gày thứ hai trong quân trường, Willie suýt nữa là mất mạng và suýt nữa là chấm dứt cuộc đời hải quân của chàng. Sáng sớm hôm đó, Willie đáp chuyến xe điện ngầm đi hải quân công xưởng Brooklyn. Xúng xính trong chiếc áo hải quân màu tím sẫm, chàng thấy dáng dấp của mình đầy vẻ lính biển hào hoa. Tuy mục đích là đi gặp bác sĩ để thẩm định cái tật cong xương sống và nhịp tim, Willie vẫn thích thú nhìn ngắm các cô thư ký và các nữ sinh trung học trên đường phố. Trong thời bình, chàng ít khi để ý hoặc ham thích quân phục của các chàng hải quân. Nhưng bây giờ, đột nhiên chàng thấy những ống quần loe chuông của các chàng lính biển lại đẹp và chỉnh tề, phong nhã không kém gì kiếu áo choàng thượng lưu đã từng được sinh viên Princeton ưa chuộng. Willie dừng lại bên ngoài cổng Hải quân Công xưởng. chàng giơ cổ tay trắng ngần phơi ra trước gió đông lạnh buốt. chàng đo mạch tim. nhịp tim đập 86. chàng lo bấn lên nghĩ rằng mộng hải nghiệp của chàng có thể tan thành mây khói chỉ vì mấy con số không đạt tiêu chuẩn y khoa trong cơ thể chàng. Chàng đợi mấy phút nữa, cố gắng trấn tĩnh, rồi đo lại. kết quả lần này: 94. Người lính thuỷ quân lục chiến gác cổng đã bắt đầu ngó chàng. willie nhìn quanh phố, chàng bước về phía tiệm thuốc tây tồi tàn ở góc đường, nghĩ bụng "Mình đi khám sức khoẻ bao nhiêu lần ở đại học, và khám sơ khởi tại trạm tiếp nhận mới cách đây vài tháng. Tất cả những lần đó có sao đâu. Nhịp tim trung bình đều ở mức 72. bây giờ mình đâm lo. Thử hỏi nhịp tim đập của một vị đô đốc tăng vọt lên đến cỡ nào khi thấy một hạm đội quân địch đang vũ bão tiến lại gần tàu ông ta. Cũng 72 à! bởi vậy mình phải uống tí thuốc gì để cho bớt bồn chồn cho được kết quả bình thường mới được. Nghĩ thế, Willie thấy mình có lý. Chàng bèn uống hai viên thuốc an thần một lúc. Một viên chế ngự bồn chồn. một viên trị nhịp tim. quả nhiên thuốc công hiệu. khi chàng dừng chân trong chốc lát bên ngoài văn phòng hải quân Đại tá Y sì Grimm để đo lại, nhịp tim chàng xuống còn 75. willie thở một hơi dài nhẹ nhõm, rồi bình tĩnh kéo tay nắm mở cánh cửa. Vật đầu tiên đập vào mắt chàng trong phòng là bốn vạch kim tuyến vàng óng trên cổ cánh tay áo màu tím đậm. cánh tay áo đưa ra dấu muốn nói với cô y tá hải quân đang ngồi làm việc. Đại tá Grimm tóc hoa râm, trông dáng mệt mỏi, đang chìa xấp giấy tờ và gắt gỏng than phiền về việc kế toán cẩu thả thuốc morphine. Ông quay nhìn Willie, hỏi: - Cậu cần gì? Willie trao cho ông ta bao thư. Ông liếc qua hồ sơ của Willie: - Chúa tôi! Khi nào thì tôi đến giờ vào phòng mổ, cô Norris? - Còn 20 phút nữa, thưa đại tá. - Được rồi. Keith, anh vào phòng thay đồ đợi tôi. tôi sẽ gặp anh trong hai phút. - Dạ vâng. Willie bước qua cánh cửa sơn trắng rồi khép lại. Cái phòng nhỏ nóng ngộp thở, nhưng Willie e ngại không dám mở rộng cửa sổ. chàng đưa mắt nhìn quanh, hết đọc nhãn hiệu trên chai lọ, lại nhìn qua khung cửa sổ. trước mắt chàng hiện lên khu vực Brooklyn xám xịt trên bờ sông. Chàng ngáp dài, đợi ba phút, rồi năm phút, rồi mười phút. chẳng thấy ai gọi! Thuốc an thần và nhiệt độ phòng lúc đó như đã ngấm. Willie ngáp dài. Anh chàng bèn ngả lưng nằm dài trên chiếc