Cha mẹ tôi sống với nhau trọn đời hạnh phúc được 39 năm kể từ ngày 12 tháng 4 năm 1936 đến ngày 19 tháng 10 năm 1975. Ngày 11 tháng 11 năm 1975, mẹ tôi nhớ lại ngày đầu quen biết:… Bác Vi Văn Lê (anh trai thứ hai của mẹ tôi) - mất 22-8 Nhâm Thân (22-9-1932), sinh 21-10 Giáp Thìn (27-11-1904) - sang Pháp học từ năm 1922. Theo hồi ký của bác Vi Kim Yến (chị gái liền mẹ tôi) thì bác Lê khi học ở Pháp có tham gia hoạt động chính trị vào những năm 1924-1925. Bác Lê học xong cử nhân luật không chịu về nước, ông ngoại rất buồn. Về sau bác ra 3 điều kiện để về nước: 1. Không theo đường làm quan. 2. Về chỉ làm luật sư. 3. Không lấy vợ. Ông ngoại tôi chấp nhận cả ba điều kiện. Tháng 8 năm 1929, bác Lê về Thái Bình. Đúng năm bác Lê về nước thì cha tôi đỗ bằng cử nhân Văn chương tại Pháp (7-1929). Tất nhiên là hai người còn chưa biết nhau. Thời ấy có sự kiện Kỳ Đồng qua đời ở Tahiti. Kỳ Đồng là người Thái Bình nên bấy giờ ai cũng biết. Vì tư chất thông minh khác thường nên ông được lực lượng yêu nước dùng danh tiếng làm ngọn cờ. Sau này bị thực dân Pháp đưa sang Angiêri. Tại đây ông đã liên hệ với vua Hàm Nghi đang bị đi đầy. Trở về nước Kỳ Đồng đã lập ấp phối hợp với Đề Thám ở Yên Thế… Vì bại lộ nên ông bị đi đày ở Tahiti. Tháng 7 năm 1929 thì qua đời. Mẹ tôi kể rằng lúc ở Pháp từ năm 1922 đến năm 1929, bác Lê đã tham gia hoạt động yêu nước và bị theo dõi.Bác Yến kể rằng ông ngoại tôi đã hướng cho các con trai mình mỗi người học một nghề để tự sinh sống: bác cả Diệm - anh cả của mẹ tôi (sinh 1-11 Kỷ Hợi tức 3-2-1899, mất 29- 12) học canh nông, bác Lê học luật sư, chú Kỳ học kiến trúc ở Pháp, chú Dư học thương mại, chú Huyền học ngành mỏ. Còn đối với các con gái, ngoài việc học “cầm, kỳ, thi, hoạ”, đều được đến trường học. Ngoài ra, tất cả con trai cũng như con gái trong nhà đều được học võ tàu, cưỡi ngựa.Sau khi về nước, do nguyện vọng mở văn phòng luật sư không thành vì phải mở dưới quyền một luật sư người Pháp, bác Lê đã bỏ nhà đi khắp đất nước cả Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Sau bác Lê quay về thẳng Bản Chu với bác cả Diệm.Bác cả Diệm học xong cũng không chịu ra làm quan. Sau khi lấy vợ, bà ngoại giao toàn bộ cơ nghiệp họ Vi trên Lộc Bình - Bản Chu để bác quản lý gồm những đồn điền, sơn trại đã được phong cấp từ thời xa xưa. Chú Dư sau khi học xong đã mở cửa hàng ở Lộc Bình, chú Huyền làm việc ở mỏ. Mẹ tôi kể rằng, năm 1933, khi bác Lê cưỡi ngựa qua sông Kỳ Cùng ở Bản Táu vào tháng 8 đang mùa nước lũ “không biết bác nghĩ thế nào mà thả cả người ngựa vượt qua sông”. Bà ngoại tôi thương sót không nguôi. Theo bác Kim Yến kể: “Khi bác Lê mất, báo Đông Pháp đã đăng tin bác Lê là Đảng viên Cộng sản từ năm 1926-1927 tại Paris”. Còn Chu Quang đã nhắc lại kỷ niệm năm giải phóng Biên Giới (1950): khi theo đơn vị bộ đội vào Bản Chu, Chu Quang không còn tìm lại được trong “Phòng đỏ” những cuốn sách bác đã sưu tầm từ hồi đi học bên Pháp. Ở đấy ngày xưa bác Lê vẫn cất giấu cuốn Tư bản luận và những cuốn sách về chủ nghĩa Mác bằng tiếng Pháp.