9 - Thời kỳ chín chắn và tuổi già
Phần 48

Sự khủng hoảng ở tuổi 40
Cần phải làm việc gì để nối liền giữa tuổi trẻ và tuổi già. Con người ở tuổi 40 là đang ở ngã ba đường, người ta phản ánh đoạn đường đó qua 3 thời kỳ sau: quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hiện tại phải thật sự yên tâm, ví dụ: nếu anh ta không hề nhã nhặn vừa dùng quyền lực đánh bại những đứa con lớn, vừa xua đuổi con út có mặt trước anh ta. Và đây, thành trì anh ta đón nhận thật đắt: một sự chống đối lại của những đứa con trong tất cả những năm tiếp theo. Rõ ràng, anh ta luôn nghĩ mình muốn có những người bạn, muốn sự vững chắc trong quan hệ với người xung quanh, anh ấy có vẻ ngoài thỏa mãn ý nghĩ trên, nhưng kết quả thật sự mang lại rất ít và bấp bênh.
Philippe Erlanger viết: “Anh ta thỏa mãn về tinh thần đối với kỷ niệm, anh thừa nhận tuổi trẻ táo tợn của mình ở các xí nghiệp, trong các cuộc chiến xâm lược và trong các cuộc tình. Điểm tuyệt đỉnh của anh khi anh khoảng 40 tuổi, nhưng lúc này anh lại đứng trước những thử thách. Anh thừa nhận mình đã già”. Vua mặt trời, Napoléon, Henri IV, Louis XI, Cesar kèm theo các minh họa chân dung. Chỉ có Alexandre vĩ đại đã tránh được sự bất hạnh này bởi ông may mắn chết lúc còn trẻ.
Một đối tác mới: Thời gian
Sự khủng hoảng ở tuổi 40 liên quan quanh một đối tác mới, điều quan trọng là sự khủng hoảng sẽ luôn tiến triển đến tận cuối đời bởi thời gian không ngừng trôi (đàn ông có thể nhạy cảm hơn phụ nữ, tính ngược trở lại lúc ban đầu, những năm còn lại tinh thần ám ảnh cuộc sống chúng ta nhiều hơn). Áp lực thời gian quét lên những minh họa cuối cùng về sự an toàn và bất ổn trong cuộc sống còn lại, nó làm tổn thương cho mỗi chúng ta tồn tại.
Cái chết sớm của cha mẹ, bạn bè, những người nổi tiếng cho chúng ta thấy thời gian thấm thoát trôi. Cái chết không còn là chuyện thần thoại không biết đến hay trong chiêm bao, mà nó có thực trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Trước quy luật của thời gian, người đàn ông 40 tuổi đã bớt lo sợ nhưng không tránh khỏi. Ví dụ như Jung thấy sự khủng hoảng này không có sự chuẩn bị, anh viết: “Điều này hoàn toàn bất ngờ khi nhận ra chúng ta đã đi đến tuổi đứng bóng của cuộc sống”.
Những cơ chế khác giúp dung hòa lại nỗi lo sợ này.
“Phải chăng sự khủng hoảng toàn bộ cơ thể cũng là sự bình thường, chúng ta không phải bận lòng đến điều đó”, chúng ta thấy các vấn đề khác khẩn thiết hơn, hoặc đương đầu với sự khủng hoảng này từ cái nhìn khách quan.
Không có chứng cớ rằng sự khủng hoảng ở tuổi 40 có ý nghĩa như “bước ngoặt của cuộc sống” kéo theo một cách bắt buộc làm mất thăng bằng tâm lý, và đặt ra những mối lo ảnh hưởng xấu đến sự tiếp tục phát triển của từng người ở độ tuổi này. Nhưng cần đề cập tới một bước ngoặt quả quyết.
Tuổi đứng bóng của cuộc đời đòi hỏi trong giai đoạn trước phải hoàn thành một số trong nhiều mục tiêu mà mình đặt ra như: Đã có kết quả củng cố bản sắc riêng của mình, đã sinh con và có nghề nghiệp, có sự quan tâm quấn quýt với gia đình, trong sự phát triển những tình cảm và lòng tự tin, có sáng kiến, quyền tự chủ và sự thầm kín trong những mối quan hệ với người khác và với những đối tác. Thời điểm tiền định của bảng thống kê ở tuổi 40, nỗi sợ thường xuyên được khơi lại trong tất cả các mặt sau: nghề nghiệp, giới tính, các mặt thành đạt của vợ chồng và giáo dục con cái.
