Theo tổng kết của một số nhà tâm lý học, các bà vợ khắp nơi trong thiên hạ đều có bốn "Đại bảo pháp". Một là nước mắt đó là bảo pháp được nữ giới hay dùng nhất và hữu hiệu nhất. Bất kể là khóc thật hay khóc giả, cứ hễ chảy nước mắt ra là thế nào ông chồng cũng phải mềm lòng, thế là bà vợ không đánh cũng thắng. Hai là tỏ ra mềm yếu. Đàn ông xưa nay vẫn tự phụ vì có tính cương nghị, khi thấy vợ tỏ ra mềm yếu là trong lòng nảy sinh ngay tinh thần trách nhiệm bảo vệ kẻ yếu. Ba là lãnh đạm, thờ ơ. Nếu chồng mắc tội là không khóc, không rên la mà chỉ trưng ra một bộ mặt khó coi, đôi khi quăng quật đồ đạc, đá thúng đụng nia, có khi còn chì chiết, phạt chồng bằng cách không cho ái ân. Bốn là bãi công. Khi thấy chồng làm trái ý mình là bỏ bê việc nhà, không thèm nấu ăn, để chồng nhịn đói vài ngày cho biết thân, xem có chịu không nào. Bất kể là người vợ hợp cách hay không hợp cách, ai cũng đã từng vận dụng bốn pháp bảo này cả. Chỉ cần chị vợ đừng làm gì quá đáng thì dù thế nào cũng không có hại gì. Ví dụ nói về pháp bảo số bốn, có khi chị vợ cáu giận, bỏ không nấu một bữa ăn cho anh chồng biết tay, khi làm như vậy cũng có tác dụng tích cực. Nếu chồng ham mê cờ bạc, bạn hãy thử dùng cách này xem sao. Nhưng bạn cần nhớ kỹ, quan hệ vợ chồng chỉ có thể duy trì bằng cách trao đổi tình cảm và ái ân bình thường, tuyệt đối không được ỷ lại vào cách làm đó. Muốn làm một người vợ tốt, cần nắm được cái yêu ghét của chồng. Vợ thường oán trách chồng trầm lặng ít nói, trái lại chồng rất ghét thói nói dai, nói dài của vợ. Một nhà tâm lý học đã phát cho một số ông chồng một bảng điều tra để họ ghi vào, trong đó có cột “bạn ghét nhất thói xấu nào của vợ", phần lớn các ông chồng đều ghi ghét nhất cái thói nói dai, nói dài. Ở phần trên chúng tôi đã phân tích nguyên nhân tại sao các bà vợ hay nói dai và động viên các ông chồng nên nhẫn nại chịu đựng. Nhưng xét từ góc độ các bà vợ thì thấy các bà nên chú ý hai vấn đề lượng và chất của bệnh nói dai. Vấn đề lượng mà nói, nói dai thích đáng vài câu là điều tất nhiên mà cũng cần thiết nữa, người chồng hơi có chút tinh thần thông cảm đều chịu đựng được. Nhưng có những bà vợ cứ nói là dông dài, dai như đỉa, nói suốt từ lúc mới mở mắt buổi sáng cho đến tối nhắm mắt đi ngủ, liên miên không dứt. Lúc đầu chồng còn chịu được nhưng rồi phát ngán. Tất sẽ có ngày cái ngán đó sẽ bùng nổ theo một hình thức nào đó, đó là sự bùng nổ của những tâm tư bị dồn ép lâu ngày, năng lượng phát ra lớn lắm, rất có thể làm tan vỡ mối quan hệ tình cảm vợ chồng lâu nay vất vả lắm mới xây dựng được. Các bà vợ cần rút ra bài học từ các việc đó. Phần lớn đàn ông đều không bộc lộ tâm tư ra ngoài như phụ nữ, có điều gì khó chịu họ cứ nín nhịn để trong lòng. Người vợ không hiểu đặc điểm tâm lý này mà cứ nói dai thì sẽ làm cho chồng càng thêm chán ngán, cuối cũng tất sẽ ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng. Về chất đó là vấn đề nội dung nói. Nếu vợ nói dai về việc nhà, chồng còn có thể thông cảm. Nếu lại nói dai về các tật