ất cứ quyển sách nào viết về quân sử hiện đại đều cho rằng bắt đầu từ năm 1944, Đệ Nhị thế chiến coi như là đã kết thúc. Điều đó thật là đúng. Trận chiến ở Guadalcanal, con bé Alamein, Midway và Stalingrad đã mở màn cho những chiến thắng của Đồng minh. Phát xít Ý đã đầu hàng. Những quân Đức Quốc xã sát nhân bây giờ đã phải chùn lại. Đế Quốc Nhật với lực lượng nhỏ bé mà phải trải dài trên một đế quốc mỗi ngày mỗi lớn, đã bắt đầu nứt rạn. Quân Đồng Minh với sức mạnh kỹ nghệ, quân cụ đã tràn ngập trên chiến trường, trái ngược với phe Trục thì yếu dần đi. thật sự tình thế thật sáng sủa.Nhưng hải quân thiếu úy Keith lại có một lối nhìn thiển cận về cuộc chiến tranh này khác với những nhà sử học hậu chiến. keith đang ở trên phòng lái giữa đêm trừ tịch khi con tàu trườn cái mũi khổng lồ trên những làn sóng đen đặc, hướng về phía Tây, thì anh lại có cái nhìn bi quan về cuộc chiến này.Thứ nhất là, Keith đã dại dột khi quyết định gia nhập hải quân thay vì bộ binh. Ở Âu Châu bây giờ mọi việc cực khổ thì đã có bọn Nga cáng đáng hết rồi. Người khôn lanh thì đã gia nhập bộ binh và bây giờ được an thân, lại ít vất vả hơn, không khác cuộc sống dân sự, trong khi những người khờ khạo như anh, ủy thác số mệnh cho hải quân, phải đi hành quân công phá hàng rào phòng thủ kiên cố của Nhật ở các hải đảo giữa Thái Bình Dương. Số phận của anh bây giờ là những dải san hô, những hàng dừa trơ trụi, những tràng đại pháo từ đất liền và các chiến đấu cơ Zero không ngừng tấn công, và thủy lôi, chắc chắn là cỡ hàng trăm quả, và có lẽ, biết đâu được, cuối cùng có thể anh sẽ nằm dưới đáy biển sâu. Trong khi đó, những đơn vị Bộ binh, có lẽ giờ này đang viếng nhà thờ Canterbury hay đi thăm quê hương của Shakespeare, tay trong tay với những thiếu nữ người Anh xinh đẹp, được tiếng khắp thế giới là luôn có cảm tình với người Mỹ. Đối với Willie thì chiến tranh với Nhật rõ ràng là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, và có lẽ sẽ chấm dứt trong những năm 1955 hay 1960 với sự can thiệp của người Nga, một thập niên sau khi người Đức sụp đổ. Làm thế nào có thể loại người Nhật khỏi những hàng không mẫu hạm, không bao giờ chìm được, những hòn đảo chiến lược mà những phi đội máy bay cảm tử sẵn sàng tàn sát bất cứ hạm đội nào lại gần. Và có lẽ phải mất cả năm mới chiếm được Tarawa. Anh chắc chắn rằng anh sẽ phải tham dự trận chiến đó. Và chiến tranh cứ thế kéo dài cho đến khi anh bạc đầu cũng chưa chắc đã chấm dứt. keith không có một tin tưởng như một nhà sử học về những trận chiến thắng tại Guadalcanal, Stalingrad, và Midway.Biết bao nhiêu tin tức đã làm cho tâm hồn anh xao xuyến và ưu tư, nhưng cuối cùng thì chỉ còn lại một ấn tượng mơ hồ là quân đồng minh đang thắng được một chút ít nhưng phải trả giá rất đắt và rất chậm chạp. Khi còn trẻ, anh thường phân vân, không hiểu người ta sống như thế nào trong những ngày sôi nổi của những trận chiến như Gettysburg và Waterloo, bây giờ thì anh đã biết, nhưng anh cũng không biết rỏ anh đã biết những điều đó. Cuộc chiến này, đối với anh, hình như khác với tất cả các cuộc chiến trước, qui mô hơn, tàn phá hơn, và là một bi kịch vô nghĩa. Willie đang tham dự những trận chiến vĩ đại như bất cứ cuộc chiến vĩ đại nào trong lịch sử. Nhưng những điều đó hiện giờ đối với anh như là một mớ tạp nhạp hỗn độn với những hoạt động thô bạo, phức tạp và chán chường. Chỉ sau nhiều năm, khi đọc những sách mô tả lại những trận chiến mà anh đã tham dự, thì anh mới nghĩ được những trận chiến mà anh đã tham gia thực sự là những trận chiến. Chỉ vào lúc đó thôi, khi mà hăng say của tuổi trẻ đã qua. Willie mới hâm nóng lại những ký ức để nhận rằng rằng chính anh, Willie Keith, đã tham gia chiến đấu trong ngày Saint-Crispin.