Phần I Những dấu hỏi
10. ý đồ

Nghi, bí thư huyện đoàn, hôm nay đến cơ quan sớm hơn mọi hôm. Nơi làm việc của ông là một căn phòng khang trang lên làu một ngôi nhà nằm phía sau của khu vực cơ quan. Tuy làm công tác thanh niên nhưng đã hơi đứng tuổi, hơn bốn mươi, nên ông không thích ồn ào. Vả lại, theo ông, nơi làm việc của thủ trưởng phải trang nghiêm và có vẻ gì oai vệ một tí, đề gây ấn tượng cho khách đến làm việc, nhất là khi làm việc với số đoàn viên, thanh niên vùng mới được giải phóng này. Nghi đã cho đặt làm riêng một bàn làm việc theo kiều "buya-rô" thật rộng lớn, có hai ngăn kéo và hai thùng tủ hai bên, bằng gỗ cẩm lai hẳn hoi. Ngoài ra, tất cả bàn làm việc còn lại trong cơ quan đều nhỏ hơn, cán bộ ngồi bàn có một thùng và một hộc, nhân viên ngồi bàn không có thùng, chỉ có bốn chân và một ngăn kéo nhỏ. Đó là trật tự thứ bậc mà ông muốn sắp xếp và thể hiện một cách rõ rệt ngay trong việc bố trí nơi làm việc của cán bộ, nhân viên. Mới đây, khi cơ quan mua được một số vải ni-lông trải bàn, ngoài phần lớn trải ở bàn của phòng họp chung, ông quyết định dành một miếng ni-lông hoa đẹp nhất trải trên bàn làm việc của mình. Ông rất khó tính trong việc trang trí nơi làm việc. Ngoài các cờ thi đua, tranh ảnh, ông tự tay cắt mấy khẩu hiệu để dán lên tường vì ông có tài này và không vừa lòng với các khẩu hiệu do anh em nhân viên cắt mà ông bảo là kiểu chữ thiếu nghiêm túc. Khẩu hiệu và các đồ trang trí, kể cả một số giáo mác bằng gỗ mà cơ quan tịch thu ở một nhà đồng bóng trong dịp cải tạo đổi lượng này, ông đều dùng màu đỏ và vàng, màu chính thống, làm cho căn phòng ông luôn rực rỡ chói lọi. Ông thường nói với anh em ở cơ quan: "Nơi làm việc của tôi chính là bộ mặt của cơ quan, thể hiện khí thế của thanh niên toàn huyện, phải được trang trí một cách đặc biệt".
Hôm nay, Nghi cho mời Nga, cô thanh niên Thiên Chúa giáo xã X, lên làm việc. Sau khi dự cuộc họp phổ biến chủ trương phát động quần chúng xây dựng toàn diện vùng tôn giáo, Nghi đã soạn thảo một kế hoạch riêng cho công tác thanh niên vùng này đề triển khai chủ trương của huyện ủy. Nghi không trực tiếp đi xuống xã nhưng ông tham gia ban chỉ đạo đợt phát động, đặc trách công tác đoàn và thanh niên. Chính Nghi đã đề xuất Hoài trực tiếp tham gia phát động, vừa đẩy anh ra khỏi cơ quan một thời gian, vừa đưa anh xuống xã để thử thách anh chịu gian khổ, đồng thời cùng thử thách anh về quan điểm và khẳng định một số mặt yếu và sai lầm của Hoài mà ông chắc Hoài thể nào cùng bộc lộ qua đợt công tác. Sau vụ va chạm với Hoài trong cuộc họp thường vụ huyện đoàn xét kỷ luật đoàn viên, tuy vẫn nói phê bình, tự phê bình, đấu tranh nội bộ là chuyện bình thường, nhưng trong thâm tâm Nghi đã xem Hoài gần như kẻ thù địch cần phải thanh toán.
