rong căn phòng số mười sáu của khu điều dưỡng, Stoyte dành cho trẻ bệnh tật, ánh sáng lọt qua rèm, êm dịu. Không khí yên tĩnh.Có tiếng động ở bên ngoài. Cánh cửa phòng bật toang ra như trong cơn bão nổi, rồi có ai đó nhảy xổ vào. Cô y tá rùng mình ngẩng lên. Câu chuyện “Cái giá của một lần rùng mình” đang đọc dở cộng thêm cái rùng mình thật sự này làm có nghẹn thở. Cô nổi giận:- Cái gì thế này? - Cô nhận ra kẻ vi phạm, gương mặt cô dịu lại ngay - Ồ! Ông Stoyte!Nghe tiếng động, bọn trẻ ngừng nói chuyện, quay ra.- Bác Jo! - Chúng liên tiếp kêu lên - Bác Jo!Những đứa kia chợt tỉnh giấc cũng kên lên:- Bác Jo! Bác Jo!Cuộc tiếp đón nồng nhiệt làm ông Stoyte cảm động, gương mặt sa sầm ban nãy liền trở nên tươi tỉnh. Ông nở một nụ cười, làm ra vẻ phản đối, đưa hai tay bịt tai lại.- Các con làm ta điếc tai mất! - Ông kêu lên đoạn nói với cô y tá - Những đứa bé tội nghiệp! Chúng làm tôi cảm động muốn khóc lên được! - Giọng ông nghèn nghẹn... - Chúng ốm đau như vậy... - Ông lắc đầu, bỏ dở câu nói, đoạn ông đổi giọng - Mà này - Stoyte vẫy bàn tay to bè về phía Jeremy Pordage đang theo ông bước vào phòng, vẻ mặt vẫn còn bối rối - Xin giới thiệu với các cô, ông... ông... con khỉ! Tôi quên mất tên ông rồi!- Pordage! - Jeremy nói và buộc lòng ông phải nghĩ thầm: thằng cha này ngày xưa có tên là “thùng nước lèo”.- Pordage, đúng rồi. Các cô cứ hỏi kỹ ông ta về sử, về văn học. - Giọng ông chủ vẫn đùa cợt - Ông Pordage thông thạo mọi thứ đó.Jeremy cải chính là ông chỉ thạo văn học Anh thể kỷ 18. Stoyte nói át đi, quay trở lại với mấy đứa trẻ:- Nào, đoán xem bác Jo đem cái gì đến cho các cháu đây?- Kẹo, kẹo cao su, bóng bay, đường... - Lũ trẻ đoán.Ông Stoyte tiếp tục lắc đầu. Cho đen lúc lũ trẻ cạn nguồn tưởng tượng, ông mới thò vào túi áo móc ra một cái còi, một cái kèn harmonica, một cái mõ bằng gỗ, một cái kèn bằng đồng và khẩu súng lục. Khẩu súng ông cất vội vào túi và ông chia đồ chơi cho lũ trẻ.- Nào, bắt đầu đi. Một, hai, ba! - Hai tay bắt nhịp, ông cất giọng hát bài dân ca “Trên sống Swanee”.Gương mặt bối rối của Jeremy biến thành hoảng sợ.Một ngày kỳ lạ; Buổi sáng tới ga; Anh tài xế da đen; Những khu ngoại ô bất tận; Lăng Beverly; Cái vật giữa vườn cam; Cuộc gặp gỡ William Propter và cái thằng cha Stoyte này quả thật là khủng khiếp. Rồi bên trong tòa lâu đài, bức Rubens [1] và bức Greco to ở phòng khách, bức Vermeer trong thang máy, tranh khắc của Rembrandt trên tuờng hành lang, bức Winterhalter trong phòng hầu bàn..Rồi căn buồng kiểu Louis XV của cô Maunciple với tranh của Watteau, rồi hai bức Lancret rồi cái máy kem ẩn sau cánh cửa kiểu rococo và bản thân cô Maunciple nữa. Cô mặc bộ kimônô màu da cam, ngồi uống kem xôđa ở quầy giải khát riêng của cô. Ông được tất cả giới thiệu, và ông từ chối ly kem. Như bị lôi kéo theo cơn lóc, trong dịp tham quan lâu đài phòng Thương Nghị bích họa của Sert. Thư viện với tủ sách do Grinling chạm trổ, nhưng các ngăn còn trống vì ông Stoyte chưa quyết định mua sách.