Phần I Những dấu hỏi
1. Dấu hỏi đầu tiên

Trong cảm giác mệt mỏi rã rời qua ba đêm ngày làm việc căng thắng của đại hội Đoàn thanh niên cộng sản huyện lần thứ nhất sau giải phóng, một tâm trạng chán nản, cay đắng và tức giận xâm chiếm Hoài sau cuộc họp chiều của ban chấp hành mới được bầu trong đại hội.
Với sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hoàng, bí thư huyện ủy, việc bầu ban thường vụ huyện đoàn gần như chỉ định. Hoài, người chủ chốt của ban chấp hành lâm thời, thực sự điều hành mọi hoạt động của huyện đoàn từ ngày giải phóng đến trước đại hội mà năng lực và sự tín nhiệm đổi với thanh niên đã được tỏ rõ, người có số phiếu cao nhất trong cuộc bầu ban chấp hành, đã bị gạt ra khỏi ban thường vụ. Cuộc bầu cử ban thường vụ đã diễn ra một cách hoàn toàn hình thức, mà ai giữ chức vụ bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ đã được nói rõ trước khi bầu. Một vài ủy viên chấp hành có ý không hài lòng với việc áp đặt như thế nhưng không dám chống đối lại. Còn Hoài thì há miệng mắc quai không thể tự nói về mình và thấy bí thư huyện ủy có ý định rõ ràng không muốn cho Hoài giữ một chức vụ chủ chốt trong ban thường vụ.
Chưa bao giờ Hoài có tâm trạng đau xót và cay đắng như thế. Nỗi bất mãn và phần nộ bừng bừng tự lắc nghẹn nơi cuống họng, không thể nói thành lời. Trước đây, khi hoạt động trong phong trào thanh niên sinh viên học sinh đô thị miền Nam, đối mặt với kẻ thù, trước lưỡi lê, trong vòng dây kèm gai, Hoài và bạn bè bao giờ cùng lớn tiếng tố cáo. Nhưng bây giờ là nội bộ, là đảng lành đạo, có phải chống kẻ thù đâu.
Sau cuộc họp, Hoài trở về nhà bỏ ăn tối, vào phòng đóng cửa nằm trăn trở. Vy, vợ Hoài hỏi nhưng Hoài chỉ kêu mệt, trả lời qua loa rồi bảo Vy để anh yên. Anh muốn nghiền ngẫm sự việc này và có thái độ. Anh không phải là một kẻ tham quyền cố vị nhưng không phải là một thằng hèn cứ cam chịu những điều mình thấy không hợp lý.
Hoài vùng dậy thay quần áo. Anh cần phải đi gặp ngay bí thư huyện ủy để làm rõ vấn đề. Trong đầu anh đang có nhưng dấu hỏi lớn. Bí thư huyện ủy không hiểu anh hay chính là quyết định của tập thể ban thường vụ huyện ủy? Điều gì đã dẫn đến quyết định đó? Anh đã sai phạm gì hay không được tin cậy?
Nơi làm việc và nơi ở của bí thư huyện ủy là một biệt thự nằm trong khu vực cơ quan huyện ủy. Hoài đã đến đây họp vài lần. Như thường lệ, cổng trước luôn luôn đóng, anh đi vòng qua cổng bên vào gõ cửa. Một lúc sau, chính ông Hoàng, bí thư huyện ủy ra mở cửa. Ông có vẻ ngạc nhiên nheo mắt nhìn anh một lúc rồi mới mời anh vào. Ông người cao lớn, lực lưỡng, khuôn mặt đen sạm thoạt nhìn như một nông dân nhưng mái tóc bạc và đôi mắt sâu sắc bén nhìn như xoáy vào mắt người khác làm người đối diện phải e dè.
Trong khi ông pha trà mời khách, Hoài quyết định sẽ nói thẳng ngay vào vấn đề và chọn cách xưng hô chính thức như trong các cuộc họp, mặc dù bình thường trong tiếp xúc, Hoài vẫn xưng hô "anh-em" với ông vì ông hơn gấp đôi tuổi Hoài. Cách xưng hô thân mật "anh-em, chú-cháư" thậm chí đôi lúc "mày-tao" đã thành tập quán trong giới cán bộ từ sau giải phóng, cách xưng hô hoàn toàn do thân tình chứ không phải vì lý do gì khác.
