Vào dịp gặp lại ông Nguyễn Phú Hợi. nhân viên của Trường Viễn Đông Bác cổ (cùng thời kỳ với cha tôi), đã mang lại cho gia đình tấm ảnh chụp toàn thể nhân viên vào dịp Tất niên 1939 tại khách sạn Lạc Xuân (ngày 23-12-1939). Ông Hợi chỉ cho chúng tôi cụ Nguyễn Văn Tố, ông Trần Văn Giáp… và nhân viên Triều Tiên Kim Yun Kun và nhân viên Cao Miên Tcheng Fang.Em Huy có kể với cô Nguyễn Phương Ngọc: “Một người rất thân nữa là ông Nguyễn Trọng Phấn, một nhà địa lý học. Ông có một tình cảm đặc biệt với ông, cả sau khi ông đã mất, vẫn thường xuyên đến nhà thăm hỏi bà với các cô chú. Tết nhất bao giờ cũng có chút hoa quả đem đến. Ông Phấn có để lại một số bài trên tạp chí Thanh Nghị; ông biết rất nhiều, rất quan tâm đến vấn đề địa lý. Các ông khác, thế hệ trước 45, thường đến thăm ông luôn, không hẳn là nhà nghiên cứu đâu, mà là cả các nhân viên. Cụ Trần Huy Bá. sau này làm ở Bảo tàng Lịch sử, có lẽ là người vẽ tất cả các bản đồ cho ông. Về mặt tình cảm thì còn giữ với nhau như thế, nhưng về công việc thì mỗi người một việc, chỉ có cụ Giáp là còn làm cùng”.Ông Hợi kể lại, năm 1957 trong buổi tiếp quản Viễn Đông Bác cổ, cha tôi có nhắc lại: “Trước khi về Viễn Đông Bác cổ, khi ông Huyên xin thẻ đến đọc sách, mà Giám đốc còn hỏi vặn học vị. Vì trước đấy thư viện chỉ dành cho người Pháp có học vị cao”. Hai tác phẩm đầu tay vào năm 1934 là “Những bài hát đối đáp của nam nữ thanh niên Việt nam” và “Mở đầu nghiên cứu về nhà sàn Đông Nam Á”. Hai tác phẩm này đã được Nhà xuất bản Paul Guethner Paris cho in sau khi Chủ tịch Hàn lâm Paris, ông S. Charlety và ông H. Delacroix Chủ nhiệm Khoa Văn Đại học Paris đã ký duyệt. Người Pháp khi giới thiệu về cuốn sách đầu tay của cha tôi đã viết: “Là người Việt nam đã từng là giảng viên tại trường Ngôn ngữ Phương Đông tại Paris là một người đóng góp rất có giá trị hiểu biết về Việt nam. Ý nghĩa của nó là ở lĩnh vực cung cấp cho các nhà dân tộc học và dân ca học một chất liệu phong phú, có chú ý cả đến chi tiết để hiểu đời sống yêu đương, trước hết là tập quán tỏ tình, đính hôn của người Việt nam. Mặt khác nó chứa đựng nhiều điều đáng biết đối với nhà ngôn ngữ học…”. Cha tôi có gửi tác phẩm của mình cho nhà thơ Paul Valéry, một trí thức lớn được mệnh danh là anh hùng của trí tuệ, thi bá của văn đàn Pháp (1871 -1945).Ngày 22-3- 1934, ông Paul Valéry đã viết thư cho cha tôi có đoạn: “Tôi càng nhạy cảm hơn nữa với phương pháp mà ông đã chọn để nghiên cứu sự sáng tác thơ ca ngẫu hứng trong lễ hội Việt nam. Sự hài hoà của âm thanh mà cảm giác là vấn đề chủ yếu của mọi thi ca. Nhưng trong các ngôn ngữ của chúng tôi, vấn đề này không được xác định. Điều này chỉ được giải quyết trong thực tế sáng tác và như là sự ngẫu nhiên, bởi vì người la không bao giờ có thể chắc chắn đem lại cho tư duy một sự biểu cảm có tính