Phần I Những dấu hỏi
12. Nỗi đau

Hoài thực sự dấn thân vào đợt phát động quần chúng xây dựng toàn diện xã X. X là xã Thiên Chúa giáo toàn tòng trọng điểm của huyện. 99% nhân dân là dân miền Bắc di cư năm 1954, chỉ có vài ba hộ gốc miền Trung mới nhập cư ở ven xã mấy năm sau này. Đây là xã điển hình với những vấn đề nóng bỏng trên tất cả các lãnh vực, từ xây dựng đảng, chính quyền, đoàn thể cách mạng, đến thực hiện chính sách hợp tác hóa nông nghiệp và các chính sách khác, nhất là vấn đề an ninh chính trị, trật tự xã hội, đấu tranh chống bọn phản động lợi dụng tôn giáo.
Xã có ba giáo xứ, ba linh mục, trong đó có linh mục Hoan, nhân vật được coi là đứng đầu trong số linh mục cực hữu phản động. Nhiều nguồn tin nói rằng Hoan nguyên là linh mục tuyên úy trong quân đội ngụy, cấp bực đại úy, nhưng không hiểu sao lại lọt sổ không đi cải tạo theo chính sách, đang ra sức chống phá cách mạng bằng nhau hình thức rất thâm độc và tinh vi. Ngay hồi mới giải phóng, Hoan đã thực hiện một cuộc tập dượt bằng cách rung chuông nhà thờ huy động hàng ngàn giáo dân đến bảo vệ cha khi nghe tin chính quyền cách mạng có ý định bắt linh mục.
Địa bàn và cách thiết kế, xây dựng nhà thờ đường sá, nhà cửa của giáo dân ở giáo xứ N của linh mục Hoan là một mẫu mực về các phương diện tôn giáo, chính trị, an ninh, kể cả thẩm mỹ dưới chế độ cũ. Địa bàn giáo xứ N có hình lục giác với sáu giáo khu, phân chia bởi các con đường xóm theo hình lưới nhện hướng về tâm điểm là nhà thờ. Các con đường vòng tròn liên tiếp, bắt đầu từ đường vòng chung quanh nhà thờ, mở rộng dần cho đến hàng rào bên ngoài của giáo xứ. Nhà thờ là một kiến trúc hài hòa giữa cổ kính và hiện đại, đặc biệt với tháp chuông cao vút chọc thắng lên trời, không những đứng ở mọi nơi trong giáo xứ đều trông rõ mồn một, mà cả cách xa năm, sáu cây số vẫn nhìn thấy chiếc thánh giá uy nghiêm vượt lên hàng cây xanh. Mỗi sáng, chiều khi tiếng chuông nhà thơ vang lên lanh lảnh, lướt đi trên vùng không gian rộng lớn như một làn sóng vô hình, lập tức mọi giáo dân đều hướng về nhà thờ, láng lòng mình lại hướng về Thiên Chúa, ngưng mọi công việc hằng ngày đề chuẩn bị đi lễ.
Trước giải phóng, các con đường xóm theo hình lưới nhện đã là một mê đồ trận đối với các chiến sĩ giải phóng đột ấp. Có người trong đêm tối không nhận ra phương hướng, khi rút lui đã chạy lòng vòng mãi và rơi vào tay nghĩa quân, dân vệ phục kích dày đặc. Dân trong giáo xứ sống khá sung túc, hầu hết đều có nhà xây vườn cây ăn trái chung quanh nhà và vườn chè ở các ngọn đồi chung quanh giáo xứ. Cuộc sống ở đây đã đi vào thể ổn định, trong một trật tự hài hòa giữa đạo và đời.
Đội công tác đã họp với chi bộ xã đề đánh giá tình hình, đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động và phân công cán bộ phụ trách các lĩnh vực, bám các địa bàn. Chi bộ chỉ có ba đảng viên do huyện đưa xuống, năng lực trình độ chưa tương xứng với nhiệm vụ khó khăn ở một xã phức tạp như thế này. Hoài có cảm giác trong báo cáo của chi bộ có cái gì không ồn, không thực chất mà chỉ dựa theo đánh giá chung của huyện về vùng tôn giáo. Hoài được phân công phụ trách xây dựng đoàn và hội thanh niên của toàn xã, đồng thời trực tiếp theo dõi chỉ đạo các tập đoàn sản xuất của giáo xứ N, chuẩn bị lên hợp tác xã, ngoài ra còn có nhiệm vụ tổng hợp tình hình phát động của toàn xã. Đây thực là một nhiệm vụ nặng nề và phức tạp đối với anh. Do yêu cầu ba cùng, theo sự bố trí của cán bộ xã, anh về ở tại nhà của bà Hường, trong khu vực tập đoàn 1 của giáo xứ N. Bà Hường là cán bộ phụ nữ xã, mẹ của cô Nga, một thanh niên cốt cán của đoàn tại đây. Bà Hường chồng mất sớm, ở vậy nuôi ba đứa con, Nga là chị lớn, hai đứa em trai đang học phổ thông. Khi mới xách ba-lô đến nhà bà Hường, Hoài hơi ngần ngại khi hỏi thăm biết nhà không có đàn ông, nhưng vì bà Hường tỏ ra niềm nở đón tiếp sắp xếp nơi ăn nghỉ, và ngay từ đầu thoái thác thay đổi không tiện, sợ gây hiểu lầm, Hoài định sẽ ở một thời gian ngắn, nắm thêm tình hình cụ thể rồi sẽ tìm cách chuyển sang nhà khác.
