ôn hớt hơ hớt hải, chạy sang nhà Vũ:- Vũ ơi, có người vừa chết đói ở cầu Kiến Xương. Tao nhìn thấy.Vũ đang nằm đọc truyện, ngồi nhổm dậy:- Mày nhìn thấy à?- Ừ. Ông ta ngã khuỵu, tay giơ lên, cố bám lấy thành cầu, mà không bám nổi. Tao về đem cơm ra cho ông ta, ông đã chết rũ rồi.Vũ khoe với dì nó:- Dì ơi, ở cầu Kiến Xương có người chết đói.Dì nó sợ hãi:- Bố con nói, năm nay, chắc chết đói nhiều. Các con chớ gần xác chết nhé!Vũ vâng dạ rối rít. Nó kéo Côn đi chơi. Giữa đường, hai đứa gặp Luyến và Lộc. Thằng Lộc nói hai người chết đói ở cổng Vọng Cung. Thằng Luyến bịt mũi, nói ở ngã tư Vũ Tiên vô số người chết đói.Tin chết đói loan truyền thật nhanh. Thị xã ngập chìm trong sự lo âu. Người ta quên mọi chuyện, kể cả chuyện lính Nhật hung ác, mà chỉ nói chuyện chết đói. Tháng ba, trời vẫn còn lạnh. Cá thi nhau chết lềnh bềnh trên mặt hồ, ao. Cá rô khoẻ thế, cũng chết cóng. Những hạt sương muối đọng trên ngọn cỏ sắc buốt, như kim châm vào da thịt những bàn chân không giầy dép. Có lẽ người nghèo vừa chết đói vừa chết rét. Họ không phải dân thị xã. Từ các làng quê mười hai phủ huyện, họ dắt díu nhau lên tỉnh, sang Nam Định. Họ bán lúa non cho người giầu. Tiền hết, không ai cho vay lúa, họ bán gia tài, bỏ làng đi kiếm sống. Người đủ sức, đủ tiền, lê lết lên Hà Nội. Có khi mới đến Phủ Lý, họ đã gục chết bên đường. Một vài người vừa thấy Hà Nội, là lăn ra chết.Thị xã làm gì có việc cho dân quê ra tỉnh. Họ đến chợ ngủ. Dần dần, dân quê xâm nhập thị xã, khiến thị xã toàn ăn mày. Sự bố thí có giới hạn. Không nhà nào nấu cơm sẵn, mỗi ngày, cho hàng trăm người ăn mày. Họ ngồi ủ rũ dưới gốc cây, hiên nhà, sân đền, dưới tường nhà thương, trường học. Phú lít mặc họ, vì đuổi không xuể. Những buổi trưa nắng, họ cởi áo ngồi bắt rận, bắt chấy, cho vào miệng cắn đôm đốp, rồi nuốt trửng. Chấy như một đàn kiến, bò lổn ngổn trên tóc họ, bắt mãi chẳng hết. Họ sống nhờ của bố thí. Dân thị xã kinh tởm họ, chứ không sợ hãi.Sáng nay, tin chết đói làm thị xã rụng rời. Chỉ nội buổi sáng, người ta phát giác mấy chục xác chết đói. Ty vệ sinh của thị xã lo ván chôn những xác chết vô thừa nhận. Nhật rửng rưng trước nạn chết đói. Không thấy Nhật lo phát chẩn, như Tây thường phát chẩn cho dân nghèo.Côn cắn môi:- Bố thằng Vũ nói đúng quá.Vũ vênh mặt:- Bố tao nói cái gì cũng đúng.Luyến hỏi:- Bố mày biết tại sao chết đói nhiều không?Vũ chưa kịp trả lời, Lộc vội đáp:- Anh tao bảo tại Nhật bắt phá lúa trồng đay. Nhật nó thu hết thóc ở nhà quê rồi.Mấy đứa trẻ nhìn nhau, kinh ngạc. Côn không quên câu chuyện tại nhà thằng Vọng. Nó cũng nhớ những nogn lưỡi lê của lính Nhật lăm lăm chờ đâm dân thị xã, hôm giỗ tổ Hùng Vương. Côn đã bưng mặt, không dám nhìn báng súng Nhật đập vỡ mặt anh Đạo. Hai người nghèo khu Kỳ Bá, ăn cắp thóc của ngựa lính Nhật, bị chết treo, ở đầu tỉnh, còn là giấc mơ kinh hoàng của Côn. Nó buột miệng:- Nhật đểu ghê!Vũ nắm chặt bàn tay thành trái đấm:- Tiên sư Nhật lùn!Côn đá khẽ Vũ:- Mày liệu hồn.Vũ bĩu môi:- Ở Hà Nội, người ta gọi Nhật là Nhật lùn. Tụi trọc đầu, mắt một mí đểu thật. Ông đét sợ Nhật.Côn bỗng lây sự can đảm của Vũ. Nó nói:- Thầy mình trở về, tụi Nhật bỏ cha chúng nó.Ngay cái lúc hăng máu hiệp sĩ của Vũ và Côn, thì một cái xe bò lọc cọc lê bánh trên đường phố. Hai anh hướng đạo đẩy, một anh quàng dây qua vai kéo, chở ba anh khác, đứng trên xe. Chiếc loa thiếc a lô, a lô ầm ỹ. Vũ nheo mắt:- Hướng đạo đóng kịch, hở?Bốn đứa chăm chú nhìn.- A lô, a lô... Lá lành đùm lá rách. