Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
6. Cú đấm trong bóng tối

Niềm vui của những người đã trực tiếp đóng góp công sức vào việc hình thành tạp chí La Ban số ra mắt thật lớn lao, ngay cả đối với Minh Hương là người đã từng làm tồng biên tập báo ở nhiều nơi khác trước khi đến đây. Một tạp chí văn học đúng nghĩa đầu tiên xuất hiện trên mảnh đất này.
Bìa lạp chí, ngoài cái tên và biểu trưng, chỉ là một nền đỏ tươi. Mẫu bìa này đà được chọn qua một cuộc thi nhỏ giữa các họa sĩ trong tỉnh. Và điều bất ngờ là mẫu được chọn lại là của Hoàng Thủy, một giáo viên văn chỉ vẽ nghiệp dư. Cái tên La Ban được viết một cách độc đáo, với hai chữ A nhọn hoắt vượt hẳn lên cao như hai đỉnh núi. Biểu trưng nhỏ của tạp chí in bên góc với hình tượng hai đỉnh núi cách điệu thành hai bàu vú và một dòng suối tuôn ra nở thành đóa hoa. Tất cả rất đơn giản nhưng thể hiện được ý nghĩa của tên gọi La Ban và ý đồ của nhưng người làm tạp chí mà Minh Hương và Hoài đã phác họa khi yêu cầu các họa sĩ vẽ mẫu bìa. Đà từng làm báo nhiều, Minh Hương cho rằng chọn mẫu bìa rất khó, có khi trong hàng chục năm, thay đổi vài ba lần vẫn không định hình được. Về trình bày bìa của số ra mắt, sau khi thảo luận mãi, cuối cùng mọi người nhất in không đưa chữ lên trang bìa mà chỉ để một nền đỏ tươi, một màu đỏ nhức nhối tượng trưng cho khát vọng của những người làm văn học nghệ thuật trên mảnh đất ba-dan ngợp màu xanh này. Bìa được in bằng giấy "couché" láng và dày, ruột bằng giấy báo Liên xô và xếp chữ bằng phương pháp điện tử với máy móc tối tân nhất mới được nhập vào ở một nhà in hiện đại nhất của Sài Gòn. Đây cùng là sáng kiến bốc đồng của Nguyền Vù. Khi bàn chuyện phí tổn và hình thức ẩn loát, Minh Hương và Hoài rất đắn đo vì tiền nong rất hạn chế nhưng Nguyễn Vũ bốc lên: "Khỏi lo. Số ra mắt phải chơi sang. Nếu cần, nhóm Hương Xuân sẽ chịu phí tổn cho khoản chơi sang này. Tạp chí của ta sinh sau đẻ muộn nên phải chơi đẹp, chơi sang nhất nước". Quả thực vào thời điểm này, với lối in ấn như thế, về hình thức, La Ban quả là "sang nhất nước" như lời Nguyền Vù.
Ngay khi tạp chí được chở từ Sài Gòn về, trong vòng ba ngày, Minh Hương và Hoài đã tổ chức gởi báo biếu cho lãnh đạo tỉnh, các cơ quan và cá nhân đã giúp đỡ hình thành tạp chí, các tác giả có bài đăng, các hội nhà văn và cơ quan báo chí trong cả nước. Hai anh còn gởi bày bán ở các quầy sách báo trong thành phố cũng như chuyển đi giới thiệu ở các huyện. Cuối ngày thứ ba, công việc tạm xong. Minh Hương gọi điện mời một số anh em nòng cốt đến ăn mừng. Chẳng mấy chốc, Nguyễn Vũ, Nguyên Lâm, Nguyễn Diêu, Hoàng Thủy và mấy anh em nữa đã có mặt. Họ kéo nhau sang cửa hàng du lịch gần đó. Minh Hương chỉ gọi một chai rượu chanh và mấy đĩa đậu phụng nhưng Nguyễn Vũ lại bốc lên, bỏ tiền túi ra kêu một chai Ararat và mấy đĩa đồ nhắm đàng hoàng.
Minh Hương nâng cốc:
- Trước hết phải chúc mừng ông Nguyễn Điều, người đã bảo vệ được cái tên La Ban trước thường vụ tỉnh ủy. Thú thực tôi lo nhất cái tên, vì một cái tên kém văn học đã làm mất đi một nửa giá trị của tạp chí.
Mọi người chạm cốc và uống cạn. Trong khi Nguyễn Vũ rót đầy các cốc lượt thứ hai, Hoài nói:
- Thứ hai, phải chúc mừng ông Nguyễn Vũ, người đã có sáng kiến và chịu chi tiền làm cho tờ La Ban "sang nhất nước"!