Đã hai ngày qua, chiếc Caine mệt nhọc trườn mình dưới một bầu trời xám lạnh và mưa. Bữa ăn như thường lệ, chỉ là một cái sandwich lạnh trong một tay còn tay kia thì bám vào lan can của cầu thang hoặc là những giấc ngủ chập chờn giữa cái lắc qua lại của những con sóng. Những cái khốn khổ này đem so sánh với thời vàng tử mới đây khi còn ở bờ, lại càng thêm bi đát đối với những sĩ quan và thủy thủ đoàn hơn tất cả những cái khốn khổ nhất trong đời họ. Ai cũng có cái cảm giác chung rằng tất cả mọi người phải chịu đày đọa trong cái địa ngục ẩm ướt này cho đến tận thế.Cho đến ngày thứ ba, tàu bước vào vùng trời nắng xanh của biển Nam Thái Bình Dương, thì những chiếc áo jacket bẩn thỉu ẩm ướt, áo len và áo mưa biến mất hết. sĩ quan với những đồng phục kaki thẳng nếp, còn thủy thủ thì với những bộ quân phục xanh nhìn nhau với vẻ quen thuộc như xưa. Bàn ghế không còn bị cột lại nữa. Thức ăn nóng đã bắt được dọn trở lại vào buổi sáng. Thái độ bi quan đã nhường chỗ cho những tiếng cười dòn tan và những khoe khoang trong những lần đi bờ. Trên một phương diện thì sự thiếu hụt của nhân viên đã giúp cho tinh thần của mọi người trở lại bình thường dễ dàng hơn. Những người nào chẳng kể đến vấn đề ra tòa án quân sự thay vì mạo hiểm đi công tác với hạm trưởng Queeg đều là những người láu cá, tinh khôn, bất mãn và dễ chán nản thất vọng. Những thủy thủ ở lại chiếc Caine đều là những người vui vẻ, sẵn sàng chấp nhận mọi sự tốt đẹp cũng như xấu xa, thương con tàu cũ kỹ này, mặc dù họ nguyền rủa nó thậm tệ đến cạn tàu ráo máng.Ngày hôm nay Willie đã bước một bước tiến lớn trong hải nghiệp của mình. Willie được chỉ định làm sĩ quan trưởng phiên hải hành, ca từ trưa đến bốn giờ chiều. đại úy Keefer hiện diện để lỡ có những sai lầm nguy hiểm, và hạm trưởng Queeg ngồi trên ghế hạm trưởng suốt phiên hải hành, đôi lúc ngủ gật hay điềm tĩnh nháy mắt trong ánh nắng chói chang. Willie điều hành phiên hải hành một chút nhầm lẫn. Chỉ là đơn giản giữ vị trí của mình trong đội hình trong khi đoàn hộ tống di chuyển chữ chi tránh tàu ngầm tấn công. Có thể Willie trong thâm tâm có phần âu lo, nhưng ngoài mặt anh giữ một thái độ mạnh dạn và điều khiển con tàu một cách vững vàng. Khi mãn phiên hải hành, anh viết xuống trên Nhật ký hải hành:“12 giờ trưa đến 4 giờ chiều – hải hành như phiên trướcWillis Seward KeithHải quân thiếu úy, hải quân Hoa kỳ (khối trừ bị)”Willie đã ký vào sổ hải hành không biết bao nhiêu lần nhưng lần này anh cảm thấy khác biệt. anh đã cố tình ký thật bay bướm, và rất hào hứng như anh vừa viết tên mình vào một văn kiện lịch sử. Với tâm trạng vui vẻ của một người vừa làm tròn nhiệm vụ quan trọng, Willie lần theo cầu thang đi xuống phòng ăn và vui vẻ nhặt lấy một xấp công điện cần mã hóa. Wilie tiếp tục làm việc cho đến khi chàng thủy thủ tiếp viên mới tên là Rassselas gương mặt non choẹt, mập lùn và đôi mắt nâu lớn, lay cánh tay của Willie để xin phép dọn bàn ăn. Willie xếp lại các giấy tờ mã hóa, rót một ly cà phê và nằm dài trên ghế sô pha, đôi chân bắt chéo và nhâm nhi cà phê. Máy phát thanh đang chơi một bản nhạc của ban tứ ca Hayden, nhưng các nhân viên của phòng vô tuyến không biết nên tắt đi. Rasselas trải một tấm khăn bàn trắng lên bàn và đặt muỗng, dao nĩa. Từ trong phòng chứa đồ ăn, Whittaker với bộ đồ mới đồng phục kaki của trưởng ban tiếp viên đang ra lệnh cho nhân viên trong ban, cũng từ trong đó mùi thơm của thịt nướng đang tỏa ra.Willie cảm thấy hài lòng, anh nép mình vào trong góc ghế bành chân đong đưa nhè nhẹ. Anh nhìn chung quanh phòng vừa mới sơn lại màu xanh nhạt, da nâu bọc được thay mới và các chỗ bằng đồng đều được đánh bóng, các ghế ngồi đều được lau sạch. Nói cho cùng, anh tự nghĩ, cũng còn rất nhiều nơi trên thế giới này còn tệ hơn căn phòng này nhiều. Các sĩ quan đang đi vào từng toán nhỏ, râu đã cạo, quân phục sạch sẽ thẳng nếp, tươi tỉnh và đói bụng. Chuyện vui cũ lại được đem ra xào lại. Những chuyện rất buồn cười và rất vui đối với Wilie, nào chuyện của Harding đẻ nhiều con, chuyện viết tiểu thuyết của Keefer, chuyện nước uống có mùi của chiếc Caine (thuốc độc của Paynter!), chuyện của Maryk với cô gái người Tân Tây Lan và bảy cái mụn cóc và sau hết là chuyện của Willie Keith, một anh chàng Don Juan. Các sĩ quan và thủy thủ đã có dịp chiêm ngưỡng May Wynn trong khi tàu đang còn đại kỳ và cái vẻ hấp dẫn của cô được bàn tán nhiều trên tàu. Nhớ lại những cô y tá xinh đẹp đã tới thăm Willie tại Trân Châu Cảng cùng với sự xuất hiện của May đã làm cho chàng thiếu úy được nổi tiếng là có một sức thần bí lôi cuốn phụ nữ.