Phần II : Trong vòng kiềm tỏa
10. Thủ đoạn

Cuộc đối thoại về tạp chí La Ban số ra mắt hóa ra lại không quá gay cấn như Minh Hương và Hoài dự đoán. Anh em nhà văn và cán bộ các ngành liên quan của tỉnh đến dự khá đông và cuộc đối thoại đã diễn ra một cách cởi mở, thắng thắn. Khi có đối thoại, có công luận thì những người có uy quyền, dù ác ý, cũng không thể nói lời phán quyết độc tôn buộc mọi người phải chấp nhận. Minh Hương và Hoài không cần thiết nói nhiều. Anh em nhà văn dự họp đã phát biểu rất có lý có tình và cân phân. Chính trưởng ban tuyên huấn đã xác nhận là thường vụ tỉnh ủy và ban tuyên huấn chưa có đánh giá chính thức và đang chờ đợi thêm ý kiến của bạn đọc. Những ý kiến của một số cán bộ vừa qua, dù có chức quyền, chỉ là ý kiến cá nhân.
Cuộc đối thoại về tạp chí La Ban kết quả tương đối lót vì có sự đề kháng mạnh mẽ của anh em nòng cốt nhưng sự việc không chấm dứt ở đó. Vài ngày sau. Minh Hương và Hoài nhận được mấy lá thư góp ý gọi là từ cơ sở, ở các huyện gởi lên, tiếp tục phản ứng đối với tạp chí La Ban số ra mắt. Những lá thư này hầu như đều nhắc lại và phát triển thêm, hệ thống hóa những ý kiến phê phán đã được phát biểu tại cuộc họp ở câu lạc bộ văn hóa, từ đó đưa ra những quy kết có tính cách chính trị như bôi đen chế độ, chống đảng, chống chủ nghĩa xã hội... Người ta không những chỉ quy kết tác giả mà còn cả đối với ban biên tập, cho rằng ban biên tập là người chịu trách nhiệm và yêu cầu tỉnh ủy nghiêm khắc xử lý. Xem xong các lá thư góp ý, Hoài hỏi Minh Hương:
- Anh nghĩ sao về các lá thư này, tự phát hay có chỉ đạo?
Minh Hương trầm ngâm:
- Rõ ràng là có chỉ đạo vì các luận điểm đều giống nhau, sặc mùi chụp mũ chính trị.
Có người còn không giấu giếm bằng cách dùng phong bì có tiêu đề của ban tuyên huấn huyện ủy để gởi mặc dù bài viết nhân danh cá nhân. Đây cũng là một cách lập công lấy điểm cấp trên nữa đấy. Chúng ta sẽ còn gay go với cách lãnh đạo và phê bình văn nghệ kiểu này. Tôi cho ta nên công bố những thư này trên tạp chí La ban số 2 và mở ra một cuộc tranh luận. Anh nghĩ thế nào?
Đó cũng chính là ý kiến của tôi. Ta cần công khai và không sợ gì phê phán, tranh luận. Ta sẽ dùng công luận để bẻ gãy, đập nát những lối nhận thức và phê bình như thế, lâu nay đã trở thành giáo điều và tư tưởng chỉ đạo. Vấn đề không phải đối với cá nhân những người viết thư mà chính là cả một hệ thống đã hình thành và ngự trị lâu nay trong sinh hoạt văn nghệ và chính trị.
Hoài suy nghĩ một lúc rồi đắn đo:
- Ta có nên gợi ý cho một số anh em viết bài và cùng đăng song song hai loại ý kiến không? Vì tạp chí của ta định kỳ khá lâu ba tháng mới ra một số, nên nếu chỉ đăng các thư phê phán sẽ có tác dụng bất lợi chăng?
