Bảng chữ cái

    
ôi rất yêu các chữ cái trong bảng chữ cái của mình. Ban đêm, khi mọi thứ tối đen như mực và dấu vết duy nhất của sự sống là chấm nhỏ màu đỏ phát ra từ đèn ngủ của tivi, các nguyên âm và phụ âm nhảy nhót theo điệu farandole(1) của Charles Trenet(2): ‘Từ Venise, thành phố diệu kì, tôi đã giữ kỉ niệm dịu êm...” Các chữ cái tay trong tay đi ngang căn phòng, vòng quanh giường, uốn lượn trên tường, đi ra tận ngoài cửa rồi nhảy vòng lại.
ESARINTULOMDPCFBVHGJQZYXKW
Đoàn quân vui vẻ này có vẻ sắp như được xếp lộn xộn nhưng thực chất không phải ngẫu nhiên mà đã được tính toán hết sức thông minh. Đây không đơn thuần chỉ là một bảng chữ cái mà là một danh sách vẻ vang các chữ cái được sắp xếp theo tần suất xuất hiện trong tiếng Pháp. Vậy là E đi tung tăng ngay hàng đầu và W chặn hậu để kẻ bộ hành (K) không thoát ra khỏi hàng. B xị mặt vì bị xếp chung một xó với V và vì người ta hay nhầm lẫn hai chữ cái này. J kiêu ngạo lại ngạc nhiên khi thấy mình bị xếp xa như vậy, trong khi nó là chữ khởi đầu của khá nhiều câu. G to béo càu nhàu, cảm thấy bị xúc phạm khi phải đứng sau H một bậc. Chữ T và U, vốn có mối quan hệ hết sức thân tình, nay nhấm nháp niềm vui không bị chia lìa. Những chữ cái với cách sắp xếp trên lại có lý của nó: Chúng giúp cho việc giao tiếp giữa tôi và những người xung quanh dễ dàng hơn.
Phương pháp thực hiện khá đơn giản. Họ đưa cho tôi từng chữ một trong bảng chữ cái ESA... Muốn họ dừng và ghi lại chữ nào, tôi sẽ nháy mắt một cái khi đến chữ đó. Những chữ cái tiếp theo cũng cùng một kiểu như vậy và nếu không có nhầm lẫn gì, chúng tôi sẽ nhanh chóng có một từ hoàn chỉnh, sau đó là từng phần trong câu bắt đầu có nghĩa. Đó, đó là lý thuyết, là cách tiến hành, là giải thích chỉ dẫn. Tiếp theo mới đến thực tế, nỗi e ngại của những người này và sự tận tâm của những người khác. Không phải ai cũng dễ dàng sử dụng bảng mật mã - cách người ta gọi kiểu dịch suy nghĩ này của tôi. Những người quen giải ô chữ hay chơi xếp chữ giỏi hơn hẳn. Con gái cũng xoay sở khá hơn đám con trai. Sau vài lần thực hành, một vài cô đã thuộc lòng trò chơi đến mức chẳng thèm dùng đến quyển vở chí tôn vừa giúp ghi nhớ trật tự các chữ cái, vừa là tập giấy ghi lại mọi lời tôi nói như lòi sấm tiên tri.
Tôi cũng tự hỏi vào năm 3000, các nhà dân tộc học sẽ đưa ra kết luận nào nếu như họ tìm thấy và liếc qua các cuốn sổ này. Họ sẽ thấy lẫn lộn trên cùng một trang các câu kiểu như: “Cô bác sĩ liệu pháp vận động đang có thai”, “Nhất là ở chân”, “Đó là Athur Rimbaud”, và “Đội Pháp chơi lố bịch hết sức”. Xen kê trong đó là những từ ngữ không thể hiểu nổi, từ sai chính tả, thiếu chữ cái và âm tiết lộn xộn.
Những người dễ xúc động chóng bỏ cuộc nhất. Họ đọc đều đều từng chữ cái một, ghi được chăng hay chớ vài chữ, đến khi nhìn lại thấy trên giấy chỉ là một thứ không đầu không cuối, họ lại than thở: “Mình chẳng làm được việc gì cả!” Nhưng cuối cùng, tôi thấy thoải mái vì họ cũng có trách nhiệm thâu tóm lại nội dung cuộc chuyện trò, ghi lại câu hỏi và câu trả lời mà không cần thiết phải làm đi làm lại. Nhưng mấy người hay thoái thác còn khiến tôi sợ hơn. Nếu tôi hỏi họ: “Khoẻ không?”, họ đáp “Khoẻ” và ngay lập tức đưa tay cho tôi bắt. Còn những người chịu khó thì không nhầm lẫn bao giờ. Họ tỉ mỉ ghi lại từng chữ cái và không bao giờ tìm cách đoán trước một câu trước khi nó được hoàn thành. Một chữ cũng không. Hết sức thận trọng, họ sê không tự thêm chữ “m” vào “cây nấ” chữ “ư” vào “nguyên t” và “được” vào sau “không thể ngừng” hay “không thể chịu đựng”(3). Sự chậm chạp này khiến quá trình đọc và chép chính tả trở nên khá ngán ngẩm, nhưng ít nhất với họ, ta cũng tránh được lỗi hiểu sai ý của những người ưa vội vã mà quên không kiểm tra lại trực giác của mình. Tuy nhiên, nhờ thế, tôi đã thấy được chất thơ của trò chơi trí tuệ này khi một ngày nọ, tôi yêu cầu kính (lunettes), người ta nhã nhặn hỏi lại tôi đang muốn làm gì với mặt trăng (lune).
Chú thích
______________________
Chú thích:
(1) Một điệu nhảy của xứ Provence, Pháp.
(2) Charles Trenet (1913-2001): ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng người Pháp.
(3) Nguyên văn tiếng Pháp: “le “gnon” du “champi”, le “mique” qui suit Tato” et le “nable” sans lequel il n’y a pas