Phần III Cuộc đấu không cân sức
4. Tranh thủ hay đấu tranh

Minh Hương và Hoài đã giành được thắng lợi quan trọng trong cuộc họp của ban chấp hành của hội nhà văn thảo luận đánh giá về chuyến đi của hai người. Điều khá bất ngờ đối với hai anh là phần lớn ủy viên ban chấp hành sau khi thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau đã đi đến biểu quyết một kết luận về chuyến đi là "chuyến đi có tính cách bình thường, bổ ích, đúng pháp luật, phù hợp với quá trình đổi mới và dân chủ hóa trong thời kỳ hiện nay". Kết luận này không phải do hai anh đưa mà lại do một ủy viên tuy cấp tiến nhưng không gần gũi lắm với hai anh đề xuất. Chỉ có một người tuy không phản đối nhưng không biểu quyết vì cho rằng chưa đủ thông tin. Kết luận này là một khẳng định quan trọng trong nội bộ ban chấp hành, từ đó sẽ tác động, tạo được sự ủng hộ rộng trong hội viên và là cơ sở để đấu tranh với tỉnh ủy. Trong những ngày này, ngoài ban chấp hành, số anh em hội viên nòng cốt thường xuyên lui tới cơ quan hội nhà văn trao đổi với Minh Hương và Hoài về những biện pháp cần thiết để duy trì sinh hoạt của hội nhà văn và đổi phó với tỉnh ủy. Nội dung tạp chí La Ban, những hoạt động trong chuyển đi của Minh Hương và
Hoài với tiếng vang từ các nơi khác dội về qua thư từ nói lên sự chia xẻ, ủng hộ của giới văn nghệ sĩ, cộng với nỗi ấm ức vì bị đè nén và khát vọng dân chủ lâu nay, anh em văn nghệ sĩ ở đây đã làm dấy lên một không khí đấu tranh thực sự. Điều này cũng tác động đến một số người trung gian hoặc còn ngại sợ.
Yên Trung và Chinh Ba, hai người thường đi đôi với nhau, tự nhận là có tư tưởng cấp tiến nhưng còn chịu nhiều ràng buộc của tổ chức, hôm nay rủ nhau đến gặp Minh Hương và Hoài.
Vẫn như thường lệ, Yên Trung mới đến đã vồn vã bắt tay bá vai hai anh:
- Tâm huyết lắm? Tâm huyết lắm! Các anh đừng lo, chúng tôi sẽ ủng hộ các anh.
Sau khi trà nước, Yên Trung nhỏ giọng thì thầm, có lúc hầu như không nghe được:
- Các anh biết không, tôi nghe phong thanh thường vụ tỉnh ủy quyết trị các anh đấy vì họ không những đã không ưa các anh mà còn nhận được sự chỉ đạo, thúc giục của trung ương. Ban tuyên huấn đã điện đi nhiều tỉnh đề nghị họ chính thức lên tiếng bằng văn bản lên án chuyến đi của các anh để làm cơ sở kết tội. Tôi còn được biết sắp tới ban tuyên huấn trung ương sẽ tổ chức một cuộc họp các ban tuyên huấn các tỉnh phía Nam bàn về công tác tư tưởng, trong đó sẽ nêu vụ của các anh như một trường hợp điển hình để phê phán. Tôi không nhất trí cách làm này. Theo tôi, trước tiên là phải hội đủ thông tin. Chính tôi đã đề nghị với ban tuyên huấn gởi văn bản và cử một phái đoàn đi điều tra, thu thập thông tin ở các tỉnh, không những chỉ gặp các ban tuyên huấn mà còn phải gặp các hội nhà văn và anh em văn nghệ sỉ là những người mà hai anh đã trực tiếp gặp gỡ, làm việc. Có như thế mới khách quan. Trưởng ban tuyên huấn đã bác bỏ đề nghị này. Ông ta nói không cần thiết, chỉ cần ý kiến của ban tuyên huấn các tỉnh vì ban tuyên huấn là cơ quan chính thức lo công tác tư tưởng của đảng. Ông ta vốn căm các anh từ trước nên nay là dịp cho ông trả đùa. Các anh phải hết sức cảnh giác. Có thông tin gì mới, tôi sẽ thông báo cho các anh ngay.
Chinh Ba là một nhà quân sự, anh luôn luôn mặc quân phục thắng nếp với cấp hiệu sĩ quan trên ve áo. Vầng trán cao, đôi mắt kiên nghị, anh lúc nào cùng nói chậm rãi:
- Thời đại của Statin đã qua rồi. Chính sự bưng bít thông tin và nạn khủng bố của chế độ độc tài đã đưa đến những thảm cảnh khủng khiếp cho đảng cộng sản và nhân dân Liên Xô. Tôi mới được đọc một tài liệu công bố những vụ đàn áp dưới thời Stalin. Thật là ghê sợ. Bao nhiêu đảng viên kiên cường, gồm cả ủy viên bộ chính trị và các tướng lãnh, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ bị thủ tiêu, đi đầy vì bị buộc tội phản quốc, chưa kể hàng triệu người khác bị xử tử, đàn áp đã man vì bị quy là chống chế độ. Như thế, chỉ có một số người độc quyền yêu nước, độc quyền xây dựng chủ nghĩa xã hội và nắm quyền sinh sát toàn thể nhãn dân trong tay, không cho ai có ý kiến nào khác. Thế mà gọi là dân chủ hơn triệu lần tư sản. Tôi là đảng viên nhưng không chịu nổi chuyện này.
