Người dịch: Trần văn Nuôi
Chương mười một

     òa lâu đài lủng củng những tranh tượng với giáp sắt. Một chiếc quách cổ bằng đất nung của dân Etrusque được dùng để cắm dù ngoài tiền sảnh (1). Jeremy cảm thấy vui vui như ở trong nhà mình. Giống như một bà gái già kỹ tính, ông phân loại của nả trong nhà: Hy l.ạp, Mehicô, mông đàn bà, thánh giá, cơ giới cổ đại, Georges đệ tứ, Thích ca mâu ni, khoa học, khoa học Cơ Đốc, khoa tắm hơi… tất cả cái gì cũng có tên gọi. Và mặt hàng này chẳng có liên quan gì tới mặl hàng kia. Ông xoa tay, nhắm mắt sau cặp kính dày, ông nói:
- Lúc đầu thấy khó chịu, nhưng bây giờ thì tôi thấy thích. Được sống trong nhà một thằng khùng.
- Tôi cũng vậy, - ông Propter nói - Kiểu sống này rất phổ biến.
Jeremy thấy buồn lòng. Ông nghiêng đầu về phía bức tranh Greco:
- Loại này đâu có nhiều.
- Đúng là không nhiều. Đâu dễ gì tạo ra một lâu đài cho những thằng khùng bằng bê tông và trang trí bằng những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời như thế này.
Họ bước vào thang máy. Thang máy dừng. Peter mở cửa. Ba người bước ra khoảng hành lang hẹp quét vôi ở tầng hầm thứr ba của lâu đài. Họ đi dọc hành lang. Ông Propter nói:
- Nếu anh thích sống yên tĩnh, sống vô trách nhiệm thì không gì bằng sống trong thế giới của những thằng ngu”. Miễn là anh làm quen được với cái ngu. Nhiều người không quen được. Họ bèn trở thành học giả, thành giáo sĩ… À, các anh làm việc ở đây ư?
Jeremy gật đầu mở cửa.
- Cái kia là hồ sơ Hauberk đấy ư? Họ ấy dường như không còn tước vị gì nữa thì phải! - Propter tiếp.
Jeremy gật đầu nói:
- Cả gia đinh ấy cũng chẳng còn gì. Chỉ còn mỗi cái nhà có ma với hai bà gái già không một xu dính túi. Hai người đàn bà cụ tộc sa sút… Họ đành phải bán lại kho gia phả.
Jeremy bước tới bàn, lấy ra một tập hồ sơ. Ông Propter liếc qua rồi kêu lên:
- De Molinos!
- Tôi nghĩ là ông say cái này.
Ông Propter mỉm cười:
- Say! Đây không phải là thứ rượu tôi ưa dùng. Ông ở Molinos tội nghiệp này, có một cái gì đó dở hơi. Một thoáng - nói thế nào nhỉ - một thứ đa cảm ngược chiều. Ông ta thích đau khổ, đau khổ về đường tinh thần, thích cõi đêm đen tối của linh hồn… Ame o Dios… Yêu Chúa…
- Yêu Chúa nơi Người. - Jeremy nói.
- Hiểu thế nào được Chúa. Khi nghĩ, chúng ta nghĩ theo kiểu người, không cao hơn, không thấp hơn. Cho rằng ta có thể hiểu bằng trực giác những gì cao hơn tầm người, nhưng làm sao nói lại cho người khác hiểu? Về Chúa, về tâm linh, và vĩnh cứu…
Jeremy e hèm, tay sờ lên đỉnh đầu:
- Trong khi đó, ta có thể diễn tả khá rõ những vấn đề … Những vấn đề hơi riêng tư thuộc và bản chất động vật của con người…
- Tôi nghĩ con người xưa nay vẫn có xu hướng thích hành động, thích cảm xúc hơn là thích tìm hiểu. Hãy ngẫm lại ngôn từ mà loài người thừa hưởng. Chúng hết sức hiệu nghiệm để gợi lại những cảm giác kích động sử dụng chúng để tìm hiểu những vấn đề khách quan rất khó. Cho nên trong nhiều lĩnh vực, phải tạo ra một ngôn ngữ riêng để dùng, như trong toán học, khoa học, kỹ thuật chẳng hạn, nó chính xác hơn và nhất là nó không bị cảm xúc quấy rầy. Còn văn chương thì lại khác. Người ta đọc văn chương để sống lại những cảm giác, tình cảm đã qua.
- Những kinh nghiệm trong thời gian - đọc bằng ngôn ngữ ta có. Dùng chúng để diễn đạt những kinh nghiệm ngoài thời gian thì rất hạn chế…
- Thí dụ? - Peter hỏi.
- Lấy một từ đơn giản nhé: Tình yêu. Tình yêu ở tầm cỡ con người là… là cái gì cũng được. Từ mẹ ta cho tới Hầu tước Sade. Chúng diễn đạt vô số trạng thái tinh thần khác nhau, những xử sự khác nhau. Chỉ giống nhau ở một điểm: bao giờ chúng cũng khơi dậy những kích động giác quan, những ý nghĩ thèm thuồng. Dùng chúng trong những trạng thái cao hơn thật hết sức bất tiện. Cho nên, khi nói tới tình yêu lý tưởng, tình yêu tổ quốc hay tình yêu Chúa, chẳng hạn lẽ ra ta phải dùng từ: Tình yêu X về cái gì đó để người nghe có dịp cân nhắc.