Bà Hường khoảng trên bốn mươi tuổi, thuộc thành phần nghèo trong xã, tuy góa chồng nhưng rất tích cực công tác xã hội, được chi bộ lựa chọn bồi dưỡng thành cán bộ phụ nữ ngay từ ngày đầu giải phóng. Nhà của bà làm bằng gồ, tuyềnh toàng so với nhiều nhà khác chung quanh. Nhà cũng có vườn cây ăn trái và một ít chè.
Nga đối với Hoài khá thân mật và tin cậy, coi anh như người anh, vì anh đã biết cô từ trước trong các sinh hoạt của huyện đoàn và Quân cũng đã nhiều lần nói chuyện với cô về anh. Từ hôm đến ở, Hoài thấy Nga có vẻ buồn và hình như có điều gì băn khoăn làm cô trở nên trầm lặng, trái hẳn với bản tính vui tươi, nhí nhảnh của cô. Buổi chiều, sau khi ăn cơm xong, hai anh em thường bắc ghế ra sân ngồi nói chuyện, có khi đi dạo trên mấy đường xóm gần nhà.
Chiều nay, trong khi đi dạo. Hoài cố ý gợi chuyện đế tìm hiểu sâu hơn về Nga và tình hình trong xã. Nga nói chuyện rất hồn nhiên. Cô kể về ngày di tản năm 75:
- Gia đình em có biết gì đâu, thấy người ta chạy mình cũng chạy. Bón mẹ con mang bốn chiếc túi đựng quần áo và các thứ vật dụng lặt vặt vì nhà đâu có tài sản gì. Đi bộ, đi xe, đi thuyền mất ba ngày đêm. Em cho là nhờ phép lạ nên gia đình em không chết hay thất lạc nhau vì người đông vô số và bọn lính tráng, côn đồ cướp giật, giết người, hãm hiếp không từ ai. Lúc chạy trên quốc lộ 1 có một thằng lính ôm em tính làm bậy, em cắn nó gần đứt tai nó mới thả. Cùng may đông người quá nên nó không dám tiếp tục. Em không ngớt cầu nguyện Đức Mẹ. Chính Đức Mẹ đã cứu em cũng như gia đình em trong suốt thời gian chạy loạn. Khi về, nhà cửa cùng còn y nguyên không mất mát gì.
Hoài mỉm cười hỏi lại:
- Em thực sự tin tưởng là Đức Mẹ Maria cứu em à?
- Chứ còn ai nữa. Không ai có thể cứu em ngoài Đức Mẹ ra.
- Vậy sao Đức Mẹ không cứu những người khác, để họ chết nhiều quá vậy?
Nga ngẩng nhìn Hoài, thấy tia diễu cợt thoáng trong mắt anh, cô phụng phịu:
- Anh chế nhạo em phải không? Anh không hiểu đâu. Chỉ có người công giáo chúng em mới hiểu được ơn phước thiêng liêng của Chúa. Từ nhỏ đến nay em luôn tin tưởng như vậy.
- Thế những người không tin Chúa có sống được không, như anh chẳng hạn?
Nga lại nhìn Hoài, đôi mắt thanh tú của cô nhíu lại:
- Anh nói giống luận điệu của ông Nghi rồi. Anh đừng tuyên truyền em bỏ đạo không được đâu. Mỗi người có cách sống riêng. Người khác có thể không cần nhưng đối với em, niềm tin vào đấng thiêng liêng là hạnh phúc và sự cứu rồi khi. đau khổ cũng như ngày thường. Ngay cả ngày thường cũng có may ai sung sướng đâu. kể cả những người giàu có. Em cùng đang đau khổ đây dù em mới mười bảy tuổi...
Hoài nghe giọng nói trong trẻo của cô bỗng chìm xuống, nghẹn ngào. anh bối rối:
- Anh xin lỗi. Quả thực anh chưa hiểu được em và niềm tin của em. anh quen đấu tranh chứ không quen cầu nguyện.
- Rồi có lúc anh sẽ phải cầu nguyện. Em cũng biết anh không yên ổn đâu. Em biết ông Nghi đang thù anh. Ông Nghi ác lắm. Ông cũng đang muốn hại em đó.
Hoài ngạc nhiên:
- Sao ông Nghi lại muốn hại em. Em có liên quan gì đến ông ấy đâu?
