Phần I Những dấu hỏi
21. Giọt nước làm tràn ly

- Anh xin nghỉ phép năm đi với em về thăm ông bà ngoại đi.
- Anh đã nói với cơ quan rồi nhưng người ta chưa đồng ý.
- Tại sao chưa đồng ý? Đây là chính sách, quyền lợi chính đáng của cán bộ, công nhân viên nhà nước chứ có ai xin xỏ ơn huệ ái đâu?
- Đúng thế. Nhưng muốn nghỉ lúc nào phải đăng ký trước với cơ quan để cơ quan sắp xếp. Nếu cơ quan cần thì phải hoãn đến lúc thích hợp. Hiện nay...
- Trời ơi! Thôi anh đừng nói nữa. Công tác cách mạng lúc nào mà không cần? Anh nghỉ một tháng sự nghiệp cách mạng có sụp đổ đâu?
- Để anh sẽ nói lại, nhưng thủ trưởng cơ quan đã có ý kiến một lần rồi.
- Thế cái ông thủ trưởng Nghi của anh không phải đã đi phép ra bắc năm ngoái hai tháng liền đó sao? Cả cái ông Hoàng, bí thư huyện ủy cũng về thăm quê, đi xe cơ quan, lại còn nghe nói điều xe tải chở hàng chục khối gỗ về làm nhà mà có ai nói gì đâu? Họ cũng là cán bộ cách mạng, còn to hơn, quan trọng hơn anh nhiều. Họ vẫn đi đó thôi.
- Họ khác mình. Không nên suy bì như thế. Trong quá khứ mình cống hiến và chịu gian khổ không bằng họ. Dù sao mình vẫn ở trong gia đình còn họ đã xa nhà bao nhiêu năm. Phải thông cảm và ưu tiên cho họ là đúng.
- Anh lại còn bênh vực họ nữa à? Đồng ý họ có cống hiến, có gian khổ. Nhưng cán bộ cách mạng "khổ trước, sướng sau" dân kia mà. Sao họ nghĩ đến bản thân vội thế? Anh cho rằng bây giờ họ có quyền hưởng thụ chứ gì? Họ đã bắt đầu xây nhà, mua xe rồi đó, không đợi anh khuyến khích đâu. Mà thôi. Mặc kệ họ. Họ có quyền họ cứ làm. Nhưng bây giờ anh nói đi. Anh có chịu nghỉ để đi với em hay chỉ đặt công tác lên trên hết?
Hoài im lặng không tiếp lục cuộc tranh luận với Vy. Anh khó xử vô cùng. Không phải anh cố tình tỏ ra vị tha, cao thượng. Anh thực lòng thông cảm với những cán bộ cách mạng đã đi chiến đấu xa nhà lâu năm. Họ cũng là con người thôi. Ngoài sự nghiệp chung, họ cũng có một lầng quê, nhất là một gia đình riêng thân thiết đã bao năm xa cách và phần lớn đã tan nát, thậm chí chịu cả những phản bội, đổ vỡ đau lòng. Họ có quyền dành cho mình những gì riêng tư mà phải chăng lý tưởng cách mạng một phần cũng để đạt đến những hạnh phúc cá nhân. Có điều một số cán bộ có chức quyền đã bắt đầu lạm dụng đề vun vén cá nhân. Dư luận trong nhân dân đã có những tiếng xì xào và hình ảnh người cán bộ cách mạng sáng ngời ngày mới giải phóng đã bắt đầu bị những vết hoen ố.
Còn chuyện riêng của gia đình Vy. Lại một nỗi nhức nhối khác xen vào mối quan hệ vốn đã có nhiều căng thẳng của vợ chồng Hoài. Bố Vy là một công chức cỡ trung cấp của ngụy quyền. Ông đã về hưu trước ngày giải phóng nhưng sau đó cũng phải đi học tập cải tạo mất một năm. Hiện bố mẹ Vy đang ở Sài Gòn sống qua ngày. Gia đình Vy trước đây không khá giả gì. Vy sống trong gia đình cũng không mấy hạnh phúc vì bố mẹ thường xuyên bất hòa. Vy đã chấp nhận về với Hoài không cần sự đồng ý của gia đình. Vy đã lặng lẽ ra đi, gần như một cuộc bỏ trốn. Dần dần gia đình Vy cùng mặc nhiên chấp nhận cuộc hôn nhân của Vy với Hoài. Thỉnh thoảng hai vợ chồng cũng có về thăm bố mẹ Vy tuy tình cảm gia đình, kể cả của Vy, cũng không lấy gì đằm thắm. Một điều lạ là sau giải phóng, tình cảm của Vy đối với bố mẹ lại sâu đậm hơn, một phần vì thương bố mẹ bà già, nhất là bố sau khi đi cải tạo về. Hoài cũng có đi thăm ông một lần sau khi ông đi học tập về. Anh vui mừng vì thấy ông có vẻ phấn khởi và có "giác ngộ cách mạng" phần nào. Hào quang của chiến thắng năm 1975, những lý luận của cán bộ cách mạng trong trại cải tạo hay những suy nghĩ tự thân của ông, có lẽ do tất cả, đã làm cho ông tự nguyện chấp nhận chế độ mới. Ông hăng hái tham gia các sinh hoạt của khu phố, của tổ phụ lão và có tham gia lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong một tổ hợp đan lát. Bàn tay quen cầm bút của ông đã có vết chai do cầm dao, rựa chẻ, vót mây tre và ông làm việc một cách cần cũ, say mê. Hoài đã chứng kiến ông ngồi suốt ngày trên chiếc ghế nhỏ, vừa làm việc vừa nói chuyện. Tình cảm của Hoài đối với bố mẹ Vy không có gì gay cấn tuy vẫn có một khoảng cách nhất định. Khoảng cách này có tính cách tự nhiên ngay từ đầu chứ không phải vì hiện nay anh là cán bộ cách mạng còn ông là "ngụy cải tạo về". Anh hoàn toàn khác biệt ông về quá trình, quan điểm sống về mọi vấn đề. Đó cũng là chuyện thường tình giữa các thế hệ và những người xuất thân từ các hoàn cảnh khác nhau trong một đất nước đã phân ly mấy chục năm ròng.