nhạc.Thế nhưng tôi tìm thấy trong quyển sách của ông những thí dụ hình thành thi ca ở trạng thái này nảy sinh… và rồi nghĩ đến Ronsard đã làm thơ dựa vào cây đàn luýt. Tôi cũng sực nhớ bản thân mình đã từng làm nhiều bài thơ xuất phát từ những hình tượng, nhịp điệu chợt đến mà ám ảnh tôi. Những hình tượng đó xác định dần dần những “từ” và cuối cùng là một “ý”… Tất cả những gì ông nói về những đối xứng, cân bằng những nhóm, gây cho tôi hứng thú đến cao độ… Nhờ những gì ông viết về các nhà thơ Việt nam tôi lấy làm sung sướng được đọc những điều mà tôi tin là đúng với mọi thi ca, nhưng ở nước chúng tôi rất ít biết đến hoặc thấu hiểu…”.Câu thơ mà cha tôi chọn làm tựa đề cho luận văn lấy từ bài thơ “Nghĩa địa thuỷ thủ” của Paul Valéry, đó là câu: “Gió đã thổi lên… phải cố mà sống!”. Một nhà báo (Y Trang 14-4-1996. Báo Lao Động) có lời bình câu thơ này: “Câu thơ suốt cả cuộc đời ông như một lòi thúc giục… Ngay cả khi gió ào ào quá mạnh lay khi không có ngọn gió, Nguyễn Văn Huyên vẫn chế ngự được hoàn cảnh, vươn lên chính mình để sống, để lên đường bước cùng đất nước và nhân dân”.Sau khi ông Vũ Đình Hoè nghe cha tôi trình bày cách đánh vần chữ quốc ngữ đã nhờ ông Nguyễn Trọng Phấn mượn hộ trong thư viện bản luận án tiến sĩ của cha tôi: “Tôi chỉ mới được đọc lời giới thiệu ở đâu đó… Vợ tôi quê ở Nội Duệ, Tiên Du Bắc Ninh vùng hát quan họ đấy. Hồi còn là sinh viên, đã có mấy lần tôi về quê vợ chưa cưới xem hội “Lim”, nhưng thú thật để “ngắm” và “phá” là chỉ yếu, chứ có thưởng thức được gì đâu! Đến nay, đọc tác phẩm “Hát đối nam nữ…” mới “tỉnh ra”, bắt đầu thấm thía được tí chút cái hay của các làn điệu dân gian cổ truyền quê hương thì muộn mất rồi, cái nghệ thuật cao quý ấy đã bị bọn thanh niên thành thị chúng tôi “quấy rối” quá xá; ngày nay mấy nghệ nhân gia may còn nhớ được lời giữ được giọng thì lại chẳng còn “quan viên họ” nào thành thực ngưỡng mộ, vả lại không khí chung (cũng nhạt nhiều rồi cho nên các cụ cũng chẳng buồn nghiên cất tiếng tâm tình với ai “liền anh” nữa.Sau khi mẹ tôi thu dọn tủ sách của cha tôi, bà đặt hai tập bản thảo đã hoàn tất năm 1939 cùng với cuốn sách được phát hành năm 1944. Mẹ tôi cất cùng những bức thư của học trò Trường Bưởi cùng với các công trình nghiên cứu của cha tôi. Trong đó có bức thư của ông Vi Quốc Bảo tác giả “Dân ca đám cưới Tày Nùng” đã viết: “Vì cách đây 36 năm (1937-1939) tôi đã được Giáo sư xới gợi lên lòng yêu nước, yêu mến văn hoá cổ truyền của dân tộc”. Bức thư và cuốn sách của ông Vi Quốc Bảo được mẹ tôi cất cùng với tác phẩm của cha “Những khúc ca đám cưới Tày ở Lạng Sơn và Cao Bằng”, xuất bản năm 1941. Trong đó có 62 bài dân ca đám cưới Tày ở Lạng Sơn và 18 bài sưu tập ở Cao Bằng. Được in lại cả nguyên văn chữ Nôm Tày, phần phiên âm Quốc ngữ và phần dịch ra tiếng Pháp.Từ công