Đây là một chủ đề mới để nói giỡn chơi trong phòng ăn. Làm tình là chủ đề chính, do đó bất cứ ai cũng là người bị khôi hài hết. Biết lúc nào thì ậm ừ cho xong cũng là một cách trả lời khôn ngoan. Về phần Willie, anh cũng cảm thấy tự mãn lắm. Anh phản đối, chối lia lịa, giả bộ giận dỗi và dây dưa kéo dài ra một lúc lâu sau khi mọi người đã sẵn sàng bỏ qua. Willie cảm thấy một thân tình ràng buộc giữa anh và các sĩ quan khác, nhất là sau khi có thêm hai sĩ quan mới đến sau này là Jorgensen và Ducely là những người thuộc loại rụt rè, hay mắc cở. Bây giờ anh mới nhận thấy là năm tháng trước đây Willie và Harding đã cảm thấy một sự lạc lõng và chịu đựng như thế nào trong đám người từng trải như Gorton, Adams và Carmody. Willie định cho một thìa xúp đậu vào miệng, nhưng ngay lúc đó, một ngọn sóng lớn đã làm cho con tàu lắc mạnh. Anh nhận thấy rằng cánh tay của anh đã có một phản ứng rất tự nhiên để trung hòa nhịp lắc và giữ cho muỗng xúp không trào ra ngoài một giọt nào. Anh mỉm cười tự mãn và cho muỗng vào miệng.Sau bữa ăn, anh bảo Ducely, người sĩ quan với gương mặt mảnh khảnh lúc đó đang sửa soạn rời phòng ăn:- Chúng ta đi bộ tới sân trước tàu được không? tôi cần nói chuyện với anh về vấn đề truyền tin một lúc.- Thưa vâng.Người sĩ quan phụ tá mới cho Willie trả lời nhỏ nhẹ. Họ bước ngang qua ngưỡng cửa ra sân trước vào trong một vùng ánh sáng của một buổi hoàng hôn chân trời tím và gió lạnh. Ở tận chân trời hướng tây chỉ còn lại ánh sáng của một vệt dài màu vàng nhạt. Willie gác một chân lên thành tàu, hai tay chống lên dây an toàn và chồm người ra ngoài, khoan khoái hứng gió biển.- Này Ducely, anh đã quen với tàu chưa?- Tôi nghĩ rằng tôi cũng đã quen thuộc được nhiều. Số phận thật hẩm hiu, phải không?Willie liếc nhìn viên thiếu úy một cách khó chịu:- Tôi cũng nghĩ như vậy. Tàu nào thì cũng có cái tốt, cái xấu mà.- Ô! Đương nhiên rồi. Theo tôi thì chẳng có gì nhiều để làm trên những chiếc bẫy rắn già nua này, kể ra thì cũng là đặc biệt đấy chứ. Nhưng rồi tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải dành hết thì giờ ở công xưởng để đắp vá lên mà thôi, điều này cũng thích hợp với tôi nữa. Phải chi nó không quá chật chội và bẩn thỉu. Phòng ăn thì như cái chuồng gà.- Hay lắm Ducely à. Ít hay nhiều gì thì anh cũng quen dần đi thôi. Tôi chắc anh không thích cái phòng chứa thuốc nổ lắm phải không hả?- Thật khiếp đảm. Tôi như là chết đi đêm đầu tiên trong đó. Tại sao lại chứa những bình gaz trong đó?- Khủng khiếp phải không nhỉ? – Willie nói với vẻ mãn nguyện.- Thật khủng khiếp.- Ô, nhưng sau ít lâu thì mình cũng quen dần đi thôi.- Tôi cũng chẳng sợ nữa vì tôi đâu có ngủ ở đó nữa đâu!Nụ cười trên môi Willie biến mất.- Vậy thì bây giờ anh ngủ ở đâu?- Tôi ngủ trong văn phòng chiến hạm, trên sân thượng. Đâu có ai ở đó ban đêm đâu. Tôi có một cái giường xếp nhỏ. Chỗ đó cũng rộng rãi mà lại thoáng khí nữa.Điều này thật sự làm Willie khó chịu.- Tôi không nghĩ rằng hạm trưởng chấp thuận cho anh ở đó đâu. Ông ta rất đặc biệt chú trọng về…- Nhưng tôi đã xin phép hạm trưởng rồi. Ông ta nói rằng tôi có thể ngủ bất cứ nơi đâu nếu tôi có thể tìm ra một chỗ trống hai thước.Willie tự nghĩ anh thật ngu xuẩn. Tại sao anh lại không nghĩ ra được điều đó để phải chịu khốn khổ trong hơn năm tháng trời.- Hừm! bây giờ anh được chỉ định phụ tá tôi trong ban truyền tin và…- Thưa, tôi cố gắng thử xem sao. Nhưng tôi không biết tí gì về truyền tin cả.- Vậy thì thiếu úy biết được cái gì?