Lại chạm cốc lần thứ hai. Và những lần kế tiếp, mỗi người đưa ra một lý do để chúc mừng: mẫu bìa độc đáo của Hoàng Thủy, sáng tác của từng người và tất cả những người có bài đăng trong tạp chí, phong trào văn học của xứ Sương Mù...
Mọi người đang rôm rả chuyện trò chung quanh chuyện hình thành tạp chí, bình luận nội dung các bài viết được đăng, đến khoảng hơn 9 giờ tối, bỗng Lê Tân, một nhà thơ trẻ có bài đăng trong tạp chí, xô cửa nhà hàng bước vào. Vừa tiến đến bàn nhậu, anh vừa la lớn:
- Thôi đi các cha. ở đó mà ăn mừng. Người ta đang làm thịt La Ban của các ông kia kìa.
Trong khi Lê Tân kéo ghế ngồi, mọi người nhao nhao lên:
- Sao? Ông nói gì?
- Ai làm thịt La Ban?
- Sao lại làm thịt
Lê Tân đặt xuống bàn ly rượu Nguyễn Vũ vừa rót:
- Tôi ở ngoài phố, vừa gọi đến cơ quan hội, nghe nói các ông đang nhậu ở đây nên phóng xe đến ngay. Tôi vừa ở câu lạc bõ văn hóa về. ở đó người ta vừa tổ chức phê bình tạp chí Ia Ban số ra mắt và sát phạt không thương liếc.
Minh Hương ngạc nhiên:
- Ai tổ chức sao không mời hội. Tạp chí mới phát hành có ba ngày đã mấy ai kịp đọc đâu mà phê bình? Anh em mình có ai ngoài đó không?
Lê Tần kể:
- Tôi đến trễ nên không rõ lắm. Có lẽ do câu lạc bộ văn hóa tổ chức nhưng theo chỉ đạo của sở văn hóa thông tin hoặc ban Tuyên huấn gì đó vì thấy các quan chức của hai cơ quan này đều có mặt. Một thằng bạn hay sinh hoạt ở câu lạc bộ này được mời, tình cờ đi ngang kéo tôi đi. Tôi hơi ngạc nhiên, nghĩ các ông tổ chức sao lại không mời anh em nhưng nghe nói họp để đóng góp ý kiến xây dựng La Ban nên tôi vội đi ngay. Dự cuộc họp có khoảng ba mươi người thôi nhưng anh em mình không có ai cả. Toàn là cán bộ lãnh đạo và một số người ở đâu tôi không biết, cũng có một số nhà văn nhưng không thuộc "phe ta".
Nguyễn Vũ dằn mạnh cái ly xuống bàn:
- Láo thật! Góp ý thì phải mời ban biên tập và các tác giả để họ tiếp thu chứ. Việc gì phải làm trò đánh lén như thế? Nhưng họ nói gì?
Lê Tân bây giờ mới tợp một hớp rượu, anh kể, giọng tức giận:
- Tôi ngồi nghe ức quá định nên choảng lại nhưng thằng bạn cùng đi cản, bảo đâu còn có đó, nên báo lại các ông rồi tính.. Đầu tiên họ nói về hình thức. Nền đỏ khát vọng gì gì của các ông thì người ta cho là nhợt nhạt, thiếu tính chiến đấu, người bảo giống bìa tạp chí cộng sản. Hai chữ A trong cái tên La Ban các ông khen nức nở thi họ bảo là trồi lên một cách chướng mắt, thiếu cân đối và nhọn hoắt trông phát ghê. Còn cái biểu trưng của tạp chí, đóa hoa của ông Hoàng Thủy, người ta bảo giống cái vòng tránh thai và nhìn vào chang hiểu ý nghĩa gì.
Hoàng Thủy đỏ bừng mặt, đứng dậy la lớn:
- Thằng nào nói vậy? Đồ mù cũng bày đặt phê bình nghệ thuật.
Hoài kéo Hoàng Thủy ngồi xuống:
- Ông khoan nóng. Đề nghe hết đầu đuôi đà.
Lê Tân tiếp tục:
- Họ nói bìa tạp chí sao không ghi tên cơ quan nào xuất bản, của tỉnh nào, chỉ mỗi cái tên, cứ như con hoang không ai thừa nhận. Số ra mắt trùng với thời gian kỷ niệm cách mạng tháng mười mà không có lấy một câu khẩu hiệu chào mừng.
