Biết nuôi conTrên quan điểm này chúng tôi nghĩ rằng thử nghiệm tính dục từ quá trình bú mẹ là nguồn gốc của những cảm xúc rất sinh động cho cả mẹ và con. Ưu việt hơn bình sữa, khi bú vú mẹ tạo ra sự giao tiếp trực tiếp giữa gương mặt trẻ và 2 bầu vú mẹ, qua đây bé sẽ khám phá ra được mùi vị, sự nóng ẩm, sự dịu dàng của làn da mẹ. Mối tiếp xúc đầu tiên này có tầm quan trọng rất lớn, một số người đã khẳng định: nhớ về bầu vú mẹ tạo cho bé một hình ảnh để trải ra nội dung của giấc mơ con trẻ. Trong mọi trường hợp thì trẻ chưa cai sữa không bao giờ bị áp đặt một giờ giấc quá chu đáo bởi một sự quan tâm thái quá. Hai yếu tố này khiến người ta rất khó nhận ra nhịp sinh học của cơn đói. Có nhiều sự nuôi dưỡng khác nhau ở đứa trẻ này so với đứa trẻ khác. “Cái mà các bạn có thể làm có tầm quan trọng hơn để giúp đứa trẻ tin tưởng sâu sắc vào chính bản thân, tin vào thế giới bé đang sống, tạo điều kiện chủ yếu của quan niệm về bản thân trẻ sạch sẽ và khỏe khoắn, đó là hãy cho trẻ ăn khi nó đói”. Bác sĩ Dodson đã nói như vậy. Nói một cách đúng đắn hơn, người lớn áp đặt một giờ ăn nghiêm ngặt cho trẻ mà trẻ lại chưa hề đoán biết được thời gian, nó chỉ cảm nhận qua mức độ đói của mình. Chính điều này có nguy cơ làm chậm lại chức năng sống của quá trình dinh dưỡng. Minh họa cụ thể: một trong trường hợp không chịu ănBà B đưa đứa con 16 tháng tuổi đến chỗ chúng tôi khám bệnh bởi từ hơn 4 tháng nay bé không chịu ăn. Đến bữa, như một trận chiến gồm hai người tình nguyện đối mặt với đứa trẻ. Sau những cố gắng năn nỉ, cau có giận dữ, doạ nạt và chơi đùa, cũng có bà mẹ thử làm trẻ quên đi sự chú ý của nó để đút một thìa khoai tây nghiền vào miệng bé, người bà đút thêm một chút sữa rồi bịt mũi trẻ lại bắt phải nuốt. Nhưng chẳng giúp được gì, bé chảy hết nước dãi khạc nhổ, nôn ra sạch. Việc dùng sức mạnh để cho ăn chỉ làm tăng nỗi lo lắng của người mẹ và ông bà. Chính họ thừa nhận đã bắt trẻ phải ăn khi nó bị viêm mũi hoặc nó đang quá mệt mỏi.Dĩ nhiên bỏ ăn là biểu hiện của một nguyên nhân tâm lý. Đứa trẻ không còn thiết tha gì đến ăn uống nữa. Sự bỏ ăn thể hiện ở 2 điểm: sự chăm sóc ân cần, thái độ vô ý thức của người mẹ không phù hợp với những gì mà bé trông đợi hay bé cảm nhận. Người mẹ bị rối loạn nhân cách, bị quấy rầy bởi những giờ giấc mà các bác sĩ khuyên rằng nên cho trẻ bú tự do nhưng cô ấy lại tiếp tục cho con bú suốt trong 2 giờ. Người mẹ mắc trạng thái trầm uất thường buộc phải giao phó con mình cho những người xung quanh (nhưng cũng cần lưu ý rằng tất cả các bà mẹ đều phải chịu trạng thái trầm uất ít nhiều sâu sắc trong 3 tháng sau khi sinh). Người mẹ lo lắng về chất lượng sữa, lại bị khủng hoảng trong đời sống vợ chồng cản trở trạng thái sẵn sàng của mẹ với con cái (trong trường hợp này vai trò trực tiếp hay gián tiếp của người cha là chủ yếu và trẻ có thể cảm nhận được điều này từ ngay những ngày đầu tiên của cuộc đời). Vào độ tuổi này thì phương trình người mẹ bằng sự nuôi dưỡng, nó luôn luôn đi cùng không dứt ra được, vì vậy việc chữa trị cho người mẹ cần thiết hơn là với đứa bé. Trước hết việc điều trị này nhằm giúp người mẹ ý thức được điều sợ hãi của mình và những nguyên nhân tạo nên sự sợ hãi này. Cũng tương tự như vậy, người mẹ có thể biến đổi thái độ của mình theo một cách cơ bản. Không bao giờ ép trẻ phải ăn nữa, không tạo áp lực với trẻ để cho trẻ có thể tìm