Ông Stoyte lẳng lặng bước qua tiền sảnh, Jeremy vẫn lẽo đẽo theo sau. Trong gian phòng La Mã tiếng chân buớc vọng lên tận mái vòm, cao ba mươi mét; gian phòng xứng với tầm cỡ Vương cung thánh đường Durham. Dọc tường, bộ sưu tập giáp trận đứng Xếp hàng, lặng lẽ như những bóng ma bằng thép.Ông Stoyte chẳng mảy may chú ý tới kho báu của mình, rảo bước băng qua phòng đọc của Hội khoa học Cơ Đốc dành để tưởng niệm hương hồn Stoyte phu nhân. Ông thầm rủa bà vợ quá cố bỗng gợi ông nghĩ tới cái chết.Thang máy ẩn trong một hốc tối ở bức tường trong. Ông Stoyte đưa tay mở cửa. Đèn bật sáng, rọi lên bức tranh một phụ nữ Hà Lan mặc áo xa tanh xanh ngồi trước chiếc thụ cầm [2]. Jeremy nghĩ: Ngồi giữa trung tâm một phương trình, giữa một thế giới mà cái đẹp với cái duy lý, hội họa với hình học giải tích chỉ là một. Ngồi làm gì nhỉ? Để diễn đạt bằng biểu tượng những chân lý nào về bản chất cuộc đời? Đấy là vấn đề. Về nghệ thuật mà nói, vấn đề luôn ở chỗ ấy.Hầm rượu, nơi tàng trữ tư liệu Hauberk. Rồi hầm ngầm, nơi đặt máy phát điện, máy điều hòa nhiệt độ. Rồi nhà bếp, nơi ông bếp trưởng người Tàu khoe với ông Stoyte đám rùa mời đem từ Caraip về. Tầng 15 nơi Jeremy được giao một căn hộ và thế là đã tới giờ hẹn thăm viện điều dưỡng.Trong căn phòng số 16, nhiều y tá, nhân viên đã tụ tập thêm để xem ông Stoyte điều khiển dàn nhạc trẻ.- Trong ông thật giống một em bé khổng lồ đang đùa giỡn.Một cô nói vui, không giấu vẻ âu yếm. Một cô khác có xu hướng văn chương hơn, bèn hỏi Jeremy có phải cảnh này giống một đoạn nào đó của Dickens không? Jeremy mỉm cười gật đầu không đám cãi.Cô thứ ba, thực tế hơn thì nói cô tiếc không có cái máy Kodak trong tay để chụp “tại trận” ngài Giám đốc Công ty Xăng dầu Consol, Giám đốc Công ty Bất động sản và hầm mỏ California, Giám đốc Ngân hàng Thái Bình Dương, Giám đốc Công ty Nghĩa trang Viễn Tây...- Cô xướng danh ông chủ một cách nhiệt thành như một nhân vật triều đình xướng danh một đại quý tộc Tây Ban Nha.Gương mặt đầy bướu của ông Stoyte vẫn còn nở nang phúc hậu như vậy khi ông rời căn phòng số 16.Những bậc thang rộng đưa chân ông từ bậc thềm xuống sân. Bên chiếc Cadillac màu xanh của ông đỗ ở đấy, có một chiếc xe lạ. Gương mặt ông Stoyte tối sầm lại khi ông trông thấy nó. Bọn phục kích, bọn tống tiền, biết đầu đấy! Ông cho tay vào túi áo:- Ai ở trong đó? - Ông rống lên, giọng giận dữ đến mức Jeremy tưởng ông đã quá rồ.Một giương mặt to tròn, bự như mặt trăng mới mọc thò ra cửa xe. Một nụ cười nở rộng với điểm trung tâm là một điếu xì gà đang nhai dở.