trình “Hát đối đáp của thanh niên nam nữ Việt nam” đến “Những khúc ca đám cưới Tày ở Lạng Sơn và Cao Bằng” hai giáo sư Phan Hữu Dật và Bế Viết Đẳng đã viết “Ở đây bên cạnh bản năng của nhà dân tộc học, ông còn biểu lộ tài năng của một nhà ngôn ngữ học” (Tham luận “Nguyễn Văn Huyên - Nhà Dân tộc học lớn” (1908-1975). Sau khi xem “Hát đối đáp của thanh niên nam nữ Việt nam” ông Vũ Đình Hoè đã tâm sự với ông Phấn: “Thật đáng mến biết bao “cái ông Nghè tây học” mà mang nặng lòng nước non như thế đấy, tôi ngỏ ý với Nguyễn Trọng Phấn thì anh vội rút từ cặp ra một xấp giấy đánh máy và nói: “Anh quan tâm đến cảnh sống của dân quê thì xem ngay bài này đi, tác phẩm mới nhất của Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên đấy, viết về tình hình nông thôn nước ta”. Anh sẽ thấy Nguyễn Văn Huyên không chỉ nói “Xưa” mà nói cả “Nay”, không chỉ “hay” mà có cả “dở” nữa cơ, “dở” là chủ yếu rồi nêu ra giải pháp cấp bách và lâu dài”. Tác phẩm mang đầu đề “Vấn đề nông dân An Nam ở Bắc Kỳ” (1939). Tác giả vẽ bức tranh nông thôn đồng bằng Sông Hồng, phô bày cảnh sống thê thảm của bảy triệu đồng bào vật lộn cùng cực với đói rét, bệnh tật triền miên; căn cứ vào những sự việc cụ thể với những con số chính xác không ai có thể chối cãi được. Nguyên phân sâu xa gây nên tình cảnh bi đát đó là gì? Và hướng giải quyết như thế nào? Tác giả nói:“Xem xét vấn đề trong tâm cả quy mô của nó, chúng tôi nghĩ rằng sẽ chẳng làm được gì hết chừng nào chúng ta chưa làm thay đổi được tâm lý nông dân, chừng nào ta chưa chú tâm chuẩn bị những thế hệ có ý thức hơn về quyền lợi thật sự của họ (… ). Vì thế, sự nghiệp chủ yếu, việc làm cơ bản mà nếu không có thì sẽ chẳng xây dựng được gì vững chắc, chính là việc “Giáo dục công dân”. Cần phải tiếp nhận những đứa trẻ “quặt quẹo và ở nghèo khổ này” và thử làm cho chúng trở thành những con người có một ở hiểu biết khách quan hơn về lợi ích của mình một ý thức hiện đại hơn về đời sống nông thôn tốt đẹp hơn”.Từ năm 1938, cha tôi đã tiến hành thành lập bộ môn “Lịch sử Văn minh Việt nam” cho trường Đại học Luật. Bản thảo cuốn sách “Văn minh Việt nam” được hoàn tất vào năm 1939 và ông dùng nó để giảng dạy cho đến 1944 mới chính thức in thành sách. Sở dĩ bản thảo nằm lâu như thế ở Nhà xuất bản vì lúc dó còn phải đợi chính quyền thực dân Pháp duyệt. Giáo sư Phan Hữu Dật đã viết về tác phẩm “Văn minh Việt nam” như sau: “Ngày nay đọc công trình này của ông, ta không khỏi ngạc nhiên về sự uyên bác của ông. Có thể nói là không cường điệu: Công trình “Văn minh Việt nam” không những tổng kết thành công nghiên cứu dân tộc học của ông trong 10 năm cần cù sáng tạo, mà còn là sự tổng kết thành tựu của các ngành khoa học nghiên cứu về người Việt nam (cho đến giữa thế kỷ 20 này”. Về giá trị của công trình, Giáo sư Dật viết: “Những vấn