Chính Jung nói “Tuổi đứng bóng của cuộc đời là lúc người đàn ông mở rộng toàn bộ sự nghiệp của mình với tất cả quyền lực và mọi sự mong muốn, nhưng cũng là lúc phát sinh sự suy tàn”. Đối với người đàn ông 40 tuổi, mức độ các thành quả ông ta đạt được có thể tự xác định sự thăng tiến và đi đến trách nhiệm nhận định rõ yếu tố chủ chốt nhất, tượng trưng nhất của thành quả anh ta đạt được. Phần lớn nam giới hay nữ giới trong giai đoạn này ý thức được khả năng, uy tín và quyền lực của mình. Sự thành đạt hay thất bại bắt nguồn từ con đường sự nghiệp của từng con người, chính nó quyết định sự tăng giảm thành công và thất bại trong cuộc đời riêng của họ. Mặc dù những câu hỏi được đặt ra của phái nam ở độ tuổi 40 không phải là các dấu hiệu của sự lo ngại thường xuyên “Tôi đã thực hiện được mục đích của mình chưa”, hoặc nếu là người đàn ông đã từng thất bại thì: “mục đích của tôi có trở thành hiện thức không và tôi có khả năng cần thiết để thành đạt chưa? Thay vì “tôi muốn là” mà ông ta đắn đo trong các công việc trước, ông này giày vò bởi sự nghi ngờ: “Tôi đã làm cái cần làm chưa?” “Tôi đã có thời gian để thay đổi chưa?”.
Cuộc khủng hoảng ở tuổi 40 này được đặt ra trong 3 mục đích chủ yếu:
- Xác định lại công việc đã thực hiện;
- Làm lại các việc mà mình không thỏa mãn lắm trong cuộc sống;
- Tự đem đến sự may mắn cuối cùng để giải quyết những mâu thuẫn bên trong của nó.
Xác định lại quá khứ:
Nhu cầu xác định lại quá khứ trong dịp này nhằm ý thức được sự tổn thương về cái chết không thể tránh được, đồng thời mong muốn sống tiếp giai đoạn trọn vẹn và khôn ngoan hơn. Sự tồn tại quá khứ, tương lai và hiện tại, đến lúc này, người 40 tuổi hiểu rằng có thể hòa hợp vận dụng ba quá trình ấy lồng vào nhau để giúp cho cuộc sống tốt hơn.
Sự nghi ngờ nảy sinh những câu hỏi: Tôi đã làm gì cho cuộc sống của họ? Con người so với ảo giác của mình đôi khi khá nguy hiểm vì đôi lúc từ bỏ các ý nghĩ của thời thơ ấu, vì chính các ý nghĩ kỳ diệu ấy có thể đưa đến một khả năng khoa học hơn và hiện thực hơn, thực dụng hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên cần phải tránh những ảo tưởng quá đam mê, phi thực tế, bởi hình như các ảo tưởng này có lúc làm mất đi nguồn hứng thú của chính họ?
Thay đổi cơ cấu của cuộc sống
Trong cuộc sống có bao điều xáo trộn: ly dị, kết hôn, sự biến động đổi thay trong từng giai đoạn v.v… Sự gia tăng năng lực sáng tạo để đưa cuộc sống tiến lên theo mức thang xã hội, người ta có thể dễ dàng nhận thấy, thậm chí gắn bó quan trọng với nó. Những đứa trẻ lớn lên, nó sinh ra như các thành quả chứng minh sự thành công hay thất bại của bậc cha mẹ. Chính người cha và người mẹ để lại ấn tượng mạnh để hình thành nhân cách của những đứa con, qua thời gian, sự tiếp xúc với môi trường xã hội xung quanh làm những đứa trẻ phát triển nhanh chóng về nhiều mặt.
Giải quyết mâu thuẫn bên trong
Một người 40 tuổi hay có quá trình điều chỉnh cá nhân, họ rất muốn khuyến khích thay đổi một cách sâu sắc trong quan hệ với chính bản thân mình hay với mọi người bên ngoài.
