Phần I Những dấu hỏi
14. Bài giảng trong nhà thờ

Hoài nghiên cứu lại tài liệu do một cơ sở mật báo cáo về nội dung các bài giảng của linh mục Hoan trong thời gian gần đây.
- Lễ Thánh Mađalêna.
Chúng ta là bậc làm cha, làm mẹ và những người hiểu biết hơn, phải giáo dục cho con cái một lòng kính Chúa, yêu Chúa như thánh Mađalêna. Phải năng đọc phúc âm và suy gầm lời Chúa vì một mai này đạo Chúa có bị vùi dập, nếu trong bản thân la còn lòng tin, lòng mến và trông cậy mành lực của Chúa thì Chúa sẽ không từ bỏ. Nhiều người công giáo lúc nhỏ còn biết giáo lý và phúc âm một ít, lớn lên không tin gì đạo Chúa, chỉ coi giữ lúc nhỏ là đủ rồi, không cần gì nữa. Đời sống đạo trở thành khô khan nguội lạnh rồi sinh ra nhiều tật hư, nết xấu, từ đó làm cho xã hội ngày một suy đồi.
- Lễ cầu cho các linh hồn.
Chúng ta không thể dửng dưng trước những linh hồn mồ côi và từ hiện tại, từ ngày giải phóng đến nay, chúng ta cũng chưa biết bà con ngoài bắc hiện nay thiếu người ở đâu, sống chết ra sao. Mối lo lắng ấy đang vây bủa. Chúng ta phải cầu cho các linh hồn đó vì cũng là người Việt nam, sống trên quê hương Việt nam.
- Thánh lễ dành riêng cho thanh niên, thiếu nữ.
Có người nói chúng ta sống trong một tổ chức, nam nữ có tình cảm với nhau nhưng muốn kết hợp phải có sự đồng ý của tập thể. Tập thể quyết định và đứng ra tổ chức lễ cưới chứ cha mẹ họ hàng không có quyền gì. Hôn nhân như thế thì chỉ là gượng ép, bắt buộc, không thế nào có hạnh phúc. Dù sống trong tập thể nào, nam nữ kết hôn cũng phải có sự tìm hiểu và sáng suốt lựa chọn, không phải chỉ tùy thuộc vào tập thể. Chúng con là những người trẻ, dù muốn dù không cùng phải bước qua ngưỡng cửa đó. Dù đời sống đang rát khó khăn thay đổi, chúng ta là con cái Chúa phải sáng suốt nhận định con đường mình chọn.
- Theo bài phúc âm kính Chúa yêu người.
Phúc âm khuyên phải kính Chúa yêu người, nhưng không phải chỉ nói bằng môi bằng miệng mà phải thực thi bằng việc làm của mình. Có nhưng người đã suy diễn lời Chúa bằng việc làm của mình. Có những người đã suy hiền lời Chúa cách này cách khác để xuyên tạc bắt bẻ. Dù đời sống gặp khó khăn này, cản trở khác do hoàn cảnh đất nước đưa đến, ta cùng phải cố gắng cầu xin Chúa.
- Lễ khánh nhật truyền giáo.
Hãy cầu nguyện cho những người chưa tin và chưa biết Chúa, nhất là trước hiện cảnh xôi đậu này. Chúng ta hãy sáng suốt nhận định rõ con đường nào thật, con đường nào sai để làm gương cho nhiều người chung quanh được trở lại theo chân Chúa.
- Lễ thánh Mân côi.