- À, anh đấy ư, Clancy? - Ông Stoyte nói - Tại sao không cho tôi biết là anh đang ở đây?Gương mặt ông đỏ bừng lên. Ông cau mày, thở thịt bên má ông giật giật, ông quát người tài xế của ông:- Tôi không muốn có xe lạ đậu gần xe tôi, hiểu chưa! Nghe rõ chưa?Rồi bỗng nhớ tới lời bác sĩ Obispo một hôm nói với ông, khi ông nổi cơn thịnh nộ: “Ông Stoyte, ông muốn chết sớm hay sao? Ông lại muốn bị một cơn xung huyết nữa sao? Một cơn nữa thôi, bảo đảm ông sẽ đi đời, không như lần trước đâu...”. Giọng ông bác sĩ giễu cợt trong lễ độ.Ông cố sức nuốt giận “Chúa là tình thương” ông tự nhủ. Phu nhân Prudence Mac Gladdry Stoyte là tín đồ thành kính của khoa học Cơ Đốc giáo “Chúa là tình thương” ông nói thêm một lần nữa. Nhưng nếu bọn kia đừng ngu ngốc quá như vậy thì ông đâu có nổi nóng. “Chúa là tình thương”. Lỗi ở bọn họ.Clancy đã bước ra khỏi xe, bụng to như cái thùng tô nô, cặp giò cà kheo bước lên bậc thang, miệng mỉm cười, mat nháy nháy.- Chuyện gì thế? - Ông Stoyle hỏi, nghĩ bụng thằng cha kia lẽ ra không nên nhăn nhở như vậy - À, xin giới thiệu với anh... ông... ông...- Pordage! - Jeremy nói.Clancy nói rất vui thích được làm quen với ông. Bàn tay ông ta chìa ra cho Jeremy nhơm nhớp mồ hôi.- Tôi có một tin vui dành cho ông. - Clancy hạ giọng, thì thào kiểu mưu sĩ, tay che miệng, dành riêng cho ông Stoyte hưởng mùi xì gà và cái tin vui - Ông còn nhớ Tittelbaum? - Trịnh trọng như diễn viên trên sân khấu tỉnh lẻ, ông cầm tay, dìu ông Stoyte bước ra xa mấy bước.- Thằng cha ở sở công trình công cộng?Clancy gật đầu:- Một chỗ nhờ cậy đấy! - Và ông ta lại nháy mắt.- Rồi sao? - Ông Stoyte hỏi, và tuy Chúa là tình thương thật đấy, nhưng giọng ông đã thấy bực bội.Clancy liếc nhìn Jeremy và nói khẽ:- Ông có biết Tittelbaum nói gì với tôi hôm nay không?- Làm sao tôi biết được hắn nói cái gì với anh, lạy Chúa!(Khoan! Chúa là tình thương! Khoan nổi nóng!).Clancy vẫn tiếp tục điệu bộ:- Hắn cho tôi biết Hội đồng thị trưởng đã có quyết định về vấn đề... - Ông ta lại hạ giọng - về vấn đề thung lũng San Felipe.- Vậy họ quyết định cái gì hở trời! - Một lần nữa ông Stoyte thấy hết chịu nổi.Trước khi trả lời, Clancy rút mẩu xì gà đang nhấm trong miệng ra vứt xuống đất, rút từ trong túi áo gi-lê ra điếu xì gà khác, bốc vỏ giấy kiếng, đặt vào đúng chỗ điếu xì gà ngậm ở đấy, chưa chịu châm lửa.- Họ đã quyết định - Ông ta nói chậm rãi, nhấn mạnh sự quan trọng của từng chữ - Họ đã quyết định dẫn nước tưới đến đó.Cơn bực bội tan biến ngay lập tức, trên mặt ông Stoyte; thay vào đó là một sự chăm chú cực độ.