Trên phương diện sinh học, thời kỳ mãn kinh được ghi nhận bởi 2 biến đổi sâu sắc về hoóc môn. a - Về mặt sinh lý, trứng sẽ ngừng sản xuất các Steroide tình dục. Tỷ lệ huyết tương sẽ tụt xuống 10% so với thời kỳ tiền mãn kinh. b - Hoóc môn tuyến thượng thận giảm đáng kể so với các giai đoạn trước. Một cách ngẫu nhiên, các triệu chứng tâm sinh lý ở thời kỳ mãn kinh như: rối loạn tình dục, căng thẳng tâm lý, kinh sợ, hay nổi cáu, tỷ lệ này phụ thuộc vào tỉ lệ khoái cảm. Điều này làm chúng ta ngạc nhiên. Qua nghiên cứu thế giới động vật người ta thấy: sự hấp dẫn của chuyện quan hệ tình dục tăng lên khi càng đạt được khoái cảm nhiều lần. Ở một số loài động vật lưỡng cư, tế bào thần kinh thụ cảm chỉ hoạt động và nhận ra tiếng gọi của bạn tình với sự có mặt của hoóc môn. Tóm lại, thái độ của đấng mày râu và chị em phụ nữ trong chuyện chăn gối phần lớn được cứu cánh nhờ sự có mặt của hoóc môn. Ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào cuộc sống hồi thơ ấu và yếu tố văn hóa hiện thực xã hội. Thực tế hoóc môn và các nơ ron truyền cảm giác, cũng như chất kích thích, chỉ hoạt động nếu có sự kích thích của khung cảnh trong quá trình quan hệ tình dục. 1. Sự tham gia nhiệt tình của người vợ đóng một vai trò rất quan trọng. Ngày nay người ta biết sự khô dịch màng nhầy âm đạo là nguyên nhân chính gây ra sự khó khăn thường gặp nhất ở phụ nữ đã mãn kinh. Mối quan hệ trực tiếp đang tồn tại giữa khoái cảm và mạch chuyển dẫn mao quản chịu trách nhiệm tiết dịch màng nhầy âm đạo. Chính sự thiếu dịch màng nhầy gây khó khăn cho quan hệ tình dục và gây ra bệnh viêm nhiễm âm đạo. Thật may mắn chính những khoái cảm trong quan hệ tình dục sẽ chế ngự được căn bệnh này. Đáng buồn thay đối với số đông phụ nữ đã mãn kinh tuy chưa bị rối loạn nghiêm trọng đến âm đạo, nhưng vẫn biểu hiện thường xuyên các rối loạn tinh thần, thể hiện qua việc không nồng nàn với chuyện “chăn gối”. Điều này được ghi nhận một cách rõ nét bởi sự sụt giảm hưng phấn trong quan hệ vợ chồng. Môn khoa học nghiên cứu về tình dục ra đời với các liệu pháp “chữa trị” đã làm tan biến nhanh chóng triệu chứng rối loạn tình dục. Nó không chỉ cải thiện khả năng quan hệ tình dục mà còn cải thiện một cách hoàn chỉnh chuyện “chăn gối” đưa đến khả năng đạt khoái cảm trong quan hệ vợ chồng. 2. Liệu có sự tác động của hoóc môn nam giới tới chuyện “phòng the” của chị em phụ nữ không? Gần đây người ta đã có thể thiết lập được mối quan hệ hết sức có ý nghĩa giữa tỉ lệ huyết tương testosterone và 3 yêu cầu mấu chốt trong việc đáp ứng nhu cầu “chăn gối” của phụ nữ: a - những kích thích đầu tiên; b - cần phải kích thích âm vật (bộ phận sinh dục nữ); c - khả năng tạo khoái cảm. Cách điều trị Để giải quyết 3 yêu cầu mấu chốt nói trên, cần phải có cách điều trị: Việc điều trị cần đến các phương pháp kích dục từ thiên nhiên, hóa học, hay sinh học tương đương với các sản phẩm kích dục tiết ra từ trứng của người phụ nữ. Người ta phải điều chế vào đó chất dưỡng thai để có thể kiểm soát hết được hậu quả sau đó. Công tác điều trị nhằm giải quyết tốt 3 vấn đề then chốt: a - Sự thiếu các hành vi kích thích quan hệ tình dục; b - Thiếu hoóc môn; c - Thiếu dịch màng nhầy ở âm đạo. Việc chữa trị thiếu hụt các yếu tố kích dục cần thiết để thúc đẩy quan hệ vợ chồng cho phép người phụ nữ tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống, thấy