Phần III Cuộc đấu không cân sức
2. Đảng

Trong thời gian này, ngoài việc bàn bạc, vận động anh em văn nghệ đối phó với tỉnh ủy, Hoài tập trung suy nghĩ về vấn đề đảng. ý nghĩ từ bỏ đảng mỗi ngày một tăng lên trong Hoài. Ngay trong chuyến đi, khi còn ở thủ đô, chuẩn bị trở về, Hoài đã trao đổi với Minh Hương những ý nghĩ đầu tiên của mình về việc này. Anh dự đoán khi về thế nào cũng bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật và rất có khả năng bị khai trừ. Minh Hương cùng nghĩ sẽ có chuyện kỷ luật nhưng không đến nổi ở mức cao nhất. Không phải Hoài sợ bị khai trừ mang tiếng nên muốn tuyên bố ra khỏi đảng trước đề giữ thể diện. Vấn đề có nguồn gốc sâu xa hơn.
Cho tới nay, Hoài nhận rõ lý tưởng của đảng là một chuyện nhưng bộ máy và phương thức thực hiện lý tưởng lại là một chuyện khác, đã thay đổi chiều và rõ ràng không có hiệu lực, không ăn khớp. Đảng không phải là cái gì trừu tượng trên lý luận.
Đảng rất cụ thề ở từng chủ trương chính sách và từng con người đảng viên. Đảng đã bộc lộ rất nhiều sai lầm ở những vấn đề cụ thể này và đã không thể dùng lý tưởng, đường lối để biện minh được. Bây giờ người ta thừa nhận cả việc có sai lầm trong đường lối nhưng trước đây không thế.
Hoài nhớ đã khá lâu, trong một cuộc học tập nghị quyết do huyện tổ chức, khi lần đầu tiên đảng thừa nhận sai lầm ở mức tổ chức thực hiện nhưng khẳng định đường lối vẫn hoàn toàn đúng đắn, trong thảo luận, Hoài không nhất trí với nhận định này. Anh cho rằng nếu tổ chức thực hiện luôn luôn không tốt thì phải xem lại sự đúng đắn của đường lối và sự đúng đắn của dường lối phải bao hàm cả việc tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đường lối đúng chỉ thể hiện ở kết quả sau cùng trong thực tiễn, không có đường lối đúng chỉ trên lý thuyết và chưa hề được kiểm chứng. Lần đó, dù người ta kêu gọi tự do tư tưởng nhưng nhiều người khó chịu khi nghe ý kiến của anh. Có thể cũng có người đồng tình nhưng ai cũng chỉ phát biểu theo chiều hướng của nghị quyết.
Còn bộ máy và những con người của đảng, Hoài thừa nhận có nhiều đảng viên tâm huyết, đã xả thân cho lý tưởng, nhưng chung quanh anh, trong phạm vi huyện, tỉnh anh sống và ở cả các tỉnh khác, cả ở trung ương, anh đã gặp biết bao con người bảo thủ, ngu dốt, tham lam, vị kỷ, không có một chút gì là chất cộng sản cả.
Những người đó lại có chức quyền, đang điều hành xã hội và từng ngày từng giờ hô hào thực thi nghị quyết nhưng thực chất là chống lại phá hoại nghị quyết. Vậy thì đảng cộng sản là cái gì, là nghị quyết hay là bộ máy nhân danh lý tưởng, nhân danh nghị quyết để cai trị, để ăn trên ngồi trốc, để chà đạp lên giai cấp, dân tộc mình? Hoài và những người tâm huyết đã hết sức đấu tranh để thực hiện nghị quyết nhưng lại bị chính những người ra nghị quyết và tôn sùng nghị quyết đó quy là phá hoại, phản động, chống đảng. Vậy mà sắp tới đây, Hoài sẽ được những con người đó kiểm điểm, xem xét tư cách đảng viên về việc chấp hành điều lệ đảng, chấp hành nghị quyết. Anh không thể chịu đựng nổi khi tưởng tượng cảnh những gã xấu xa sâu mọt nhất, đang từng ngày từng giờ hại đảng, hại dân, lại đỏng khuôn mặt đạo mạo, cao ngạo, nói toàn những lời giáo điều, nhân danh chân lý, nhân danh giai cấp và quyền lợi dân tộc để phê phán, kết tội anh, hoài nghi rằng việc tuyên bố ra khỏi đảng của anh, trước hết khẳng định quan điểm của anh về đảng, đồng thời ở một mức độ nào đó, cùng gióng lên một tiếng chuông báo động, một lời cảnh tỉnh. Anh sẽ tuyên bố ra khỏi đảng chứ không xin. Khi anh gia nhập, hoàn toàn tự nguyện, vì tin tưởng và với động cơ hoàn toàn trong sáng, anh sẽ tự ý ra khỏi đảng khi thấy tổ chức này không còn phù hợp nữa chứ không phải xin và đợi chấp thuận.