Minh Hương khoát lay quả quyết:
- Ông đừng ngại. Ta thật vàng không sợ gì lửa. Nếu đăng song song, người ta sẽ đặt dấu hỏi các thư phê phán chưa công bố sao đã có ý kiến phản bác và cho là chúng ta đạo diễn để che chắn, tự biện minh. Cứ đăng ý kiến phê phán trước để chứng tỏ ta không né tránh và không sợ sự phê phán. Đây cũng là một cách kích thích bạn đọc và làm bùng nổ cuộc tranh luận rộng lớn hơn. Minh Hương và Hoài bàn bạc kỳ về cách thức giới thiệu các lá thư phê phán, những chú thích cần thiết của tòa soạn và gợi ý một số điều để cuộc tranh luận sẽ mở ra có trọng điểm. Nhân khi bàn đến ý kiến của các lá thư phê phán yêu cầu truy cứu trách nhiệm và xử lý ban biên tập, Hoài muốn trao đổi thẳng thắn với Minh Hương về một vấn đề anh suy nghĩ khá nhiều gần đây. Tuy Minh Hương và anh khá tâm đắc về nhiều vấn đề trong quan điểm và công việc nhưng dù sao hai người cùng mới chỉ biết nhau và Hoài có cảm giác đang có một hoạt động ngấm ngầm để tách anh ra khỏi Minh Hương. Hoài nói thẳng:
- ý kiến nêu cần truy cứu trách nhiệm và xử lý ban biên tập cùng với những dư luận xấu gần đây, tôi cho rằng có một thế lực đang nhắm vào tôi. Anh có nghe gì về những chuyện đó và có nghi ngại đối với tôi điều gì không?
Minh Hương nhìn vào mắt Hoài một lúc:
- Việc họ nhắm vào ban biên tập dĩ nhiên không loại trừ cả tôi vì tôi là người chịu trách nhiệm chính. Nhưng việc người ta đang tập trung vào ông là điều có thật. Một số việc người ta nói về ông tôi đã biết từ trước nhưng gần đây có dư luận lại nói đến một cách nặng nề hơn, như không những họ bảo lý lịch ông không rõ ràng mà còn nói bố ông là ác ôn đã bị cách mạng diệt, bản thân ông đã từng là sĩ quan ngụy và đã chấp chứa một tên đầu hàng địch, việc kết nạp đảng không rõ ràng... Đại loại như thế.
Hoài cảm thấy choáng váng vì một chi tiết trong những điều Minh Hương vừa nói. Về các dư luận có tính cách bôi nhọ cá nhân, gây nghi ngờ về quá trình hoạt động cách mạng, Hoài đã nghe nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên Hoài nghe người ta nhắc đến bố mình. Bố anh mất từ lúc anh mới lên bốn tuổi và anh biết rất ít về bố. Anh được mẹ và những người bà con lớn tuổi kể lại, hồi đó, thời gian đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, bố anh là nhân viên thư ký của một huyện trong chính quyền thuộc Pháp, trong một chuyến đi công tác về tỉnh để lãnh lương cho nhân viên của huyện, chiếc xe đò ông đi bị Việt Minh chặn kiểm soát. Cùng một số người khác, ông bị bắt đưa lên chiến khu, bị giam một thời gian rồi chết vì cuộc sống quá kham khổ và mắc bệnh kiết lỵ.
Việc bố anh mất đối với anh chỉ có ảnh hưởng lớn về mặt tình cảm vì anh sống suốt tuổi thơ không có bố, nhiều khi rất tủi thân, nhưng việc đó hoàn toàn không có tác động gì đối với tư tưởng, quan điểm chính trị của anh lúc trưởng thành. Anh đã hình thành dần các tư tưởng, qu!!!240_40.htm!!! Đã xem 164432 lần.

---~~~mucluc~~~---

Truyện Nửa đời nhìn lại Tựa của Đặng Tiến Đoạn mở đầu 1. Dấu hỏi đầu tiên 2. Một nét ưu tư 3. Nguồn gốc bi kịch 4. Chính trị và tình cảm 5. Xung đột 6. Chính trị và tình cảm 7. Chủ nghĩa xã hội 8. Tôn giáo 9. ích kỷ 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non 12. Nỗi đau 13. Thực chất một chi bộ 14. Bài giảng trong nhà thờ 15. Giữa hai sức ép 16. Linh mục và tôn giáo 17. Thương cảm 18. Kiểm điểm 19. Né tránh trách nhiệm 20. Vĩnh biệt 21. Giọt nước làm tràn ly 22. Mây Đầu Non 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động 6. Cơn lốc xoáy vào trong 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản 10 Phản trắc 11 Bút ký của người bị khai trừ đảng 12. Thung lũng mai anh đào 13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1 Phụ Lục 2 g nói đến tạp chí La Ban, ông hãy góp ý cụ thể đi. Tụi tôi cũng đang muốn nghe nhiều loại ý kiến. Nhưng có điều ông chú ý cho đây là tạp chí của hội nhà văn mà hội nhà văn này là do đảng lãnh đạo. Nếu là tạp chí của một nhóm tư nhân hoàn toàn độc lập lại khác. Tôi còn nhớ ngày xưa một mình ông cùng chủ trương và thực hiện được một tờ báo. Ông quảng cáo kêu gọi người ta viết nhưng lại cấm giáo viên, sinh viên sư phạm và một lô một lốc những loại người không được gởi bài cho báo ông. Bây giờ đâu phải làm báo theo kiểu đó. Trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay, ông nghĩ tờ báo nên như thế nào và ông có thể cộng tác gì không?