- Thưa đồng chí bí thư, tôi muốn trao đổi thêm với đồng chí về một số vấn đề trong cuộc họp bầu ban thường vụ huyện đoàn chiều nay.
Hoàng đang cầm tách nước chưa uống đặt xuống. Ông nhìn Hoài với vẻ dò xét và chờ đợi:
- Đồng chí cứ nói.
Hoài cố nén sự phấn khích đang trào dâng từ suốt buổi chiều, anh cố gắng bắt đầu một cách chậm rãi:
- Tôi cho rằng cuộc bầu cử chiều nay không được dân chủ và cơ cấu chưa hợp lý. Một vài người trong ban thường vụ quá yếu về năng lực. Tôi theo dõi phong trào và cán bộ đoàn từ ngày giải phóng đến nay nên hiểu rõ. Về bản thân, tôi nói thẳng là tôi thấy rõ đồng chí có chủ ý gạt tôi ra khỏi ban thường vụ, tôi thắc mắc và xin được nói rõ tôi có sai phạm gì, không đủ năng lực hay vì một lý do nào khác.
Bí thư huyện ủy cầm tách nước lên uống vài hớp như để đắn đo câu trả lời:
- Tôi biết đồng chí có thắc mắc và nói ra như thế là tốt. Chế độ ta là chế độ dân chủ nhưng có đảng lãnh đạo. Cuộc bầu cử chiều nay cũng có đảng lãnh đạo và tôi đã phát biểu với trách nhiệm của một bí thư huyện ủy. Tập thể thường vụ huyện ủy đã có họp xem xét nhân sự của ban chấp hành và thường vụ huyện đoàn, đó không phải là ý kiến cá nhân tôi.
- Thường vụ huyện ủy có xem xét năng lực cụ thể của từng người không?
- Tôi biết có vài người yếu nhưng đó là do yêu cầu cơ cấu nữ và cơ sở. Vả lại cơ cấu như thế cùng là một cách nâng dần trình độ và tạo điều kiện đào tạo họ sau này. Bây giờ họ yếu nhưng nếu được bồi dưỡng họ sẽ tiến bộ, hơn nữa họ đều là thành phần cơ bản.
- Nhưng bây giờ họ là cán bộ lãnh đạo chứ không phải sau này họ mới lãnh đạo.
- Lãnh đạo là tập thể chứ không phải cá nhân.
Bí thư huyện ủy có vẻ hơi nổi giận. Ông trả lời tức khắc và gay gắt ý kiến của Hoài.
"Ai lãnh đạo và ai sẽ làm việc trong ban chấp hành đoàn này?". Hoài thầm nghĩ và nhớ lại bao nhiêu cuộc họp cán bộ đoàn mà những cán bộ kiểu như thế không bao giờ phát biểu được một ý kiến, phong trào ở cơ sở do họ phụ trách không có gì đặc sắc nhưng họ vẫn được cấp ủy cơ sở tín nhiệm. Hoài hiểu hoàn cảnh hiện nay của huyện và cơ sở, những khó khăn trong việc lựa chọn cán bộ nhưng không phải là không thể chọn cán bộ có năng lực hơn. Vấn đề là sự đánh giá và lòng tin của đảng đối với quần chúng ở một vùng mớ
  • 3. Nguồn gốc bi kịch
  • 4. Chính trị và tình cảm
  • 5. Xung đột
  • 6. Chính trị và tình cảm
  • 7. Chủ nghĩa xã hội
  • 8. Tôn giáo
  • 9. ích kỷ
  • 10. ý đồ
  • 11. Mây Đầu Non
  • 12. Nỗi đau
  • 13. Thực chất một chi bộ
  • 14. Bài giảng trong nhà thờ
  • 15. Giữa hai sức ép
  • 16. Linh mục và tôn giáo
  • 17. Thương cảm
  • 18. Kiểm điểm
  • 19. Né tránh trách nhiệm
  • 20. Vĩnh biệt
  • 21. Giọt nước làm tràn ly
  • 22. Mây Đầu Non
  • 23. Nhức nhối