Thực hiện theo phúc âm, chúng ta phải ăn ở hiền lành, cư xử với nhau cho đẹp. Nhiều người dùng pháp luật để đối xử, đưa đến thù hận nên pháp luật không sửa đổi được ai mà lại làm cho người ta nghi kỵ, xa lánh nhau. Chúng ta là con một Cha, thờ một Chúa, chúng ta phải thương yêu và giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn này. Lễ các linh hồn. Con người chết chỉ có hai con đường là chết đời đời và sống đời đời. Sống trên đời không có gì vĩnh viễn. Nếu được hưởng sung sướng rồi hống hách, bê tha tội lỗi thì sẽ mất đời đời và ngược lại. Sống đời này không có gì bền bỉ lâu dài mà tất cả sẽ mất đi không gì ngăn nổi, dù có luật lệ này, luật pháp nọ hay nhà nước nào đi nữa cũng không ngăn được. Ba mươi năm qua chúng ta sống được, hiện tại ta còn sống đây, nhưng một trăm năm nữa, các thế hệ này sẽ qua đi vì đời sống vắn vỏi và chóng tàn. ở với nhau mà dùng thủ đoạn này, lý lẽ khác, chèn ép, gây khó khăn cho nhau, làm cho con người không ngồi đầu lên nổi thì sau này Chúa sẽ dùng uy quyền rất công minh mà đoán phạt những con người ấy.
- Lễ thánh Phao-lô.
Phải bắt chước thánh Phao-lô rao giảng lời Chúa. Đạo có mạnh hay không là do ở tầng lớp thanh niên, thiếu nữ. Sau hai mươi, ba mươi năm, cuộc sống sẽ xuống dốc, lúc đó mình không còn đức tin và đời sống đạo không còn nữa. Cuộc sống hiện tại nếu không duy trì đức tin thì tương lai con cháu của ta sẽ mất gốc, xa Chúa.
- Lễ Đức Mẹ.
Chúng ta hãy noi gương nhân từ của người, vì phải làm những điều thiện trong việc nhỏ thì trong việc lớn cũng thế. Mọi điều không có gì giấu được trước mặt Chúa, dầu giữ kín thế nào cùng bị lộ trước Thiên Chúa. Những người che mắt nhân dân, bà con, anh em thế nào sau này người ta cùng biết. Sự thật bao giờ cùng hơn vì dối trá, gian manh, bịp bợm thiên hạ được chứ không bao giờ che giấu được Chúa.
- Về đền thờ thân xác Người (Chúa).
- Chúng ta phải dạy dỗ con cái làm sao cho đời sống của chúng được thấm nhuần đạo Chúa, có một lòng tin vững chắc. Không phải chỉ để cho một người nào đó hay một số tu sĩ dạy thôi mà mình phải chăm sóc cho đọc phúc âm, lo đời sống đạo nữa. Nhờ thế khi bị người ta xuyên tạc, tuyên truyền cách này cách khác thì khỏi bị mắc bẫy và sa ngã.
- Về đền thờ Jerusalem.
Ngày xưa nơi tôn nghiêm thờ cúng mà có người đã dùng làm nơi tụ họp buôn bán. Chúa đã khóc và đã chúc dư, rồi sau sẽ không còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào nữa.
Ngày nay người ta lợi dụng nhà thờ và chuyện gì cũng có thể xảy ra ở nhà thờ. Thậm chí có người tới nhà thờ vì nhiệm vụ dò xét, bộ dạng đạo đức nhưng bên trong nhòm ngó, nghe ngóng tin lức để báo cáo làm đủ chuyện. Vậy chúng ta là con một Cha, phải khôn ngoan đề phòng vì muốn cho ngôi thánh đường không sụp đồ ta phải canh chừng cẩn mật để ngăn chặn những âm mưu đen tối, muốn đào vách, gỡ móng hay đặt chất nổ, lúc ấy ta không thế nào ngăn nổi.
- Bài giảng dành cho thanh niên.
Sống phải theo quy luật. Nếu trong xã hội ai không theo quy luật của Chúa sẽ bị Chúa trừng trị. Kể từ năm 1954, thanh niên đã tìm tự do và sống thoải mái cho đến gần đây. Nhưng hiện tại cái lối sống sung túc như xưa không còn nữa, bây giờ ta nhận thấy càng ngày càng khó khăn hơn. Nhiều gia đình thiếu cơm ăn, thiếu vật chất đủ thứ thành ra khung cảnh gia đình không còn nghĩa lý gì nữa cả. Chúng ta hãy đoàn kết để xây dựng một xã hội mới, một giáo xứ lành mạnh trong tình huynh đệ của Chúa.