lại nhiệt tình thúc đẩy nó đến ham muốn ăn uống thực sự. Nhận biết tầm quan trọng của chức năng dục tínhThực tế cho thấy, kinh nghiệm được tạo ra hứng thú không chỉ đảm bảo sự điều hòa hợp lý các chức năng sống đầu tiên như đói, khát hay sự bài tiết các chất, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả những học hỏi khác xung quanh việc tạo lập nên nhân cách của chúng ta. Sự hứng thú sẽ thúc đẩy, củng cố tất cả những cách xử sự mà chúng ta đã học hỏi được và ghi vào não bộ một số nét ghi nhớ được ưu tiên bởi cảm xúc thử nghiệm của Skinner là một minh chứng rất rõ cho điều đó. Một con chuột rất đói bị đặt trong một lồng tối và được cách âm, ở đó có đặt một đòn bẩy bằng kim loại và dưới áp lực của nó thì thức ăn sẽ được chuyển vào trong. Lúc đầu nó chỉ ngó ngàng tới đòn bẩy này do ngẫu nhiên, sau đó nó hứng thú tìm kiếm cái đòn bẩy một cách có chủ ý và trở nên có khả năng nhận thức ăn theo ý muốn. Sự có mặt của nguồn thức ăn, bằng chứng của hứng thú sẽ làm tăng lên đáng kể khả năng của con chuột. Cuối cùng nó cũng khám phá ra chức năng và cách sử dụng của đòn bẩy kim loại đó. Điều này cũng không hề khác mấy đứa trẻ sơ sinh. Chức năng dục tính tạo nên những nhánh từ một cái trục mà xung quanh nó những nét lớn tạo nên nhân cách của chúng ta được sắp xếp ở đó. Để trẻ có thể thu phục được những cử chỉ, hành động, sự vận động của bàn tay là thành công khéo léo không có gì sánh được, nó tạo nên kiểu đứng và ngồi, tạo ra cả dáng đi. Bàn tay còn đánh dấu chính xác một đồ vật bằng ngón trỏ. Điều rất cần thiết nên để cho trẻ được vui chơi với chính bản thân mình. Đó chính là hứng thú được cầm nắm, được sắp xếp, đươc mó tay vào, được vuốt ve tạo nên cho bé sự phát triển về tay. Tò mò nó ngắm mình trong gương. Nó chạy dịch ra múa các ngón tay thu lượm đồ đạc rồi lại vứt ra lung tung rất thích thú, hoan hỉ. Khi biết sử dụng cái thìa như một đồ vật thông thường, nó khám phá ra nguồn gốc của niềm vui. Với điều kiện là bé được khuyến khích và không bị ngăn cản. Tất cả những kinh nghiệm của trẻ sẽ lôi kéo theo sự hoạt động của các cơ quan cảm giác không chỉ để lưu truyền thông tin mà còn mang lại niềm vui. Nhờ miệng, sự tiếp xúc với da, mùi vị, sự nhanh nhẹn của các ngón tay, trẻ sẽ có được sự hiểu biết về cơ thể nó và từ lúc này trở đi nó có thể phân biệt được cơ thể mình và mẹ. Qua những kinh nghiệm nhận biết như vậy trẻ tiếp thu được những bức thông điệp của thế giới bên ngoài và phát triển những khái niệm sơ đẳng về cảm giác. Có rất nhiều bà mẹ không hề bị nhầm lẫn thời kỳ này nhưng lại tự hỏi về sự vui thích của trẻ khi bị thu hút vào trò khám phá bằng các đầu ngón tay. Sự thưởng thức các cảm giác thúc đẩy sự tiến bộ trí tuệ thông qua sự truyền đạt của các giác quan. Pierre Louys đã từng cảm nhận được những gì mà ngày nay khoa học khẳng định với chúng ta “Dục tính là điều kiện âm thầm nhưng cần thiết, chắc chắn điều kiện đó làm phát triển toàn bộ trí tuệ”. Để tránh tạo ra những cản trở cho trẻ, các bậc cha mẹ phải chăm sóc trẻ ân cần, thông qua trò chơi và ngôn ngữ họ tham gia vào cùng với trẻ, đây là một trong số những kinh nghiệm hết sức nhạy cảm của trẻ. Đặc biệt ngôn ngữ nhấn mạnh sự khác nhau rất tinh tế về mặt tri giác và tạo nên sự dồi dào không sánh nổi của kinh nghiệm nhạy cảm, nó có vai trò đầu tầu về sự nuôi dưỡng trẻ trong thời kỳ từ một năm đến 18 tháng.