xấu của chồng, thậm chí moi móc bới chuyện thì chồng sẽ hết chịu nổi. Có bà vợ nhìn chồng đâu cũng thấy không vừa lòng, nào là tính nết không hay, thiếu tháo vát, nào là nói năng thô bạo, ở bẩn. Toàn là oán trách và phê bình, chỉ trích và chê bai, cứ như cơm bữa vậy, trong nhà bao trùm một không khí trầm lắng, rất hiếm tiếng cười. Những cặp vợ chồng như vậy rất ít được hưởng hương vị ngọt ngào, vui vẻ của cuộc sống, sinh hoạt tình dục cũng kém thoải mái, hoà hợp. Các bà vợ suốt ngày kể lể tật xấu của chồng thực ra cũng là xuất phát từ ý tốt. Họ không muốn chồng mắc các thói hư tật xấu. Nhưng họ không nắm được kiến thức về tâm lý học. Tính cách và khí chất con người được hình thành qua một thời gian dài, rất khó cải tạo lại, dù có thể cải tạo thì chủ yếu cũng phải dựa vào ý chí cá nhân và sự động viên khuyến khích của người khác. Kể lể moi móc dài dòng chỉ tổ làm tổn thương lòng tự tôn của người chồng khiến họ chán ghét. Nghiêm trọng hơn nữa còn có thể gây ra tâm lý nghịch đảo. Chồng rõ ràng biết mình sai, cũng rất muốn sửa, nhưng thấy vợ càng nói dai càng không chịu sửa, cứ chọi nhau chơi đấy. Vì vậy chỉ có những bà vợ ngu xuẩn mới dùng cách nói dai nói dài liên miên để "cải tạo" chồng, còn những bà vợ thông minh thì dựa vào đặc điểm dịu dàng của nữ giới động viên, cảm goá chồng, dùng tình cảm để chồng có thêm nghị lực khắc phục nhược điểm của mình. Hai loại hình phu nhân như vậy sẽ tạo ra loại mô hình vợ chồng, một loại là suốt ngày kỳ kèo, tranh cãi một cách vô hiệu quả, một loại là tìm được hạnh phúc trong cuộc sống trên cơ sở cùng có điểm chung. Loài nào hay, loại nào dở chắc ai cũng thấy rõ cả. Một việc nữa khiến ông chồng không chịu nổi là bị vợ xỉ vả trước mặt người khác. Lòng tự tôn của con người thường có phân biệt. Khi ở trong nhà với nhau không có người ngoài, chồng có thể trêu chọc vợ, thậm chí có thể hạ mình một chút. Có một hiện tượng lý thú là khi vợ chồng cãi nhau thì bao giờ chồng cũng là người đứng ra xin lỗi trước, còn vợ thì cứ ngúng nguẩy hoài. Chỉ cần không để người ngoài biết là chồng có thể làm đủ mọi chuyện “hạ mình" với vợ. Nhưng khi ra đường, có người ngoài, là thái độ sẽ khác hẳn, việc gì cũng muốn vợ phải nghe theo ý mình, có khi anh ta sai rõ mười mươi nhưng vẫn không cho cãi lại. Lòng tự tôn mạnh mẽ của chồng khi có mặt người khác tuy là tàn tích của chủ nghĩa trung tâm của đàn ông nhưng lại hoàn toàn cần thiết vì chồng chủ yếu tham gia hoạt động xã hội khác với vị trí người vợ. Nếu người ngoài thấy người chồng không được ngay cả vợ mình tôn trọng thì uy tín của anh ta sẽ bị giảm sút mạnh. Nếu người vợ hiểu được điều đó thì nên cố dùng mọi cách giữ uy tín cho chồng. Nhưng có những bà vợ lại làm ngược chiều. Bà vợ cố Tổng thống Mỹ Lincoln là một người như vậy. Bà ta hết sức nóng nảy, một buổi sáng khi hai vợ chồng đang ăn sáng tại nhà ăn công cộng, không hiểu có chuyện gì đã xúc phạm đến bà ta, chỉ thấy bà ta hắt cả tách cà phê vào mặt Tổng thống, Lincoln lúng túng ngồi ngây người như tượng đá. Cách