Phần III Cuộc đấu không cân sức
8. Trước khi quá muộn

Hoài và Minh Hương bắt đầu lao vào những cuộc vận động để chống lại những quyết định thô bạo của tỉnh ủy mà hai anh tiên đoán sắp xảy ra. Hai anh không mong gì sự ủng hộ của nhưng người có chân trong tỉnh ủy hoặc các cán bộ có chức quyền. Tất cả những người này, dù quan điểm riêng thế nào - mà những người có quan điểm riêng rất hiếm hoi - cũng sẽ chỉ biết phục tùng ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Đó là kết quả của nguyên tắc tập trung dân chủ đã được áp dụng chặt chẽ từ bao năm nay trong đảng, trong chế độ. Những hành vi của hai anh và anh em văn nghệ cấp tiến vừa qua đã đi ra ngoài quỳ đạo đó, chắc chắn sẽ không được chấp nhận. Hai anh chỉ còn trông cậy vào lực lượng anh em văn nghệ. Sự ủng hộ của họ sẽ không đảo ngược được thế cờ nhưng nếu đa số anh em văn nghệ ủng hộ mà tỉnh ủy vẫn bất chấp, thì đây là một bằng chứng hùng hồn nữa về sự thô bạo, độc đoán, đàn áp dân chủ mà tỉnh ủy khó thề biện minh dù họ có quyền hành. Đó là kết quả thấp nhất mà hai anh hy vọng sẽ đạt tới trong cuộc chiến đấu không cân sức này.
Hoài thường xuyên vắng nhà, kể cả ban đêm và Vy lại có những giờ phút buồn bà mong đợi chồng. Trong thâm tâm, cô không tán thành việc làm của Hoài vì thấy trước những việc làm đó sẽ không có kết quả. Cô nghĩ đã cho rằng mình có chính nghĩa thì không việc gì phải thanh minh, vận động. Người nào có lòng, có tâm huyết nhất định phải ủng hộ, đó là bổn phận của họ. Những người cảm quyền thô bạo, thực tế đã quá thô bạo và mất dân chủ, nhân dân sẽ càng ngày càng oán ghét, không cần gì phải chứng minh thêm. Theo cô, Hoài nên bỏ tất cả để quay về với sáng tác cá nhân. Đó mới là việc quan trọng nhất của đời Hoài.
Cô cùng biết rõ Hoài không muốn nghe lời cô. Hoài là kẻ luôn muốn đứng giữa cuộc chiến đấu, không bỏ qua bất cứ cơ hội nào trên con đường đi tới của anh và ý muốn đó mạnh hơn tất cả. Trước 75. Anh cũng đã hành động như thế.
Vy nhớ lại thời gian Hoài tham gia hoạt động cách mạng bí mật. Công việc của anh và mấy người bạn đồng chí hướng được giao phó là tổ chức vận động thanh niên, học sinh tập dượt đấu tranh dân chủ bằng các hình thức hội thảo, báo chí và cả những cuộc bài khóa, xuống đường. ở một thị xã tỉnh lẻ chưa có truyền thống đấu tranh, công việc cực kỳ khó khăn. Ngoài những hoạt động đó, Hoài vẫn ôm ấp chuyện sáng tác và học thêm vì suốt thời gian ở đại học, anh lao vào những cuộc đấu tranh nhau hơn học tập. Anh tự thấy kiến thức mình còn nhiều chỗ hổng. Một cơ hội đến với anh là trường Đại học Sư phạm Sài Gòn mở một lớp cao học về giáo dục để đào tạo giảng viên cho trường dành cho các giáo viên đã kinh qua một thời gian giảng dạy. Trong thời gian ba tháng, anh tập trung nghiên cứu những vấn đề giáo dục và ôn lại ngoại ngữ để chuẩn bị cho kỳ thi. Vy cố gắng làm hết mọi việc trong gia đình, ghi chú giúp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho anh. Anh đã qua được kỳ thi tuyển khá gay go này. Vy rất mừng vì đây là cơ hội tốt để anh học chuyên sâu hơn, có tương lai hơn. Mặt khác, đối với Vy, đây còn là ước mơ thầm kín của cô được trở về Sài Gòn, nơi cô đã bỏ tất cả để theo anh.
Cuộc sống buồn tẻ ở thị xã tỉnh lẻ không hợp với cô và nếu không có tình yêu đối với anh, cô đã không sao chịu nổi. Nhưng việc đó đã không thành vì anh không còn được tự do quyết định nữa. Anh đã là người của tổ chức. Vy vẫn còn nhớ cuộc tranh cãi và nỗi buồn của cô lúc đó. Sau khi đi gặp bí thư chi bộ để trao đổi về chuyện trên, lúc trở về, mặt Hoài khó đăm đăm. Vy đoán được điều gì đã xảy ra, cô nói ngay:
- Người ta không đồng ý việc anh chuyển đi chứ gì?