Thực chất, quá trình điều chỉnh đã có ngay từ khi đứa trẻ rời bụng mẹ, nó phát triển dần tính độc lập cũng như các mối quan hệ âu yếm với bà mẹ, tất cả các quan hệ đó rất hòa hợp, thế giới của đứa con được mở rộng, dần dần đặt nó vào gia đình trong các mối quan hệ cha mẹ, anh em, làng xóm, bạn bè… Mỗi thời kỳ chuyển đổi được đánh dấu bằng cách gợi lại những quá trình tự chủ.
Cuộc khủng hoảng ở tuổi 40 không ngoài các quy tắc. Nhưng nó đưa ra được tất cả những cơ may cuối cùng để giải quyết mâu thuẫn bên trong:
- Vượt qua những mẫu người trẻ và mẫu người già.
- Hài hòa với chính mình cùng những xung năng mạnh mẽ và hợp nhất.
- Thu xếp những thời gian tự do mang lại công việc có ích.
- Vượt qua cuộc đối kháng giữa ham muốn và hãm lại nó.
- Bỏ đi sự áp đặt của mình và sự kiềm chế bên ngoài để ưu tiên cho cuộc sống nội tâm.
- Dung hòa với chính bản thân, với những bản tính của cả nam và nữ.
Xung đột lần đầu không chỉ tồn tại bên trong mỗi cá nhân mà cả ở bên ngoài. Hố chia cắt được khơi dậy giữa người già và trẻ, giữa nam và nữ, người hướng nội, người hướng ngoại, sự phá hủy và sáng tạo… tất cả được nhận thấy trong nền văn hóa, trong thể chế xã hội và trong chính mỗi nhân cách của con người.
Thời kỳ náo động:
Trong số 80% cá nhân khủng hoảng ở tuổi 40 tạo nên một thời kỳ đấu tranh, rối ren có tính rạo rực, đưa tới sự giảm sút nhiều mặt.
Thực tế sự ham muốn tự đặt ra những câu hỏi bắt nguồn từ những phần mạnh mẽ nhất của nhân cách chúng ta. Sự nghi ngờ và tìm kiếm một cuộc sống khác là hoàn toàn chính đáng.
Bệnh lý học không tự đặt ra mức độ ham muốn cải thiện cuộc sống, nhưng những trở ngại trong nội tâm con người đẩy chúng ta theo đuổi mục đích này. Một sự thay đổi rất sâu sắc không hạn chế quá trình học tập, kéo theo ấn tượng lo sợ hoặc mất ổn định. Nhìn lại mình và mọi người xung quanh, xem lại sự vấp ngã và những lý do làm đổi thay chính bản thân họ.
Phụ nữ tuổi 40
Để ngang tầm với thời đại, phụ nữ ở tuổi 40 mong muốn thời gian và mọi thứ đến từ từ, không muốn biết về cái chết sẽ đến ở cuối đời. Bản năng giới tính phụ nữ ở tuổi này bao hàm nhiều ước muốn, kể cả vấn đề sinh lý.
Hình ảnh thay đổi
Có nhiều nhân tố được chia thành các giai đoạn trong cuộc sống để hướng tới bản năng người phụ nữ ở thời đại mới.
1. Bận tâm về nghề nghiệp
Ngày hôm nay hơn ngày hôm qua, nghề nghiệp phát triển, ổn định có thể là một mục tiêu quan trọng của cuộc sống phụ nữ. Vào tuổi 40, phụ nữ thường xuyên tìm lại những đam mê xã hội và tri thức, khi đầu tư vào nghề nghiệp thường mang đến mẫu thuẫn với nam giới hoặc làm giảm khả năng sinh lý sẵn có của họ, nhưng lại làm tăng lên các cuộc gặp gỡ. Bản thống kê này cho rằng: khi người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong gia đình, rất ít chịu ngoại tình (khoảng 27%) còn số phụ nữ thường xuyên làm việc hơn nam giới là 47%.
2. Nhân tố thứ hai ảnh hưởng tới “việc khơi lại bản năng giới tính”, đó là tình trạng quan hệ vợ chồng. Rất thường xuyên trong thời kỳ này nam giới luôn ưu đãi cho cuộc sống nghề nghiệp của mình bởi ở tuổi 40 là đã chín chắn, tham vọng ở giai đoạn này tốt hơn khi vừa trưởng thành. Từ hiện tượng bắt nguồn niềm hy vọng cho cuộc sống, kết quả đem đến các khả năng quyền lực khác nhau bởi các lứa tuổi trong xã hội, đây cũng thường xuyên là giai đoạn giảm sút quan hệ giới tính. Khả năng cưới xin… quan hệ “chăn gối” thưa dần, việc kiêng kị trong một số trường hợp không thể coi thường đành phải chấp nhận. Ít có cặp vợ chồng chú ý đến sự sắp xếp lại các mối quan hệ bởi nhiều thứ phức tạp sẽ nảy sinh. Ngày càng nhiều cặp thử tạo ra một tình trạng mở cho gia đình.