Đối với mẹ tôi thì bà ngoại và bác Lê là hai người thân yêu tâm đắc nhất. Một người làm cho mẹ tôi hiểu thấu nỗi bất công của xã hội phong kiến đối với phụ nữ. Một người làm cho mẹ tôi lóe lên niềm tin ngọn gió tự do bình đẳng bác ái Phương Tây thổi tới sẽ làm thay đổi sự ngột ngạt của cuộc đời mẹ đang sống… Cho đến nay trên đầu giường của mẹ tôi vẫn còn treo ảnh bà ngoại, bên cạnh gài tấm ảnh bác Lê. Năm 2001, các con trai (Vi Văn Lân), con gái (Vi Nguyệt Kính) của bác cả Diệm từ Pháp trở về thăm Bản Chu. Các con cháu chúng tôi cũng theo đoàn lên tận mộ Tổ họ Vi. Cháu Hoài Chi có kể lại rằng: “Người ta lập miếu thờ ông Lê ngay bên bờ sông Kỳ Cùng, nơi vót được ông. Dân làng thường nói rằng mộ Tổ họ Vi và Miếu thờ ông Lê rất thiêng”. Mẹ tôi nhớ lại: “… Em lại đi chơi cùng cha mẹ vào Huế, đi khắp miền Trung Kỳ, vào Sài Gòn lên cả Lục Tỉnh. Rồi sang Cao Miên biết cả Hoàng Gia. Rồi sang Thái… Nhớ những buổi chiêu đãi quốc tế họ trầm trồ khen em là giai nhân. Ngồi xe lửa có chàng trai người Thái cũng xin em cho chụp tấm hình. Tấm hình đó khi về em đã tặng anh! Anh còn nhớ không? Bức hình em, anh vẫn giữ mãi đến ngày chống Pháp, khi tản cư phải dể lại Hà Nội. Sau này em cứ tiếc mãi bức ảnh ấy vì anh bảo: em có đôi mắt làm anh yêu say đắm… Đôi ta gặp nhau ở Huế, hội lễ Nam Giao. Em lại quên không từ biệt anh. Khi lên xe, cha đưa thư anh Toại (bác Phan Kế Toại là chồng bác Mão, chị của cha tôi) cho em xem. Thư cầu hôn giĩra anh và em…”.Sau chuyến đi du lịch dài ngày trở về Thái Bình, ông bà ngoại tôi mấy lần nhận được điện từ Hà Nội gửi tới xin cầu hôn. Mẹ tôi kể rằng mãi đến khi mẹ tôi nhận được thư cha tôi trực tiếp viết cho ông ngoại và “gửi lời thăm em, người đáng yêu nhất” thì mẹ tôi mới bằng lòng để bên nhà trai xuống Thái Bình cầu hôn.Mẹ tôi rất tự hào về sự tiến bộ của ông bà ngoại và ý chí vùng lên của chính mình để trai gái được phép tìm hiểu trước khi thành hôn. Trong bốn chị em gái, bác Kim Thành (Vi Kim Thành sinh 21-1 -1901, mất 6-1 Đinh Mão, 1987) lấy chồng là người họ Bế ở tỉnh Cao Bằng, chồng bác mất sớm nên ông ngoại đã xin về, sau gả cho bác Dương Thiệu Chinh, cháu nội cụ Dương Khuê, Khâm sai triều Nguyễn. Về bác Kim Yến, ông tôi lại gả cho gia đình cụ án Nghệ (án sát tỉnh Nghệ An). Cụ án thì đã mất, nhà chỉ còn bà chồng (tức là cụ án bà), mẹ chồng (tức là bà Huyện) và chồng là bác Phan Hữu Cương (là con trai một). Về làm dâu trong cảnh nhà như vậy, bác Kim Yến đã phải vất vả không những về thân phận làm dâu mà còn vất vả cả về đường kiếm kế sinh nhai. Chỉ còn lại mẹ tôi và cô Kim Phú (sinh 12-12-1918, mất 1987 (tức 24-11 Đinh Mão) ở với bà ngoại. T nhớ những cảm xúc của mình khi đứng trên quảng trường Ba