- Anh muốn cắt đứt quan hệ với gia đình em chứ gì anh sợ dính "ngụy" ảnh hưởng đến tương lai chính trị của mình phải không?
Tiếng nói của Vy cắt đứt dòng suy nghĩ của Hoài. Anh ngước nhìn vợ. Khuôn mặt Vy bừng lên một nỗi phẫn nộ, hầu như méo xệch đi. Cô tiếp tục một cách đau đớn:
- May mà anh chưa ly dị em để lấy một cô cán bộ cách mạng gốc bần cố nông. Anh còn sợ mang tiếng tàn nhẫn, có phải vậy không? Hay anh ly dị cho nhẹ người. Em sẵn sàng giúp anh thoát nợ.
"Trời ơi, còn đến cái nước đó sao?" Hoài kêu thầm một cách cay đắng. Ly dị? Nào phải chúng ta không từng nghĩ đến điều đó. Nhưng vì những lý do khác kia. Chao ôi! Cuộc sống gia đình. Cuộc sống chung đôi thiên đường và địa ngục, đẹp đẽ và khốn kiếp. Con người có thể hòa hợp nhau đến mức độ nào?
Những cảm thông chia xẻ da diết cả tâm hồn và thể xác giữa hai con người từ hoàn toàn xa lạ trong muôn triệu con người đến thân thiết gần gũi giữa trần gian đầy hạnh phúc và đau khổ. Nhưng rồi chính thịt xương cũng trở thành sông núi ngăn chia, từng cử chỉ vặt vãnh cũng đưa đến ngộ nhận, từng lời nói cũng làm nhức nhối cả hồn cả xác, thậm chí phá!!!240_24.htm!!! Đã xem 164411 lần.


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

- Đẹp mắt quá. Cách mạng lo cho dân dữ ha, ông cán bộ... Dân đói phải đi ăn cắp, buôn lậu, nhà nước lại ăn cướp của dân... Hòa cả làng phải không ông?
Hoài đặt tay lên vai anh ta:
- Ông đi đâu mà tới đây?
- Đi đâu hả? Đây là giang sơn của tôi mà. Tôi đang theo dõi hoạt động của bọn buôn lậu ngang qua vùng tôi ở.
- Để làm gì? Hoài ngạc nhiên.
- Để nhập bọn chứ làm gì nữa.
Mây Đầu Non cười phá lên, nước miếng bắn cả vào mặt Hoài. Anh ta hấp háy mắt:
- à quên. Tôi nói ông biết để ông đi bắt hả? Mà thực đấy nhé. Dễ ăn lắm. Không thì tôi sống bằng cách nào? Rừng các ông cách mạng đốt hết rồi. Đất thì hăm sung vào tập thể. Tôi ở trên núi mà có yên đâu. Mây Đầu Non ơi Mây Đầu Non! Mây tan, non lở và Mây Đầu Non rồi cùng đi buôn lậu thôi.
Hoài lo ngại nhìn anh ta. Anh nói một cách thành thật:
- Không được đâu ông ơi. Người ta bắt đi cải tạo lao động chứ không đùa đâu.
Mây Đầu Non trợn mắt:
- Ông tưởng tôi sợ à? Tôi đã từng bị biệt giam, đi lao động đào binh thời ngụy. Bây giờ nếm mùi tù cách mạng cũng không sao. Để so sánh hai chế độ chớ. Nhưng mà ai phải cải tạo lao động? Chính mấy cha cán bộ cách mạng chuyên nói dóc phải lo cải tạo trước đi. Dân người ta lao động thấy mẹ, không đủ ăn còn cải tạo nỗi gì?
Hoài ngoái nhìn số cán bộ đang dồn nhóm con buôn lên xe tải. Cả anh thương binh cũng chung số phận và đang gào lên câu gì đó nghe không rõ. Hoài hạ giọng:
- Này, ông nói nhỏ thôi nghe. Nói với tôi thì sao cũng được nhưng mấy ông cán bộ kia nghe cùng phiền đấy. Sao? Độ này ông đói lắm hả?
