Phần I Những dấu hỏi
5. Xung đột

Cuộc họp của ban thường vụ huyện đoàn xét kỷ luật đoàn viên đã làm nổ ra cuộc tranh cãi gay gắt giữa Nghi và Hoài. Hoài không phải là ủy viên thường vụ nhưng là ủy viên chấp hành, cán bộ chuyên trách nên tham dự phiên họp tuy không có quyền biểu quyết.
Trong năm trường hợp xét kỷ luật do các cơ sở đoàn đề nghị, có một trường hợp phức tạp mà Hoài biết khá rõ. Ban chấp hành đoàn cơ sở một trường trung cấp chuyên nghiệp biểu quyết khai trừ Hà, phó bí thư đoàn trường vì các lý do khai man lý lịch, quan hệ với kẻ xấu và gây mất đoàn kết nội bộ. Các tội danh mới nghe rất nặng, nhưng thực chất không phải đơn giản như thế. Hà là một thanh niên gốc Thiên Chúa giáo, đã nhạt đạo, có giác ngộ cách mạng tốt, nhiều tài năng, có uy tín với thanh niên nên đã được đoàn trường kết nạp và tín nhiệm làm phó bí thư đoàn trường. Do trung thực và tinh thần đấu tranh mạnh, Hà va chạm với Danh, đảng viên, được bố trí làm bí thư đoàn trường. Danh là bộ đội xuất ngũ, theo học tại trường, ban đầu có tín nhiệm nhưng dần dần do tư tưởng công thần, Danh thoái hóa, tỏ ra chuyên quyền độc đoán, lợi dụng chức quyền để tham ô, lại còn quan hệ bất chính với một số nữ sinh trong trường, bị các cô tố cáo. Trong cuộc họp ban chấp hành đoàn trường, Hà góp ý phê bình Danh lại bị Danh tó cáo ngược. Danh tố cáo Hà khai man lý lịch vì trước giải phóng Hà có tham gia sinh hoạt tổ chức Thanh sinh công của Thiên Chúa giáo và tổ chức Du ca nhưng không ghi trong lý lịch. Hà đã quan hệ chứa chấp một học sinh cũ của trường đang bị nghi là tham gia một tổ chức phản cách mạng. Việc Hà phê bình Danh là ý đồ làm mất uy tín đảng viên và cán bộ đoàn, gây chia rẽ nội bộ. Trước áp lực của Danh, ban chấp hành đoàn trường đã quyết định khai trừ Hà và đề nghị huyện đoàn xét chuẩn y.
Sau khi nghe cán bộ tổ chức đọc văn bản đề nghị của đoàn trường trung cấp chuyên nghiệp, Nghi phân tích thêm:
- Đây là một trường hợp nghiêm trọng cần xử lý nghiêm minh và tuyên truyền rộng rãi để làm gương. Đảng và đoàn rất rộng lượng, không thành kiến với những người có dính líu với chế độ cũ với thanh niên miền Nam nhưng yêu cầu lý lịch phải khai báo rõ ràng, không được giấu giếm tổ chức. Thanh sinh công và Du ca là những tổ chức do địch lập ra, tập họp thanh niên đề tuyên truyền chống phá cách mạng. Không khai báo chính là ý đồ chui sâu luồn cao. Anh ta đã leo lên đến phó bí thư đoàn. May mà đoàn cơ sở đã phát hiện được, nếu không anh ta sẽ còn leo lên tới đâu không chừng còn được kết nạp đảng và bố trí các chức vụ quan trọng. Việc quan hệ với kẻ xấu, tình nghi tham gia tổ chức phản cách mạng là một bằng chứng bộc lộ ý đồ xấu. Các đồng chí nhớ rằng ta luôn luôn phải cảnh giác, kẻ địch tuy thất bại nhưng chưa chịu từ bỏ âm mưu thâm độc của chúng, vẫn đánh phá ta bằng mọi cách và nguy hiểm nhất là đánh phá từ bên trong.