- Thưa, thật tình mà nói, tôi gần như không biết gì hết. Tôi, như thiếu úy đã biết, tôi được phép gia nhập trực tiếp vào hải quân. Mẹ tôi là người hầu như là chủ của một xưởng đóng tàu tại Boston, và rồi, mọi sự xáo trộn hết trơn. Tôi chỉ lộn có một mẫu tự thôi – chỉ một chữ thôi. Khi họ hỏi tôi muốn đi ngành nào, chọn chữ S hay G. tôi đâu có biết. họ nói rằng, S có nghĩa là chuyên viên và G là tổng quát. Tôi hỏi rằng, vậy chữ nào thì tốt hơn và họ nói rằng, G thường ngon lành hơn. Tất nhiên là tôi chọn G. nhưng đấy là sự nhầm lẫn tai hại của tôi. Trời ơi, như số trời đã định. Mọi việc đã được sắp đặt trước hết cả là tôi sẽ vào ngành Liên lạc báo chí. Tôi cũng muốn vậy cơ mà. Nhưng rồi tôi nhận được lệnh tới một cái chỗ quỷ quái ở Virginia. Rồi bất thình lình một ngày, lại có lệnh chỉ định tất cả những thiếu úy chọn chữ G phải được gởi đi biển. Tất cả điều đó xảy ra quá nhanh đến nỗi mẹ tôi trở tay không kịp. Vì vậy mà bây giờ tôi ở đây.- Gian nan dữ a!- Ồ, tôi cũng chẳng nề hà gì lắm. Ngành liên lạc báo chí còn tệ hại hơn làm việc trên chiếc tàu này. Thứ công việc giấy tờ không thôi. Nếu có điều gì mà tôi không thích hợp thì đấy là công việc giấy tờ.- Vậy thì không xong rồi. Truyền tin hoàn toàn là công việc giấy tờ, Ducely. Anh chỉ có việc phải ráng làm cho giỏi thôi.- Thưa, đừng trách là tôi đã không báo cho thiếu úy biết trước đó nghe – Ducely chịu thua thở dài nói như vậy – đương nhiên là tôi sợ ẽ cố gắng hết mình, nhưng tôi chắc tôi không đáng nửa xu cho thiếu úy đâu.- Anh có đánh máy được không?- Dạ không. Còn tệ hơn nữa, tôi là người rất đãng trí. Chỉ hai phút sau thôi là tôi không còn nhớ nơi tôi đã để một tờ giấy nơi nào nữa.- Bắt đầu từ ngày mai, Jellybelly sẽ hướng dẫn anh học một lớp đánh máy và anh tự thực tập lấy.- Tôi sẽ cố gắng, nhưng tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ học đánh máy được. Tôi vô dụng lắm.- Tôi nghĩ rằng anh nên bắt đầu làm công việc giải mã công điện ngay đi. Ngày mai thiếu úy có phiên trực không?- Dạ không.- Tôi lắm. Gặp tôi trong phòng ăn sau giờ điểm tâm, tôi sẽ chỉ dẫn cho anh giải mã công điện.- Dạ thưa, tôi chắc phải chờ ngày khác. Sáng mai tôi phải làm cho xong phần thực tập cho tân sĩ quan để nộp cho đại úy Keefer.Trời đang tối dần và lấp lánh đầy sao. Willie nhìn gương mặt mờ dần vì bóng đêm của người phụ tá và tự hỏi chính anh có bao giờ là dám vừa ngu độn vừa mặc dày mày dạn tới như vậy không.- Như vậy ráng ngủ trễ một chút và làm cho xong bài đi.- Nếu như thiếu úy bắt vậy, tôi sẽ làm. Thật sự là tôi đã nhừ tử rồi.- Thôi kệ nó. Gắng ngủ một giấc đi – Willie bắt đầu bước đi – chúng ta sẽ bắt đầu giải mã vào buổi chiều. Ngoại trừ, dĩ nhiên nếu anh có việc gì quan trọng hơn.- Dạ không.tôi không nghĩ rằng tôi có chuyện gì – Ducely trả lời tỏ vẻ thành thực một cách hơi mỉa mai, và đi theo Wilie.- Tốt lắm – Willie vừa nói vừa vặn nắm cửa phòng ra sân thượng một cách nham hiểm. Anh ra dấu cho Ducely bước qua rồi đóng sầm cửa lại, âm thanh vang dội cả khu phòng ngủ đoàn viên phía mũi tàu.“Lực lượng của chúng ta sẽ tấn công và chiếm giữ đảo san hô Kwajalein và vùng phụ cận của quần đảo Marshall, với mục đích thành lập một căn cứ cho cuộc tấn công kế tiếp về phía tây..”Willie liếc nhìn những ký hiệu ngoằn ngoèo. Anh ném tập lệnh hành quân bên cạnh và lấy tập hải đồ trên kệ sách. Anh tìm ra Kwajalein là một hòn đảo lớn nhất trong các đảo san hô trong vùng trung bộ Thái Bình Dương và là trọng tâm của quần đảo Marshall, chung quanh là các căn cứ quan trọng của quân Nhật. Anh huýt sáo nhỏ. Văn tươi lại chất đầy trên giường ngủ của Willie cao cỡ hai bộ. anh xổ một bao tươi đóng đầy dấu triện màu đỏ, màu của tài liệu mật với ba bì thơ màu xám đổ ra trên bàn. Những thư này đã dồn lại cả tháng qua từ Trân Châu Cảng. Bây giờ nó là sở hữu của Willie, anh phải vào sổ, xếp lại và trách nhiệm cho những việc này. Vì đây là những thư từ mật mã anh đã nhận lãnh từ Keefer bàn giao. Willie lấy cái mền trùm những thư này lại và mang lệnh hành quân đến cho hạm trưởng. Hạm trưởng Queeg đang ở trong phòng ngủ nguyên là hai phòng ngủ của sĩ quan hợp lại trên sàn chính của chiến hạm. Hạm trưởng đã giám sát cẩn thận việc cải biến tại hải quân công xưởng để được một giường ngủ, một bàn làm việc lớn, một ghế bành có tay dựa, một ghế ăn, một tủ sắt và nhiều ống nói để truyền lệnh và một cái hộp lớn. Hạm trưởng ngưng cạo râu, liếc qua các bản văn, làm rơi một vài giọt xà phòng lên trên đó.