Đến lượt Nga ngạc nhiên:
- anh không biết thật à? Ông Nghi bắt em phải báo cáo tình hình của xã, kể cả chuyện bí mật của nhà thờ, của cha xứ nữa. Em là tín đồ làm sao em làm được chuyện đó? Ông đang đe dọa và tìm cách chia rẽ em và Quân. Quân độ này đối với em cũng hơi lạnh nhạt. Quân tránh không gặp riêng em và có nhiều luận điệu y hệt ông Nghi. Em có cảm tưởng Quân coi trọng nhiệm vụ hơn tình cảm và sợ ông Nghi lắm. Ông hứa hẹn với Quân chuyện kết nạp đảng, bố trí công tác nên Quân xiêu lòng. Mới rồi, Quân nói rõ với em là nếu không làm theo lời ông Nghi thì em và Quân khó gần nhau được.
Nga nói một thôi, giọng cô trở nên phẫn nộ:
- Tại sao lại có thứ tình yêu có điều kiện như thế? Em mới biết yêu lần đầu nhưng em không bao giờ nghĩ như thế cả. Đó đâu phải là tình yêu mà là tính toán đổi chác. Hay em đã đặt tình yêu không đúng chỗ? Em khổ quá. Sao anh Quân lại thay đổi mau thế anh? anh biết Quân từ trước, ngày xưa Quân có vậy không anh? Bây giờ em phải làm sao đây anh?
Nga chợt bíu lay Hoài, ngước nhìn anh cầu khẩn. Trong bóng hoàng hôn chập choạng, hàng cây hai bên đường xóm nhòa nhạt một màu xanh u ám, Hoài thấy đôi mắt cô long lanh ngấn nước. Cô chớp mắt và hai giọt lệ lăn dài xuống đôi má trắng hồng thơ ngây vẫn sáng lên trong bóng chiều tà. Hoài thấy dậy lên mỗi niềm xót thương, anh nắm lấy tay cô, giọng nhẹ nhàng:
- Em cứ buồn đi. anh không khuyên em đừng buồn vì làm sao không buồn, không đau được. Cuộc đời là thế thôi. Mọi chuyện đâu phải hoàn toàn theo ý mình. Quân là học trò cũ, là cơ sở của anh trước đây, dù không thân lắm như một số học trò cơ sở khác, nhưng trước đây Quân rất tốt. Gần đây, anh có cảm tưởng Quân đối với anh cũng có thay đổi. Trước đám đông, Quân tránh không gọi anh bằng thày mà bằng đồng chí, có khi bằng anh. Dĩ nhiên, chuyện xưng hô không quan trọng nhưng nó thể hiện một sự thay đổi nào đó. Có lẽ bây giờ Quân không coi trọng anh bằng ông Nghi, vì ông la có chức, có quyền hơn anh. Dù sao, anh sẽ nói chuyện với Quân. Muốn làm một đảng viên cộng sản, muốn có chức quyền mà bắt đầu bằng sự dối trá, thậm chí phản bội thì chỉ trở nên một lên đê tiện thôi. Nếu quả thực Quân như thế, em cũng không nên tìm cách giữ Quân làm gì, dù em đau khổ đến đâu đi nữa.
Nói xong điều đó, Hoài đột nhiên muốn ôm lẩy vai cô gái bé nhỏ đang thổn thức đi bên cạnh mình, trong một thương cảm và chia xẻ thanh sạch, giữa những người cùng chung một nỗi đau. Đúng lúc Hoài vừa choàng lay lên đôi vai mảnh mai run rẩy của cô, một tiếng động lạ nổi lên trong bụi cây gần đó và một tiếng "soạt" rất mạnh tiếp theo. Phản xạ tự nhiên, Hoài kéo cô gái nghiêng sang bên. Một viên đá lớn lao tới sượt qua vai Hoài.
Quên cả đau, anh kéo tay cô gái bỏ chạy. Có tiếng chân đuổi theo một quãng ngắn rồi im bặt. Cùng may chỗ này gần nhà Nga. Hai anh em chạy về nhà đứng thở dốc trước ngõ. Hoài nói vội với Nga trong tiếng thở dồn dập:
- Em đừng lo. Bọn phá hoại muốn đánh anh đó thôi. Em không liên quan gì đâu. Đây là điều đội công tác và chi bộ xã đã lường đoán trước.
Hoài có cảnh giác nhưng không ngờ cú tấn công đầu tiên lại nhắm vào anh, trong một buổi chiều hoàng hôn nao lòng bên cô gái ngây thơ và đau khổ này.

Truyện Nửa đời nhìn lại Tựa của Đặng Tiến Đoạn mở đầu 1. Dấu hỏi đầu tiên 2. Một nét ưu tư 3. Nguồn gốc bi kịch 4. Chính trị và tình cảm 5. Xung đột 6. Chính trị và tình cảm 7. Chủ nghĩa xã hội 8. Tôn giáo 9. ích kỷ 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non 12. Nỗi đau 13. Thực chất một chi bộ 14. Bài giảng trong nhà thờ 15. Giữa hai sức ép 16. Linh mục và tôn giáo 17. Thương cảm 18. Kiểm điểm 19. Né tránh trách nhiệm 20. Vĩnh biệt 21. Giọt nước làm tràn ly 22. Mây Đầu Non 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động 6. Cơn lốc xoáy vào trong 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản 10 Phản trắc 11 Bút ký của người bị khai trừ đảng 12. Thung lũng mai anh đào 13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1 Phụ Lục 2