đề cối lõi nêu lên trong “Văn minh Việt nam” là những vấn đề cũng cốt lõi phải xem xét giải quyết đứng đắn trong quá trình phát triển đi lên của đất nước. Vấn đề gia đình, vấn đề làng, vấn đề đất nước đều là những vấn đề cốt tử hiện nay trong việc xây dựng hệ thống chính trị mới của đâí nước ta trong sự nghiệp đổi mới”.Về cuốn sách “Văn Minh Việt nam” ông Vũ Đình Hoè kể lại: “Tạp chí Thanh Nghị khoảng 6-1941 có bài của tôi nhan đề “Mấy điều cải cách khẩn cấp trong gia đình giáo dục”. Bài viết được là nhờ có sự góp ý của Giáo sư Nguyễn Văn Huyên. Đầu đuôi thế này: thời gian đó, anh Huyên đang đọc lại, sửa chữa bản thảo tác phẩm đồ sộ “Văn minh Việt nam”. Thừa dịp tôi lân la đòi được xem những trang Anh viết về “văn hoá, giáo dục” xưa và nay, đặc biệt về các trường hương sư, về vai trò của các ông đồ Nho trong các gia đình Việt Narn truyền thống nền nếp. Cố nhiên có nhiều nếp cổ hủ phải loại bỏ: nhưng tinh thần “tu thân, tề gia, trị quốc… bình thiên hạ”, “Dân vi quý, xã tắc thứ chi quân vi khinh” là một di sản quý báu của tổ tiên Hồng Lạc, không nên đánh mất. Vậy là tôi vững tâm mở đầu bài viết bằng hai câu thơ của Tản Đà: “Ôi! văn minh Đông Á giời thu sạch! Này lúc luân thường đảo ngược ra?” Tôi cũng nhắc trân trọng vai trò phụ nữ trong gia đình cổ Việt nam, nhấn mạnh trách nhiệm giáo dưỡng con cháu của người Mẹ mà đề xuất ý kiến nên lập gấp “Hội các bà mẹ Việt nam”, trong lúc này (1941). “Có đi có lại nhé?” anh Huyên bảo tôi thế mà đòi tôi cho anh đọc ghé bản thảo những bài của Ban biên tập đã viết hoặc chuẩn bị viết về các đề tài kinh tế, xã hội ở nông thôn (trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp, đê điều, ao giếng, bệnh tật… ). Tôi đoán Anh muốn đối chiếu Nay và Xưa để xem có nên bổ sung gì cho bản thảo “Văn minh Việt nam” của Anh”.Giáo sư Vũ Ngọc Khánh đã nhắc lại lời cha tôi vào năm 1964, khi cha tôi đọc duyệt một công trình về văn hoá dân gian xứ Thanh của ông như sau: mọi kiến thức Sử học, Văn học, Văn hoá dân gian, Địa lý, Nhân học… đều phải được khai thác đến, trong một cái nhìn tổng hợp. Phải như vậy với đi đến những kết luận khách quan. Nói đến tính chất khách quan, cần luôn luôn nhớ rằng trong khoa học có thể có dự cảm nhưng không được phép có những định đề tiên kiến”. Mặt khác văn lời thầy dặn: “Điều quan trọng trong nghiên cứu là phải ở cái nhìn rộng ra ngoài biên giới của chính mình và của đất nước mình. chưa biết thế giới ra sao, Đông Nam Á ra sao, sao lại có thể khẳng định chỉ riêng chúng ta mới có những cái gì độc đáo?