- Hê! Kwajalein hả? – hạm trưởng nói như thường lệ - Kay. Để mấy tờ lệnh này đây cho tôi. Đương nhiên là anh không được bàn luận với bất cứ ai ngay cả với hạm phó Maryk.- Thưa vâng, hạm trưởng.Khi Willie bắt đầu vào sổ và sắp xếp văn thư, anh mới khám phá ra một điều không hài lòng mấy. Keefer đã bàn giao cho anh một chồng sổ sách góc bìa đã nhầu nát và một xâu chìa khóa tủ hồ sơ cùng với một số hồ sơ mật rải rác trên bàn làm việc, trong ngăn tủ, dưới giày vớ và cả áo quần dơ nữa. Keefer đã bảo đảm Willie rằng những văn thư đó chẳng có gì hết toàn là giấy lộn.- Tôi đã nghĩ đến chuyện vào sổ các văn thư đó khi chuyển thư đến. Nhưng chắc anh có thể làm được chuyện này – Keefer ngáp dài và rồi phóng vào giường để tiếp tục đọc truyện Finnegan’s Wake. Willie thật sự thất vọng não nề khi nhìn thấy tủ hồ sơ. Thư từ trong đó thật ra nếu được dồn vào trong một bao bố thì còn dễ kiếm hơn. Nguyên cả cuốn sổ dùng hệ thống đánh số phức tạp một cách ngu độn để ghi các văn thư đến, dùng tới bốn loại dấu hiệu khác nhau cho cùng một cái thư. Willie tính rằng anh phải mất từ ba đến bốn ngày ròng để vào sổ các hồ sơ này. Anh đi đến văn phòng và quan sát Jellybelly vào sổ cả một đống hồ sơ có độ mật thường. Gã bí thư đánh máy tựa đề của các văn thư trên một màu giấy xanh và chỉ chưa tới một giờ, hắn đã làm xong một đống văn thư bằng đống của Willie. Willie bèn hỏi viên trung sĩ:- Anh học cái hệ thống này ở đâu vậy?Jellybelly quay qua nhìn Willie với cặp mắt lờ mờ và buồn tẻ.-Thưa, chả có nơi nào cả. Hệ thống của hải quân đấy.-Thế thì những cái này? Đã bao giờ thấy nó chưa?Willie đưa tập hồ sơ cho Jellybelly. Viên trung sĩ tránh nhìn tập hồ sơ như là không được phép nhìn vậy:- Thưa, đó là việc của thiếu úy. Tôi không có thẩm quyền ạ.- Tôi biết, tôi biết.- Ông Keefer bảo tôi cả chục lần để vào sổ các văn thư mật đó, nhưng như vậy là trái luật, đoàn viên không được phép để làm chuyện đó…- Nhưng tôi chỉ cần biết là tập hồ sơ này là hồ sơ chính thức hay không thôi mà.Viên trung sĩ nhăn mũi.- Chính thức à? Chúa ơi, cái hệ thống này sẽ làm cho bất cứ một trung sĩ bí thư nào cũng đều bị đứt mạch máu mà chết. Ông Funk sáng chế cái hệ thống này năm 1940, rồi ông ta giao nó lại cho ông Anderson, kế đến ông này giao lại cho ông Fergurson, sau đó là ông Keefer.- Nhưng tại sao họ lại không dùng hệ thống của hải quân? Hệ thống này có vẻ đơn giản mà.- Thưa – viên trung sĩ bí thư trả lời một cách lạnh lùng – xin đừng hỏi tôi tại sao các sĩ quan làm cái gì. Chắc thiếu úy sẽ không thích câu trả lời của tôi đâu.Trong những tuần lễ tới, Willie chỉnh trang lại toàn diện ban truyền tin. Anh dùng hệ thống hải quân căn bản cho việc vào số sách và lưu hồ sơ. Anh đã thiêu hủy khoảng sáu mươi tập hồ sơ quá hạn, và anh phải phải sắp xếp lại những phần còn lại theo thứ tự, để cho dễ tìm kiếm. Trong khi làm công việc này, Willie cứ thường phân vân ngờ vực khả năng của Keefer. Anh chàng văn sĩ này hiển nhiên đã phí phạm một số lớn thì giờ làm việc của ban truyền tin. Anh nhớ lại có những lúc anh phải mất hết cả mấy buổi chiều, lục đi lục lại, để tìm kiếm một lá thư hay một văn kiện, vừa kiếm vừa nghe Keefer đả kích bọn hải quân điên khùng làm không ra việc gì với việc gì. Anh cũng còn nhớ có những lúc bắt gặp Keefer cong người trên tủ hồ sơ từng giờ để vừa lục lọi vừa chửi rủa. willie cũng biết rằng, Keefer