Minh Hương không dằn được:
- Ôi? ấu trĩ! Thế họ không xem bên trong à? Việc gì phải tương hết ra ngoài bìa? Còn việc kỷ niệm cách mạng tháng mười đã có bức tranh cồ động và mấy bài thơ về Liên xô ngay trang đầu, lại còn bài dịch của các tác giả xô-viết, việc quái gì phải thèm khẩu hiệu? Khẩu hiệu để báo đảng đăng, còn văn nghệ ta kỷ niệm cách khác chứ.
Lê Tân nhìn Minh Hương:
- Người ta đâu có nghĩ như anh. Nhưng rõ ràng đây là ác ý thôi. Có người còn mỉa mai là La Ban mặc quần xã lỏn chào mừng cách mạng tháng mười nữa đấy. Họ muốn bới lông tìm vết mà. Chưa hết đâu. Họ còn phê bình in ấn gì sai be bét, đầy lỗi chính tả, có câu bất thành cú. Điện tử với chẳng điện tử, còn thua xa in ty-po ở tỉnh này.
Hoài xen vào:
- Nhiều lỗi chính tả thì công nhận vì máy in điện tử mới nhập, không có dấu tiếng Việt, công nhân phải thêm dấu bằng tay, sai nhiều sửa không xuể. Cái đó ta đã cáo lỗi, giải thích và đính chính ở cuối tạp chí. Nhưng các kiều chữ và trình độ in hơn gấp trăm lần in ty po. Nói gì cũng phải công bằng chứ sao hồ đồ vậy?
Lê Tân trợn mắt, vung tay luôn luôn theo thói quen trong khi nói:
- Nếu các ông ở đó chắc đấu khẩu tới khuya chưa xong. Đó mới là chuyện hình thức, còn về nội dung họ nói mới ngán nữa. Họ khen sơ sơ chiếu lệ mấy bài, toàn là những bài hiền lành nhất, còn tập trung đã kích một số bài trong đó có bài thơ của tôi.
Nguyễn Diêu hỏi từ tốn:
- Họ phê bình những bài nào, ông kể chi tiết đi
Lê Tân giật tờ tạp chí Hoàng Thủy đang cầm trên tay, lật lật tìm trong các trang:
- Họ nói căng nhất là bài thơ của Thanh Thu, bài "Những cây thông kêu":
Những cây thông ào vào tỉnh uỷ
Xin đừng đốn chúng tôi.
Những cây thông là ai? Bọn trí thức văn nghệ sĩ à? Sao lại ào vào tỉnh ủy? Muốn biểu tình chống đảng hả? Nhưng ai đốn các ông, đốn lúc nào? Còn thằng cha Thanh Thu nữa hắn là ai, biết gì về tỉnh này mà dám làm bài thơ đó? Họ biết rõ Thanh Thu là bạn Minh Hương và không phải người ở đây nên có ý ám chỉ Minh Hương muốn mượn lời người ngoài để đã kích tỉnh ủy. Rồi bài "Cảm xúc đi trên đường Nguyễn Trãi" của Đăng Vẫn nữa:
Oan ức Trãi sáu trăm năm trước
Bọn gian thần đổi dạng vẫn còn đây.
Dưới chế độ ta làm gì có "oan ức Trai" và bọn gian thần đổi dạng muốn ám chỉ ai? Các đồng chí lãnh đạo ở trung ương hay địa phương?
Lê Tân xỉa xỉa tay vào mặt Nguyễn Vũ:
- Còn bài thơ "Hành tinh cô đơn" của ông nữa. Đây này:
Tên lửa cứ vút đi
Truyền về trái đất bao điều mới lạ
Vũ trụ nổ tung
Còn lồng ngực vẫn kín bưng
Để con tim tròn thành hành tinh cô đơn
Ông cùng thuộc loại bôi bác chế độ, vì trong chế độ xã hội chủ nghĩa, người không còn bóc lột người, sống với nhau bằng tình hữu ái giai cấp, sao ông lại bảo trái lim người khép kín thành hành tinh cô đơn?
Rồi bài "Gia tốc" của tôi nữa. Lê Tần đứng hẳn lên, đọc lớn mấy đoạn trong bài thơ của mình:
Xin vĩnh biệt những cái đầu u tối
Quen nghênh ngang trong mũ áo thánh thần
Không thể chờ - bằng những bó hoa
Những lễ hội bàn tròn - tung hô nhau - thành tích
Những con số ma - thì thầm nhau đóng kịch
Đổi mới làm chi - sẽ mất lắm bạc tiền (?)
Họ cho tôi là kiêu ngạo, đứng trên đầu thiên hạ để phê phán. Và chính đảng chủ trương đổi mới sao tôi lại dám cho đảng sợ đổi mới?