…” (Trích trong “Những bài nói và viết của Nguyễn Văn Huyên”).Những lời của ông Về Ngọc Khánh làm cho tôi hiểu sâu hơn, ngay từ khi còn là thanh niên, những ham muốn mà cha tôi cùng bác Tường đã không bỏ lỡ cơ hội để trong mười năm đèn sách ở nước ngoài dù kinh tế hạn hẹp vẫn cố đi khắp các miền Châu Âu, Châu Á… Và khi cha tôi chọn luận văn phụ “Nhà sàn ở Đông Nam Á” vào năm 1934, ông đã đề cập tới nhà sàn của 18 dân tộc ở Đông Dương từ Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia cho đến Việt nam. Sau đó còn giới thiệu thêm về cách cư trú trên đảo Xê Lép và 24 dân tộc các đảo khác. Ông đã lặn lội sang cả thư viện Hà Lan để tìm đọc. Em Huy đã trao đổi với cô Nguyễn Phương Ngọc về phương pháp nghiên cứu: “Nói chung các nhà nghiên cứu từ xưa tới nay, kể cả các nhà nho, ai cũng phải đi lấy tài liệu, ai cũng phải tích góp tất cả các tư liệu, đấy là chuyện hoàn toàn bình thường. Thực tế mà nói thì như thế cũng là đi điền dã, ví dụ như thời Lê Quý Đôn chẳng hạn, Lê Quý Đôn đi là năng nhặt chặt bị, đi đến đâu ghi chép đến đấy, từng tờ phiếu, từng tờ phiếu một, tất cả tập hợp lại sau này mới thành ra Kiến văn tiểu học, Phủ biên tạp lục. Đó là cái cách đi điền dã của những người ngày xưa.Nhưng có thể nói rằng đối với ngành dân tộc học Việt nam thì ông là người đầu tiên sử dụng các phương pháp khoa học hiện đại cho việc điền dã đó thì chính xác hơn. Các phương pháp ấy thể hiện rất rõ ngay từ trong chuẩn bị luận án tiến sĩ của ông về “Hát đối nam nữ” và “Nhà sàn Đông Nam Á”, cũng như trong tất cả các đề tài về sau này. Trong “Hát đối đáp”, ông đã sử dụng phương pháp enquête và questionnaires để phỏng vấn là hỏi rất nhiểu đối tượng khác nhau. Đặc biệt là vì thời gian ông học và nghiên cứu ở bên ấy là mười năm, không có điều kiện về nước cho nên việc ông nghiên cứu quan họ và các hình thức hát đối đáp ấy là dựa trên các thư tịch, sách báo đã công bố về các loại hình hát khác nhau. Đồng thời ông cũng dựa trên các tài liệu, sách vở trong nước xuất bản mà bác Mão (Toại) gửi sang cho ông để phân tích. Nhưng một tài liệu rất quan trọng đối với ông là ông hình thành các câu hỏi enquête, để phỏng vấn người Việt nam ở Pháp. Có hai loại đối tượng chính: Một loại đối tượng là nghiêng người lính thợ Việt nam có mặt tại Pháp, họ gắn bó với quê hướng đất nước và đã từng hát quan họ. Đối tượng thứ hai là ông phỏng vấn những người Việt nam sang Paris dự hội chợ, hình như là năm 1930, năm 1931 ấy, có hội chợ rất lớn. Ông làm enquête hỏi và phân tích những ý kiến của họ. Thứ hai nữa là ông có mời những người ấy, những người am hiểu và biết hát quan họ, hát và thực hiện ghi âm trên các đĩa, và từ ghi âm trên các đã như thế mới phân tích âm nhạc.