bàn khám bệnh, nghĩ rằng nằm nghỉ cho phê một chút cũng chẳng sao mà thư giãn thì cũng rất tốt cho chàng trong lúc này. Khi Willie tỉnh dậy kim đồng hồ chỉ 5:30 chiều. Willie đã đánh thẳng một giấc 8 tiếng đồng hồ. Người ta đã quên bẵng chàng nên chẳng có ai đánh thức chàng dậy. Willie rửa mặt, vuốt tóc cho thẳng, rồi ra khỏi phòng, dáng điệu đau khổ như con vật bị tế thần. thấy Willie, cô y tá béo phị há hốc miệng kêu lên: - Lạy Chúa tôi! Anh vẫn còn ở đây à? - Có ai bảo tôi ra bao giờ đâu. - Nhưng Chúa ơi! – cô nàng nhảy ra khỏi ghế xoay – nhưng anh ở trong ấy từ…Tại sao anh không nói lên lời nào hả? Đợi một chút. Cô đi vào phòng trong. Trong giây lát cô đi ra cùng với Đại tá Grimm. Ông nói:- Con muốn xin Ba giúp con một việc.- Dĩ nhiên, con nói đi.- Xin Ba nói lại với má, càng dịu ngọt càng tốt Ba ạ, bảo má xin cậu Lloyd hoãn việc lo cho con.- Đừng quyết định hấp tấp.- Con muốn như vậy, Ba ạ.- Mình cứ giữ chuyện đó để phòng hờ, con biết không?- Con không muốn, cảm ơn Ba.- Con có nhièu cơ nguy bị trượt và bị thuyên chuyển ra mặt trận Thái Bình Dương.- Con cầu mong càng sớm biết được như thể.- Giả thử con bị loại trong tuần tới, một cái cổ áo dơ thôi cũng đủ lý do rồi, Willie ạ.- Nếu con bị trượt, con đi thủy thủ.Willie thốt ra như thế, mà không có chủ đích từ trước.Hồi chuông báo hết giờ thăm viếng nổi lên. Bác sĩ Keith nhìn quanh và thấy khách viếng thăm lần lượt ra về. ông cụ chống gậy đứng lên khó khăn, làm Willie cau mặt lo lắng:- Chân ba không được vững hả Ba?- Ba còn sống mà – ông cụ cười, nắm tay con mà không tựa vào, hai bố con đi ra ngoài cửa. ông nói:- Thôi nhé, giã biệt tù nhân của trại Furnald. Ba sẽ lựa lời nói cho Má biết ý định của con.- Má vẫn có thể đến thăm con tại đây. Và con hy vọng Ba cũng vậy.Đến cửa, ông cụ ngừng lại nói:- Ba không thể không nói rằng Ba rất ngạc nhiên thấy con gắn bó với Hải quân đến thế.- Con không tận tụy với Hải quân đâu. Nếu ba muốn biết, những điều con học con thấy như là những điều vô bổ. những luật lệ, những quy chế, sáo ngữ làm con có cảm thấy giống như là chuyện khôi hài. Ý tưởng của người ta sử dụng cuộc đời họ trong niềm tin tưởng giả tạo làm nản chí con. Con thường cũng đã nghĩ con ưa thích bộ binh hơn. nhưng nay con tin rằng cả hải quân và bộ binh đều cùng một thứ quan niệm và hành xử chẳng khác nhau là mấy. con chẳng cần. con đã chọn hải quân. Con sẽ phục vụ trong hải quân cho hết trận chiến này.- Con có cần tiền không?- Thuốc lá ở đây rẻ, lại không thuế.Willie mỉm cười láu lỉnh.Ông cụ nắm tay con thật lâu.- Ba về đây. Những điều con nói về Hải quân có thể đúng. Nhưng ba ước rằng ba được làm một người bạn chung phòng với con.- Được thế thì tuyệt vời quá. Con cảm ơn ba. nhưng ba ở Manhasset giúp cho cuộc chiến nhiều hơn.