Hoài ngầm nghĩ về các bài giảng và thán phục người đã tạo ra nó. Cách diễn đạt phán lớn đa nghi, trừ một vài ý cố tình nói rõ, còn lại để người nghe suy diễn. Các bài giảng đều toát lên ý tha thiết muốn duy trì đạo tốt đẹp của Chúa trong một hoàn cảnh khó khăn đang bị đe dọa. Lời giảng kêu gọi củng cố lòng tin, nếp sống đạo đề chống lại những cái xấu, cái ác nói chung của cuộc đời và cũng có thể hiểu là cái xấu, cái ác của chế độ cộng sản.
Một sự lo ngại loát lên và lời báo động không ngớt về nguy cơ đạo sẽ bị suy đòi, hủy diệt, nhưng đồng thời lòng tin vào quyền lực tuyệt đối của Thiên Chúa vẫn không hề suy giảm. Rõ ràng bài giảng như thế sẽ thuyết phục được nhiều người, nếu không nói là tuyệt đại bộ phận tín đồ. Đây là khó khăn lớn vô cùng cho những người cộng sản muốn tranh thủ lòng tin vào chế độ đối với tín đồ Thiên Chúa giáo.
Mấy tuần liền Hoài có ý quan sát và thấy giáo dân đi nhà thờ rất đông đảo và thành kính. Không phải chỉ có lễ chủ nhật mà cả hai lể sáng và lễ chiều hằng ngày lúc nào cũng đông người, không chỉ có ông bà già mà cả người trung niên và thanh thiếu nhi. Các òng bà già mặc áo dài theo lối quốc phục cổ mà họ vẫn còn giữ được cho đến bây giờ. Một số người trung niên có lẽ là công chức trong chế độ cũ, mặc vét-tông, thắt cà-vạt, đi giày nghiêm chỉnh. Thanh niên, thiếu nữ diện nhưng bộ quần áo đẹp sặc sờ nhất. Vào ngày chủ nhật quá đóng người, trong nhà thờ không đủ chỗ, những người đứng ngoài hành lang và cả ngoài sân vẫn vòng tay im lặng rất thành kính, kể cả thanh niên.
Tình hình này không phải chỉ ở nhà thờ giáo xứ của linh mục Hoan mà tất cả các nhà thờ khác trong huyện đều như thế. Khi việc triệu lập họp dân đã trở nên khó khăn hơn so với ngày mới giải phóng, nhiều cán bộ xã đã mơ ước người ta đi họp được một nửa như đi nhà thờ. Có cán bộ đã nói thẳng và kêu gọi dân như thế. Giáo dân chủ mỉm cười không trả lời. Làm sao để chủ nghĩa cộng sản trở thành tôn giáo của người dân như Thiên chúa giáo đối với tín đồ của mình? Điều đó thật hoàn toàn ảo tưởng.
Hoài quyết định sáng chủ nhật tới sau giờ lễ, anh sẽ đến thăm, trực tiếp nói chuyện với linh mục Hoan, một linh mục mà anh nghĩ có thái độ tiêu biểu cho các linh mục Thiên Chúa giáo hiện nay.

Truyện Nửa đời nhìn lại Tựa của Đặng Tiến Đoạn mở đầu 1. Dấu hỏi đầu tiên 2. Một nét ưu tư 3. Nguồn gốc bi kịch 4. Chính trị và tình cảm 5. Xung đột 6. Chính trị và tình cảm 7. Chủ nghĩa xã hội 8. Tôn giáo 9. ích kỷ 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non 12. Nỗi đau 13. Thực chất một chi bộ 14. Bài giảng trong nhà thờ 15. Giữa hai sức ép 16. Linh mục và tôn giáo 17. Thương cảm 18. Kiểm điểm 19. Né tránh trách nhiệm 20. Vĩnh biệt 21. Giọt nước làm tràn ly 22. Mây Đầu Non 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động 6. Cơn lốc xoáy vào trong 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản 10 Phản trắc 11 Bút ký của người bị khai trừ đảng 12. Thung lũng mai anh đào 13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1 Phụ Lục 2