Hoài nhìn kỳ Mây Đầu Non. Vẫn chiếc bê-rê bạc màu đội lệch che cái đầu húi ngắn gần như trọc. Chiếc áo sơ-mi cháo lòng sờn cổ, đầy vết bẩn vẫn bỏ trong quản nghiêm chỉnh. Đôi giày ba-ta trắng đã biển thành xám đen lầng lổ, cột dây đàng hoàng tuy dây cùng sờn gần đứt. Anh có vẻ già hơn nhiều so với lần gặp Hoài mấy tháng trước. Khuôn mặt đầy vết nhăn sâu cử động không ngừng do tật hấp háy mắt và giật giật đôi môi. Anh ta cùng chăm chú nhìn Hoài. Đôi mắt nâu nheo nheo tinh quái thoáng vẻ mệt mỏi và phân nộ, một chút gì hoang đã như mắt thú rừng.
Mây Đầu Non nói với vẻ điều cợt cố hữu:
- Đói à? Ông vẫn biết tôi thường xuyên đói mà. Tôi đói hư vô, đói tuyệt đối, đói cô độc, đói chân lý. Đó là cơn đói tự nguyện của tinh thần. Còn thân xác đói là đói cường bức. Tôi thiếu ăn, không nuôi nổi vợ con và xã hội không cho tôi lao động chân chính để kiếm sống. Ông biết đó, tôi là một thằng đỗ cao học triết, một người viết văn nhưng tôi có ngại lao động chân tay bao giờ? Thế mà hiện nay tôi đang tính chuyện đi buôn lậu đây.
Chính chế độ các ông dồn tôi đến chỗ này chứ tôi không muốn đấy nhé. Ông không cãi được tôi đâu..
"Cãi lại anh ta ư?" hoài nghĩ thầm. "Đâu thể đem chế độ chính sách để giải thích với anh ta được. Anh ta đã chiêm nghiệm chế độ này bằng chính cuộc sống bản thân và gia đình, một cuộc sống khắc nghiệt, bi thảm, cheo leo bên bờ vực, lơ lửng ở sườn non như dả thú kia thì thuyết phục anh ta thế nào được bằng đường lối chính sách?
Mây Đầu Non tiếp tục tuôn ra hàng trống không để cho Hoài kịp trả lời:
- Ông không cãi được tôi vì ông không phải là cách mạng thứ thiệt, cộng sản thứ thiệt. Ông chỉ là cộng sản theo, cộng sản dỏm. Cộng sản thứ thiệt có đầy đủ mọi loại lý luận và bẻ gãy mọi người bằng chuyên chính vô sản. Chuyên chính vô sản làm cho những thằng ngu dốt với các thứ lý luận giáo điều đủ sức mạnh để đè bẹp mọi lực lượng đối kháng. Chúng nhân danh hạnh phúc của nhân dân để hành hạ con người. Nhân dân trừu tượng mà con người là cụ thể. Chúng không đếm xỉa đến con người vì con người có thể chống đối, làm hại đến chúng nó. Còn nhân dân là một lập thể vô hình ngu muội đương nhiên chỉ biết ủng hộ và đứng về phe bọn ngu dốt cầm quyền. Đó mới là quan điểm đích thực của chúng nó.
Ông Hoài ơi, ông không hiểu được điều đó đâu vì ông là cộng sản dỏm mà, không phải thứ thiệt. Tôi với ông còn lạ gì nhau. Ông là trí thức tiểu tư sản, ông theo đuổi các giá trị nhân văn, còn chúng nó là vô sản. Ông cũng là đối lượng đấu tranh của chung nó đấy. Ông phải coi chừng cái mạng của ông chứ đừng tưởng chúng thí cho cái chức cán bộ rồi mà có ngày vỡ mộng.
Mây Đầu Non liếc nhìn về phía hai cái xe của tổ công tác đang chuẩn bị chạy sau khi số cán bộ đã dồn hết người buôn lậu và hàng lên chiếc xe vận tải. Anh ta nói vội vàng hơn:
- Thôi ông đi làm nhiệm vụ đi, ông cán bộ. Tôi biết ông xấu hổ khi nhìn cảnh ăn cướp này. Còn chúng nó có xấu hổ đâu? Một ngày kia ông sẽ bị chúng triệt hạ vì thứ lương tri trí thức của ông. Ông cứ tin tôi đi.
Hoài quay về với chiếc xe của đội công tác đang chuyển bánh.
Anh đi chậm rãi mặc dù có mấy người trên xe đang vẫy gọi giục anh nhanh lên. Anh choáng váng vì những lời lẽ như dao sắc của Mây Đầu Non đau thấu tim anh. Anh mong cho chiếc xe chạy luôn bỏ anh lại một mình giữa chốn vắng vẻ này. Anh đã bị thương và muốn nằm liếm vết thương của mình như một con thú.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~m 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động h trị và tình cảm 40&chuongid=56">6. Cơn lốc xoáy vào t Click="noidung1('tuaid=240&chuongid=7">5. 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản ronym title="">
  • 10 Phản trắc cronym> 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non )">13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1