Hoàng Thủy cùng đứng dậy, giơ hai tay lên trời:
- Ôi trời đất! Thế mà gọi là phê bình văn học nghệ thuật. Cứ kiểu này, tôi xin quang cọ bẻ bút đi về bán vé số cho xong.
Minh Hương nhíu mày, có vẻ lo lắng:
- Rõ ràng đây là một chủ trương chụp mũ chính trị rồi. Nhưng những ai phát biểu nhiều nhất?
Lê Tân nhìn quanh mọi người:
- Phần lớn là các quan chức. Cũng có một số nhà văn nhưng không thuộc cánh ta. Họ đạo diễn kỳ lắm. Người tung kẻ hứng rất nhịp nhàng. Họ truy cả ông Minh Hương nữa đó. Trong bài viết về " Cuộc sống hôm nay và trách nhiệm của thơ" của ông, có ý kêu gọi tấn công vào bọn cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, truy kích chúng đến cùng, phê phán các loại cán bộ tổ chức và tuyên huấn ngu dốt nhưng trịch thượng, động chạm đến việc quy kết thô bạo, xử trí độc đoán một số văn nghệ sĩ, trí thức của tỉnh này.
Còn bài của ông Hoài là một bút ký về vùng dân tộc rất tình cảm, người ta không nói gì đến nội dung nhưng cho ông viết sai chính tả, văn phạm. Đặc biệt người ta ám chỉ ông với tư cách phó tổng biên lập kiêm thư ký tòa soạn là người đã tập hợp các loại bài có nội dung xấu vào trong tạp chí, chọn đăng bài của người ngoài nhiều và bỏ rơi anh em trong tỉnh.
Nguyễn Vũ có vẻ đã mất hết kiên nhân, anh vừa gọi cô phục vụ tính liền, vừa bảo mọi người:
- Ông Lê Tân bảo người ta tổ chức ở câu lạc bộ văn hóa do Phương Mai làm chủ nhiệm chứ gì. Hắn cũng là nhà văn và lâu nay lớn tiếng hô hào xây dựng hội nhà văn, sao tạp chí của hội vừa mới ra đời đã tổ chức đánh? Phải đi gặp hắn hỏi cho ra lẽ.
Mọi người xô ghế đứng dậy ra ngoài nhảy lên xe, người xe đạp, kẻ Honda, phóng đến câu lạc bộ văn hóa. Trụ sở câu lạc bộ là một dẫy nhà rộng nằm trong khu vườn tình mịch. Nơi đây, mọi phòng đều cửa đóng then gài, đập mãi không ai mở. Chợt Nguyễn Vũ nhìn sát vào tấm bảng quảng cáo phim vidéo đặt trước hành lang, trong bóng tối mờ, la lên:
- Cái gì đây? Trời ơi? "Cú đấm trong bóng tối". Quảng cáo phim vidéo. Sao mà phù hợp thế. Đúng là cú đấm trong bóng tối. Sao không chơi nhau ngoài ánh sáng, mặt đổi mặt, giữa thanh thiên bạch nhật, trước công luận đi?
Mọi người xúm lại coi tấm bảng quảng cáo vô tình mà đầy ý nghĩa.
Minh Hương nói:.
- Thôi được rồi. Anh em mình về đi. Tôi sẽ cho tổ chức họp rộng rãi để phê bình tạp chí La Ban. Để cho mọi người đọc kỹ rồi lúc đó ai muốn nói gì tha hồ nói. Ta có sợ người khác phê bình đâu. Nhưng phê bình phải có đối thoại chứ không thể chơi trò "đánh hội đồng như thế được".

Truyện Nửa đời nhìn lại Tựa của Đặng Tiến Đoạn mở đầu 1. Dấu hỏi đầu tiên 2. Một nét ưu tư 3. Nguồn gốc bi kịch 4. Chính trị và tình cảm 5. Xung đột 6. Chính trị và tình cảm 7. Chủ nghĩa xã hội 8. Tôn giáo 9. ích kỷ 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non 12. Nỗi đau 13. Thực chất một chi bộ 14. Bài giảng trong nhà thờ 15. Giữa hai sức ép 16. Linh mục và tôn giáo 17. Thương cảm 18. Kiểm điểm 19. Né tránh trách nhiệm 20. Vĩnh biệt 21. Giọt nước làm tràn ly 22. Mây Đầu Non 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động 6. Cơn lốc xoáy vào trong 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản 10 Phản trắc 11 Bút ký của người bị khai trừ đảng 12. Thung lũng mai anh đào 13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1 Phụ Lục 2