Hoài đã viết bản dự thảo tuyên bố ra khỏi đảng chung cho anh và Minh Hương vì anh nghĩ, lúc này, khi người ta đang tìm mọi cách chia rẽ hai anh, hai anh nên luôn luôn thống nhất trong mọi hành động. Sau khi xem bản dự thảo của Hoài, Minh Hương suy nghĩ rất lâu rồi nói:.
- Khi tới lúc cần thiết ta sẽ làm việc này nhưng bây giờ tôi nghĩ chưa nên. Ta đang còn tập hợp tranh thủ mọi lực lượng, không phải chỉ những thành phần cấp tiến trong và ngoài đảng, mà cả những thành phần trung gian trong đảng nữa. Trong khi phần lớn đảng viên vẫn còn gắn bó sâu đậm với đảng, việc ta tuyên bố ra khỏi đảng sẽ gây thành kiến xấu, họ sẽ xa lánh la. Dù muốn dù không, trong lúc này đảng đang cầm quyền, ta phải nhân danh đảng để phát biểu hay hành động, tạo ra sự chuyển hóa trong đảng chứ không thể đứng ở thế đối lập. Tôi tin là những người tốt sẽ ủng hộ ta. Có thể sắp tới la sẽ bị khai trừ nhưng nếu tôi không xấu mà anh khai trừ tôi, chứng tỏ anh xấu. Và việc khai trừ sẽ là một cớ đề ta tiếp tục đấu tranh, ngay trong tổ chức đảng.
Lý luận này cùng gần giống với ý kiến của ông Tân và các đảng viên trong chi bộ Trung Kiên cũ khi Hoài có dịp tham khảo ý kiến của họ.
Đó là lý luận bên ngoài Minh Hương nói với Hoài. Hoài chưa thể thuyết phục Minh Hương nhưng trong thâm tâm, Hoài nghĩ, về đảng, có thể Minh Hương có những suy nghĩ và tình cảm khác mình. Minh Hương là người miền Bắc, từ bé được giáo dục và trưởng thành trong không khí và tín điều của chế độ, đã tình nguyện vào Nam chiến đấu theo lời kêu gọi của đảng, nên dù nhận thức có cấp tiến thế nào, về mặt tình cảm, chắc chắn Minh Hương đối với đảng còn rất sâu đậm, rất thiêng liêng, và việc tự ý lìa bỏ đảng không phải là điều dễ dàng.
Đối với Hoài, tình cảm đó không phải không có. Anh đã nghĩ về đảng với biết bao tự hào thân thiết, nhất là những ngày tháng sau khi giải phóng miền Nam. Đảng vì đại chừng nào khi tạo ra một kỳ tích như thế giữa thế kỷ 20, đưa người Việt nam chân đất thành người anh hùng của thời đại. Anh kiêu hành được đứng trong đội ngũ của đảng. Mặc dù những dấu hiệu đầu tiên của sự kỳ thị và độc đoán đã manh nha nhưng anh vẫn không bớt tin tưởng. Hoài nhớ đã mấy lần đại hội đảng bộ huyện anh đều không được tham gia dù trong các buổi thảo luận dự thảo nghị quyết chuẩn bị cho đại hội, anh là người đã đóng góp rất nhiều ý kiến, thậm chí đã có lần được đưa vào ban chuẩn bị văn kiện cho đại hội. Việc bầu đại biểu đi dự đại hội bao giờ cùng được chỉ đạo rất chặt chẽ, với cơ cấu và con người rất cụ thể. Nên ở chi bộ anh sinh hoạt, chi bộ dân vận - mặt luận, đương nhiên bí thư chi bộ và trưởng các đoàn thể tất yếu phải được bầu là đại biểu, bất kể người đó có thể phát biểu đóng góp gì cho đại hội không. uy thế mà lúc đại hội khai mạc, theo yêu cầu của tổ chức, Hoài phải dần đầu một đoàn đại biểu của trí thức hay mặt trận gì đó đến chào mừng đại hội. Thậm chí trong bài phát biểu, anh còn nói đến việc "dâng lên đại hội những bó hoa tươi thắm nhất" theo cách nói thông thường trong những dịp như thế. Bây giờ nhớ lại, Hoài cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Những đại hội đảng như thế có phải là nơi tập trung tinh hoa trí tuệ của toàn đảng, toàn dân tộc khi thành phần tham dự chỉ là những kẻ ngoan ngoãn, trung thành, trình độ rất hạn chế, đã được chọn lựa, không bao giờ có ý kiến khác với cấp trên? Người ta chỉ cần sự nhất trí cao khi giơ tay biểu quyết thông qua các nghị quyết và bỏ phiếu bầu cấp ủy theo đúng sự chỉ định. Những đại hội đảng như thế sẽ giải đáp, giải quyết được gì tình thế gay cấn mà thời đại dang đặt ra với đảng, với đất nước?