Đình lịch sử nghe Hồ chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Không phải đến lúc đó tôi mới nghe mấy tiếng “Độc lập, Tự do”, nhưng cũng chỉ từ phút đó và qua kháng chiến tôi mọi càng thấm thía nghĩa sâu sắc hai tiếng đó…”.Kể từ năm 1938, ông Vương Kiêm Toàn đã cùng làm việc với cha tôi trong Ban trị sự truyền bá quốc ngữ. Bấy giờ ông đảm nhiệm chức Trưởng ban dạy học của Trung ương Hội. Đến ngày Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập “Bình dân học vụ” thì ông Vương Kiêm Toàn cũng đã lại có mặt trên mặt trận này. Cha tôi và ông lại cùng sát vai phục vụ cho sự nghiệp nâng cao dân trí. Suốt 30 năm cùng làm việc với cha tôi, ông luôn ở cương vị Vụ trưởng Vụ bình dân học vụ.Ngày 8 tháng 9 năm 1975, kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Ngành Bình dân học vụ. Trong buổi họp mặt đông đủ anh chị em hoạt động Bình dân học vụ lâu năm cha tôi cũng đã có mặt. Sau lần gặp mặt đó cha tôi đã sang Cộng hoà Dân chủ Đức cũ chữa bệnh. Không ngờ đó là buổi gặp mặt cuối cùng với những người hoạt động Ngành Bình dân học vụ. Sau khi hoàn thành cuốn sách “Hội Truyền bá Quốc ngữ” Nhà xuất bản Giáo dục 1980, ông Vương Kiêm Toàn đã không quên gửi tặng gia đình cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên - thành viên Ban trị sự Hội Truyền bá Quốc ngữ Bắc Kỳ.Sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, cha tôi được cử giữ chức Tổng giám đốc Đại học vụ kiêm Giám đốc Trường Viễn Đông Bác cổ. Thời gian này Giáo sư Nguỵ Như Kon Tum làm Đổng lý văn phòng Bộ Giáo dục kiêm Phó giám đốc Đại học vụ. Bấy giờ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục là luật sư Vũ Đình Hòe.Một thời gian sau ông Hòe về làm Bộ trưởng Bộ Tư Pháp thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục chuyển cho ông Đặng Thai Mai.Khi ông Ca Văn Thỉnh từ Miền Nam ra Bắc thì ông Mai nhường lại chức đó cho ông Thỉnh. Từ tháng 11-1946 cha tôi mới chính thức thay ông Ca Văn Thỉnh làm Bộ trưởng.Ông Vũ Đình Hoè viết trong Hồi ký về cha tôi như sau: “Tôi đến chơi Nguyễn Văn Huyên tại Học Viện Bác cổ để bàn với Anh về khung tổ chức Bộ Quốc gia Giáo dục và mấy việc phải làm ngay. Giúp Bộ quản lý việc học sẽ đặt ở Trung ương bốn Nha đứng đầu là bốn Tổng Giám đốc. Nha Đại học vụ Nguyễn Văn Huyên phụ trách, hai Nha Trung học và Tiểu học sẽ giao cho hai anh Nguỵ Như Kon Tum và Nguyễn Hữu Tảo. Còn về Bình dân học vụ sẽ bàn thêm với Cụ Tố. Tôi khẩn khoản xin anh Huyên nhận thêm cho vai Cố vấn của Bộ, thì anh cười: “Tôi đâu dám, cố vấn vân cho Bộ phải là một Hội đồng: Hội đồng Giáo dục Quốc gia. Tôi sẽ tìm các vị cố vấn cho Anh. Cũng là những người Anh biết cả thôi…”.