- Ba cố gắng nghĩ như thế. thôi, ba về!Nhìn đàng sau hình ảnh ông cụ chống gậy bước đi khó khăn, Willie thương cha và nghĩ rằng đáng lẽ trước đây mình phải chuyện trò với cha mình nhiều hơn.Những tuần lễ sau đó, May thường đến thăm Willie. Nàng có thái độ như hối lỗi và an ủi để đền bù. Cô nàng để ý thấy ngày nào mà mẹ Willie có thể đến thăm Willie thì nàng không đến. có hai lần Willie thấy May đã bước vào cổng trại, nhưng thấy mẹ chàng đang nói chuyện với chàng, May kín đáo vẫy tay chào chàng rồi quay trở ra. Đến tháng Hai dương lịch nàng không thường đến thăm chàng nữa. may ghi tên học ở trường đại học Hunter, và có những lớp học muộn ban tối. thỉnh thoảng nàng bỏ một vài buổi học đến thăm chàng. Willie lo lắng thấy May đi học lại. đến khi gặp nhau, May cười giải thích:- Anh đừng có lo, tất cả qua rồi! em đi học cho em chứ không vì anh đâu! Em nhận được một ảnh hưởng tốt nơi anh là sự học để mở mang trí thức. thế nên em đã quyết định đi học lại để quẳng cái ngu dôt ra khỏi đời em.Phần Willie, chàng quyết chí chăm học và cố gắng giữ gìn cho thân phận bấp bênh của mình. các bài thi chàng làm đều có điểm cao, nâng thứ bậc xếp hạng của chàng vào nhóm các sinh viên đứng đầu. thoạt đầu chàng quyết tâm đạt mục tiêu là đừng đầu lớp. nhưng chàng khám phá ra ngay rằng chàng không thể đạt tới địa vị này vì có một sinh viên tên là Tobit, có phong cách như quan lớn, trán vồ, ăn nói nhỏ nhẹ, cực kỳ thông minh, có điểm trung bình bỏ xa các người đứng kế. sau anh chàng này là ba, bốn sinh viên có bộ óc thông minh cũng vào hạng thần đồng, Willie biết mình không thể đua tranh với những bộ óc phi thường đó, nên chàng không cố gắng hết mình nữa mà chỉ giữ vững thứ bậc của mình trong khoảng giữa mười tám và hai mươi ba.Ai cũng biết Willie phải đương đầu với nhiều sự rủi ro. Các sinh viên và ngay cả các thiếu úy đều thích kể cho bạn gái của họ nghe về cái anh chàng quỷ sứ mang trên mình 48 điểm phạt. cũng nhờ thành tích nổi danh bựa oan đó, nên mọi thiếu úy cán sự, kể cả người khắc nghiệt nhất là Brain cũng không đang tâm muốn là người đao phủ ra tay hạ cái lưỡi hái tử thần xuống cổ Willie. Có lần Acres lên phòng trong giờ học bài, thấy Willie đang nằm ngủ thiếp đi trên bàn học. lỗi như thế là bị tám điểm phạt, Willie thất kinh lo sợ suốt ngày. Nhưng Acres đã lờ đi, không báo cáo lên cấp trên.Bà Keith, mẹ Willie, rất lo buồn về hoàn cảnh của con và có phản ứng mãnh liệt. bà đến thăm Willie nhiều lần, khuyên chàng nhận sự giúp đỡ của cậu Lloyd chuyển sang bộ binh. Nhưng sau cùng bà bỏ ý định đó khi nhận thấy rằng Willie đã thắng cuộc chiến gay go với hoàn cảnh và rất thỏa mãn với kết quả học hành của con bà!Trong tuần cuối cùng, điểm thi của Willie tụt xuống, phầnthì chàng quá mệt mỏi, phần vì chàng nhận thấy rất sóng gió,nguy hiểm đã qua. Trước ngày mãn khóa bốn ngày, bảng xếp hạng ra trường được công bố chính thức. willie đứng hạng thứ ba mươi mốt.Cũng ngày hôm đó, một tài liệu nóng hổi được niêm yết. danh sách các loại nhiệm sở dành cho các tân sĩ quan thuộc trại Funard. Sau lớp học buổi sáng, các sinh viên trở về phòng, mỗi người được nhận các mẫu phiếu để trên giường của mình, yêu cầu họ phải điền vào phiếu ba loại nhiệm sở mà họ muốn được phục vụ chọn lựa theo thứ sự ưu tiên. Với nhiệm sở ưu tiên số một, đương sự phải trình bày những lý do cho sự chọn lựa này.Không một sinh viên nào biết được rằng việc điền các nhiệm sở mong muốn theo thứ tự có tầm quan trọng đến mức nào. có nhiều tin đồn khác nhau đã lan ra. Tin thì bảo mọi người đều được đi phục