rất quý thời gian hết tất cả mọi chuyện và để thời giờ để viết và đọc. Willie cũng biết rằng Keefer là người trí óc khôn ngoan giỏi giang nhất trên chiến hạm. Cũng vì vậy mà tại sao con người này lại có thể không nhìn thấy thất bại của chính mình mà lại đổ lỗi cho hải quân nhỉ. Từ đó Willie bắt đầu nhìn Keefer với một cặp mắt khác hẳn. sự thông thái của nhà văn này không còn được kính trọng giống như trước nữa.Trong suốt thời gian trước khi tấn công vào Kwajalein, tinh thần của hạm trưởng Queeg đã trở nên mệt mỏi. Ông ta nằm trên giường hay ngồi bên bàn làm việc hàng giờ với đồ lót trên mình, bận bịu với những mảnh hình cắt vụn để ráp hình. Chỉ có ban đêm mới thấy ông ta trên sân thượng, khi chiến hạm ở trong cảng để xem chiếu phim mà thôi. Khi chiến hạm ngoài biển, trong những giờ thực tập, suốt ngày không thấy ông ta lai vãng trên đài chỉ huy. Ông ta ra lệnh cho các sĩ quan đương phiên qua ống nói. Tiếng chuông rít lên báo hiệu lệnh ở ống nói đã là một âm thanh quen thuộc trên đài chỉ huy. Ông ta không còn đến phòng ăn để ăn nữa, mà chỉ ăn toàn kem, với mật cây phong, mang đến tận phòng. Các sĩ quan khác thì tưởng rằng hạm trưởng đang bận bịu để nghiên cứu các tài liệu cho cuộc hành quân, nhưng Willie thì biết nhiều hơn. khi Willie mang các công văn điện đã giải mã đến phòng hạm trưởng, anh chưa bao giờ thấy hạm trưởng nghiên cứu trận địa, sách vở chiến thuật nào cả. Công việc của ông ta thì hoặc là ngủ, hoặc ăn kem, đọc báo hay đơn giản hơn là nằm dài trên giường nhìn trân trối lên thành giường. Willie đã nghĩ ông ta giống như một người chẳng để quên đi một điều khủng khiếp nào đó. Anh đã nghĩ rằng có lẽ ông hạm trưởng đã có gì bất hòa với vợ ông ta trong thời kỳ tàu đại kỳ, hay đã có tin tức gì không hay đã xảy ra qua từng đống thư từ mà ông ta nhận được. Nhưng anh cũng không bao giờ nghĩ được rằng cái chuyện ảnh hưởng ghê gớm tới hạm trưởng lại có thể chính là cái lệnh hành quân sắp tới.Thái độ của Willie cho cuộc hành quân sắp tới là một sự trộn lộn giữa kích thích kỳ thú, một mối lo nhè nhẹ, và một ít tự hào vì mình biết được điều bí mật. Có nhiều điều báo hiệu cuộc hành quân này rất có thể xảy ra là số lượng tàu bè tham dự hiện nay, số lượng công điện dồn dập với những chi tiết chi quá sức tỉ mỉ đọc đến mờ mắt. Willie cảm thấy rằng, từ trong thâm tâm anh, anh sẽ rất an toàn trong cuộc hành quân chống lại quân Nhật dưới lực lượng hùng hậu của hải quân.Trong một ngày tháng Giêng nắng ấm, chân trời trải dài với những chiến hạm, tạo thành những vòng lớn đang vươn mình ra khỏi quân cảng Hạ Uy Di thẳng tiến về Kwajalein. Hạm đội di chuyển một cách hiền lành, biển rộng mênh mông, qua những ngày đêm yên lặng. Bóng dáng kẻ thù chẳng thấy đâu cả, ngoại trừ những giòng nước cuồn cuộn trôi, với màu xanh ban ngày và màu đen ban đêm, dưới một bầu trời trống vắng, chỉ thấy chiến hạm khắp mọi nơi, mọi hướng, xa tận xa mà mắt có thể nhìn thấy được, như hải hành trong một trận thế với mặt trời và trăng sao hướng dẫn. Radar, một dụng cụ ma quái dùng để đo khoảng cách chỉ sai trong vòng một ít bộ đã làm cho đội hình được duy trì dễ dàng hơn. Những kỹ thuật chính xác và nhanh nhẹn giúp điều khiển đội hình, là những phép lạ ngoài sức tưởng tượng của Thủy sư đô đốc Nelson, được duy trì dễ dàng không có một sơ hở của hàng trăm sĩ quan trên đài chỉ huy, không tới một phần mười là những người đi biển chuyên nghiệp, như sinh viên, người bán hàng, thầy giáo, luật sư, thư ký, văn sĩ, dược sĩ, kỹ sư, nhà nông, nhạc sĩ – đấy là những người trẻ tuổi mà họ đã chứng tỏ tài năng hơn những sĩ quan kỳ cựu của hạm đội thời Thủy sư đô đốc Nelson.Willie Keith bây giờ là một sĩ quan chuyên môn, đầy đủ khả năng và xử dụng dễ dàng tự nhiên tất cả các phương tiện sẵn có để hoàn thành nhiệm vụ. Lúc trước anh cũng không nghĩ rằng đây là một công việc dễ dàng. Anh đã nhiều lần được chú ý với việc hoàn chỉnh dễ dàng khả năng