Ông Vũ Đình Hoè viết tiếp: “Sắc lệnh ngày 10-10-1945 thiết lập “Hội đồng Cố vấn học chính” để xúc tiến việc nghiên cứu soạn thảo dự án Cải cách Giáo dục của Chính Phủ lâm thời nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà. phải nói ngay rằng ông “thợ cả” giúp đỡ cho Hội đồng dựng lên được bản dự án đứng đắn ấy chính là Nguyễn Văn Huyên, và trợ thủ đắc lực là Hồ Hữu Tường, có tham khảo bản “Chương trình Trung học Hoàng Xuân Hãn” đã bắt đầu áp dụng từ niên khoá 1945-1946 tại Trung Kỳ (và cả những năm tiếp theo ở Miền Nam)… Trong tờ trình bản dự án, nêu rõ đường lối cải cách như sau “Nền giáo dục mới đặt trên ba Nguyễn tắc cơ bản: dân chủ, dân tộc, khoa học và theo tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia”.Trong tạp chí “Tiên Phong” số 2, ngày 1-12-1945, có đăng một thông tin: “Trường Đại học khai giảng: Sáng 15-11-45 tại Hà Nội đã làm lễ khai giảng trường Đại học. Tới dự có Hồ chủ tịch, nhiều quan khách Trung Hoa và nhân viên Chính phủ. Ông Nguyễn Văn Huyên, Giám đốc Đại học vụ, đọc diễn văn khai mạc. Ông Vũ Đình Hoè, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, nói về các nhiệm vụ của trường Đại học lúc này. Sau cùng là cuộc phát bằng cho các bác sĩ tân khoa, nn bằng cấp đầu tiên của nước Việt nam độc lập”.Bài diễn văn, được đọc trong buổi lễ khai giảng Trường Đại học đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà năm thứ nhất, cha tôi viết bằng bút chì được lưu giữ tại Pháp trong “Hồ sơ Nguyễn Văn Huyên”. Cô Nguyễn Phương Ngọc nghiên cứu sinh tại Pháp nghiên cứu về lớp trí thức Việt nam của đầu thế kỷ 20 đã sưu tầm được và gửi về cho gia đình chúng tôi. Tôi muốn ghi lại đây toàn bộ bài diễn văn này để con cháu mãi mãi phải gắng công học hành xứng đáng với niềm tin và hy vọng của ông Cha vào thế hệ tương hai của Tổ quốc:“Thưa Cụ chủ tịch, Thưa các ngài, Thưa các bạn,Tôi rất lấy làm vui mừng và cảm động, được thấy cử hành ở đây buổi lễ long trọng mở đầu một kỷ nguyên mới cho nền Đại học nước Việt nam ta. Vậy trước khi trình bày cùng các ngài những phương sách của trương Đại học tôi xin thay mặt toàn Ban Đại học cảm ơn cụ chủ tịch đã không quản thời giờ vàng ngọc tới chủ toạ ngày lễ của chúng tôi. Tôi lại không quên cảm tạ liệt quý vị đại diện cho các phái bộ cường quốc Đồng minh ở Hà Nội và các anh em đồng bào các giới tới chứng minh lễ khai giảng đại học này.Các ngài tới đây làm tăng vẻ long trọng của một buổi lễ mà trường ra chỉ là một buổi họp thân mật của các Giáo sư và các bạn sinh viên.Nhưng buổi lễ hôm nay anh em Giáo sư và sinh viên chúng tôi muốn là một dịp để tỏ cho thế giới biết trong giờ phút nghiêm trọng của tiền đồ Tổ quốc này, dân tộc Việt nam ngoài công cuộc đấu tranh bằng xương máu trên thiên địa cũng nỗ lực tham gia vào công cuộc tiến triển văn hoá của nhân loại. Chúng tôi muốn rằng nền đại học mới này là một lực lượng mạnh trong những lực lượng chiến đấu của dân tộc Việt nam. Chúng tôi muốn nó là một thành luỹ để trường kỳ kháng chiến phục hồi hoàn toàn lãnh thổ và giải phóng tinh thần cho dân tộc chúng tôi là một dân tộc văn hiếu