vụ tại nhiệm sở số một nếu khéo trình bày lý do chính đáng. Nguồn tin khác lại bảo đó chỉ là hình thức giấy tờ cho có lệ. ai đi đâu phòng nhân viên đã quyết định xong rồi! lại cũng có nguồn tin bi quan hơn, cho rằng đó là cái bẫy cho các anh chàng nào muốn tránh né các nhiệm sở nguy hiểm thì sẽ dính ngay vào đó, cho nên cứ đánh liều, ai không thích loại nhiệm sở nguy hiểm thì cứ chọn nhiệm sở ấy là ưu tiên số một. sau cùng là lời khuyên anh em sinh viên cứ thẳng thắn điền theo ước muốn thực sự của mình. những sinh viên văn hay chữ tốt như Willie thì được các sinh viên khác nài nỉ nhờ viết giùm. Thế là các chàng này có dịp múa bút trổ tài điền vào các mẫu phiếu với các lý do có sức thuyết phục nhất. tại lầu 8, có sinh viên tên là McCucheon, vốn là nhà báo, bỗng dưng phát tài to! Anh viết thuê thu tiền nhuận bút $5.00 cho một người.Keefer chọn ngay không đắn đo: nhiệm sở Tham Mưu, Thái Bình Dương. Anh tả rằng “Chỗ đó đích thị là nhiệm sở của tôi! Nằm dài trên đảo, có biển xanh, có nắng vàng tại quần đảo Hạ Uy Di, quanh năm ấm áp, hàng ngày làm việc với các cô y tá xinh đẹp như mơ! Thỉnh thoảng đi công tác lặt vặt cho Đô đốc. cách ra trận của tôi như thế đấy!”. Keefer nói thế và dửng dưng bỏ trống hai nhiệm sở kia.Keggs thì ngồi tần ngần cắn bút hàng giờ trước các mẫu giấy còn trống. sau cùng tay anh run run điền vào nhiệm sở. Ưu tiên số một là huấn luyện công tác tháo dỡ mìn, một nhiệm sở vô vị buồn chán mà không một sinh viên nào trong khóa muốn chọn lựa cho ưu tiên một. nhiệm sở ưu tiên số hai là Tầu ngầm Thái Bình Dương. Ưu tiên thứ ba là phòng thủ địa phương, Đại tây Dương.Còn Willie thì một trong những mục đích của chàng là chọn nhiệm sở chỗ nào để được gần May. Thoạt đầu, chàng chọn ưu tiên một là Tham mưu, Đại tây dương. Chàng tin rằng nhiệm sở này sẽ cho chàng sang vùng bờ phía Đông, có thể tại New York nữa. ưu tiên hai: chàng chọn chiến hạm lớn, Đại tây dương (chiến hạm lớn thường đậu bến lâu ngày). Nhiệm sở sau cùng chàng chọn là tàu ngầm, Thái Bình Dương, để chứng tỏ rằng chàng là tay gan lì tướng quân, dám xung phong vào những nơi hiểm địa. thấy thế tất cả sinh viên thuộc tầng lầu mười đều bái phục và bắt chước điền theo cách của chàng. Willie nghĩ rằng cách chọn lựa của chàng như thế là chàng đã hiểu thấu đáo tinh thần và chính sách của hải quân. Có lúc chàng đã tính nộp đơn xin học khóa viễn thông, một khóa học dài năm tháng tại Annapolis. Keefer có người anh là Tom đã học khóa này, và anh ta rất thích đã làm quen và đi chơi với các cô gái Baltimore. Willie nghĩ rằng nếu chàng nộp đơn xin học ngay để ở bờ thêm năm tháng nữa khi mới ra trường thì lộ tẩy ngay. Tom Keefer được gửi đi Annapolis học sau khi anh xin xuống hàng không mẫu hạm. khi hiểu sự việc có kết quả tròng chéo như thế, chàng không dám chọn xin đi học nữa.Ngày mãn khóa được nghỉ một ngày, sinh viên không phải đến lớp học. trong giờ học bài, tại phòng ở tầng thứ mười, ba chàng ngự lâm pháo thủ nhà ta vẫn mở sách ê a lẩm nhẩm học bài, ra cái điều chăm chỉ, kỷ luật lắm, kỳ tình tổng số điểm thi đã được đúc kết không còn thêm thắt gì vào nữa. bỗng có tin mới như súng nổ ngoài hành lang, lệnh chỉ định nhiệm sở đã ban hành. Sinh viên túa ra đông nghẹt, chờ đợi trước văn phòng. Người phát thư hiện ra với một chồng bao thư. Anh ta lên phòng 1013 đưa vào tay Keefer hai bì thư, nói- Chúc may mắn.