Trước đây Hoài đã nhiều lần hăng hái tham gia trong việc góp ý với đảng. Anh vui mừng thấy trong các nghị quyết của đảng có những điều rất cấp tiến, rất phù hợp với nguyện vọng và suy nghĩ của những người trí thức và nhân dân. Mới đây, anh cùng với Minh Hương và bạn bè tham gia đấu tranh để thực hiện nghị quyết nhưng dần dần anh nhận ra rằng góp ý cho đảng chỉ là một hình thức dân chủ giả hiệu và những điều tốt đẹp trong nghị quyết chỉ là những chiêu bài. Những người lãnh đạo, những người cầm quyền thực sự đã trở thành một giai cấp mới, giai cấp thống trị và quyền lợi của họ đã đi ngược lại quyền lợi của giai cấp, của dân tộc cho nên họ không hề muốn thực hiện những điều họ nói và đưa ra trong nghị quyết.
Những điều người ta vẩn ra rả tuyên truyền như "cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân", "cán bộ khổ trước, vui sau nhân dân"... đã thành trò hề, những điều bịp bợm. Người dân đã bắt đầu thấy rõ hình ảnh của các ông đầy tớ mới, các ông quan cách mạng. Chưa bao giờ có một ông quan cách mạng nào dám từ chức khi phạm sai lầm, còn thua xa thời kỳ phong kiến và tư bản. Thời phong kiến còn có những người bất bình lập tức "treo ấn từ quan" về ở ẩn. Trong chủ nghĩa tư bản, biết bao quan chức, kể từ tổng thống trở xuống đã tự nguyện rút lui hoặc bị buộc phải rút lui khi phạm sai lầm hay vướng vào một vụ tai tiếng. Còn những người cộng sản, trước đây, biết bao người phanh ngực, bỏ khăn bịt mặt nhìn thẳng vào họng súng xử bắn của kẻ thù ở pháp trường.
Nhưng giờ đây, không có ai còn một chút khí tiết, một chút dũng cảm để từ chức khi phạm sai lầm. Tất cả đều là khuyết điểm của tập thể, của cấp dưới, do nguyên nhân khách quan. May ra mới có vài người tự tử vì quá xấu hổ khi việc làm sai trái bị phanh phui trước công luận.
"Mình làm được gì trong bộ máy như thế này? Mình ở trong tổ chức đó để làm gì, có cần thiết nửa không?" Câu hỏi này cháy lên trong Hoài hằng ngày, cũng như ngày xưa Hoài đã tự hỏi:, Đảng ở đâu trong khi tôi khát khao tìm đến với đảng?" Tâm trạng của anh phải chăng là tâm trạng của một kẻ có người tình phản bội?

Truyện Nửa đời nhìn lại Tựa của Đặng Tiến Đoạn mở đầu 1. Dấu hỏi đầu tiên 2. Một nét ưu tư 3. Nguồn gốc bi kịch 4. Chính trị và tình cảm 5. Xung đột 6. Chính trị và tình cảm 7. Chủ nghĩa xã hội 8. Tôn giáo 9. ích kỷ 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non 12. Nỗi đau 13. Thực chất một chi bộ 14. Bài giảng trong nhà thờ 15. Giữa hai sức ép 16. Linh mục và tôn giáo 17. Thương cảm 18. Kiểm điểm 19. Né tránh trách nhiệm 20. Vĩnh biệt 21. Giọt nước làm tràn ly 22. Mây Đầu Non 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động 6. Cơn lốc xoáy vào trong 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản 10 Phản trắc 11 Bút ký của người bị khai trừ đảng 12. Thung lũng mai anh đào 13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1 Phụ Lục 2