xỉ nhục chồng trước mặt mọi người như vậy không những đã làm mất thể diện của chồng mà còn gây ra vết thương lòng khó lành trong tâm linh người chồng, thậm chí có thể làm cho tinh thần chồng bị hoàn toàn suy sụp hoặc bùng nổ. Nhiều bà vợ có thể tránh được cách làm như bà Lincoln nhưng họ thường không chú ý được một số việc nhỏ. Ví dụ bạn chồng đến chơi nhà, gặp lúc bà vợ không vui, thái độ tỏ ra lãnh đạm, thậm chí ăn nói chẳng ra làm sao, thế là làm chồng mất mặt. Những bà vợ tinh ý đều hết sức chú ý những việc nhỏ đó vì tuy việc nhỏ nhưng vẫn có thể gây ra tổn thương tâm lý như việc lớn. Không bao giờ họ phê bình chồng trước mặt người khác, trái lại còn khen mọi cái hay của chồng. Khi chồng tiếp chuyện với người khác, dù trong lòng rất không vui, họ vẫn cố đóng vai bà chủ nhà nhiệt tình, chu đáo và mọi việc đều tỏ ra vâng theo ý chồng. Làm như vậy không phải là bất bình đẳng nam nữ đâu mà là để bảo vệ uy tín của chồng, và cũng là để thoả mãn nhu cầu cảm tình của chồng. Một nhược điểm nữa của vợ mà người chồng không thích là bụng dạ hẹp hò, đa nghi, ghen tuông. Sau khi kết hôn, nữ giới thường quan tâm đến việc gia đình hơn nam giới, càng chú ý đến tình cảm vợ chồng hơn. Về hình thức, tính ích kỷ trong tình yêu biểu hiện ở người chồng nhưng về tình cảm mà nói thì lại biểu hiện ở người vợ. Do nguyên nhân này mà một số bà vợ thường nghi ngờ vô cớ chồng ngoại tình, thấy chồng chuyện trò với cô nào, đi với cô ta một đoạn đường, thế là để tâm theo dõi, nhẹ thì dò la khắp nơi, nặng thì mếu máo gào khóc. Tính ghen tuông của nữ giới có hại lớn nhất cho tình cảm vợ chồng. Người chồng có thể vì thế mà sinh ra phản cảm đối với vợ, thậm chí có thể từ cái giả làm cái thật. Những bà vợ tốt thực sự về mặt này cần có tấm lòng rộng mở cao thượng, không được tuỳ tiện nghi ngờ chồng, cần tin chồng, chớ để sự ghen tuông phá hoại quan hệ thân mật vốn có giữa hai vợ chồng. Dù cho có phát hiện dấu hiệu chồng có ngoại tình cũng phải bình tĩnh. Cần chú ý quan tâm hơn nữa đến chồng trong sinh hoạt và tình cảm, khiến họ quý trọng, luyến tiếc tình yêu đã gắn bó hai vợ chồng. Bạn có thể rủ chồng đi thăm lại những nơi hẹn hò nhau trước đây, bạn cũng có thể cùng ngồi với chồng hồi tưởng lại cuộc sống mỹ mãn sau ngày cưới, vui vẻ hình dung tương lai sắp tới. Những việc đó có thể làm cho người chồng hối lỗi quay đầu lại, bảo vệ được tình yêu quý giá. Làm được như vậy mới là nghệ thuật cao tay nhất của người vợ. Người vợ còn cần hiểu rằng, sau khi kết hôn mặc dầu người chồng hoà nhập với mình cả về tâm linh và xác thịt nhưng về tâm lý vẫn có chỗ khác nhau. Nữ giới vốn có tâm lý ỷ lại, dù ở nhà hay đi công tác xa đều muốn có chồng bên cạnh, còn người chồng lại có tâm lý "Vui chơi, du hí", lấy vợ rồi vẫn thích cùng bạn cũ chơi bời, vẫn thích thể thao, đánh cờ, chơi bài. Nếu vợ chỉ chú ý thỏa mãn nhu cầu tâm lý của mình, rồi yêu cầu khắt khe chồng suốt ngày phải quấn quýt quanh mình thì sẽ có thể làm cho chồng ngán cảnh sống gia đình nhỏ hẹp, cứ được xa vợ là