- Phòng này có ba người mà – Keefer nói.Người phát thư nhìn chồng thư nói:- Xin lỗi, có lẽ lệnh của Keith ra trễ. Còn đợt thư nữa mà.Keefer mở bao thư. Anh ta mừng rơn, nhảy tưng tưng lên, miệng nói:- Trúng rồi! trúng rồi! tham mưu, Thái Bình Dương, đáo nhậm vào lễ Giáng Sinh.Willie đấm thùm thụp vào lưng anh ta để chúc mừng. bỗng nhiên Keefer xìu xuống và gỡ ra khỏi vòng tay Willie, nói:- Ê Keggs! Bộ bồ thấy cọp nó đang rình ăn thịt hay sao mà trông hoảng hốt quá vậy?Anh chàng mặt ngựa đang ngồi tựa lưng vào tường, run rẩy, mặt tái mét. Bao thư của anh ta nằm trên bàn. Willie lo lắng hỏi- Anh bắt được gì?Keggs đưa mắt nhìn bao thư như nhìn quả mìn sắp nổ, trả lời:- Không biết!...Tớ không dám mở.Keefer hỉnh mũi:- Tớ mở cho nhá?- Mở đi!Keefer xé bao thư rồi lẩm bẩm:- Chúa ơi!Keggs lăn đùng ra giường, quay mặt vào tường rên rỉ. Willie hỏi:- Gì vậy?- Trình diện San Francisco để xin phương tiện đảo nhậm DMS 21 – U.S.S Moulton.Keggs ngồi phắt dậy hỏi dồn:- Đi tàu! đi tàu chứ không phải đi gỡ mìn hả? một chiến hạm hả?- Một chiến hạm! nhưng DMS nghĩa là gì? – Willie hỏi.- Ai cần! đi tàu là được rồi!Nói xong, Keggs lại nằm ngả lên giường, giơ hai chân, hai tay lên trời, rồi rên lên hừ hừ, rồi thổn thức khóc, rồi lại khúc khích cười. keefer rút cuốn sách có hình các chiến hạm từ trên kệ mang tựa đề “Chiến hạm hải quân 1942”. Chàng lật giở từng trang, lẩm bẩm:- DMS, DMS…làm quái gì có loại tàu nào là DMS. Không mà! Khoan, đây rồi, DMS, trang 63.Hai người kia xúm lại quanh Keefer trong khi anh lật đến trang có hình chiếc tàu có hình thù kỳ dị ba ống khói. Keefer đọc lớn:- DMS, Destroyer Minesweeper, World War I destroyer converted for high speed sweeping. Khu trục hạm, trục lôi, thời đệ nhất thế chiến biến cải thành trục lôi hạm cao tốc.- Trời ơi! Tàu rà mìn, rà mìn.Than thế xong, Keggs ngồi phịch xuống ghế rồi quằn quại đau khổ.- Khoan đã nào, đi tàu rà mìn cũng đỡ hơn là tháo gỡ mìn đấy!Willie không thể tìm lời nào để khác để khích lệ một cách giả tạo đó. Ba chàng đã thường bàn về công tác rà mìn và đồng ý với nhau là đi tàu rà mìn là công tác chán nản khiếp hãi nhất. willie tội nghiệp cho Keggs. Trên khắp các tầng lầu, sinh viên chúc mừng hoặc an ủi nhau, hò hét om sòm. Người vui mừng hả hê, kẻ thất vọng não nề! đa số sinh nhận được sự bổ nhiệm đúng theo sự chọn lựa ưu tiên của mình.Willie lấy làm bực tức rằng những ai đã xin đi học trường viên thông, ngay cả là sự chọn lựa thứ ba của họ, cũng được chấp nhận. chàng tiếc rẻ đã để mất cơ hội! nhưng nếu được một chỗ tham mưu ở Đại Tây Dương cũng là may mắn lắm rồi! chàng hy vọng thế.Người phát thư hiện ra trước cửa, nói:- Đây là lệnh của Keith, thư vừa tới.Willie đưa ngón tay thọc mở bao thư, rút ra tờ giấy. mắt chàng liếc nhanh vào câu thứ ba. những chữ như nổi lên đập vào mắt chàng, và như có tiếng vang vọng như tiếng kèn.Trình diện trạm tiếp nhận San Francisco xin phương tiện đáo nhậm DMS 22 – S.S. CAINE