3. Nhân tố thứ 3 được thành lập bằng cái mà các nhà phân tích có thói quen gọi tên là: nhớ lại các vấn đề tâm lý ơ-đíp (œdipien), qua đó họ hiểu được mức đối kháng của thời thơ ấu bị hạn chế bởi gia đình và văn hóa. Xu hướng sinh con đòi hỏi sự tò mò hiểu biết làm giảm cái khó hiểu về giới tính, thực tế nó kìm nén khả năng tình ái và khả năng hấp dẫn của. Phụ nữ ở thời 40 tuổi khám phá ra khả năng của mình, tuy nó đã trải qua trong cuộc sống thực, song nhiều người không tự nhận thấy điều đó nên vô tình làm mất dần các khả năng đó đi. Các phụ nữ này cần phải tìm phương pháp tự thấy sự trưởng thành của mình. Các ông bố bà mẹ của họ đừng nghĩ rằng con mình không đạt được như mình khi trẻ, bởi nghĩ vậy sẽ làm tăng ức chế với con gái mình và làm tê liệt cô ta. Thời kỳ này hãy để cho các phụ nữ 40 tuổi tự do quyết định.
Căn bệnh của cặp vợ chồng và sự thay đổi ý muốn
Nhận xét lâm sàng thường xuyên nhất đối với các bà vợ ở bước ngoặt quyết định của tuổi 40, đó là sự thay đổi gây mất cân bằng về ham muốn làm tình, hiện tượng đó gây thiệt hại cho người chồng. Hai dạng chuẩn đoán đã minh họa cho hiện tượng này: 1 - Người vợ mất cân bằng ham muốn ở khoảng 22 tuổi gây hại cho chính cô ta bởi ông chồng phàn nàn không đủ xung năng với ham muốn của người vợ trẻ. 2- Khi người vợ ở độ tuổi 40, chính bà ta phàn nàn không đủ chất mềm mại đam mê của người chồng. Vậy ham muốn mạnh mẽ của cả hai vợ chồng chưa được thỏa mãn và ăn khớp cùng nhịp điệu, người chồng trẻ buồn chán, anh ta mất đi sở thích riêng và sự tự do của mình, anh ta cảm thấy gò bó trong cuộc sống chung đụng giữa hai vợ chồng.
Sự ham muốn mạnh mẽ “tràn trề yêu thương” thích hợp với ý kiến của Kinsey, quan niệm này cho thấy sự sung sức tình dục của phái nữ đỉnh cao là ở độ tuổi 40. Vì sao lại mạnh mẽ như vậy: điều đó được giải thích bằng 3 lĩnh vực sau: nhân tố văn hóa, nhân tố sinh lý và cái mà chúng ta hay gọi là “căn bệnh vợ chồng” - kết quả tất nhiên của nó. Vậy cần phải kiểm soát lại thỏa thuận của vợ chồng (nghiên cứu của Kinsey).
Chắc chắn phụ nữ Mỹ được Kinsey nghiên cứu từ năm 1953 hạn chế và kém mạnh mẽ hơn phụ nữ ngày nay.
Một vài huyền thoại văn hóa của chúng ta ít tính đến các bà vợ ở tuổi 40. Cho đến bây giờ, ở độ tuổi này nhiều phụ nữ còn nghi ngờ rằng khoa học giới tính có phải của chung cho cả 2 giới (nam + nữ) không? Các chị sợ nếu nói điều ham muốn của mình với chồng thì anh ấy sẽ nhìn mình bằng con mắt thế nào đây? Chính vì vậy có những lần quan hệ tình dục, có chị không còn kiểm soát được điều kiêng kỵ của huyền thoại văn hóa, người vợ này có thể làm cho chồng mình thẹn thùng. Bên cạnh đó lại có những phụ nữ cố che dấu tính khêu gợi và sự ham muốn của mình.