Có một việc đặc biệt Nghi không đưa vào kế hoạch phát động của đoàn nhưng ông âm thầm thực hiện và nếu thành công, có lẽ sẽ là thành tích nổi bật giúp đưa ông vào huyện ủy, thậm chí thường vụ huyện ủy và các chức vụ khác cao hơn sau này của huyện và cả của tỉnh. Đó cũng là lý do ông cho mời Nga lên làm việc hôm nay.
Nghi vừa mở cửa phòng, cô nhân viên phục vụ đã vào theo ngay, mang phích nước nóng và rửa ấm chén cho ông. Đó là quy định mà ông bắt buộc cô nhân viên phục vụ phải làm kịp thời hằng ngày, không được chậm trễ, nhất là khi ông có khách. Ông rất bực khi khách đã tới mà nước sôi chưa có hoặc ấm chén chưa sạch sẽ. Sau khi ngồi ở xa-lông uống một tuần trà, hút hét một điếu Sa lem, loại thuốc ngoại tự dưng được bày bán khắp nơi với một giá cắt cổ, ông đến ngồi sau chiếc bàn rộng mênh mông của mình đề suy nghĩ thêm trong khi đợi Nga đến.
Nga đến rất đúng giờ ghi trong giấy mời. Sau khi hỏi cô nhân viên phục vụ bên dưới, cô leo lên cầu thang và dè dặt gõ vào cánh cửa. Giọng Nghi vang lên bên trong một cách oai vệ "Cứ vào".
Nga thận trọng mở cửa và bẽn lẽn đi vào. Hôm nay cô mặc đồ tây, chiếc quần màu xanh sẫm và áo sơmi đơn giản màu nâu, tay áo xắn đến khuỷu. Khuôn mặt cô đỏ hồng, lấm lấm mấy giọt mồ hôi vì đi bộ xa, cổ và cánh tay tươi mát trắng ngần trên nền chiếc áo nâu tươi. Cô thật biết chọn màu sác trong trang phục giản dị làm tăng vẻ tươi mát và nước da trắng trẻo của mình. Nghi chăm chú nhìn cô. Gần đây ông bắt đầu để ý đến cô trong các buổi sinh hoạt thanh niên, từ khi biết cô có quan hệ với Quân, cán bộ trong cơ quan.
Nga bẽn lẽn chào ông:
- Chào chú ạ.
Nghi đứng lên chỉ vào chiếc ghế trước bàn làm việc của ông, bảo Nga, vẻ thân mật:
- Cháu ngồi đây, uống nước nghỉ mệt rồi ta nói chuyện.
Ông tự tay ra chỗ bàn xa-lông rót hai lách nước đem đến cho Nga và cho mình đặt trên bàn làm việc. Một điều ông thường ít khi làm. Ông đã huấn luyện và bắt buộc cô nhân viên phục vụ, một cô gái quê mùa đồng hương của ông, phải làm việc này khi tiếp khách nhưng hôm nay ông đã dặn cô nhân viên khỏi cần làm và không cho ai vào phòng trong khi ông làm việc với Nga. Ông từ tốn hỏi thăm Nga về gia đình, công việc làm ăn ở nhà một cách hết sức chăm chú và thân tình làm Nga ban đầu dè dặt, có phần lo sợ, nhưng dần dần cô trở nên hoạt bát, nói năng tự nhiên và cả cất tiếng cười trong trẻo. Từ trước, Nga chưa bao giờ tiếp xúc riêng với Nghi, Nga chỉ thấy và nghe ông nói chuyện trong các buổi họp chung. Nga thấy ông có vẻ nghiêm khắc đặc biệt với trang phục bề ngoài luôn mặc áo đại cán, đi dép râu, đội nón cối của các ông cán bộ bắc chi viện. Lần này Nga thấy ông nói chuyện cởi mở, vui vẻ và biết pha trò nữa.
Chợt Nghi đổi đề tài, giọng ra vẻ quan tâm:
- Vừa qua cháu hoạt động thanh niên, phấn đấu rất tốt, cháu có muốn vào đoàn không?
Nga cười:
- Ai mà cho cháu vào. Cháu đâu đủ tiêu chuẩn.