- Đủ nước tưới cho toàn bộ thung lũng? - Ông hỏi.- Đủ nước tưới cho toàn bộ thung lũng. - Ông Clancy long trọng lặp lại.Ông Stoyte im lặng một lúc rồi ông hỏi:- Liệu chừng còn bao nhiêu thời gian?- Tittelbaum cho rằng tin này không lộ ra trước sáu tuần.- Sáu tuần? - Ông Stoyte do dự một phút và ông cả quyết - Đồng ý. Anh khởi động liền đi! Đem theo một số người. Mua riêng cho cá nhân, để chăn nuôi... Hiểu chứ? Mua hết. À mà giá cả thế nào?- Trung bình mười hai đô-la một acre [3].- Mười hai. - Ông Stoyte nghĩ bụng, giá sẽ tăng đến một trăm đô-la ngay khi thi công đường dẫn nước - Anh nghĩ là sẽ mua được độ bao nhiêu acre?- Khoảng ba chục ngàn.Gương mặt ông Stoyte tươi rói:- Được. Hay lắm! Nhưng phải giấu tên tôi nhé! - Và đi thẳng vào vấn đề - Ta phải cho Tittelbaum bao nhiêu?Clancy cười một cách khinh bỉ:- Tôi sẽ thí cho hắn bốn hoặc năm trăm đô-la!- Vậy là đủ sao?Người kia gật đầu.- Tittelbaum đang kẹt. Hắn không dám đòi hơn, chỉ cần từng ấy.- Để làm gì? Cờ bạc hay gái?Clancy lắc đầu:- Để trả tiền thuốc. Con hắn bị bại liệt.- Bại liệt? - Ông Stoyte hỏi, giọng thương xót thành thực, ông nói - Bảo hắn đưa thằng bé tới đấy. - Ông dang tay chỉ khu điều dưỡng - Cơ sở tốt nhất toàn bang đấy. Miễn phí cho hắn.- Ông tốt quá! - Clancy nói.- Ồ, không có gì! - Ông Stoyte bước vào ô-tô - Tôi rất vui lòng làm chuyện đó. Hãy nhớ kinh thánh nói những gì về trẻ em. Đến với lũ trẻ thấy như là nó ấm cái thùng này. - Ông nói và gõ gõ vào lồng ngực vồng lên như cái thùng tô nô. - Bảo Tittelbaum viết riêng cho tôi một cái đơn. Tôi cho thằng bé vào ngay.Ổng trèo lên xe, đóng cửa lại, nhưng chợt trông thấy Jeremy, ông lại mở cửa ra, không nói gì. Jeremy cám ơn, chui vào xe và ông Stoyte đóng cửa lại. Ông nói với Clancy:- Mai nhé! Bắt tay ngay vào vụ San Felipe. Nhanh lên! Tôi sẽ nhường anh mười phần trăm trên số diện tích vượt hai chục ngàn acre.Ông ra lệnh tài xế cho xe chạy về phía lâu đài “Chúa là tình thương” ông nghĩ tới lũ trẻ, nghĩ tới khoản lãi vài triệu đô-la trong vụ. San Felipe “Chúa là tình thương” ông thì thào để cho người bạn đường nghe được “Chúa là tình thương”. Jeremy thấy ngột ngạt hơn bao giờ hết.Cây cầu treo hạ xuống khi chiếc Cadillac màu xanh tiến tới gần. Chiếc bừa mạ kền giở lên, hai cánh cổng thép inốc dạt sang hai bên, mở lối. Trên sân tennit, bảy đứa con của ông đầu bếp Tàu đang chơi patin. Ở bên dưới cái động thiêng có một tốp thợ nề đang làm việc. Trông thấy họ, ông Stoyte bảo tài xế dừng xe.- Họ đang lập mộ cho mấy người nữ tu. - Ông nói với Jeremy khi hai người xuống xe.- Mấy người nữ tu? - Jeremy ngạc nhiên hỏi.