Đó chính là những phương pháp khoa học hiện đại đầu tiên mà ông đưa vào hai công trình nghiên cứu đó. Những cái đó là hoàn toàn mới, mang một hơi thở mới vào trong nghiên cứu văn hoá, lịch sử Việt nam.Sau khi về nước ông tiếp tục triển khai và sử dụng các phương pháp đó bây giờ ta gọi là phương pháp quan sát trực tiếp và tham dự. Thí dụ như khi ông viết về hội Gióng hay hội Lý Phục Man thì ông phải ở đấy cả tháng. Ở hội Lý Phục Man, ông ở tại đây 15 ngày, quan sát xem xét, tham gia và thực hiện ghi chép rất rỉ mỉ. Hiện nay ở nhà vẫn còn giữ được mấy quyển ghi chép của ông rất hay mà sau này nó được thể hiện trên các bài báo của ông.Thứ hai nữa là trong quá trình như vậy, ông sử dụng phương pháp chụp ảnh để minh hoạ cho tất cả, và cái đó cũng là rất mới đối với các nhà nghiên cứu lúc đó. Sau này các bác, các chú kể lại, ông đi điển dã một mình, ông tự lái ôtô. Mà ông lái xe rất giỏi, ông vào tất cả các nơi. Đặc biệt ông là một trong những người tạo ra các vấn đề tổ chức gửi các questionnaires điều tra về các thần tích thành hoàng, gửi về từng làng từng tổng để người ta điền vào. Ở nhà còn rất nhiều tài liệu cũng như các thư từ của các đia phương họ gửi rề cho ông, ghi rất rõ là “Kính gửi ông Nguyễn Văn Huyên; theo yêu cầu của ông thì chúng tôi trả lời…”. Trong các hồ sơ trả lời phiếu hỏi còn lưu giữ trong gia đình chúng tôi, đa phần là do các hiệu trưởng, giáo viên các trường hàng tỉnh, huyện, làng gửi về. Trong số đó có ông Hiệu trưởng Hoàng Minh Vui, Trường Tiểu học Hoà Ninh, Quảng Trạch, Quảng Bình, nơi mà các anh chú Cầu đã học. Ông Vui đã gửi cho cha tôi một số ảnh chụp cảnh sinh hoạt và một số mẫu nhà ở của làng Hoà Ninh. Em Hà tôi đã nhận ra nhà của chị chú Cầu hiện nay ở giống một ngôi nhà trong ảnh. Chính nhờ các hệ thống đó mà chúng ta có rất nhiều tư liệu quý.Trong nghiên cứu ông kết hợp rất nhiều phương pháp: phương pháp địa lý, phương pháp xã hội học, questionnaires, thành lập các hệ thống bản đồ. Ông là người tổ chức thực hiện và tổng hợp tất cả những cái đó trong cùng một công trình; đấy mới thực sự là liên ngành.Huy đã trao đổi tâm tình với Phương Ngọc những điều mới chỉ trong gia đình biết: Trong lời nói đầu của Nhà xuất bản cho cuốn “Nguyễn Văn Huyên toàn tập” có câu “Dùng những tư liệu dân tộc học sẽ soi sáng vào những mảng tối trong lịch sử dân tộc thực ra không phải là của chú mà chú trích ở trong đơn xin gia nhập Đảng của ông lần đầu tiên và lần duy nhất, năm sáu mươi, lớp đảng viên trí thức mồng sáu tháng giêng kỷ niệm ba mươi năm thành lập Đảng. Đây chính là tư tưởng xuyên suốt các công trình của ông. Bài Chống hạn trong tập quán Việt nam, Pháp Vũ… gần như là một mẫu mực về nối dân tộc học mà sử học, nối những chuyện từ xưa tới nay, từ hạn hán cầu đảo của vua chúa qua các thời kỳ lịch sử đến cuộc sống đường thời. Tất cả cái đó tạo ra mối nối giữa sử học và dân tộc học và địa lý”.Nhân Kỷ niệm 85 năm ngày sinh của cha tôi tổ chức tại Văn Miếu, Giáo sư Trần Quốc Vượng có đọc bài tham luận với nhan đề: “Nguyễn Văn Huyên và không gian văn hoá Việt vùng châu thổ Bắc Bộ”, trong đó ông phân tích: “Ông quả như ban tổ chức hội thảo khoa học này nhận định là một nhà khoa học