Khi sự liên kết giữa các cặp vợ chồng đã đẩy lùi được những rối loạn chuyển tiếp của độ tuổi 40, cơ hội kéo dài sự liên kết này tăng lên đáng kể, tuy vậy không có nghĩa là: khi chèo một con thuyền giữa biển khơi mà lại không gặp một con sóng nào cả. Khi tiến đến độ tuổi 50 thì vấn đề quyền lực giữa 2 vợ chồng được điều chỉnh lại, người ta biết đến những điều gây ngỡ ngàng. Tuy nhiên, cảm giác tuổi trẻ đã bỏ chúng ta vĩnh viễn và sự hấp dẫn quyến rũ ngày một tàn phai, đặc biệt đối với người phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh, nó có nguy cơ làm thay đổi hình ảnh của chính mình và thay đổi cả vẻ nữ tính ngày xưa, nhiều người còn kéo theo tình trạng trầm uất và thái độ xử sự rất lộn xộn được sử dụng như một giải pháp tình thế. Nhìn chung, khi đã tới được giai đoạn này của cuộc sống vợ chồng thì họ cũng đã chia sẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn, những lo lắng, sầu muộn. Đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến con cái khi chúng đang ở thời kỳ quyết định bước chân vào tương lai. Trong khi đó, nếu có sự phân hóa sâu sắc từ lâu chưa được giải quyết nay sẽ trở nên rất sâu sắc với các cặp vợ chồng đã có tuổi. Vấn đề đặt ra ở đây không phải là thiếu yếu tố hòa hợp, hay thiếu các yếu tố hấp dẫn theo kiểu nghệ thuật, chính trị hoặc về phía các quan niệm giải trí, mà là sự sụp đổ rất sâu sắc, nó đụng chạm tới mục đích của họ thậm chí cả sự tồn tại nữa. “Triệu chứng Tolstoi” là triệu chứng phổ biến hơn cả, nhưng nó không chỉ xảy ra với các cặp vợ chồng già. Không phải Tolstoi hay vợ anh ta bị chia rẽ bởi những lý do hết sức thông thường mà là do sự phân cách cơ bản về mặt lý tưởng cũng như hệ thống giá trị. Và cặp vợ chồng này phải dừng lại ở mức “Mối liên hệ ưu tiên của cuộc đời được đưa vào đối thoại và duy trì thường xuyên, nó không còn giữ gìn chức năng hàng đầu nữa”. Sự nghỉ hưu trong cuộc sống nghề nghiệp ở người đàn ông cũng tạo ra một thử thách mang tính quyết định giống như người phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh. Bà ta nghi ngờ giá trị riêng của mình và áp đặt một quỹ thời gian được tổ chức lại. Kể từ đây mình sẽ làm gì với khoảng thời gian nhàn rỗi này? Tìm kiếm một hoạt động mới hay giành một khoảng thời gian chăm sóc chồng mình. Họ lo lắng đến một ngàn lẻ sự xuống cấp về mặt ngoại hình, đó là những cơ hội để đổ tiền bạc vào làm duy trì cứu vãn sự trẻ trung và lòng tự cao của mình. Bởi sự suy diễn của các bà rộng hơn sự suy sụp không cứu vãn nổi này, hưu trí có thể làm cản trở mối liên hệ trong đời sống vợ chồng. Trong khi đó, cũng vào thời điểm này, rất nhiều cặp vợ chồng trong đời sống tình dục lại đạt được sự mạnh mẽ như hồi còn trẻ. Những điều tra mới đây của Rollins và Feldman được tiến hành vào năm 1977, người ta đã quan sát được rằng: sau tuổi 50, khi đứa con cuối cùng rời khỏi tổ ấm gia đình thì phần lớn các cặp vợ chồng lại đạt tới một đời sống tình dục sung mãn hơn ngày trước. Dường như một kỷ nguyên hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi mở ra trước mắt họ. Chuyện riêng tư mới mẻ này là phương pháp tuyệt vời nhất chống lại chứng trầm uất. Dù gì thì cả cánh mày râu và phái yếu đạt tới một trạng thái cân bằng trong “đời sống chăn gối” cả về sống lượng và chất lượng vào độ tuổi 50 đến 60. Có thể do vào tận thời điểm này của cuộc đời phần lớn các mâu thuẫn đã được giải quyết ổn thỏa và nhân cách của mỗi người được khẳng định trong sự trọn vẹn đầy đủ giới tính