Như vậy, khi ở độ tuổi 40, người vợ nên có sáng kiến trong cuộc sống tình dục phù hợp với vợ chồng mình, người chồng cần chú ý làm cân bằng sự mong muốn đòi hỏi của vợ.
Thỏa thuận mới giữa vợ chồng
Nhân tố thứ 3 mà chúng ta gọi là “căn bệnh vợ chồng” dẫn đến việc cần xem xét lại bản thỏa thuận trước đó mà họ cho là khá đầy đủ. Thực tế, hai cuộc khủng hoảng sau đây cho họ thấy bản thỏa thuận có nguy cơ xấu đi.
Cuộc khủng hoảng thứ nhất ở vào độ tuổi 30 hoặc 37 nó tồn tại ở cả hai vợ chồng, cần phải đặt câu hỏi cho cả hai. Thủ phạm của sự khó chịu này từ đâu.
Ngược lại, cuộc khủng hoảng thứ 2 biểu hiện vào tuổi 40 hoặc 41 dưới mốc thời gian đã qua, gắn với nguyên nhân của nó, người vợ xác định mình như một thủ phạm làm mất đi sự hài hòa đang tăng lên giữa hai người. Người vợ đã bị cho là không thể hiện tính khêu gợi, đó một trong những triệu chứng diễn ra rõ rệt hơn cả.
Vậy cuộc thương lượng cho thỏa thuận mới là cần thiết. Ở tuổi 36 hoặc 37, người chồng có nhiều ham muốn trong cuộc sống vợ chồng, người vợ thường trách người chồng thiếu năng lực nhạy cảm và thiếu sự âu yếm hoặc thiếu sự tưởng tượng… Đến 40 tuổi, cái cần xét là nguyên nhân của mỗi người trong phép biện chứng: Người trẻ, người già, nam giới và nữ giới. Mọi người đều nhận thức rõ ràng tuổi trẻ qua đi, đến lúc này nam tính hay nữ tính không còn là đòi hỏi quá hoàn hảo đối với các cặp vợ chồng. Chính sự tinh thông hiểu biết hơn về con người hấp thụ được từ mỗi cá nhân ngay trong cuộc sống hoàn toàn hiện thực là quan trọng hơn.
Cuộc khủng hoảng hầu như luôn tồn tại giải pháp mà các người bạn đời mang lại, đó là hai dạng chính: dạng đành chấp nhận nguyên trạng; dạng khác được xác định lại khoảng thời gian tự do.
Dạng đành chấp nhận để nguyên trạng được bày ra ở hai nguy cơ chính, nó đang đe dọa giải pháp mà một vài người gọi là sự đứng đắn và số người khác gọi là tự nhiên: Một sự tích tụ những căng thẳng sẽ nổ ra muộn hơn, ví dụ khủng hoảng ở tuổi 50 với “Tuổi hồi xuân”, hoặc một sự ổn định không cân bằng, làm cằn cỗi sức mạnh của cuộc sống, mất khả năng sinh sản và khả năng giới tính, làm mất hết sự khêu gợi tình ái.
Chúng tôi biết được các cặp vợ chồng mất khả năng gợi tình sẽ chia tay nhau, một trong hai người sẽ sống với anh hoặc chị em mình, trong thời gian đó họ đã chữa và bổ sung cho cơ thể mình những điều cần thiết trong cuộc đấu tranh tình dục.
Những người khác lại tìm bổ sung các thỏa thuận mới, những người trung niên thấy rõ thời gian trôi đi, tuổi trẻ của mình cần phải nuôi dưỡng và sắc đẹp cũng phải giữ gìn. Trong khi đó, những đứa con được lớn lên trong bối cảnh văn hóa mới, được thỏa mãn và kéo dài khả năng tình dục. Nhiều ông bố bà mẹ không nén được sự ghen tuông thường nói ra mồm điều đó.
Tóm lại, tất cả các thành phần hoóc môn, văn hóa bổ sung vào xung đột cuộc sống lứa đôi khi một số cặp vợ chồng mất tự tin vào giáo lý đã được duy trì từ lâu: Sự thủy chung được thỏa thuận lại.
Các thỏa thuận này nhiều khi làm hai vợ chồng không thật nhất trí, song họ đành chấp nhận và từ đó quan hệ vợ chồng bị giảm sút một cách đáng kể (tài liệu dựa theo các thử nghiệm đã nghiên cứu).