Việc anh ta cố tình làm mất uy lên của đảng viên là một thủ đoạn thâm độc, trực tiếp đánh vào uy tín của đảng. Đồng chí Danh, bí thư đoàn trường là một đảng viên kiên cường, đã qua chiến đấu, được đảng bộ cơ sở giao lãnh đạo đoàn trường và đoàn trường hai năm qua là đơn vị lá cờ đầu của toàn huyện. Thành tích đó khẳng định phẩm chất của đồng chí Danh. Thế mà một kẻ xấu đã dựng đứng nhiều chuyện để bôi nhọ đồng chí. Chúng ta kiên quyết bảo vệ đồng chí mình và trừng trị nghiêm khắc kẻ xấu âm mưu phản cách mạng. Tôi đề nghị các đồng chí biểu quyết chuẩn y quyết định khai trừ của đoàn cơ sở.
Vài ủy viên thường vụ vội vã giơ tay biểu quyết nhưng Hoài đã đứng lên xin phát biểu ý kiến:
- Xin các đồng chí cho phép tôi trình bày thêm một vài điều trước khi biểu quyết. Dĩ nhiên quyền quyết định là của tập thể ban thường vụ, nhưng tôi nghĩ tìm hiểu đầy đủ vấn đề trước khi quyết định là điều cần thiết, hơn nữa đây là vấn đề quan trọng liên quan đến sinh mệnh chính trị của một cán bộ đoàn. Tôi không có quan hệ đặc biệt gì với đồng chí Hà, người đang được đưa ra xét kỷ luật, nhưng tôi biết khá rõ trường hợp của anh ta nên tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng. Theo chỗ tôi biết, Hà không đến nỗi xấu như kết luận của đoàn cơ sở và ý kiến của đồng chí bí thư huyện đoàn. Những điều gọi là sai phạm của Hà đều có cách hiểu khác, cách nhìn khác.
Trước hết là vấn đề khai man lý lịch. Khai man là khai gian dối, không đúng sư thật. Hà có khai man không? Thanh sinh công là tổ chức thanh niên sinh viên công giáo hoạt động có tính chất tôn giáo và xã hội. Du ca là một tổ chức văn nghệ có tính chất quần chúng hoạt động âm nhạc và cũng có tính chất xã hội. Những tổ chức lương tự của miền Nam trước đây của các tôn giáo, tổ chức xã hội rất nhiều. Dĩ nhiên, những người sáng lập, đứng đầu các tổ chức này có thể có ý đồ chính trị nhưng đại đa số thanh thiếu niên lúc đó tham gia chỉ vì muốn sinh hoạt lập thể, làm công tác xã hội là nhu cầu chính đáng của họ. ở lứa tuổi của Hà trước giải phóng, tôi tin chắc Hà không có ý thức chính trị gì khi tham gia nhưng tổ chức này. Hà cũng không ghi điều này trong lý lịch là đúng vì lý lịch yêu cầu ghi ro việc tham gia các tổ chức phản động của các đảng phái và chính quyền cũ nhưng Thanh sinh công và Du ca không phải là loại tổ chức này nên Hà thấy không cản thiết. Vả lại, khi được hỏi, Hà không hề chối bỏ việc tham gia này.
Thứ hai là vấn đề quan hệ với kẻ xấu. Một bạn học cũ ở trường đi xa về thăm, Hà không biết rõ người đó ra sao nhưng là bạn cũ, học sinh cũ của trường nên Hà tiếp và cho ở lại ký túc xá đề thăm trường. Những người khác cũng đã làm như vậy. Anh bạn này cũng chưa làm gì hại đến trường, còn việc phát hiện anh ta là phần tử xấu, tình nghi tham gia tổ chức phản cách mạng nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của Hà.