có ngoài nghìn năm lịch sử độc lập và tự gây nên được một nền văn minh đặc sắc trên ven bể Thái Bình Dương này.Thưa các ngài,Vì cảm thấy sự quan trọng của nền đại học tôi muốn nhân cuộc hội họp hôm nay trình bày với các Ngài một đôi lời về công việc của chúng tôi.Trường Đại học quốc gia này mở ra trong những trường hợp rất khó khăn. Thế giới vừa vùi được ngọn binh lửa mới có hơn một tháng thì cuộc binh đao sát hại lại bùng nổ lên trên cả một dải đất rộng và phì nhiêu nhất ở phương Nam nước này. Dựa vào những lý thuyết bất công và giả dối, thực dân Pháp đã đi ngược đường với sự chiến đấu chung cho tự do của nhân loại. Sự xâm lăng ấy còn đương tiếp tục một cách mãnh liệt mà chúng tôi được thượng lệnh xây đắp ngay nền tảng Đại học quốc gia.Tuy khó khăn, nhưng nhờ sự giúp đơ của tất cả mọi người, chúng tôi đã không sai hẹn.Về các bạn sinh viên thì ai nấy đều lặng lẽ hiểu biết trách nhiệm của mình và đã tiếp tục ghi tên vào các ban, cùng dự các kỳ thi lên lớp hoặc tốt nghiệp, một cách sốt sắng và có hiệu quả tốt đẹp.Thế là không kể những anh em sinh viên cùng thanh niên trí thức hiện nay còn ở trong hàng ngũ quân đội, hoặc ở những cơ quan chiến đấu khác, không kể những anh em Nam Bộ hoặc còn đang tranh đấu trên chiến trường, hoặc còn đương tham dự công việc hành chính, những anh em Trưng bộ còn bị đường sá cản trở, những anh em lân bang Cao Miên Ai Lao đương bị thực dân Pháp chia rẽ, chưa kịp tới giúp sức chúng anh em có mặt ở đây.Dầu sao với số sinh viên đã ghi tên theo học các ban, chúng tôi cũng nhận thấy rằng Trường Đại học đã mở ra trên một cơ sở khả quan. Nhưng chúng tôi cũng mong rằng trước sự hoà bình mà vì công lý thiêng liêng sẽ trở lại đất nước này, số sinh viên ấy sẽ tăng thêm nhiều lên để xứng đáng với số quốc dân hiếu học và với địa vị của Việt nam trong nền văn minh Đông Á.Về vấn đề Giáo sư, chúng tôi có trách nhiệm là lập hẳn một ngạch mới vì nền tảng của Pháp thuộc để lại đã quá mỏng yếu. Trong sự tựa chọn Giáo sư là những vị có nhiệm vụ tối cao dẫn đạo cho các bạn thanh niên trí thức tân tiến nước nhà trong thời gian lịch sử quan trọng này, chúng tôi đã căn cứ không những là chỉ về bằng cấp, mà cả vì kinh nghiệm. Chúng tôi đã chú trọng tới những nhà chuyên môn có trực tiếp thẳng với đời sống của dân tộc, tới tất cả các ngành hoạt động trong nước như bác sĩ, bác học, kỹ sư.Tất cả mọi người đã giúp chúng tôi trong công việc khó khăn lựa chọn này. Ai nấy đều một lòng hy sinh để cho nền đại học được mau có kết quả. Ngoài những bực chuyên môn, chúng tôi đã được những nhân vật trong giới ngoại giao, trong giới chính trị, trong các giới văn hoá giúp. Vâng, trong đoàn Giáo sư mới này chúng tôi có những bực đã từng chiến đấu cho đất nước, có những vị nhiều kinh nghiệm trên đường đời, có những nhân sĩ đã từng du học lâu năm ở ngoại bang.Vì thế mà trong các ban đại học chúng tôi