Mây Đầu Non trợn mắt nhìn Hoài:
- Làm tờ báo như thế nào là chuyện của các ông chứ không phải của tôi. Tôi không thể nghĩ cách làm một tờ báo có đảng lãnh đạo được. Nếu cần làm một tờ báo thực sự tự do tôi sẽ làm được ngay. Nhưng chế độ này làm gì có tự do thực sự, chỉ có tự do giả hiệu cũng như bao nhiêu quyền chính đáng của con người được nêu ra cũng là lừa bịp cả. Ngay chuyện sáng tác của tôi, hơn mười năm nay tôi có viết được gì đâu mặc dù tôi thừa sức viết không phải hàng ngàn mà là hàng chục ngàn trang. Cũng có khi tôi cằm lại cây bút nhưng viết được vài trang tôi lại xé bỏ vì tôi nghĩ đến cảnh công an ập vào lục xét. Tôi không muốn đi tù về chuyện đó. Nếu các ông bảo đảm đăng và chịu trách nhiệm về bài của tôi, tôi sẽ viết. Chỉ sợ các ông không dám thôi.
Hoài hơi bực mình về lối nói này của Mây Đầu Non, không phải lần đầu anh ta nói như thế. Hoài đánh giá Mây Đầu Non trước đây là một tác giả có tài, độc đáo, nhưng sau này chưa thấy anh ta viết gì. Anh ta luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ hài sẽ bị bắt về chuyện sáng tác.
Hoài nói:
- Ông cứ viết đi và gởi đến cho tụi tôi rồi tụi tôi sẽ có ý kiến. Không ai bắt ông đâu. Ông sợ hơi nhiều đấy. Nếu ông viết chỉ để trong nhà hoặc cho bạn bè đọc cùng dễ thôi. Nhưng viết để đăng lên báo là cả một vấn đề. Cũng như chuyện viết và "lách" ngày trước, bây giờ làm sao một tạp chí công khai có thể đứng được, tác phẩm chuyên chở được tâm huyết của người nghệ sĩ, tác đồng được vào tình hình chính trị, xã hội chung, đó là điều rất khó khăn. Về phương diện sáng tác cá nhân, tụi tôi có thể làm như điều ông nói, nhưng với tư cách là người chủ biên tờ báo, tụi tôi phải nghĩ đến những điều khác nữa.
Mây Đầu Non vứt cái mũ bê-rê xuống bàn, tay xoa xoa cái đầu húi trọc, mắt nheo nheo nhìn Hoài với một vẻ gần như khinh bỉ và thương hại:
- Đặt vấn đề như thế thì tôi không cộng tác với các ông được đâu Tôi viết dứt khoát là phải hoàn toàn tự do. Ông đã biết tôi mang cả hình ảnh "người đàn bà ngồi đái" và chuyện "buồn buồn móc đít ngửi", vào trong thơ kia mà. Chấp nhận, thưởng thức được hay không là tùy người đọc. Có thể tác phẩm của tôi chỉ có mươi người đọc, thậm chí một người, nhưng hiểu đến nơi đến chốn còn hơn là làm trò giải trí cho hàng vạn người. Thế kỷ này có thể không có người hiểu tôi nhưng mai sau có người tìm đọc là được.