cảm thấy vui như được giải thoát. Đây là mầm mống nguy hiểm nhất trong cảm giác nó có thể làm cho người chồng bị cuốn hút bởi tình cảm ngoại lai. Vì vậy người vợ nào hiểu được đặc điểm tâm lý này của chồng thì hãy để dành cho chồng một không gian tự do cần thiết để họ thường xuyên có thể thư giãn thoải mái. Đó là một phương pháp hết sức khôn ngoan, đáng được gọi là phép “muốn bắt phải thả" trong Tam thập lục kế. Khi tâm lý "vui chơi, du hí" của chồng được thoả mãn, anh ta sẽ khao khát được sống bên cạnh vợ. Sau khi kết hôn, giữa hai vợ chồng còn có thể xảy ra tranh cãi về chuyện công tác hay sinh hoạt gia đình. Đối với đàn ông có vợ, gia đình và công tác là quan trọng ngang nhau. Sự nghiệp là thủ đoạn mưu sinh, mà cũng là con đường quan trọng nhất để tạo dựng hình tượng cá nhân trong xã hội và thể hiện giá trị cá nhân. Đối với nam giới mà nói, không có công tác và sự nghiệp thì gia đình cũng không tồn tại. Vì công tác mà người chồng phải đi sớm về muộn, ít quan tâm đến gia đình và có phần nào thờ ơ với vợ, như vậy rất dễ làm cho người vợ sinh ra phản cảm. Khi xảy ra tình trạng này, người vợ phải cân nhắc, biết hy sinh một chút trong tình cảm cá nhân. Nếu sự nghiệp của chồng chẳng ra sao thì đó là điều bất hạnh đối với vợ. Có nhận thức như vậy thì người vợ sẽ cảm thấy việc ủng hộ chồng công tác là một thú vui trong sinh hoạt gia đình. Như vậy có thể giảm bớt hoặc xoá bỏ được nỗi phiền lòng Người vợ còn có một điều nữa không được coi thường, đó là phải chú ý ăn mặc và trang điểm. Theo đuổi hình tượng đẹp là một phần quan trọng trong tình yêu. Đối với người chồng mà nói, cái đẹp qua thị giác quan trọng hơn vì nó là một trong những nguồn kích động tình dục. Nhưng có một số chị em phụ nữ sau khi lấy chồng lại dần dà để mất thú vui trang điểm. Bạn thử nghĩ xem, một bà vợ ăn mặc luộm thuộm, đầu bù tóc rối thì làm sao quyến rũ được ông chồng. Các nhà tâm ]ý học cũng phát hiện thấy tình cảm vợ chồng tăng giảm tỷ lệ thuận với phong độ ngoại hình. Người vợ cần hiểu rằng, trang phục là lớp da thứ hai của con người, nó có thể làm tăng thêm hương vị trong sinh hoạt vợ chồng, đồng thời còn có thể tăng thêm sức hấp dẫn tình dục. Người xưa có câu "Nữ làm đẹp cho người thích mình”. Người chồng chính là “người thích mình" trung thực nhất của vợ, người vợ cần trang điểm đẹp vì chồng và vì xã hội. Nghệ thuật làm một người vợ tốt còn bao gồm nhiều mặt khác nữa, như tôn trọng thân nhân của chồng, tìm kiếm niềm vui chung với chồng, thông cảm với nhu cầu của chồng, cả nhu cầu tình dục nữa, luôn luôn giải quyết mọi chuyện một cách dịu dàng, ôn tồn, biết hy sinh cho chồng. Tuy hai vợ chồng, có nặng nhẹ khác nhau nhưng về thực chất chỉ là một, đó là làm dung hợp tình cảm vợ chồng. Sự dung hợp này là cơ sở hoà hợp sinh hoạt tình dục. Nếu nơi sinh hoạt tình dục có bài bản gì hay thì làm thế nào để duy trì được ân ái vợ chồng là bài bản hay nhất. Sự trao đổi về thể xác phải đặt trên cơ sở trao đổi về tình cảm, có như vậy mới đạt được cảnh giới hoàn mỹ nhất.