được những nóng giận tan biến, khôi phục lại trí nhớ, năng lực làm việc, tìm lại sự cân bằng tâm lý. Đồng thời nó cũng ngăn chặn chứng loãng xương hoặc tắt các mạch vận hành trong cơ thể. Việc kích thích hoạt động tình dục có thể được tiến hành theo con đường khái quát nhất, hành động mơn trớn, lời nói êm ái, chúng được huy động chủ yếu dưới dạng hoóc môn tự nhiên mà hiệu quả của nó rất cao, giúp các phụ nữ đã mãn kinh vẫn thích chuyện “chăn gối” và có khả năng tạo khoái cảm. Điều trị sự thiếu hoóc môn được thực hiện bằng việc không hoạt động tình dục đều đặn hàng ngày mà tạo thành chu kỳ để cách 3 ngày hoặc một tuần hoạt động một lần, điều này sẽ tác động một cách hiệu quả tới dục tính của phái nữ. Điều trị việc thiếu dịch nhầy âm đạo nên dùng các trường hợp khuyến khích chỉ thị việc bôi trơn. Kết luận:Không có một lý do nào có thể quy định rằng phụ nữ ở tuổi 55 trở lên phải từ bỏ cuộc sống tình dục và ham muốn quan hệ vợ chồng. Một nhà thông thái đã nói: “bóng tối đến mang theo ngọn đèn của riêng nó”. Với câu hỏi “khi nào thì người phụ nữ phải dừng chuyện chăn gối lại?” công chúa Metternich đã trả lời rằng “tôi mới chỉ có 60 tuổi, bạn phải đặt câu hỏi đó với một người khác kia”. Ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh đặt ra những vấn đề tương tự như thời thiếu niên thiếu (tuổi bắt đầu dần dần thành người lớn): sự thay đổi về vóc dáng cơ thể, sự sẵn sàng trong các mối quan hệ. Một người ở lứa tuổi thiếu niên luôn muốn giải quyết thỏa đáng những mẫu thuẫn giữa điều mình hình dung ra với tương lai rộng mở trước mắt nó. Còn với người phụ nữ đã mãn kinh luôn cảm nhận rõ ràng, những mơ ước những dự định như là ảo ảnh không còn cơ hội nào để trở thành hiện thực. Họ bị ám ảnh bởi ý nghĩ mình đang trong giai đoạn cuối của cuộc đời. Vậy là họ tự đặt ra câu hỏi “cứ tiếp tục phỏng có ích gì?”. Bọn trẻ đã, đang dời mái ấm gia đình. Khi chúng đã đi xa thì họ cũng chẳng tìm cách tránh né những xung đột gia đình nữa. Như Hðlène Michel - Wolfrom đã nói: hai vợ chồng già phải đối diện với nhau và xung đột gia đình lại được hâm nóng lên. Trên phương diện chuyên môn mà nói, luật chơi đã ấn định. Những ảo tưởng về năng lực và yêu đương có nguy cơ mất tác dụng bởi thời gian cứ vùn vụt trôi đi. Người phụ nữ mệt mỏi, thiếu những hứng thú thực từ chồng mình, rơi vào trạng thái trầm uất. Kể từ khi người phụ nữ này tin rằng bà ta chẳng còn gì trông đợi ở tương lai, kể từ khi bà ấy mất khả năng ham muốn tình dục, một dấu gạch ngang thực sự với mọi người xung quanh. Lúc này bà ấy chỉ là tồn tại. Đó chính là đầu mối câu chuyện về cuộc khủng hoảng ở lứa tuổi 50. Vấn đề đặt ra nghiêng về trật tự tồn tại hơn là mặt sinh lý. Thời kỳ mãn kinh quay trở lại vấn đề trạng thái cân bằng thiếu ổn định của một số chị em phụ nữ tự bằng lòng với chính mình, nhiều hoặc ít hạnh phúc, thất bại tình cảm hay thất bại về chuyên môn. Đối với những người vẫn tiếp tục thả mình phó mặc cho tương lai lại không phải chịu bất cứ tổn thất nào. Sau đó, họ cảm thấy cần phải thay đổi đôi chút về mặt hình thức, hơn nữa việc điều trị hiện đại có thể duy trì được sự trẻ trung. Còn với những người khác lại có những cách chống chọi với sự trống trải, sự tồn tại vô nghĩa. Với một số người, để bù đắp lại thực tại thất vọng và không thể chịu nổi, đã viện vào