có đủ nhân tài tham gia vào công cuộc kiến thiết: tân học có, cựu học có, lão thành có, tuổi trẻ có. Ai nấy đều một lòng hăng hái, không ngại nhiều công lắm việc, mà đem tài năng, kinh nghiệm xây đắp nền văn hoá mới cho quốc gia, cố tâm tìm những phương sách thích hợp với công việc đào tạo nhân tài, không câu nệ quá ở cổ tục, không nhắm mắt đi liều trên con đường mới xẻ.Muốn cho công cuộc xây đắp đại học có một cơ sở vững vàng, chúng tôi đã được phép chính phủ cho lập mọt Hội đồng quản trị gồm các Giáo sư có kinh nghiệm mà những bậc có quan tâm tới đại học. Hội đồng ấy có nhiệm vụ là tìm một phương sách thích hợp để mở mang nền đại học và để quản trị một ngân sách tự trị giống như các quỹ tự trị ở các trường đại học các nước tân tiến Âu- Mỹ. Quỹ này được chính phủ trợ cấp hằng năm, mà chúng tôi mong rằng nhiều bậc hảo tâm trong nước sẽ giúp sức hoặc bằng tiền mặt, hoặc bằng nhà cửa ruộng đất để nền đại học được phát triển nhanh chóng.Quỹ ấy phải có nhiều người giúp vì những phòng thí nghiệm và những thư viện của chúng tôi còn phải mở mang nhiều lắm, nhất là trong mấy năm chiến tranh những điều đã phát minh ra rất nhiều và rất quan trọng cho văn minh hiện đại.Nói tóm lại, Trường Đại học Việt nam sau bao nhiêu năm bị kiềm chế cần phải cấp bách tiến một bước dài. Hiện thời Trường Đại học ngay niên khoá này có năm ban Y Khoa, Khoa học, Văn khoa, Chính trị xã hội và Mỹ thuật.Ban Y Khoa thì có Y học, Dược học và Nha học; Ban Khoa học thì có đủ các khoa toán lý, hoá và thiên nhiên học; ban Mỹ thuật thì có hội hoạ và điêu khắc học. Cả ban này hiện thời còn theo quy tắc cũ. Nhưng nội trong niên khoá này sẽ triệu tập một hội đồng để tìm phương sách cải tổ lại cho hợp với những sự tiến bộ của nhân loại.Trong hai ban mới là Chính trị xã hội và Văn khoa thì ban Chính trị xã hội dùng để thay cho ban Luật học cũ vì khuôn khổ ấy không thích hợp với nhu cầu của mọi ngành xã hội cách tân này. Niên khoá 1945- 46 ban Chính trị xã hội có hai lớp. Một lớp đặc biệt dành cho những sinh viên đã học hai năm Luật khoa rồi; một lớp thượng thì mở chung cho tất cả những thanh niên có bằng tốt nghiệp trung học muốn chuyển về mọi ngành chính trị và hành chính. Lớp này học làm hai năm. Năm đầu sẽ dạy những khái niệm đại quan về dân luật, hiến pháp, công pháp và kinh tế.Những sinh viên tối nghiệp năm đầu sẽ được học một năm thứ hai chuyên môn hoặc về kinh tế và hành chính, hoặc về công pháp và ngoại giao, hoặc về tư pháp. Sau này sinh viên tốt nghiệp về chuyên khoa nào sẽ có thể tạm áp dụng được trong mọi ngành hoạt động của quốc gia như hành chính, ngoại giao, tư pháp, thương mại, luật sư… Còn ban Văn khoa thì hoàn toàn mới. Mục đích ban này là phần thì để đào tạo lấy một số Giáo sư cho nền trung học, phần thì để gây lấy trong anh em thanh niên có một căn bản vững bền để có thể tham gia được vào những cuộc khảo