Cuối cùng, việc Hà va chạm với đồng chí Danh, bí thư đoàn trưởng, là một việc rất phức tạp mà dư luận đoàn viên và học sinh của trường đang xôn xao, đề nghị các đồng chí kiểm tra xem xét kỹ. Tôi cho rằng việc xử lý kỷ luật này sẽ có ảnh hưởng lớn, không phải chỉ đối với cá nhân Hà mà còn đối với thanh niên toàn huyện, những thanh niên đã phải sống dưới chế độ cũ nhưng sau giải phóng vẫn hào hứng tham gia cách mạng. Đoàn không thể làm mất niềm tin của họ. Vấn đề còn là...
- Thôi! Đủ rồi.
Nghi không còn đủ kiên nhẫn, cắt ngang lời Hoài. Vậy là đồng chí muốn biện minh cho kẻ xấu chứ gì? Phát biểu như đồng chí là thiếu lập trường, sai quan điểm, hữu khuynh, mất cảnh giác. Tôi yêu cầu đồng chí phải hết sức thận trọng. Ngay đồng chí cùng đang "có vấn đề" đấy.
Hoài và hầu như tất cả mọi người đang dự họp đều ngẩng lên nhìn Nghi sửng sốt, không ngờ buổi họp xét kỷ luật này lại chuyển sang một chiều hướng khác như thế. Rõ ràng Hoài đã không đo lường hết phản ứng của Nghi khi phát biểu ý kiến khác với ý kiến anh ta. Hoài đã quen nói thẳng, phê bình và tự phê bình theo tinh thần của người cộng sản. Hoài thực sự ngạc nhiên vì không khí họp của những người cán bộ đoàn thanh niên cộng sản này.
Nghi nhìn một lượt tất cả mọi người, cái nhìn đe dọa, hằn học làm một số người phải cúi đầu xuống hoặc nhìn đi chỗ khác.
Nghi tiếp tục nói:
- Đáng lý không nên nói ra ở đây nhưng vì đồng chí Hoài phát biểu rất sai quan điểm nên tôi buộc lòng phải nói và phải đấu tranh. Đó cũng là cách xây dựng cho đồng chí Hoài và các đồng chí khác.
Hoài như lặng đi một phút roi sự căm phần bùng nổ trong anh:
- Đó không phải là xây dựng mà chính là sự vu cáo. Tôi "có vấn đề" gì? Đồng chí hãy nói có trách nhiệm và nói đúng nơi đúng lúc. Đừng gieo sự mập mờ, Hoài nghi như thế. Tôi sẵn sàng trả chức vụ, trả thẻ đảng nếu tổ chức chứng minh tôi sai phạm. Đồng chí đã hiểu gì về tôi? Tôi có quyền nói lên quan điểm của mình để bảo vệ lẽ phải dù ý kiến của mình khác với ý kiến của đồng chí hãy của bất cứ ai chức quyền cao hơn. Đồng chí đã tìm hiểu một cách khách quan nội dung vụ kỷ luật ở đoàn trường chuyên nghiệp chưa hay chỉ nghe báo cáo của đồng chí Danh?
Nghi đứng hắn dậy trong khi Hoài nói, cặp môi dày thâm của anh ta rề ra, nhúc nhích như muốn phản ứng. Nghi nhún vai một cách khinh thị:
- Đồng chí nên nhớ rằng tôi phụ trách tổ chức và khối trường học chứ không phải đồng chí. Tôi có trách nhiệm và hiểu rõ hơn đồng chí.
- Điều đó chưa chắc.- Hoài cùng nhìn Nghi một cách thách thức - Vấn đề còn tùy thuộc cách nhìn nhận, phương pháp công tác của mỗi người nữa. Không phải cứ phụ trách lãnh vực nào đương nhiên hiểu rõ lãnh vực đó nếu người ta quan liêu và không chịu học hỏi.
Hoài đã nói ra nhận xét của mình về Nghi mà anh rút ra được qua thời gian công tác chung gần đây. Nghi là một cán bộ đoàn có kinh nghiệm, nhưng là kinh nghiệm hành chính quan liêu. Bản thân Nghi cũng đã hết nhiệt tình với công tác đoàn mà chỉ muốn ngồi một chỗ để chỉ huy, chỉ đạo người khác làm mà tìm cách vun vén cá nhân. Trong khi phân công ban chấp hành, Nghi giành lấy công tác tổ chức, khối cơ quan và khối trường học. Bí thư phải kiêm tổ chức, đó là nguyên tắc nhưng cũng là việc thể hiện Nghi không tin ai ngoài anh ta vì phần lớn ủy viên ban chấp hành đều là cán bộ tại chỗ, trừ những người ở các cơ quan khác cơ cấu vào.