Nghi nhẹ nhàng:
- Sao cháu nói thế. Những người như cháu là nòng cốt của đoàn và sẽ được kết nạp vào đoàn chứ còn ai nữa. Có điều cháu phải bớt tin Chúa, bớt đi nhà thờ. Tin Chúa, đi nhà thờ có ích gì cho cháu đã? Như chú đây, chú không tin Chúa, Phật, Thượng đế gì cả, không đi nhà thờ, không đi chùa, không cúng vái ai cả mà chú vẫn hoạt động cách mạng, vẫn sống tốt, có sao đâu.
Nga cảm thấy hơi khó chịu, cô trả lời ngay:
- Chú khác, cháu khác. Không tin Chúa, không đi nhà thờ cháu không sống được.
- Thật ra đó chỉ là thói quen cháu bị tiêm nhiễm từ nhỏ thôi.
- Cháu đâu có ý thức gì.
- Chú đâu hiểu được. Người công giáo chúng cháu coi niềm tin vào Thượng đế rất thiêng liêng. Cháu không giải thích được nhưng đó là ơn kêu gọi mỗi người tự cảm thấy..
Đến lượt Nghi cảm thấy hơi nổi giận vì sự đối đáp của cô gái, ông nói hơi to tiếng:
- Người cộng sản coi tôn giáo chỉ là thứ thuốc phiện đầu độc nhân dân. Cháu muốn trở thành đoàn viên thanh niên cộng sản, cháu phải hiểu điều đó và từ bỏ tôn giáo của mình.
Mắt Nga sáng lên long lanh, cô nói cứng cỏi:
- Điều đó thì không bao giờ đâu. Cháu không bao giờ từ bỏ tôn giáo của mình.
Nhìn khuôn mặt cương quyết của cô gái, Nghi im lặng một lúc rồi đấu dịu:
- Chú nói thế thôi chứ điều đó tùy cháu, chú không ép. Cháu sẽ dần dần tự giác ngộ.
- Cháu không bao giờ giác ngộ kiểu đó cả..
Nga tiếp tục nhìn thẳng vào mắt Nghi, khẳng định một cách kiên quyết. Nghi né tránh đôi mắt sắc sảo bừng vẻ giận của cô gái, ông ra bàn xa-lông lấy bình nước trà rót vào lách cho cô gái rồi cười xòa:
- Cháu mê tín quá. Nhưng thôi cháu yên tâm. Nói thế nhưng cách mạng tôn trọng tự do tín ngưỡng mà. Ta nói chuyện khác nhé. Chú hỏi chuyện riêng một tí nghe, cũng là muốn giúp cháu thôi. Cháu quen anh Quân bao lâu rồi và có ý định gì không? Nga im lặng một lúc khi nghe nhắc đến Quân, mặt cô dịu dần.
Cô trở lại cô gái bẽn lẽn lúc đầu:
- Cháu mới quen thôi. Mà chú hỏi làm gì chuyện đó?
Nghi nghiêm sắc mặt:
- Cháu đừng cho là chú xen vào chuyện riêng của người khác. Quân là cán bộ trong cơ quan của chú, lại là đoàn viên phấn đấu tốt, sắp được kết nạp Đảng nên chú có trách nhiệm vì chú là bí thư huyện đoàn. Cháu phải tìm hiểu kỹ. Chú ủng hộ việc thanh niên trưởng thành có tình yêu trong sáng. Hình như Quân yêu cháu lắm và cháu đối với Quân cùng vậy phải không
Nga cúi đầu không trả lời. Mặt cô nóng bừng, má và cả vành tai nhỏ bé của cô cùng đỏ hồng.
Nghi gật gù nhìn cô gái trước mặt, giọng nhẹ nhàng:
- Chú hỏi thật, cháu có muốn lấy anh Quân không chú giúp cho. Hai đứa cùng đẹp đôi đấy.
