một phái đoàn gọi là Uỷ ban nhân dân hoà giải của "Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia" với các đại diện Hoà Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên đến dinh Gia Long gặp Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Cuộc hội kiến diễn ra trong một không khí nặng nề, Diệm lầm lỳ thờ ơ vì tự tin đang nắm phấn thắng, muốn kéo dài cuộc thương thuyết để dồn đối phương vào thế bí, giữ vẻ mặt nghiêm lạnh nói:
- Tôi không công nhận các ông là đại diện có thẩm quyền của các giáo phái, đoàn thể võ trang muốn nói chuyện với tôi. Tôi yêu cầu các lãnh tụ đích thân đến gặp tôi, mới có thể bàn đến việc thương thuyết được.
Tướng Lâm Thành Nguyên (Hoà Hảo, Long Xuyên) cầm đầu phái đoàn, các đại diện Bảy Viễn, Năm Lửa, Ba Cụt, Phạm Công Tắc đều im lặng nhìn nhau, ngỡ ngàng đứng lên. Diệm kiêu kỳ quay vào, không chào tiễn. Phái đoàn hoà giải uất hận bước ra khỏi dinh Gia Long. Cố vấn Ngô Đình Nhu đọc bản kiến nghị có tính cách tối hậu thư của "Uỷ ban Nhân dân hoà giải" vừa trao tay cho Diệm buộc trong năm hôm phải cải tổ toàn diện nội các họ Ngô, để thay thế vào nội các mới với sự thoả thuận của Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia, thấy có tên thiếu tướng Trịnh Minh Thế, cau mày bảo anh:
- Thằng Thế nó vừa về hợp tác với mình, mà lại sanh tâm muốn đi hai hàng, gia nhập tổ chức của đối phương, như vậy không thể nào để nó lại được, nhất là nó đang có uy tín và binh lực dưới tay. Phải trừ khử nó đi, bất cứ bằng cách nào có thể che mắt được bên ngoài. Càng sớm càng hay, kẻo rồi "dưỡng hổ di hoạ", anh hiểu không?
Diệm gật gù tán thành luôn kế hoạch của người em cố vấn nêu ra, cho điện thoại triệu ngay tướng Thế vào dinh, phái cấp tốc đi thị sát mặt trận cầu Tân Thuận với mấy sĩ quan hộ vệ của Phủ Thủ tướng, đến nơi tiểu đoàn lực lượng Cao Đài liên minh đang bố trí chân đầu tàn quân Bình Xuyên rút lui.
Tướng Thế vâng lệnh ra đi, dừng xe lại ở cầu Tân Thuận, có mấy chiếc xe thiết giáp án ngữ, đi bộ qua bên kia bờ Kinh Đôi. Từ trên cầu nhìn xuống phía cầu Hàn yên tĩnh trong gió chiều lên, nhấp nhô những bóng dáng quân nhân của mình dàn trận dọc theo bờ sông, tướng Thế vừa bước lên dốc cầu với mấy sĩ quan của Diệm theo sau, bỗng đâu một viên đạn lẻ loi từ phía bên lưng bay đến trúng ngay màng tang xuyên qua óc trổ ra trước. Vị tướng lãnh 34 tuổi ngã vật xuống chết liền không kịp nhận ra kẻ đã cố tình bắn lén mình.
Cùng vừa lúc tướng Thế ngã xuống ở đầu cầu ngoại ô phía Đông Sài Gòn, tại phòng tướng Hinh, Lệ choàng tỉnh dậy sau một hồi lịm đi trong ngất ngây, mở mắt nhưng không thấy người tình bên mình.
Nàng đờ đẫn nằm lắng nghe tiếng nước tuôn ở phòng tắm, đưa mắt nhìn qua cửa kính, thấy những ngọn lá hoàng lan phấp phới trong nắng chiều gió lên rì rào.
Lệ nghĩ đến chiến thắng sắp mang lại địa vị lớn lao cho anh em chồng nàng, tức là ở trong tay nàng, nhờ nàng đã khéo lôi cuốn tướng Hinh ra ngoài vòng chiến làm nghiêng hẳn ưu thế về phía họ Ngô.
Nàng sực nhớ đến người tình luyến ái nhất gần đây. Đại tá Đôn có lẽ giờ này đang chỉ huy đánh bật lực lượng Bình Xuyên ra khỏi đô thành mà tối hôm qua, nàng đã có ân ái tỉ tê thúc giục nên thừa dịp tốt này nhảy lên chức tướng (có nàng ủng hộ bên trong) để còn nhiều dịp dan díu với nàng.
Tưởng đến những ngày mai lừng lẫy của một người đàn bà chiếm giữ một ảnh hưởng mạnh mẽ trong gia đình thống trị cả một quốc gia, Lệ mơ màng nhìn gió thổi đầu ngọn cây hoàng lan.
 Tiếng điện thoại reo ở đầu đi-văng làm Lệ choàng tỉnh, với tay nhấc ống máy trắng lên nghe. Từ đầu dây nói kia tiếng người đàn ông xứ Huế nói trại giọng Sài Gòn:
- A lô, trung tướng Nguyễn có nhà không? Tôi là đại uý Phan Xuân muốn nói chuyện khẩn với trung tướng. Xin thưa lại giùm là cần lắm, mời trung tướng ngay cho. Dạ, tôi đợi đây.
- Có điện thoại gấp đây, ông Hinh ơi!
Lệ vừa lên tiếng gọi thì đã thấy tướng Hinh từ phòng tắm bước ra, chiếc khăn bông lớn khoác trên người ở trần, đi vội lại cầm lấy ống dây nói:
- A lô, tướng Hinh nghe đây! Đại uý Xuân hả? Có việc chi cần đó? Sao, Tổng hành dinh Bình Xuyên bị chiếm rồi hả? Đang họp đợi tôi à? Được rồi, tôi đi ngay. Trong năm phút nữa có tôi.
Lệ nghe được tin phe mình đã chiếm được doanh trại Bình Xuyên, mừng rỡ nói với tướng Hinh vừa đặt ống điện thoại xuống:
- Đó toa thấy chưa? Toa phải cám ơn moa đã can toa kịp thời đấy nhé?
Hinh lạnh lùng đáp:
- Thôi, toa sửa soạn mà về. Moa phải đi đây.
 Không đợi cho Hinh phải giục, Lệ với lấy quần áo chạy vào phòng tắm, với ý nghĩ đầu tiên đến trong trí nàng lúc đó, đang hân hoan là sẽ gặp đại tá Đôn, người đã lãnh trọng trách đánh bật Bình Xuyên ra khỏi châu thành Sài Gòn - Chợ Lớn.
 Buổi chiều, Sài Gòn đã im tiếng súng, tướng Hinh phóng mô-tô vào Bộ Tổng tham mưu, trong khi Lệ lái xe Mercedes chạy chầm chậm như đi dạo mát hướng về đinh Gia Long. Lệ sung sướng kiêu hãnh nghĩ đến chiến thắng của nàng đã góp sức tạo nên, lòng rộn rã tưởng đến cuộc gặp gỡ tối nay với người tình đại tá mà Lệ sắp đề nghị cho vinh thăng lên thiếu tướng.
Lệ nhấn mạnh ga cho xe vọt mạnh lên, qua đèn đỏ ở ngã tư gần dinh Thủ tướng.