Tôi cần gì kiểu viết "lách" của các ông? Cuộc đời đầy giả trá chưa đủ sao mà các ông còn đem văn chương tô son điểm phấn cho những con đĩ rạc? Hãy chân thật đi mới có văn chương đích thực. Còn những thứ "ngụy văn chương", tôi xin chào thua. Nhưng thôi, nói thế đủ hiểu nhau rồi. Dù sao ông và Minh Hương vẫn là đảng viên cộng sản, tôi làm sao đi với các ông được mặc dù tôi biết các ông là những kẻ có lòng. Kẻ có lòng thời nay cũng hiếm đấy. Các ông cứ làm việc của mình đi rồi sẽ tới lúc các ông phải xét lại. Còn tôi, bây giờ tôi quyết chí trồng thông. Tôi không cần chính sách, chế độ gì hết. Ông cứ chờ xem. Một mình tôi sẽ trồng mười ngàn cây thông ở khu vực đồi chung quanh nhà tôi ở. Tôi lên tận đây để nhổ thông con, tự tay đào hố trồng từng cây và xách nước từ dưới suối lên để tưới. Đảng và nhà nước của các ông cứ hô hào phủ xanh đồi trọc nhưng chỉ phá hoại, còn tôi, tôi sẽ làm.
Mây Đầu Non đội mũ đứng lên:
- Thôi, tôi đi đây. Tôi phải nhổ một ngàn cây nữa trong ngày hôm nay để sớm mai còn về.
Hoài tiễn Mây Đầu Non xuống làu:
- Trưa nay ông trở lại đây ăn cơm với tôi rồi tối về đây ngủ nói chuyện tiếp nhé.
Mây Đầu Non vỗ tay vào túi xách mang trên người:
- Cám ơn ông. Cơm nước có đây rồi. Tôi tự lo mọi thứ. Lúc nào đói bụng tôi chỉ việc ngồi xuống bài cỏ dở đồ nguội ra ăn, khỏi phiền ai cả. Còn tối tôi cũng chưa biết về đầu. Tiện đâu ngủ đó. Có khi tôi sẽ ngủ lại trong rừng cùng non. Ta sẽ có dịp gặp nhau vì thế nào tôi cùng còn lên đây để nhổ thông tiếp nữa. Thôi, đi nhé.
Mây Đầu Non bắt tay Hoài rồi lầm lũi đi ra, dáng vội vàng và quả quyết.
Hoài lên lầu đứng tựa lan can nhìn Mây Đầu Non loay hoay với chiếc xe đạp ngoài xa. Trước khi khuất sau cổng, anh ta còn quay lại giơ tay vẫy. Lần nào gặp nói chuyện với Mây Đầu Non, anh ta cũng làm cho Hoài xao xuyến, gần như chấn động. Một con người lạ lùng, lạc lõng và cô độc. Anh ta sinh nhầm thế kỷ hay đi quá trước thời đại? Những điều anh ta nói về chuyện sáng tác và tự do không phải là những gì Hoài không từng nghĩ đến. Nhưng rõ ràng trong thời đại này, nghĩ và sống như thế là hoàn toàn không tưởng. Anh ta là một người sống hoàn toàn ảo tưởng nhưng lại có ý thức rõ ràng về sự ảo tưởng của mình. Còn Hoài, anh có ảo tưởng không? Phải chăng anh cùng hoàn toàn ảo tưởng nhưng không tự biết, không tự nhận khi hy vọng làm một cái gì cho xã hội bằng văn chương nghệ thuật, bằng bộ máy và tất cả cơ chế, nghị quyết, chính sách của chế độ này? Anh có ngây thơ không và rồi anh sẽ vỡ mộng về sự cả tin của mình?
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!--
Sau khi ăn trưa với đồ nguội mang theo, Hoài cố gợi chuyện vui, nói về bé Mộng Chiêu, về các ước vọng tương lai trong cuộc sống gia đình, nhưng câu chuyện giữa hai vợ chồng có vẻ gượng gạo. Hai người về sớm hơn dự tính. Khách du lịch vẫn còn đi nhởn nhơ trên đồi, trên đường dọc bờ hồ. Nhiều cặp quàng vai, khoác lưng, nhiều cô gái tựa góc thông hay nằm trên cỏ chụp hình, nhiều đám đông chạy đuổi vui đùa trên thảm cỏ với bao nhiêu quần áo màu sắc sặc sỡ và tiếng cười âm vang trong không gian. Đi bên Vy, Hoài lại thấy lòng trĩu nặng và hoàn toàn xa lạ với đám đông vô tư vui vẻ chung quanh.
Phải chăng anh đã rơi vào bi kịch vì dó là bi kịch của lịch sử và cũng là bi kịch của chính cá nhân anh, của bất cứ ai có chết tấm lòng với lịch sử?
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Hành Trình Cuối Đông Nửa đời nhìn lại Tiếng Đàn