- Ông lại nói đến thần học. Người ta tạo ra được một loại ngôn ngữ khá dễ hiểu ở đó. - Jeremy nói.
- Không. Hoàn toàn không. Cũng giống như khi nói về cái  đẹp trong nghệ thuật, ta đừng nên nhắc tới các nhà phê bình chuyên nghiệp.
- Bởi họ chẳng hiểu gì về chuyện họ nói?
Ông Propter mỉm cười:
- Tôi không nói như vậy. Chỉ nói rằng những điều họ biết chẳng có gì đáng nói cả.
- Như vậy ta không có lối thoát sao, cả ngôn ngữ, cả về sự cảm nhận nghệ thuật? - Peter hỏi.
- Có đấy. - Ông Propter cười lớn thành tiếng,
- Lối thoát đó rất thực tế: bằng kinh nghiệm trực tiếp.Anh muốn biết bức “Đóng đinh Thánh Pie” của Greco nói cái gì chứ gì? Hãy dùng thang máy lên lầu mười bốn. Chỉ tiếc một điều trong trường hợp ngôn ngữ và nghệ thuật thì không có thang máy. Anh phải lội bộ lên và số bậc thang phải leo là kinh khủng.
--- & ---
Bác sĩ Obispo ngẩng lên, tháo ống nghe cho vào túi, để nó nằm chung với Một trăm hai mươi ngày ở Sodome.
- Không việc gì chứ? - Ông Stoyte lo lắng hỏi.
Bác sĩ Obispo lắc đầu mỉm cười:
- Không phải cúm. Hãy biết thế. Phổi ông hơi rè một tí. Tối nay trước khi đi ngủ tôi sẽ tiêm cho một mũi.
Mặt mày ông Stoyte nở nang:
- Tôi rất hài lòng - Ông nói và quay sang đống quần áo chất dưới bức Watteau.
Từ sau quày giải khát, Virginia hét lên một tiếng:
- Hay quá - và đổi giọng: - Bác Jo biết không, ông bác sĩ làm em hết hồn. Bác ho làm em lo quá!
Bác Jo nhăn nhó vì niềrn vui chiến thắng. Bác đấm ngực thùm thụp làm cho chỗ thịt lông lá có khối lượng tương đương một bộ ngực đàn bà rung lên như những tảng thịt đông.
- Cái thùng còn chắc lắm! - Bác khoe.
Virginia nhíu mày nhìn bác Jo qua miệng chiếc cốc cầm trong tay. Gương mặt thơ trẻ ấy là một gương mặt hoàn toàn bình thản, nhưng sau đôi mắt xanh, đầu óc cô đang sôi sục.
- Hú vía! Hú vía! - Cô lặp đi lặp lại. - Chỉ còn bằng chân tơ kẽ tóc!
Cô nhớ lại tiếng cửa thang máy bị xô bật, tiếng chân hối hả dọc hành lang. Cô nhớ, người cô run bắn lên, vừa sợ, vừa sung sướng, hồi hộp xen lẫn chiến thắng, cảm giác ngày bé khi cô chơi trò ú tim trong bóng tối. Vâng, chỉ một tẹo nữa! Và Sig mới tỉnh táo làm sao. Cái ống nghe trong túi. Sáng kiến tuyệt vời. Không có cái ống nghe ấy xem, bác Jo sẽ nổi một cơn ghen khủng khiếp! Mà ông ta có quyền gì cơ chứ? Virginia cảm thấy đạo đức của cô, giá trị của cô bị xúc phạm. Cô chẳng nghĩ chuyện gì bậy cả. Những câu chuyện cổ đọc to, thế thôi. Một phụ nữ trẻ
 không có quyền đọc những cái đó sao? Mà lại bằng tiếng Pháp. Bác Jo đẻ ở đâu ra cơ chứ? Nổi khùng lên với người ta vì một chuyện kể ngộ nghĩnh, thế còn ông ta thì suốt ngày làm cái gì? Nói là tám giờ về, rồi mới bảy giờ mười lăm đã lừng lững bò về. Rình cái gì? Không dễ đâu. Cho đáng kiếp. Sig đọc đúng câu chuyện đó! Cho đáng kiếp lão già. Rình rập hả. Định chộp cô hả, cô có làm gì đâu! Đã thế cô sẽ bảo Sig mỗi ngày tới đây đọc một cbuyện. Mà cái ông Hầu tước kia làm thế nào tài kể nhỉ. Một trăm hai mươi ngày, nghĩa là một trăm hai mươi ngày đêm. Khiếp thật! Có những chuyện thực ra cô không dám bắt chước. Những chuyện nhói tim, nhức nhối! Chết cười nữa! Cái đoạn bắt Sig phải đọc lại hai ba lần ấy. Sig binh thật, chơi cho lão già một vố sau bữa trưa. Rồi cái đoạn ngườí đàn bà…
- Này, Bé em! - ông Stoyte cài chiếc cúc sau cùng trên áo gi-lê, ông nói:
- Này, Bé em! Sao bé im lặng thế, không nói gì cả. Bé em đang nghĩ gì vậy?
Virginia hếch cái môi ngắn ngẩu lên mà cười, cái môi làm cho quả tim ông Stoyte tan ra thành những niềm âu yếm, những thèm khát tràn trề. Cô nói
- Em nghĩ tới bác Jo!
Chú thích :
 
(1) Thời thượng cổ, dân Etrusque có tục chôn ngồi