Phần III Cuộc đấu không cân sức
9. Chuyên chính vô sản

Theo yêu cầu của đảng ủy dân chính đảng, Minh Hương và Hoài đã làm kiểm điểm với tư cách đảng viên để trình bày trước đảng ủy. Hai anh được giải thích, theo một chỉ thị mới của bộ chính trị, trong trường hợp đảng viên phạm sai lầm là đảng viên có chức vụ lảnh đạo, do cấp trên quản lý hoặc trường hợp có hai phần ba đảng viên trong chi bộ phạm sai lầm thì việc kiểm điểm sẽ do tổ chức đảng cấp trên thực hiện. Cả hai trường hợp này đều đúng với hai anh nên Hoài nói đùa rằng có lẽ chỉ thị này được soạn cốt dành riêng cho hai anh. Minh Hương nói nghiêm chỉnh quả thực đây là một chỉ thị mới và nhằm đối phó với một số đàng viên có ý chống lại đảng mà cách làm cũ không xử lý được như trường hợp Câu lạc bộ Kháng chiến Sài Gòn và một số tổ chức khác.
Sau khi bản kiểm điểm được gởi đi một hôm, hai anh được đảng ủy mời lên yêu cầu làm lại bản kiểm điểm vì cho rằng bản kiểm điểm như thế chưa đạt yêu cầu. Theo họ, chưa đạt yêu cầu nghĩa là chưa thành khẩn, chưa nhận khuyết điểm. Hai anh rất tức giận trước việc này vì thấy rõ người ta không muốn tìm hiểu vấn đề một cách khách quan mà chỉ muốn áp đặt người bị kiểm kiềm phải thừa nhận những sai lầm đã được cấp trên chỉ ra. Hai anh phản ứng bằng cách gởi hai bản kiểm điểm cũ kèm theo chú thích, chúng tôi chưa có nhận thức gì mới nên vẫn trình bày bản kiểm điểm như trước". Hai anh đã gởi bản kiểm điểm tới đảng ủy theo đường công văn chứ không trực tiếp đến giao như yêu cầu của đảng ủy. Đây là một thái độ ngang bướng chưa từng có trong tổ chức đảng. Rốt cuộc, sau khi xin ý kiến của ban thường vụ tỉnh ủy đảng ủy đành tổ chức kiểm điểm trên cơ sở văn bản kiểm điểm cũ của hai anh.
Buổi kiểm điểm này tuy không có bí thư và phó bí thư tỉnh ủy dự, nhưng đã được chuẩn bị kỳ trước với một thành phần tham dự hùng hậu nhằm mục đích áp đảo. Thường trực đảng ủy có bí thư, phó bí thư và một số đảng ủy viên, đặc biệt trong đó có Phan Mai Kha, một cán bộ mới được đề bạt làm phó giám đốc sở văn hóa thông tin và cơ cấu vào đảng ủy. Các ban tuyên huấn, tổ chức, kiềm tra đều có đầy đủ trưởng, phó ban và một số cán bộ. Ngoài ra còn có chánh, phó văn phòng tình ủy. Trong số cán bộ ban tổ chức, Hoài ngạc nhiên thấy có Nghi, nguyên là bí thư huyện đoàn, thủ trưởng và là kẻ thù cũ của Hoài lúc còn ở huyện. Gặp Hoài anh ta chỉ chào hỏi qua loa và giữ bộ mặt lạnh lùng đúng cách của cán bộ tổ chức, nhất là trong những dịp nghiêm trọng như hôm nay. Hoài thầm nghĩ mình lại có thêm đối thủ nhưng anh không mấy quan tâm đến gã này vì lên đây gã chỉ là một thứ cán bộ tép riu.
Cuộc họp kiểm điểm căng thẳng và kéo dài lê thê đúng một ngày theo kiểu xa luân chiến. Mỗi cán bộ dự họp đều chuẩn bị sẵn bản luận tội ở góc độ của ngành mình nhưng đều tập trung vào các tội danh đã được chỉ định là vi phạm điều lệ đảng, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu trung thực coi thường lãnh đạo, kiểm điểm không nghiêm túc. Đặc biệt, trưởng ban tổ chức nhấn mạnh bản kiểm điểm của Hoài là một bài giảng về điều lệ đảng mà các ủy viên thường vụ tỉnh ủy khi xem phải cố nén lòng lắm mới đọc nói.