của độ tuổi 60 và sau nữa. Trong khi đó, cùng với dòng chảy của thời gian thì bản năng tình dục của con người ngày một suy giảm nhưng nó vẫn được duy trì ở tuổi 70 và 80 ở các cặp vợ chồng có đời sống lành mạnh. Tuy nhiên những rối loạn chức năng tình dục ngày càng xuất hiện nhiều do vô số các lý do: + Tuổi cao làm cho các đôi vợ chồng thấy trước được sự thất bại, quan hệ tình dục không đạt theo ý muốn. Nhiều khi họ rất thích né tránh để tự bảo vệ mình khỏi rối loạn tim mạch hay tất cả những bệnh tật khác. Thực tế hành vi quan hệ tình dục chỉ làm tiêu tốn một nguồn năng lượng bên trong tương đương với hoạt động dọn dẹp nào đó. Nếu sự trốn tránh này kéo dài quá 2 năm sẽ ngăn cản chức năng tình dục biểu hiện ở thành phần vân mạch và nội tiết. Chúng tôi đã chứng tỏ được điều đó bằng một cuộc điều tra cá nhân. + Sự không quan tâm tới biến đổi về tâm sinh lý tác động tới tất cả các cá thể ở lứa khoảng 60 tuổi dẫn đến những mong đợi và hy vọng hão huyền, trong sự tiến triển của giới tính tạo thành nguồn gốc của những lo lắng. Cần phải cảnh báo với các cặp vợ chồng một số những thay đổi như: trạng thái cương cứng của người đàn ông sẽ kém nhanh nhậy hơn ngày trước và cần phải có một kích thích lâu hơn. Sự xuất tinh đòi hỏi thời gian lâu hơn. Một biện pháp mang tính tạm thời nhưng rất hiệu quả cho các trường hợp xuất tinh sớm như là: các co thắt gây khoái cảm cực điểm là ít. Sự chậm trễ trong việc đáp ứng nhu cầu tình dục của người bạn tình có thể tạo ra một sự nghi ngờ về khả năng làm thỏa mãn người kia nếu người này chưa được báo trước về điều đó. Về phần người phụ nữ, do sự giảm sút dịch tiết ở màng nhầy âm đạo và các co thắt rất yếu của các cơ âm đạo, vì vậy khoái cảm mà họ nhận được không thường xuyên và kém cường độ mạnh hơn trước. Nhưng khả năng tiếp nhận nhiều khoái cảm là điều không đổi. + Đối với các cặp vợ chồng cao tuổi, khó khăn lớn nhất phải vượt qua đó là những niềm tin sai lạc vào một câu chuyện quá xưa vẫn được lưu truyền: họ tự trấn an bằng hành vi thờ ơ, buông trôi mọi hoạt động tình dục ở vào độ tuổi già của họ. Đó chưa phải là nghịch lý ngược đời nhất khi mà thanh niên kêu gọi được tự do tình dục cho giới trẻ nhưng lại phản đối chuyện này với những người có tuổi. Một cuộc điều tra lấy ý kiến của 646 sinh viên do Pocs và Godow thực hiện vào năm 1977, kết quả cho thấy: khi được hỏi về đời sống tình dục của các bậc phụ huynh có lứa tuổi thay đổi giữa 41 và 50 tuổi, hơn 1/4 số người được hỏi đã nghĩ rằng cha mẹ họ hoàn toàn chấm dứt chuyện chăn gối. Vậy mà một trong những khám phá quan trọng nhất của những năm gần đây, đó là phần lớn các cá nhân ở độ tuổi 50 và 60 vẫn duy trì được đời sống tình dục khá đều đặn. Qua độ tuổi này 25/100 người đàn ông được hỏi và 50/100 phụ nữ thường né tránh trao đổi vì đặc biệt là do sự thiếu bạn tình. Người thầy thuốc phải không ngừng nhắc nhở các cặp vợ chồng có tuổi mắc chứng lo sợ rằng đời sống tình dục không chỉ giới hạn ở hành vi giao cấu. Tóm lại “đời sống chăn gối” phát triển theo 2 mức độ: - Sự yêu đương được tận dụng bằng nhiều hình thức khác nhau của hai giới tính. Sự “đưa vào” là thú vị nhất. - Những cử chỉ mềm mại, vuốt ve, những tiếp xúc nồng nhiệt ngay cả khi nó không mang tính kích dục cũng vẫn là minh chứng cho hứng thú sôi nổi với đời sống thầm kín của vợ và chồng, chính nó tạo ra một phương thức giao tiếp giới tính. Một yếu tố cấu thành như vậy hết sức chú trọng đến sự âu yếm lẫn nhau khía cạnh nhục