nhân văn lớn và hiện đại đầu tiên ở nửa đầu thế kỷ 20 này… Lớn, vì ông để lại chỉ trong khoảng 10-15 năm hành nghề khoa học một khối lượng công trình bao quát nhiều lĩnh vực Sử học, Dân tộc học, Folklore học… chỉ riêng trong lĩnh vực Folklore, điểm nhìn của ông đã soi rọi từ cái nhà sàn truyền thống đến lịch sử một làng, từ họ hàng kiểu Việt đến một vị thành hoàng, từ một phường múa hát Ải lao - Tùng hoặc trong lễ hội Gióng đến những làn điện dân ca ví đối gái trai, từ tín ngưỡng thần nước đến đạo thần tiên, từ Mẫu Liễu đến đạo nội dân gian. Lớn, vì ông đi từ sự miêu tả cụ thể tỉ mỉ, chính xác từng dữ kiện văn hoá nhân văn đến những khái quát khoa học về thể loại dân ca, về cội nguồn dân tộc, về văn minh Việt nam… Ông lao vào nhiều địa hạt cực ở khó của tâm thức dân gian người Việt châu thổ Bắc Bộ như “Sự chuyển hoá hồn linh và lễ hội vong nhân” (1941), “Thanh minh - Tảo mộ” (1942), “Phương thuật chống ác ma mùa viêm nhiệt và tết Đoan ngọ” (1942), “Kiêng giờ kỵ trong mai táng Việt nam” (1939), “Việc cầu tiên ở Việt Nam” (1943)… tôi biết ông còn nghiên cứu Tử vi. Tiếc thay cho tới trước thời kỳ đổi mới ngành Nhân văn Việt nam dường như không có ai dám ở lao vào những “khu vực cấm kỵ” ấy… Lịch sử tâm thức Việt nam, theo tôi còn nhiều chặng đường dài cần phải đi và tới”.Giáo sư Trần Quốc Vượng còn viết: “Giới nghiên cứu trẻ, già hôm nay còn được học mà phải học ở ông nhiều về phương pháp luận và các phương pháp tiếp cận những sự kiện nhân văn, vừa cụ thể, vừa tổng thể…”.Ông Hoè viết: “Bẵng đi 2 năm 1943-1944, anh Huyên không viết thêm bài gì cho Thanh Nghị. Biết anh đang dồn hết lực, tâm vào hoàn chỉnh công trình lớn “Văn minh Việt nam”, vừa tiến hành khẩn trương công việc nghiên cứu các đề tài khoa học thuộc đời sống vật chất và tinh thần Xưa và Nay của dân tộc Việt nam, như chống hạn trong tập quán Việt nam”, “Tục thờ cúng thần tiên ở Việt nam”, điều tra về tình hình ăn uống, y phục, nhà ở của người Việt”… Tôi không dám giục, vẫn mừng vì nghĩ rằng tất cả những vấn đề đó đều liên quan mật thiết đến mục đích nội dung, tìm hiểu của báo mình và sớm hay muộn độc giả Thanh Nghị cũng sẽ được hưởng kết quả việc sưu tầm và suy nghĩ của anh. Có thể là Anh còn phải lo góp sức cụ thể hoá hơn nữa chương trình dạy và cung cấp giáo tài, tư liệu tham khảo cho các lớp của hệ cổ điển học Á Đông. Tôi bắt đầu thoáng thấy mối liên quan giữa sự nghiệp nghiên cứu sử học, dân tộc học, xã hội học của Anh với lý tưởng “trồng ngườí” mà anh ôm ấp một cách kín đáo, tuy không giấu nổi sự tha thiết của mình, như đã có lần thổ lộ trong tác phẩm “Vấn đề nông dân Việt nam ở Bắc Kỳ”, hoặc khi phổ biến phương pháp mới dạy vần quốc ngữ, chẳng hạn…”.Thời kỳ này là những năm tháng cha tôi dành tâm huyết cho nghiên cứu khoa học. Từ năm 1935 đến năm 1945, mười