đi biển cũng như tài lãnh đạo chỉ huy nữa. Anh đã nhanh nhẹn di chuyển trong phòng lái, bặm môi, hất cằm cao lên, nhăn trán, đôi vai chồm ra phía trước, hai tay trên ống nhòm luôn luôn quan sát chân trời. không phủ nhận, Willie là một sĩ quan trưởng phiên uy tín. Anh đã nhanh chóng trở nên rất nhạy cảm, có thể cảm thấy những gì xảy ra từ mũi đến sau lái tàu, đó là điều then chốt cho sự thành côngười của một sĩ quan chỉ huy. Chỉ trong năm tháng ở trên đài chỉ huy mà anh đã học được cái mánh khóe để giữ vị trí trong đội hình, những tiếng lóng trong truyền tin và những nghi thức trong đời sống trên chiến hạm hải quân. Anh biết thế nào để ra lệnh cho vận chuyển thổi còi tập họp rửa boong tàu, khi nào thì tắt hết đèn trên tàu, khi nào thì gọi người nấu ăn hay làm bánh buổi sáng sớm, khi nào thì đánh thức hạm trưởng để báo cáo những điều cần thiết, khi nào thì để cho ông ta ngủ khỏi cần báo cáo. Anh có thể thay đổi vị trí chiến hạm một vài trăm bộ, ra lệnh điều chỉnh bánh lái hay vận tốc và anh có thể tính lộ trình và vận tốc cho tàu đến một vị trí mới trong đội hình vận chuyển tập đội trong mười giây bằng cách vẽ một đường bút chì trên bản sơ đồ vận chuyển. Những lần mưa nặng hột nửa đêm cũng không còn làm anh nao núng khi mà radar có thể chỉ cho anh vị trí của lực lượng trên màn ảnh với những đốm xanh.Chiếc Caine là ở bên phải của đội hình, trong vòng tròn có nhiệm vụ chống tàu ngầm. Hai vòng đai diệt lôi hạm bao bọc hạm đội gồm tàu chuyên chở, hàng không mẫu hạm, tuần dương hạm, thiết giáp hạm và tàu đổ bộ. Mỗi diệt lôi hạm, không ngừng tìm kiếm trong vùng nhỏ mình chịu trách nhiệm, các vùng nước trách nhiệm của chiến hạm này phủ lên một phần khu vực trách nhiệm của chiến hạm kế cận. Không có một tiềm thủy đĩnh nào có thể xâm nhập đội hình mà không bị các diệt lôi hạm phát giác do tiếng dội ping ping trên một diệt lôi hạm. Một màn ảnh đã là đủ, hai màn ảnh là một thí dụ điển hình chứng tỏ sự quan tâm hơi quá mức trong vấn đề lo an toàn của người Mỹ. Chiếc Caine ở trong một vị trí mà góc độ radar bao phủ tối đa, một tiềm thủy đĩnh tiến gần không thể không phát giác được và kẻ tấn công sẽ phải tấn công từ phía sau dưới mặt nước. Một tàu rà mìn đã là an toàn lại càng an toàn hơn khi hải hành cùng với hạm đội. đối với một chiến hạm Hoa Kỳ, nhiệm vụ đánh giặc thiếu đi sự nhậm lẹ như là chiếc Bonhomme Richard tấn công Serapis. Dù sao họ cũng hải hành vào vùng biển địch, với tiếng dội ping ping. Nếu như Thủy sư đô đốc John Paul Jones là sĩ quan đương phiên thay vì Willie Keith, thì Đô đốc cũng sẽ không có thể làm gì khác hơn được nữa.Trong khi lực lượng tấn công, hải hành yên lặng qua những chuỗi ngày đêm dài, đời sống trên chiếc tàu rà mìn cũ kỹ này rơi vào trong một chu kỳ tiếp tục lặp đi lặp lại như chiếc đồng hồ. Việc thay quyền chỉ huy đã mang tới vô số thay đổi làm xáo trộn mọi việc, đời sống trên chiếc Caine trở nên càng ngày càng khó khăn rõ rệt.Một buổi sáng trong vịnh Trân Châu Cảng, trước giờ khởi hành, hạm trưởng Queeg đã thấy vài tàn thuốc chà nát trên sàn. Sau khi phiền trách sĩ quan đương phiên, ông ta đi vào văn phòng và chỉ thị như thế này:Lệnh nội bộ số #6-44:1. Sàn chính của chiến hạm phải luôn luôn sạch sẽ, không một vết bẩn.2. Nếu không được thi hành, toàn thể nhân viên bị kỷ luật nặng. P.F. QueegLệnh này được thông báo cho mọi người. nhưng sáng hôm sau, ông ta lại tìm thấy một mẩu thuốc lá khác trong ống thông nước ở sân trước, bèn cắm trại tất cả mọi người. Trong mấy ngày kế, toán làm sạch sẽ trên boong tàu thường xuyên phải lau dọn. Nhưng khi chiến hạm được lệnh trực chỉ Kwajalein thì lệnh này xếp xó và boong tàu lại trở lại dơ bẩn như lúc trước, ngoại trừ ngay sau giờ quét dọn, nhưng một nhân viên được chỉ định đặc biệt luôn luôn quét dọn sạch sẽ khoảng từ phòng ngủ của hạm trưởng đến cầu thang lên đài chỉ huy và phòng ăn.