dục. Đó là hiệu tố xuất hiện trong mọi giai đọan của đời sống vợ chồng nhưng không bao giờ giống như những năm đầu tiên và cuối cùng của cuộc đời. Tầm quan trọng của chu kỳ trong đời sống vợ chồngMột mâu thuẫn nào đó trong đời sống vợ chồng có thể biểu hiện sự thiếu tin tưởng vào bản thân, sự sôi động trong đời sống vợ chồng hay một số các yếu tố văn hóa xã hội khác. Nhưng thời gian lại ưu ái đem đến cho những quá trình này một cung điệu đặc biệt. Hành vi ngoại tình không tồn tại theo phương thức tương tự trong những giai đoạn chuyển giao của lứa tuổi 30, 40, hay 50. Người bác sĩ phải có những giải pháp giúp đỡ họ tìm ra nguyên do chứ không phải lẩn tránh hoàn cảnh. Cũng trên quan điểm này, một số dấu hiệu phải được hết sức chú ý. Độ tuổi cũng cho ta lời chỉ dẫn, mặc dù nhịp độ chuyển giao của chu kỳ trong đời sống vợ chồng thay đổi từ người này qua người khác. Nhưng khi một cá nhân phàn nàn về độ tuổi của mình, về sự sút giảm vẻ quyến rũ ngày trước, một cảm giác ngột ngạt khó chịu khi mà người này tìm kiếm sự thay đổi hay tìm một công việc khác hoặc giao du với bạn bè mới, một người tình mới thì người ta có thể khẳng định rằng người này đang trong thời kỳ chuyển giao. Những rối loạn này có thể biến cá nhân này thành con người hoàn toàn khác và những nhu cầu của anh ta bị biến đổi một cách sâu sắc. Quan trọng là biết đặt anh ta vào chu kỳ này để giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn vấp váp. Khả năng hai vợ chồng sẽ làm thay đổi bản hợp đồng giữa hai người. Trong những giai đoạn quyết định này sẽ củng cố sự bền vững trong mối quan hệ vợ chồng. Số lượng các cặp vợ chồng tuân thủ theo những vai trò đã được áp đặt bởi truyền thống là đáng kể ở giai đoạn đầu của cuộc hôn nhân. Nhưng vào khoảng tuổi 40 lại tỏ ra dẻo dai hơn trong việc trao đổi vai trò lẫn nhau hay rất dẻo dai và mềm mỏng dưới khía cạnh lòng chung thủy là một ví dụ. Khi già đi, mỗi người sẽ bị biến đổi một cách sâu sắc. Cảm giác thời gian cứ vùn vụt trôi đi và luôn không thỏa mãn. Hai yếu tố này có thể thúc đẩy người ta tới những thay đổi thiếu suy nghĩ. Các cặp vợ chồng phải được cảnh báo những điều có thể xảy ra trong các giai đoạn chuyển giao này. Mặc dù có những sự thấu hiểu một cách toàn vẹn ở bề ngoài họ cũng sẽ nhầm lẫn điều đó với những cản trở tạo ra nền tảng của chu kỳ phát triển đời sống giới tính và cuộc sống vợ chồng. Sự hiểu biết thấu đáo giữa vợ chồng sẽ tạo ra một phương pháp giải quyết rất tốt. Có rất nhiều cá nhân bị coi như những người mắc chứng rối loạn thần kinh bởi vì họ bị cuộc rối loạn không hợp thời tác động tới trong khi họ lại chẳng hiểu gì về nó cả. Vai trò của người thầy thuốc phải liên tiếp được xác định trong những giai đoạn chuyển giao này. Ông ta cần thay đổi các phương thuốc và yêu cầu các cặp vợ chồng “có vấn đề” phải chấp thuận một thời nào đó trước khi làm đảo lộn tất cả trật tự vốn có. Thời gian là yếu tố tỏ ra tính hiệu quả hơn, sự kiên trì giúp đỡ họ thu xếp ổn thỏa những vấn đề mà họ gặp phải. Đó chính là đối tác thứ 3 của cặp vợ chồng. Vì vậy sự phát triển giới tính trong mỗi người xuất hiện những rối loạn kéo dài suốt cả cuộc đời, giúp chúng ta hiểu ra rằng tồn tại là thay đổi. Điều đó cũng đúng với việc đào tạo cuộc sống nghề nghiệp, cách xử sự, hệ tư tưởng cũng như bản năng tình dục. Nó bao trùm lên chúng ta qua các độ tuổi, những phương diện đa hình khác, sự thô lỗ hay ngại ngùng, xấu hổ hay đã được khẳng định nhưng luôn luôn có ý nghĩa.