Ông Stoyte gật đầu và cắt nghĩa là đám nhân viên của ông ở Tây Ban Nha có mua một bức phù điêu và cửa rèm cuốn của một tu viện cổ ở đấy. Tu viện bị bọn phiến loạn Franco phá hồi đầu cuộc nội chiến.- Họ biếu luôn xác mấy người nữ tu chôn trong tu viện. Xác ướp tự nhiên hay phơi khô, không biết nữa. Thật là một dịp may vì tôi cũng đã có cái để chôn họ. - Ông nói và đưa tay chỉ cái nhà mồ mà nhóm thợ nề đang gắn vào trong động.Đấy là một chiếc quan tài La Mã to, nắp cẩm thạch chạm hình một vị thân vương và một phu nhân quỳ gối cổ đeo tràng hạt. Sau lưng họ là chín cô gái quỳ thành ba hàng dọc, tuổi từ thơ ấu đến trưởng thành, một công trình nghệ thuật thế kỷ 13.- Tôi mua được cái này ở Anh, hai năm trước. - Ông Stoyte nói và hỏi đám thợ - Cái này bao giờ xong?Họ trả lời:- Ngay chiều nay!- Vậy thì ta phải đưa các bà ra khỏi phòng lạnh. - Ông Stoyte nói.Ô tô lại lăn bánh. Một con chim su vỗ cánh, im lặng treo mình trong không trung, hứng tia nước vọt ra từ núm vú bên trái của Nữ thần. Lũ khỉ đánh nhau chí chóe giành ăn, giành con cái. Ông Stoyte nhắm mắt lại, lẩm bẩm “Chúa là tình thương” ông cố kéo dài tâm trạng hân hoan do lũ trẻ đem lại và do tin vui Clancy đưa tới.“Chúa là tình thương, không có sự chết”. Ông chờ hơi nóng ấm dâng lên lồng ngực giống như hớp uytki uống kèm sau lời nguyện. Nhưng dường như bọn quỷ dữ hôm nay muốn khuấy phá ông. Thay vì nghĩ tới Chúa, ông lại nghĩ tới mấy bà nữ tu, những cái xác ướp nhăn nheo của họ, nghĩ tới chính cái của ông trong ngày phán xét.Phu nhân Stoyte xưa là tín đồ Thiên Chúa ngoan đạo nhưng ông thì lại theo tôn giáo Tin Lành Êcốt. Ngày bé, trên cái giường trẻ của ông trong túp lều ở Nashville, có câu châm ngôn ghê gớm này dán bằng giấy trang kim trên nền đen: “Điều kinh khủng nhất trong đời là rơi vào tay một vị Chúa hãy còn sống”...“Chúa là tình thương và không có sự chết!” Ông Stoyte thều thào. Nhưng ông lại nghĩ, đối với những kẻ tội đồ như ông thì chỉ có dòi bọ đục thây là vĩnh viễn không chết.“Nếu ông thấy kinh hãi khi nghĩ về cái chết thì chắc chắn ông sẽ mau chết. Bác sĩ Obispo có lần đã nói với ông. Cái sợ là chất độc và là loại chất độc không chậm lắm đâu, tiếc thay!”Vùng lên trong một cố gắng quyết liệt, ông Stoyte bắt đầu huýt sáo. Ông huýt sáo bài:- Tôi nằm trong đống rơm.Trong ánh trăng.Trong vòng tay cô bé...Nhưng gương mặt mà Jeremy Pordage nhìn thấy là gương mặt của một con người nằm trong xà lim án chém.Chú thích:[1] Tên người trong chương này là tên các danh họa Âu châu từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18.[2] Đây là bức “Cô gái làng chơi” của Van Dermeer (tức Vermeer).[3] 1 acre bằng 0,4 hecta.