Đảng cộng sản Việt nam không thể đi vào con đường đó. Nhưng tôi thấy tình hình ở ta khó lắm. Các lãnh tụ của ta, những người lãnh đạo địa phương rất bảo thủ và họ kiên quyết làm theo ý mình, gọi là độc quyền lãnh đạo, bất chấp xu thế của thời đại và nguyện vọng của nhân dân. Tôi sợ rằng trong tình hình này, giải quyết vụ của các anh không dễ dàng.
Yên Trung nhấp nhổm xen vào:
- Tôi đồng ý về chuyên thiếu thông tin nhưng tôi nghĩ các ông lãnh đạo của ta không đến nỗi quá bảo thủ đâu. Tôi mới có ý nghĩ là sẽ tìm cách tiếp cận các ông trong thường vụ tỉnh ủy, cung cấp thông tin và tranh thủ các ông, nếu không tìm được sự ủng hộ thì ít ra cũng làm cho các ông phải dè dặt. không xử lý một cách vội vàng, thô bạo. Các anh cung cấp cho tôi những tài liệu, thư từ anh em các nơi gởi về. Tôi tin là sẽ làm được một cái gì giúp các anh. Nếu các anh bị kỷ luật thì đau xót quá.
Minh Hương nhìn Yên Trung:
- Vấn đề không phải là chúng tôi có bị kỷ luật hay không mà chính là nghị quyết của đảng có được thực hiện nghiêm túc không. Hiện nay có nhiều cách hiểu nghị quyết, thực ra không phải do trình độ mà do động cơ. Người ta muốn thực hiện nghị quyết mà không phương hại gì đến quyền lợi của mình. Tôi cho gốc của vấn đề là ở chỗ đó. Bảo thủ hay cấp tiến cùng xuất phát từ đó. Tôi sợ rằng anh không thuyết phục được ai.
Yên Trung vội vàng xua tay như muốn bác bỏ lời Minh Hương:
- Anh đừng quá bi quan. Tôi cũng có vài dịp gần các ông ấy nên tôi biết. Mới rồi, tôi nằm viện điều dường, tình cờ ở bên cạnh phòng đồng chí phó bí thư tỉnh ủy cũng đang nằm đấy, tôi tranh thủ nói một số chuyện về các anh và thấy ông có vẻ hiểu biết, chín chắn.
Hoài vào phòng làm việc phía trong lấy một số tài liệu giao cho Yên Trung. Anh nói:
- Những tài liệu này thực ra chúng tôi cũng định gởi đến cho thường trực tỉnh uỷ để họ có thêm thông tin. Theo tôi, dĩ nhiên tranh thủ họ được là tốt nhưng không tranh thủ được thì phải đấu tranh. Chúng ta ở thế yếu nhưng tôi tin chúng ta có chân lý.
Chinh Ba nghe Hoài nói đến hai tiếng "đấu tranh", anh nhíu đôi lông mày rậm:
- Ông này quả là dân có máu tranh đấu. Tôi e rằng cuộc chiến đấu hoàn toàn không cân sức và các anh sẽ bị đè bẹp thôi. Dù sao chúng tôi cùng sẽ ủng hộ các anh.
Mắt Minh Hương sáng lên:
- Tôi vẫn mong rằng các bạn đừng cho đây là việc của riêng hai chúng tôi mặc dù có trực tiếp liên quan đến chúng tôi. Đó là cuộc chiến đấu của chúng ta, của tất cả những người có tâm huyết với đảng, với đất nước. Chúng ta phải tranh thủ cả những người trung gian, lôi kéo những người lạc hậu để tạo thêm sức mạnh.
Tôi tin là chúng ta sẽ không cô đơn.

Truyện Nửa đời nhìn lại Tựa của Đặng Tiến Đoạn mở đầu 1. Dấu hỏi đầu tiên 2. Một nét ưu tư 3. Nguồn gốc bi kịch 4. Chính trị và tình cảm 5. Xung đột 6. Chính trị và tình cảm 7. Chủ nghĩa xã hội 8. Tôn giáo 9. ích kỷ 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non 12. Nỗi đau 13. Thực chất một chi bộ 14. Bài giảng trong nhà thờ 15. Giữa hai sức ép 16. Linh mục và tôn giáo 17. Thương cảm 18. Kiểm điểm 19. Né tránh trách nhiệm 20. Vĩnh biệt 21. Giọt nước làm tràn ly 22. Mây Đầu Non 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động 6. Cơn lốc xoáy vào trong 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản 10 Phản trắc 11 Bút ký của người bị khai trừ đảng 12. Thung lũng mai anh đào 13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1 Phụ Lục 2