Minh Hương và Hoài hết sức ngạc nhiên khi nghe phát biểu của Phan Mai Kha, phó giám đốc sở văn hóa thông tin kiêm đảng ủy viên đảng ủy dân chính đảng. Gã đi họp bằng xe Honda Cub mới tinh sáng loáng, ăn mặc chải chuốt, láng bóng không kém. Gã mặc vét-tông xám nhạt, cà-vạt đỏ, giầy đen bóng, đội mũ phớt bằng da cùng màu xám và đòi kính trắng gọng vàng chềm chẽ trên khuôn mặt dài ngoằng râu ria nhằn nhụi. Khi gã xách chiếc cặp da cá sấu khóa mạ vàng nện giầy cồm cộp bước vào phòng họp, Hoài thấy hình ảnh của gã không hợp tí nào với khung cảnh của một cuộc họp kiểm điểm đảng viên lại văn phòng của đảng ủy dân chính đảng. Gã có vẻ là một lay lái buôn ăn chơi bốc trời đang đi giao dịch hơn là một cán bộ cộng sản. Nhưng khi đã bỏ cặp lên bàn, rút túi lấy bao thuốc Zet và bật hộp quẹt ga đi mời từng cán bộ cấp trên với nụ cười cầu tài, Hoài lại thấy gã đúng là một thứ cán bộ cộng sản kiểu mới, một loại người hành tiễn, đầy âm mưu thủ đoạn, tìm cách nắm lấy các chức vụ và ăn cắp, nhận hối lộ, làm giàu bất chính không kém bất cứ một quan chức tham nhũng nào dưới chế độ tư bản mà những người cộng sản đã ra sức phê phán, bôi nhọ.
Sau khi các vị trong thường trực đảng ủy và các trưởng, phó ban đã phát biểu xong, gã mới giơ tay xin nói và mở sổ để ngay trước mặt, đứng lên nói với một giọng hùng hồn lạ thường:
- Về sai phạm của hai anh Minh Hương và Hoài, các đồng chí lãnh đạo đã phân tích rất rõ, rất có tình có lý, rất đầy đủ. Nhưng ở đây tôi cũng xin dược phép phân tích thêm một số điểm theo quan điểm cá nhân và ở góc độ của ngành văn hóa.
Trước hết là chuyện hai anh đã tổ chức các buổi bình thơ khi đi qua các tỉnh. Theo nguyên tắc, việc tổ chức này phải thông qua các cấp quản lý nhưng sở văn hóa thông tin và ban tuyên huấn các nơi đó đều không biết. Đó là sai về nguyên tắc chưa kể về nội dung có nhiều điểm không lành mạnh mà chúng ta đã nghe các tỉnh bạn thông báo lại. Ngoài ra lại còn sự có mặt của Hữu Lần và những ý kiến phản động của y trong những buổi đó. Hữu Lần là ai? Hữu Lần có phải là một lên trong nhóm Nhân văn chống đảng đã bị đảng ta trừng trị nay đang ngóc đầu dậy? Phải chăng hai anh Minh Hương và Hoài đã cấu kết với nhóm Nhân văn hay đang đi vào con đường phản động đó?