Phụ trách khối cơ quan và khối trường học thì khỏi đi cơ sở như khối nông thôn và khối công nghiệp. Chỉ cần ở nhà gọi điện thoại và mời họp. Đặc biệt làm việc với khối cơ quan có nhiều cái lợi trong việc quan hệ mua hàng hóa, duyệt giá nội bộ hàng quý hiếm. Không thế mà Nghi mới về huyện vài tháng, căn phòng của anh ta đã chất đầy hàng hóa, từ phụ tùng xe đạp, xe máy cho đến nồi niêu xoong chảo, chăn màn ly tách, cả giường tủ... chuẩn bị lót ổ, đưa vợ con vào. Sự chuẩn bị là cần thiết nhưng ở đây, phương pháp chuẩn bị thiếu chính đáng, bao hàm một đầu óc cá nhân, tư hữu trái với tinh thần cộng sản và tình hình nhiệm vụ mà Nghi đang hô hào.
Hoài thấy rõ những nghi kỵ và đề phòng của Nghi đối với Hoài. Hoài nguyên là giáo viên, trước đã làm tuyên huấn của đoàn nhưng không được phân công phụ trách tuyên huấn và khối trường học mà lại theo dõi khối nông thôn và thanh niên xung kích.
Nhận xét của Hoài cũng đã làm Nghi bùng nổ. Nghi quát lên:
- Tôi cấm đồng chí không được phát ngôn bừa bài. Ai quan liêu và không chịu học hỏi? Đừng tự cho mình là trí thức. Loại trí thức tiểu tư sản như đồng chí là thứ luôn luôn giao động và rất dễ ngả về phía bọn phản cách mạng. Đồng chí hãy coi chừng. Cách mạng không tha thứ cho bọn phản động dù chúng núp dưới bất cứ danh nghĩa nào.
Nghi ngừng một chút rồi lại nhìn mọi người:
- Thôi, ta họp tiếp. Đây là cuộc họp của ban thường vụ. Đồng chí Hoài có quyền phát biểu nhưng không có quyền biểu quyết.
Cuộc xung đột bất ngờ giữa Nghi và Hoài làm mọi người sửng sốt. Chưa ai kịp có phản ứng gì. Hoài cảm thấy đã hết chịu đựng nỗi. Nếu còn ngồi lại, anh sẽ trút ra những lời tàn tệ, kể cả một bạt tai tóe lửa vào bộ mặt quan liêu và độc đoán kia.
- Tôi không có quyền hạn gì. Tôi xin miễn họp.
Hoài nói không nhìn ai và bước nhanh ra khỏi phòng.

Truyện Nửa đời nhìn lại Tựa của Đặng Tiến Đoạn mở đầu 1. Dấu hỏi đầu tiên 2. Một nét ưu tư 3. Nguồn gốc bi kịch 4. Chính trị và tình cảm 5. Xung đột 6. Chính trị và tình cảm 7. Chủ nghĩa xã hội 8. Tôn giáo 9. ích kỷ 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non 12. Nỗi đau 13. Thực chất một chi bộ 14. Bài giảng trong nhà thờ 15. Giữa hai sức ép 16. Linh mục và tôn giáo 17. Thương cảm 18. Kiểm điểm 19. Né tránh trách nhiệm 20. Vĩnh biệt 21. Giọt nước làm tràn ly 22. Mây Đầu Non 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động 6. Cơn lốc xoáy vào trong 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản 10 Phản trắc 11 Bút ký của người bị khai trừ đảng 12. Thung lũng mai anh đào 13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1 Phụ Lục 2