Nga vẫn cúi đầu, di di bàn chân lên đôi dép nhật mềm mại, tay bấu vào ghế, má và tai cô càng đỏ.
Nghi thận trọng lựa lời:
- Chú sẵn sàng giúp Quân và cháu nhưng cháu cùng phải giúp lại chú một việc, một việc nhỏ thôi.
Nga ngẩng lên ngạc nhiên:
- Cháu mà giúp chú được gì?
- Có đấy! Rất dễ thôi. Mà đó cũng là trách nhiệm của cháu. Cháu là cốt cán của đoàn ở một xã Thiên Chúa giáo nên cháu có bổn phận báo cáo những hoạt động, tư tưởng của thanh niên ở xã cháu cho đoàn, kể cả những hoạt động và những lời rao giảng của linh mục nữa. Chú sẽ hướng dẫn, gợi ý các nội dung và cháu chỉ báo cáo riêng cho chú thôi. Đó cũng là công tác cách mạng giao cho cháu, cháu hiểu không?
- Việc đó cháu không làm được đâu.
- Có gì đâu. Môi sáng chủ nhật cháu đi lễ nhà thờ xong lên huyện chơi, nhân tiện gặp chú nói chuyện một lúc. Có thế thôi mà.
Nga ngầm nghĩ một lúc rồi nói dứt khoát:
- Cháu không làm đâu.
- Cháu không nghĩ đến anh Quân à? Cháu giúp chú chính là giúp Quân đấy, cả chính vì cháu nữa. Còn không thì việc của cháu với Quân sẽ khó đáy. Cháu phải xứng đáng với sự tin cậy của chú, của đoàn và cả với tình yêu của Quân. Đây là thử thách đối với cháu. Cháu làm được cháu sẽ có tất cả: kết nạp đoàn, kết hôn với Quân. Chú là bí thư huyện đoàn nên chú có thể hứa chắc với cháu như thế. Ngược lại, cháu sẽ mất tất cả.
- Cháu không làm đâu.
Nga không nhìn Nghi nhưng cô vẫn nhắc lại một cách kiên quyết.
Nghi trừng mắt lên nhưng rồi ông cố nén bực tức, nói nhẹ nhàng
- Chú để cháu suy nghĩ thêm. Tuần sau cùng vào ngày giờ này cháu lại lên gặp chú để nói chuyện tiếp nhé. Mà này, chú dặn cháu việc chú vừa nói là hết sức bí mật và quan trọng cháu không được nói với ai, kể cả với gia đình, với Quân nữa, nhất là đối với linh mục. Cháu mà lộ ra là cháu chịu hoàn toàn trách nhiệm, nguy hiểm cho cháu và gia đình nữa. Chú không dọa đâu. Đây là công tác cách mạng, không phải chuyện đùa. Cháu nhớ kỹ đấy. Thôi bây giờ cháu về đi.
Nga lặng lẽ đứng lên đi ra cửa không chào Nghi. Nghi khép cửa, trở lại chỗ ngồi, đốt một điếu thuốc và đôi môi dày thâm nở một nụ cười bí hiểm.

Truyện Nửa đời nhìn lại Tựa của Đặng Tiến Đoạn mở đầu 1. Dấu hỏi đầu tiên 2. Một nét ưu tư 3. Nguồn gốc bi kịch 4. Chính trị và tình cảm 5. Xung đột 6. Chính trị và tình cảm 7. Chủ nghĩa xã hội 8. Tôn giáo 9. ích kỷ 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non 12. Nỗi đau 13. Thực chất một chi bộ 14. Bài giảng trong nhà thờ 15. Giữa hai sức ép 16. Linh mục và tôn giáo 17. Thương cảm 18. Kiểm điểm 19. Né tránh trách nhiệm 20. Vĩnh biệt 21. Giọt nước làm tràn ly 22. Mây Đầu Non 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động 6. Cơn lốc xoáy vào trong 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản 10 Phản trắc 11 Bút ký của người bị khai trừ đảng 12. Thung lũng mai anh đào 13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1 Phụ Lục 2