Vấn đề lớn nhất là chuyện vận động đi lấy chữ ký để phê phán đảng và đòi cách chức người này người nọ ở trung ương. Các anh cho đó là quyền tự do của công dân. Công dân nào lại có quyền theo kiểu vô tổ chức, vô chính phủ như thế? Dĩ nhiên dân có quyền có ý kiến, nhưng phải thông qua các tổ chức. ở đâu chẳng có đoàn, hội, thanh tra, kiểm sát. Muốn gì cứ việc trình bày lên các tổ chức đó chứ sao lại đi vận động từ tỉnh này sang tỉnh khác? Luật pháp nào cho phép như thế? Đó quả là một hành động gây rối an ninh trật lự, nếu không nói là kích động bạo loạn, kích động lật đổ hết sức nguy hiểm. Dù là với tư cách công dân, hành vi đó cùng sẽ bị luật pháp trừng trị. Hơn nữa ở đây hai anh lại là đảng viên. Đảng viên ý thức tổ chức kỷ luật phải cao hơn, trách nhiệm phải nặng hơn. Có những việc công dân được quyền làm nhưng đảng viên không được phép. Thí dụ như đảng viên không được thờ cúng. Hai anh đều là đảng viên trên dưới hai mươi tuổi đảng cả sao lại không biết việc này? Hai anh đã từng nghiên cứu điều lệ đảng sao lại không biết nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, địa phương phục tùng trung ương? Muốn gì phải đề bạt theo hệ thống tổ chức đảng. Các anh biết gì về các vị ủy viên ban chấp hành trung ương đảng, những người tiêu biểu cho trí tuệ toàn đảng được đại hội đảng toàn quốc bầu ra mà lại dám yêu cầu cách chức người này người khác? May mà các anh chưa đòi cách chức cả tổng bí thư. Đây là một việc làm vô tổ chức, láo xược không thể chấp nhận được
Các anh tự đánh giá mình quá cao. Các anh luôn luôn bảo: "Tôi thấy đúng. Tôi cứ đi. Tôi cứ phổ biến. Tôi cho trung ương và tỉnh ủy sai. Tôi không có khuyết điểm". Các anh đặt mình lên cao hơn tổ chức, cao hơn đảng. Đó là gì nếu không phải là bệnh " cá nhân chủ nghĩa" mà đảng và bác Hồ đã nhiều lần phê phán, coi như kè thù?
ở đây tôi xin phép nói rộng ra một chút trên lãnh vực văn hóa văn nghệ. Các anh tự cho mình là người đổi mới. Nhưng các anh phải biết rằng chính đảng đã đề ra và chủ trương đường lối đổi mới. Đổi mới phải có lãnh đạo, trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lênin, không phải đổi mới là chạy theo dân chủ tư sản. Thời gian vừa qua, bên cạnh những tác phẩm văn học nghệ thuật mới mẻ, đúng đắn, đáng trân trọng và khuyến khích, đã có không ít những tác phẩm lợi dụng đổi mới đẻ đã kích đảng, đã kích lãnh đạo. Bút ký "Cái đêm hôm ấy đêm gì", tiểu thuyết "Thiên đường mù", phim "Hà Nội trong mắt ai", phim "Sám hối"... là những tác phẩm phủ định cả chủ nghĩa xã hội, đánh vào đảng, đánh vào chế độ một cách thâm độc. Tình hình loạn xuất bản với những dâm thư như "Kim Bình Mai", "Chiếc chìa khóa", các sách vụ án, có phải là đổi mới không? Đổi mới đâu phải là tự do bung ra, ai muốn làm gì thì làm?
Các anh tự cho mình là đổi mới, là đảng viên chân chính, nhưng các anh đã làm được gì? Hội nhà văn, tạp chí La Ban của các anh đã làm được gì mới đâu, hay chỉ là tiếp tay cho những luận điệu phá hoại, xuyên tạc của địch? Các anh tự nhận đi đầu trong đổi mới nhưng thực chất là đi đầu trong một mũi nhọn đánh vào chuyên chính vô sản. Tôi cho rằng đó là điểm mấu chốt trong việc kiểm điểm hai anh. Tôi đề nghị đảng nghiêm khắc đối với trường hợp này để làm gương.
Gã cao giọng kết thúc bài diễn văn của mình rồi bỏ kính, trịnh trọng nhìn quanh một vòng trước khi ngồi xuống. Minh Hương và Hoài gần như sững sờ khi nghe gã phát biểu. Nội dung ngu xuẩn, tính chất cuồng tín, thái độ căm phẫn lạ lùng đã vượt xa ý kiến những cán bộ cấp trên của gã phát biểu trước đó.