Đây là một tiêu biểu cho một trật tự mới. Thủy thủ đoàn vẫn cứ dùng các mẹo vặt theo dõi biết hết các thói quen và nơi lui tới của hạm trưởng. Bây giờ hạm trưởng đi qua lại trong một vùng ảnh hưởng rất kỳ lạ, nó đi theo ông như một ngọn đèn dọi, giới hạn trong tầm mắt có thể thấy và lỗ tai có thể nghe được mà thôi, ngoài cái vòng đó ra, Caine vẫn là Caine của hồi xưa, không thay đổi. Một đôi khi hạm trưởng cũng đi ra khỏi vùng giới hạn đó. Liên sau đó là la lối, mắng mỏ, nhưng sự bất mãn của hạm trưởng cũng chỉ kết tinh thành một luật mới áp dụng tại chỗ. Chỉ dụ mới, dù là gì đi chăng nữa cũng chỉ được áp dụng trong cái vùng ảnh hưởng đó thôi, phần còn lại của chiến hạm thì không ai áp dụng hết. Đây không đúng là một âm mưu đồng lõa. Cá nhân thủy thủ trên Caine có lẽ sẽ ngạc nhiên nếu đời sống trên tàu của họ lại được mô tả như vậy. Có lẽ họ sẽ chối là đã có chuyện như vậy và cho rằng mô tả như vậy là không chính xác. Một số đông không thích hạm trưởng lắm. Còn số ít thì thù ghét thậm tệ và vì đã chọc giận ông ta. Ngoài cái vòng ảnh hưởng đó, đời sống dễ dãi hơn, bẩn thỉu hơn và thiếu luật lệ hơn bao giờ hết. Cái tình trạng vô chính phủ, thật sự chỉ bị hạn chế qua một vài luật lệ riêng của đám thủy thủ và với sự kính trọng đối với hai hay ba sĩ quan, đặc biệt là Maryk. Có những thủy thủ, thích bẩn thỉu, thích cờ bạc hay thích ngủ trễ thi` lại tuyên dương hạm trưởng Queeg như là hạm trưởng tài ba nhất mà họ chưa bao giờ gặp, “miễn là đừng có để cho ổng thấy mặt là được”.Stilwell là người đặc biệt mà hạm trưởng Queeg không thích, điều này thủy thủ đoàn ai cũng biết. Anh chàng trung sĩ trọng pháo này đang đau khổ vì một lá thư mà Maryk đã gởi cho Hội Hồng thập tự về vấn đề mẹ của anh ta đang đau yếu. Thư trả lời thì chưa đến. Stilwell cứ lo lắng và thời gian trôi qua và hắn đang chờ lưỡi búa sẽ rơi bổ lên đầu. Mỗi lần đi phiên là một cực hình cho Stilwell vì nhiệm sở lái tàu phải đứng gần hạm trưởng. Những thủy thủ chống đối với hạm trưởng thường tỏ ra thân thiện với anh chàng trọng pháo này, cố gắng cổ động tinh thần cho hắn, như vậy phe chống đối tụ hội quanh anh ta. Phần còn lại thì mọi người xa lánh Stilwell. Họ sợ ông hạm trưởng sẽ ghét lây đến những người làm bạn với Stilwell.Trong khu sĩ quan thì có ba nhóm khác nhau. Nhóm thứ nhất là chính hạm trưởng Queed, thường ngày thì lạnh nhạt và cô lập. nhóm khác là Maryk thu mình trong một sự yên lặng, vô vị chỉ duy trì một sự liên lạc bắt buộc phải có giữa hạm trưởng và con tàu mà thôi. Vị hạm phó này biết rõ thủy thủ đoàn đang làm gì. Anh biết là anh có nhiệm vụ phải thi hành cách mệnh lệnh của hạm trưởng nhưng anh cũng biết rằng hầu hết các lệnh thì hoặc là không thể thi hành được vì nhân viên đã làm việc quá nhiều, quá chật chội, tinh thần căng thẳng, hay là có thể thi hành được nhưng phải trả một cái giá không thể chấp nhận được để đổi lấy việc thi hành công tác hành quân trôi chảy. anh ta ngó lơ cái vòng ảnh hưởng và tự nhận trách nhiệm giữ con tàu được điều hành hữu hiệu trong các khu vực ngoài vòng đó.Nhóm thứ ba gồm các sĩ quan còn lại với Keefer là đầu đàn. Họ là những người ghét hạm trưởng Queeg một cách công khai nên tự ràng buộc gắn bó với nhau. Họ có thể nói đùa hàng giờ về ông hạm trưởng. Những sĩ quan mới đến, Jorgensen và Ducely đã nhanh chóng nhập bọn với số còn lại đó, đùa cợt sau lưng Queeg. Willie Keith được xem như con cưng của hạm trưởng cũng là mục tiêu cho mọi người cười cợt. Thật ra, hạm trưởng Queeg đối với Willie cũng thân mật và dễ chịu hơn so với mọi người khác. Nhưng Willie lại hăng say gia nhập bọn họ để châm biếm hạm trưởng. Maryk tự mình không tham dự vào cái trò diễu cợt này. Anh hoặc là giữ yên lặng hay cố gắng bào chữa cho hạm trưởng, còn nếu trò đùa cứ kéo dài thì anh ta rời phòng ra ngoài. Đó là tình trạng tinh thần của nhân viên trên chiến hạm Caine khi vượt qua làn ranh giới bao la trên đại dương sau năm ngày rời khỏi vịnh Trân Châu để vào lãnh hải Nhật Bản.