cứu và phát minh trong mọi ngành triết lý, xã hội, văn chương, sử ký, địa dư là một phần những công cuộc lớn lao kiến thiết văn hoá của toàn thể nhân loại văn minh hiện đại.Nên cần cấp trong một thời hạn hai năm chúng tôi sẽ mở mười khoa là hai khoa thiên lý, một khoa xã hội và nhân chủng, bốn khoa văn chương, hai khoa sử ký và một khoa địa dư. Những khoa heo lệ gia đình chị đi lấy chồng thì em gái liền sau đó cùng mẹ học cai quản việc nội trợ gia đình. Mẹ tôi bắt đầu cùng bà ngoại tập lo toan tề gia nội trợ kể từ năm 1930. Mẹ tôi thường nhắc nhiều về sự “tự lựa chọn người chồng lý tưởng”, vì thế mẹ tôi hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn bạn đời của các con. Mẹ tôi kể rằng, hồi 13 tuổi, ông tôi đã nhận gả mẹ tôi cho một người họ Dương Thiệu. Năm 16 tuổi thì mẹ tôi biết chuyện, mẹ tôi nhất định đòi ông tôi phải sêu trả ba năm. Tục lệ xưa khi đã nhận lời, hằng năm nhà trai biếu tết chờ con gái đến tuổi gả chồng. Nếu phá bỏ phải trả lễ. Lễ đó gọi là sêu trả.Sở dĩ mẹ tôi có lòng quyết tâm giành quyền quyết định hạnh phúc cuộc đời mình, không chấp nhận “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” là do thấy cảnh bà ngoại chịu cảnh năm thê bảy thiếp thật là đau khổ!… Ngày 28-1-1976 (Bính Thìn) Cô Vinh, một người bạn thân của mẹ tôi, sau mấy chục năm xa cách, đã viết thư cho mẹ tôi nhắc lại kỷ niệm xưa “Vinh ở Đà Lạt có gặp Dương Thiện Tước và vợ là Minh Trang. Hai anh chị lên hát đờn ở Đà Lạt, Hôm đó có người quen giói thiệu. Vinh hơi… ngỡ ngàng rồi nhớ lại lúc ở Hưng Yên, Vinh phá đám, đã tưởng anh Tước không nhớ. Nhưng ngay tối đó, anh Tước nói với bạn Vinh là: tưởng bà Vinh là ai lạ! Nhìn ra là cô Vinh, chỉ nói thế thôi Vinh hơi ngượng… nhưng sau đó chị Minh Trang qua lại chơi với Vinh, mỗi lần Vinh xuống Sài Gòn cũng đến thăm gia đình anh Tước. Anh Tước bỏ bà vợ cả, sông, cưới Minh Trang đã “mấy chục lăm nay”.Khi tôi chưa đầy 2 tuổi thì bà ngoại mất (1939). Cả nhà đều quy lỗi cho ông ngoại vì ông mê một bà thiếp quá lộng quyền, nên bà ngoại đã bỏ Hà Đông về thăm bác Kim Thành. Trên đường về quê Lạng Sơn bà đi ngựa bị ngã chấn thương sọ não, mất vào ngày 24 tháng 11 năm Mậu Dần (1939). Mẹ tôi thường kể về bà ngoại là người cần cù chịu khó, quanh năm ngồi may áo, khâu giầy cho tất cả mọi người trong nhà. “Bà chỉ muốn mọi người đều sung sướng… mẹ nhớ từng trang sách bà dạy cho mẹ đọc là những bài học luân lý, đạo làm người… Thế mà bà lại phải chịu bao nỗi khổ của cảnh bấy công!