năm mà nhiều công trình nghiên cứu văn hoá dân gian, dân tộc học, xã hội học… có giá trị đã được ra đời. Các công trình này đều xoay quanh một vấn đề mới mẻ, đầy thách thức, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc mình. Ngày Hội thảo được tổ chức tại Văn Miếu đại diện của Viễn Đông Bác cổ Pháp có lời: “Với nhiều nhà Việt học Pháp, tác phẩm Nguyễn Văn Huyên là chiếc chìa khoá vàng mở cửa cho việc tìm hiểu văn hoá Việt nam”.Như vậy là trước khi được phổ cập rộng rãi trong nước, qua các bài viết bằng tiếng Pháp, ông truyền ra thế giới Văn minh, Văn hoá Việt nam từ những năm tháng đất nước còn bị màn đêm che phủ. Đó là những gì thuộc về tâm huyết của một nhà trí thức yêu nước thương nòi có thể làm được. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ông đã gác lại công việc nghiên cứu dân tộc học để chuyên tâm vào sự nghiệp nâng cao dân trí phổ cập giáo dục toàn dân.Tuy vậy, trong suốt gần 30 năm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, cha tôi vẫn liên tục sưu tầm tài liệu cho các công trình dự định của mình. Cho nên năm 1975, khi sang chữa bệnh ở Cộng hoà Dân chủ Đức cũ, cha tôi đã bàn với mẹ tôi mua một chiếc máy chữ để nghỉ hưu sẽ tiếp tục công việc viết, Tiếc thay cha tôi đã không bao giờ trả lời được câu hỏi của ông Hoàng Xuân Hãn đã viết thư hỏi: “Khi nào anh nghỉ hưu? Bao giờ nối lại công tác khảo cứu?”. Mặc dầu còn bao hoài bão không làm được cho dân tộc, Đảng và Nhà nước vẫn thấy được những cống hiến đáng kể của ông.Khi cha tôi qua đời, ông Trường Chinh đến nhà ghi sổ tang: “… Vô cùng thương tiếc anh Nguyễn Văn Huyên một chiến sĩ đáng kính trên mặt trận Cách mạng Văn hoá”.Lời vĩnh biết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “… Là ngườí cộng sự ở Hội đồng Chính phủ từ ngày thành lập nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà và suốt 30 năm qua đảm đương sự nghiệp Giáo dục phổ thông nước ta với những thành tựu tốt đẹp”.Nguyên Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà, ông Vũ Đình Hoè đã viết về cha tôi như sau:“… Nhìn khái quát toàn bộ sự nghiệp của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, người ta thường phân biệt hai mảng. Một là mảng nghiên cứu sáng tác khoa học thuộc thời gian 10 năm đầu…, mảng thứ hai kéo dài 30 năm sau là mảng công tác giáo dục… Tôi nhìn hơi khác. “Hai mảng hoạt động liên tiếp ấy gắn bó hữu cơ với nhau, phản ánh ước vọng của lòng anh luôn luôn hoà đồng. Bởi vì nung nấu bằng cùng ngọn lửa hoài bão… Hoài bão suốt đời của anh là vận dụng vốn thế và học dồi dào của dân tộc mà phấn đấu kiên trì, kín đáo cho sự nghiệp chung, bồi dưõng dân khí, nâng cao dân trí, đào luyện các lớp trẻ để có đủ khả năng kế thừa phát huy ý chí quật cường muôn ngàn đời nòi giống Tiên Rồng, dựng nước, giữ nước, lao động sáng tạo và phát triển”.