Hoài im lặng một lúc lâu mới trả lời:
- Vấn đề không đơn giản là đồng ý hay không. Anh đã hoạt động cho tổ chức nên phải có trách nhiệm với tổ chức. Tình hình đang cần anh ở đây. Anh không thể vì chuyện riêng của mình mà không đáp ứng yêu cầu của tổ chức.
Vy phản ứng;
- Tình hình ở đâu mà không cần người và anh ở đâu mà không hoạt động được nếu đã có lý tưởng? Biết đâu về Sài Gòn, môi trường rộng lớn hơn anh hoạt động lại có hiệu quả hơn, chứ em thấy ở tỉnh lẻ này công việc của anh rất hạn chế.
Hoài nói tiếp một cách ngập ngừng:
- Cũng có thể như thế. Nhưng ở đây còn có vấn đề khác. Bác Tân chính thức báo cho anh biết tổ chức sắp kết nạp anh và việc anh chuyển đi dù ở đây có giới thiệu anh về tổ chức nơi mới đến nhưng nơi mới phải mất thêm một thời gian tìm hiểu và thử thách.
Vy vẫn có lý lẽ riêng của mình:
- Theo em, việc kết nạp hay không không quan trọng. Vấn đề là anh làm được gì cho lý tưởng của mình. Lâu nay anh chưa được kết nạp, anh vẫn hoạt động có hiệu quả đấy thôi. Em biết cái chính là người ta sợ mất anh và anh cùng sợ mất cơ hội.
Hoài thở dài:
- Đó cũng là một phần sự thật. Anh đang băn khoăn quá về việc này.
Vy cảm thấy tủi thân, trong giọng cô đã có nước mắt:
- Em biết mà. Anh đã quyết định rồi. Băn khoăn chỉ để băn khoăn thôi. Anh chỉ nghĩ tới anh và công việc trước hết. Em và con luôn luôn phải tùy thuộc, chỉ là thứ yếu.
Vy bỗng òa lên khóc, bỏ chạy vào giường nằm tức tưởi. Hoài bối rối đến nằm bên cô, đặt tay lên người cô nhưng không nói thêm được gì.
Sau đó rồi Hoài cùng thuyết phục được cô. Thực ra Vy không bị thuyết phục mà cô chỉ chiều anh, vì thương anh và muốn chia xẻ với anh.
Bây giờ, mười lăm năm sau khi chung sống, tình trạng đó tái diễn, cũng như đã bao lần xảy ra. Nhưng lần này Vy tự hỏi cô có còn nên chiều theo anh nữa không mặc dù cô vẫn thương anh, vẩn muốn chia xẻ với anh. Lẽ nào trong tình yêu một người phải lệ thuộc người kia mãi mải? Một sự phân nộ ngấm ngầm hòa lẫn trong nỗi buồn làm cô đau như bị một vết thương cứa sâu vào da thịt, cứa cả vào tâm hồn cô vốn mong manh dịu dàng. Cô nghĩ đến cái mà Hoài gọi là tổ chức và yêu cầu của tổ chức. Người ta đã nhân danh điều đó để sử dụng Hoài, buộc anh phải làm theo họ, không hề chú ý một chút nào đến nguyện vọng và hạnh phúc của cá nhân. Khi cần thiết. người ta sẵn sàng chà đạp lên cá nhân không thương tiếc, điều mà có người đã nói là "vắt chanh bỏ vỏ". Cô tự hỏi Hoài đã nhận thức được hết điều này chưa trước khi quá muộn.

Truyện Nửa đời nhìn lại Tựa của Đặng Tiến Đoạn mở đầu 1. Dấu hỏi đầu tiên 2. Một nét ưu tư 3. Nguồn gốc bi kịch 4. Chính trị và tình cảm 5. Xung đột 6. Chính trị và tình cảm 7. Chủ nghĩa xã hội 8. Tôn giáo 9. ích kỷ 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non 12. Nỗi đau 13. Thực chất một chi bộ 14. Bài giảng trong nhà thờ 15. Giữa hai sức ép 16. Linh mục và tôn giáo 17. Thương cảm 18. Kiểm điểm 19. Né tránh trách nhiệm 20. Vĩnh biệt 21. Giọt nước làm tràn ly 22. Mây Đầu Non 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động 6. Cơn lốc xoáy vào trong 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản 10 Phản trắc 11 Bút ký của người bị khai trừ đảng 12. Thung lũng mai anh đào 13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1 Phụ Lục 2