…”.Bác Kim Yến nhớ về bà ngoại tôi: “Mẹ tôi thì đặc biệt là thương, yêu, quý con. Cụ rất bình đẳng và từ bi quảng đại, được mọi ngườì kính trọng”. Mẹ tôi luôn da diết nhớ về bà ngoại, năm 1949 trong Nhật ký Kháng chiến mẹ tôi viết: “Ngày 15 tháng 7 Mậu Tý. Ngày sinh nhật Mẹ Hiền kính yêu muôn vàn của con gái Mẹ”.Bác Kim Yến và mẹ tôi đều thương bà là người nhiều tâm tư đau buồn nhất. Mang tiếng là một nhất phẩm phu nhân mà đau buồn vì ông ngoại có “năm thê bảy thiếp”. Bà ngoại thường nói: “Thà lấy một thằng cày ruộng còn hơn là lấy một ông quan”. Lời tâm sự ấy như đã khắc sâu vào lòng mẹ tôi. Trong tập lưu niệm mẹ còn giữ được những phong thư bác cả Diệm gửi cho các em gái hồi bác ở Bản Chu: “Thầy có đâu biết cảnh… mẹ chúng mình muôi con khổ sở vất vả như thế nào! Đẻ xong là vứt cho mẹ con chúng nó. Mai lại vui với gái”.Lại một thư khác của bác Cả: “Các cô còn nhớ hồi ở Phúc Yên không? Chắc còn ít tuổi… Lúc sắp lấy cô Bắc thì hết sức ngọt ngào với mẹ khi lấy được thì đâu lại hoàn đấy… Còn bây giờ mẹ mất rồi, tôi tưởng ngày mẹ chúng mình mất thì thầy tu tỉnh, ăn ở với chúng mình hết bổn phận thầy thì vui biệt bao!…”.Mẹ tôi thường tâm sự nhiều lần với tôi và ngay trong những trang nhật ký: “Mẹ ghét cay ghét đắng ruột đống quan lại xu nịnh, tham nhũng và năm thê bảy thiếp của chế độ phong kiến”. Nhân ngày 19 tháng 5 năm 1981, mẹ tôi đã viết: “… Bác Hồ đã mang lại hạnh phúc thực sự cho phụ nữ. Nghĩ lại nghìn năm qua phụ nữ khi có chồng cũng không bao giờ yin người chồng vĩnh viễn là của riêng mình. Cho nên phụ nữ rất biết ơn Bác Hồ kính yêu!”.Cũng trên trang nhật ký mẹ tôi tâm sự với các con, khuyên các con phải sống xứng đáng là con người của thời đại Hồ Chí Minh vì “Hồ Chí Minh là người có đạo đức vĩ đại nhất, người đã đưa giới phụ nữ Việt Nam ra khỏi áp bức, khỏi xiềng xích của chế độ phong kiếnểc phong tục cổ hủ hà khắc xưa. Các con hãy dang tay mà đón nhận, và giữ lấy cái quyền thiêng liêng ấy…”.Thỉnh thoảng mẹ tôi kể cho tôi về những kỷ niệm xưa. Mẹ tôi khá nhớ về các cô bạn thân của mẹ như cô Nga, cô Thái con cụ Thượng Quỳ, cô Vinh, cô Hiển con cụ Hội Quang, cô Nghĩa nay là “bà Sơ trên Đà Lạt. Tôi nhớ đã theo mẹ đến nhà cô Nghĩa để tiễn cô đi tu. Trong thư ngày 13-5-76, cô Vinh nhắc lại kỷ niệm: “Ngọc còn nhớ hôm chúng mình đứng núp ở cửa nhà Nghĩa, xem Nghĩa và ông Nhu… tâm tình không? Bị nó lườm tụi mình quá. Vinh gặp Nghĩa vẫn nhắc lại, Nghĩa cười khì”. Việc đi tu của cô Nghĩa cũng là vì mối tình với Ngô Đình Nhu không thành. Tôi đọc thơ cô Nghĩa viết cho mẹ, thư nào cũng nhắc đến cháu Hạnh và hỏi thăm tôi đã có mấy con. Qua cô Vinh tôi được biết “Nghĩa đi tu đã mấy chục năm nhưng vẫn rất là cỡi mở, vui vẻ mình nói một, Nghĩa nói hai chứ không “nghiêm chỉnh đâu!”.Thế là tôi cũng mừng cho cô tìm được niềm vui trọn vẹn. Còn nhớ khi mẹ tôi đã có chúng tôi thì các cô Nga, Thái, Vinh vẫn chưa đi lấy chồng. Các cô thành lập gia đình rất muộn. Các cô đều có những ước nguyện như mẹ. Ngày 22 tháng 12 năm 1977 sau khi cha đã đi xa được hai năm thì mẹ lại mãn nguyện ghi rằng: “Ước mơ của em khi đôi tám xuân xanh quyết chọn được người tài đức mới trao gửi thân. Nếu không gặp được một nam nhi hào hùng đó thì thà ở một mình suốt đời! Thế mà em đã được toại nguyện!”.