Phải chăng đó là cách lập công của gã để xứng đáng với sự tin cậy của cấp trên khi được đề bạt? Hai anh chưa kịp nói gì thì Nghi đã hăng hái giơ lay xin phát biểu. Hoài như sực tỉnh. Chắc chắn gã này sẽ nhắm vào cá nhân anh. Quả nhiên như vậy. Sau khi thưa gửi đủ các cấp với thái độ khúm núm, nói hùa theo mấy vấn đề chung, gã trực tiếp đề cập đến trường hợp của Hoài:
- Tôi cho rằng đảng ta coi trọng lý lịch, thành phần xuất thân là đúng. Như trường hợp đồng chí Hoài đây, tôi biết rõ vì đã từng công tác chung nhiều năm ở huyện. Hồi đó đồng chí Hoài đã biểu lộ tính chất cá nhân chủ nghĩa, coi thường tổ chức, coi thường cấp trên và có những sai phạm khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, do được thường xuyên kiểm điểm, giáo dục và đấu tranh, trong đó tôi có góp phần nhỏ của mình vì lúc đó tôi là thủ trưởng kiêm bí thư chi bộ, những sai phạm của đồng chí Hoài được uốn nắn khá kịp thời.
Còn từ khi chuyển về hội nhà văn, trong môi trường mới tự do, những nhân tố xấu lại có dịp bộc lộ và phát triển mạnh hơn. Đày là nhược điểm chính của giai cấp trí thức tiểu tư sản. Công nông chúng ta không bao giờ mắc phải khuyết điểm này...
Gã còn tiếp tục dài dòng với những luận điệu cũ rích. Hoài ngao ngán nhìn gã và hình dung thấy gã đúng là một con vẹt dốt nát vẫn còn lặp lại bài cũ vì lưỡi đã cứng rồi, không sao thay đổi được. Một vài trưởng ban, ủy viên thường vụ cùng nhíu mày. tỏ vẻ khó chịu. Bí thư đảng ủy chủ trì hội nghị lành cắt lời gã. Gã hậm hực vì mất dịp lập công trọn vẹn nhưng cùng ngoan ngoãn ngồi xuống. Minh Hương và Hoài gần như cùng một tâm trạng. Hai anh đều chán ngán cuộc kiểm điểm kiểu này. Đúng là cuộc đối thoại giữa những người điếc. Hai anh thừa sức bẻ gãy những lý lẽ ngu xuẩn như thế nhưng ai sẽ nghe hai anh? Họ chỉ nghe chính họ thôi. Tuy vậy, Minh Hương khi được yêu cầu cùng cố gắng đứng lên bác bỏ những lời buộc tội, đặc biệt cảnh cáo sự cuồng tín của gã phó giám đốc sở văn hóa thông tin. Hoài tiếp lời phân tích thêm những vấn đề cụ thể nhưng anh không mấy tin tưởng sẽ thuyết phục được họ.
Quả nhiên khi phát biểu kết thúc, bí thư đảng ủy lặp lại những kết luận đã đưa ra từ đầu, không lý gì đến những lý lẽ của Minh Hương và Hoài. Tuy thế, buổi kiểm điểm chưa đưa đến đề nghị hình thức kỷ luật nào. Đây là chủ trương từ trước. Để tỏ ra thận trọng, họ yêu cầu sẽ có một buổi kiểm điểmm khác, sau khi để hai anh về suy nghĩ phản tỉnh thêm.
Bí thư đảng ủy và các ủy viên thường vụ vẫn đến bắt tay chào hai anh trước khi ra về với nụ cười trên môi. Hoài không hiểu được thái độ của họ. Họ chân thành với đồng chí hãy đã trở thành những diễn viên tài tình đóng vai trò hai mặt không thua bất cứ diễn viên điện ảnh lừng danh nào?

Truyện Nửa đời nhìn lại Tựa của Đặng Tiến Đoạn mở đầu 1. Dấu hỏi đầu tiên 2. Một nét ưu tư 3. Nguồn gốc bi kịch 4. Chính trị và tình cảm 5. Xung đột 6. Chính trị và tình cảm 7. Chủ nghĩa xã hội 8. Tôn giáo 9. ích kỷ 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non 12. Nỗi đau 13. Thực chất một chi bộ 14. Bài giảng trong nhà thờ 15. Giữa hai sức ép 16. Linh mục và tôn giáo 17. Thương cảm 18. Kiểm điểm 19. Né tránh trách nhiệm 20. Vĩnh biệt 21. Giọt nước làm tràn ly 22. Mây Đầu Non 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động 6. Cơn lốc xoáy vào trong 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản 10 Phản trắc 11 Bút ký của người bị khai trừ đảng 12. Thung lũng mai anh đào 13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1 Phụ Lục 2