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng. Một miếng khi đói, bằng gói khi no. Xin đồng bào hãy cứu giúp dân nghèo. A lô, a lô, xin đồng bào hãy bớt chút phần ăn, cứu dân nghèo khỏi chết đói. A lô, a lô...Côn mừng rỡ:- Hướng đạo quyên cơm phát chẩn, chúng mày ạ!Vũ rủ rê:- Chúng mình xuống đẩy xe bò, đi!Cả bọn chạy theo hưóng đạo, đẩy xe đi a lô khắp thị xã.- A lô, a lô... Xin đồng bào hãy đem cơm, bánh tới sân trường tiểu học, để anh em hướng đạo đi phát cho dân nghèo. Lá lành đùm lá rách. A lô, a lô!...Bọn thằng Côn đẩy xe đến gần chỗ nhà bọn chúng, bỏ về xin cha mẹ thổi thêm nồi cơm lớn. Ăn uống lấy lệ, chúng nó đổ cơm ra rá, đem tới trường. Rồi, nhập bọn cùng hướng đạo thị xã, đi phân phát cho dân nghèo. Côn đứng nhìn những người đói ăn. Họ ăn rất nhanh. Đói ngấu, họ chẳng thèm nhai. Bỏ cơm vào miệng, là họ nuốt trửng. Nhiều người vừa trông thấy rổ cơm đã ào tới, nằm rạp xuống bốc. Lắm người hục cả mặt hớp cơm nóng, như lợn ăn cám. Cơm dính đầy đầu tóc. Họ vuốt mặt, đưa tay liếm từng hạt. Có người được phát bánh chưng, quên bóc vỏn nhà Luyến, năm ngoái, đòi đóng bè chuối, thả xuống cống Đậu, ăn canh bánh đa của bác lang Tặng mày đấy.Vũ phì cười:- Xuống cống Đậu rửa bát à? Ông chán cống Đậu từ lâu.Côn kéo Vũ sát bên mình:- Mày biết chưa?Vũ thì thào:- Biết gì?- Thầy mình sắp về Thái đánh Nhật.- Thế hở?- Ừ, bố tao dặn đừng nói với ai.Vũ xăn tay áo:- Tao sẽ đi theo thầy.Côn ghé miệng, kề tai Vũ:- Dân thị xã sửa soạn đánh Nhật. Thầy mình cầm đầu. Bố tao bảo đánh đến đít rồi.Vũ sướng rên, nhảy cỡn:- Tao phải trói một thằng, bắt kiến lửa, bỏ lên bụng nó, mới thích. Kiến lửa cắn rốn nó, nó giẫy đành đạch. Ông đứng ông múa mọi, và dzô tô nay, a ri ga tô.Côn vung tay:- Ông nhốt một thằng, không cho ăn cơm, để nó chết đói như thằng Vọng.Hai đứa trẻ mong đợi thầy chúng nó trở về Thái. Thầy chúng, chắc chắn, sẽ chở về những mộng ước ắp đầy những con mắt chúng. Hai đứa trẻ thị xã không muốn âm thầm sống trong vòng đai bình thản. Chúng nó muốn thoát ra. Nỗi thèm khát của chúng bộc lộ rõ rệt. Bây giờ, mới đúng lúc khung cảnh bình thản của tỉnh lỵ không thích hợp với chúng nó.- Tao dắt thằng Nhật qua nhà con Thúy, tao đá đít, con Thúy sẽ phục lăn.Vũ vỗ vai Côn:- Mày chắc con Thúy phục tao chứ?Côn gật đầu:- Nó vẫn phục mày.Nó hỏi Vũ:- Mày lại nhà nó chưa?Vũ thấy Côn thoáng buồn. Nó thúc khuỷu tay vào bụng bạn:- Tao không đến đâu. Mày đến chơi với nó đi, kẻo nó giận.Côn thè lưỡi, liếm môi:- Tao không thích chơi với nó nữa. Tao thề không thèm nói chuyện với nó.Vũ gậm nhấm móng tay:- Mày buồn cười bỏ xừ đi ấy. Bây giờ, mày thích cái gì?Côn nín thinh. Nắng chiều chỉ còn thoi thóp trên các lùm cây bên kia sông. Dòng nước, tự nhiên, buồn bã. Như là nó chán chảy xuôi ra biển. Nó muốn chảy ngược về nguồn. Côn hướng mắt nhìn phía xa. Gió thổi tung tóc thằng bé. Đôi mắt nó tròn to, long lanh một niềm ao ước.Lần đầu tiên, Côn trái lời Vũ. Côn không còn giống Vũ. Côn cũng chẳng giống Côn năm ngoái, năm xưa. Nó đứng đây, không tương tư tiếng tu hú, không nhớ những lần đóng bè qua sông. Phía xa, nó đang tưởng tượng, có thầy Đàn dạy bao nhiêu đứa trẻ yêu nước. Côn, mơ hồ, nghe tiếng nói của thầy. Và, tình nó thương thằng Vọng dâng lên, đùn cay mắt nó.- Bây giờ, mày thích cái gì?Côn quàng tay, bá cổ Vũ:- Tao thích thầy mình về Thái.Vũ xiết chặt Côn. Nắng đã tắt hẳn. Gió thổi lộng. Hai đứa trẻ tỉnh nhỏ cùng đăm đăm trông về chốn trời xa. Nơi ấy, nhiều người sắp về. Và, tỉnh lỵ sẽ hết thê lương, buồn tẻ.Chú thích:[1] Đông Cao, một làng cách mạng chống Pháp thuộc huyện Tiền Hải, gần bãi biển Đồng Châu. Pháp không đánh nổi, phải dùng tàu bay thả bom tàn phá cả làng. Thủ lãnh Đông Cao chống Pháp là ông Ngô Duy Phớn.