  • 24. Căm giận
  • 25. Bất lực
  • 26. Giã biệt. Những dấu hỏi
  • Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
  • 2. Lại về với nhau
  • 3. Đối thoại với tỉnh ủy
  • 4. Tạp chí La Ban
  • 5. Bên bờ vực hư vô
  • 6. Cú đấm trong bóng tối
  • 7. Sơ Huyền ngày gặp lại
  • 8. Âm mưu và đố kỵ
  • 9. Ngựa hoang bị xiềng
  • 10. Thủ đoạn
  • 11. Bi kịch
  • 12. Mây Đầu Non 3
  • 13. Điều kiện
  • 14. Đuổi bắt đến hư vô
  • 15. Nhà văn và quyền lực chính trị
  • 16. Tự do và ràng buộc
  • 17. Sự thật ơi
  • 18. Xót xa êm dịu
  • 19. Câu chuyện một học giả
  • 20. Đổi mới? Mây Đầu Non
  • 21. Thêm một lần giã biệt
  • Đoạn trung chuyển
  • Phần III Cuộc đấu không cân sức
  • 2. Đảng
  • 3. Dưới mưa đêm
  • 4. Tranh thủ hay đấu tranh
  • 5. Bước đầu sôi động
  • ồng chí có đồng ý như thế không? Có những việc hiện nay chưa nói rõ được nhưng rồi đảng sẽ làm rõ, đồng chí cứ yên tâm.
    Thế là bí thư huyện ủy đã thoát ra dễ dàng cuộc tấn công của Hoài mà anh nghĩ Hoàng không thể né tránh nói lên sự thực. Đâu là sự thực của vấn đề này?
    Trên đường về nhà, trong đêm khuya, Hoài hơi hoang mang. Hoài cảm thấy vừa bị bí thư huyện ủy thuyết phục, vừa hoài nghi. Những điều ông ta nói có thực không, ẩn giấu bên trong vấn đề gì? Chỉ có một vấn đề lớn cần xem xét theo kiểu đó: sự phản bội. Hoài tự khẳng định mình chưa bao giờ phản bội, kể cả khi anh đứng trước mũi súng của tên an ninh quân đội năm nào. Hoài bước chậm trong đêm vắng. Sao đầy trời cao lồng lộng. Những cây sao cao vút ở quảng trường thị xã vẫn hiên ngang như ngày nào. Con đường này thân quen đến độ anh có thể đi bình thường trong đêm tối dày đặc. Anh đã từng đi như thế những lần họp chi bộ trong vùng tạm bị chiếm trước đây. Anh đã từng đi như thế trong những ngày tháng công tác dồn dập sau giải phóng.
    Con đường này lúc nào cùng là của anh. Anh chưa bao giờ phản bội nó. Đảng có hiểu anh như thế không?

    Truyện Nửa đời nhìn lại Tựa của Đặng Tiến Đoạn mở đầu 1. Dấu hỏi đầu tiên 2. Một nét ưu tư 3. Nguồn gốc bi kịch 4. Chính trị và tình cảm 5. Xung đột 6. Chính trị và tình cảm 7. Chủ nghĩa xã hội 8. Tôn giáo 9. ích kỷ 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non 12. Nỗi đau 13. Thực chất một chi bộ 14. Bài giảng trong nhà thờ 15. Giữa hai sức ép 16. Linh mục và tôn giáo 17. Thương cảm 18. Kiểm điểm 19. Né tránh trách nhiệm 20. Vĩnh biệt 21. Giọt nước làm tràn ly 22. Mây Đầu Non 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động 6. Cơn lốc xoáy vào trong 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản 10 Phản trắc 11 Bút ký của người bị khai trừ đảng 12. Thung lũng mai anh đào 13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1 Phụ Lục 2