những ghen tuông điên rồ, hoặc để tự thỏa mãn dục vọng của mình đã tưởng tượng ra những đối thủ, những người tình vĩ đại quỳ gối dưới chân họ. Ngược lại, một số người khác lại chú ý tới một số triệu chứng bệnh tật: đau đớn do chứng thấp khớp, chứng teo cơ, tiêu hóa, trạng thái lãnh cảm hoặc những mệt mỏi vô cớ. Chính điều này sẽ giúp họ khơi dậy phần tự kỷ, quý trọng bản thân mình hơn. Và cuối cùng có rất nhiều chị em đã tìm thấy được trạng thái cân bằng mới, nhưng ở cấp độ cao hơn, bằng cách làm sinh đôi nảy nở đồng vốn của mình trong những lĩnh vực đáp ứng được mối quan tâm sâu sắc của họ. (H.M. Wolfrom đã hài hước nhấn mạnh điều đó). Về mặt tình cảm ưu ái hơn trong lúc này, có người nghĩ là vai trò một người đàn bà, đối với những người trí thức đó là tham vọng trên con đường công danh, với những người theo chủ nghĩa vật chất thì đó là sự đầy đủ, tiện nghi chốn nương thân. Kết luậnTóm lại, thời kỳ mãn kinh tạo ra một giai đoạn quyết định trong chu trình sống của cuộc đời. Nó giúp người ta kiểm lại, bổ sung những mục tiêu trước kia và sắp xếp lại tài sản sở hữu của mình. Đây có thể là cơ hội của một rối loạn sâu sắc. Nó đặt lại vấn đề theo hướng bản chất vật lý, tình dục, tâm lý học và nghề nghiệp xã hội. Nhưng người ta lại nói nhiều hơn rằng sự quay trở lại vấn đề này tháo gỡ và xây dựng được mô hình cuộc sống kết nối sự thỏa mãn ở cấp độ cao hơn. Những cuộc thăm dò của Rollins và Federman vào năm 1977 đã chỉ ra rằng phần lớn các cặp vợ chồng ở độ tuổi 50 lại có được một tuần trăng mật mới: Có thể đây là thời điểm hạnh phúc nhất trong cuộc hôn nhân của họ (với điều kiện họ vẫn duy trì được những đồng cảm giữa hai người). Đời sống tình dục được thỏa mãn, mọi câu chuyện riêng tư thầm kín được bộc lộ, đây là phương thức tốt nhất chống lại chứng trầm uất, chống lại cảm giác thời gian đang lao đi như tên bắn. Điều báo trước cho ý kiến ở trên đó là người đàn ông ở độ tuổi 50 cũng như người phụ nữ đã mãn kinh đã chấp nhận hoặc tiến hành trước những ức chế khó tránh khỏi trong cuộc đời: sinh, lão, bệnh, tử. Khả năng làm sáng tỏ quá khứ, báo trước tương lai, chấp nhận hoàn cảnh, thời gian vùn vụt trôi đi, phân biệt sự trưởng thành toàn vẹn với sự trưởng thành chưa hoàn toàn ở vào tuổi 50, người phụ nữ đã mãn kinh coi thời kỳ mãn kinh như một điều không tránh khỏi, họ biết rằng lũ trẻ sẽ lớn lên và rời xa tổ ấm gia đình cũng như khi họ còn trẻ điều này không tránh được sự nhớ nhung, nhưng rồi sự nhớ nhung sẽ được bù đắp bởi niềm tự hào. Cái tạo ra những biến cố lớn lao hay sự thiếu thống đều không phải chính họ gây ra. Đó là do sự xảy ra hoàn toàn bất ngờ trong một khoảng thời gian người ta không thể phán đoán được trong cuộc đời con người. Có những điểm tương đồng nhất định giữa thời niên thiếu và thời kỳ rối loạn mãn kinh ở những thời điểm này đều có sự biến đổi về hoóc môn và ngoại hình cơ thể dẫn tới sự thay đổi bản tính cá nhân và tình dục. Tuy nhiên, 2 thời kỳ này lại có sự khác biệt hết sức quan trọng: tuổi niên thiếu, chúng có cả cuộc đời ở phía trước để có thể thực hiện những ước mơ của mình. Còn với người phụ nữ đã mãn kinh, thời gian cứ co lại như miếng da lừa. “Tuổi trẻ là thời gian còn lại của chúng ta”, một nhà thơ đã từng nói như vậy. Nhưng vấn đề là đối với những người phụ nữ đã mãn kinh thời gian đó nghiêng về ảo hơn là thực.