Về ý nghĩa sinh vật học, vì phát triển giống nòi con người mới tính giao. Cảm thấy thai nhi cựa quậy trong bụng, bà mẹ tràn trề hạnh phúc. Nhìn bụng vợ to ra, người chồng mỉm cười tự hào. Nhưng thời gian mang thai dài gần 10 tháng lê thê quá, chẳng hợp với bản tính của loài người. 30 năm trước mọi bác sĩ đều dặn dò phụ nữ có thai chớ có tính giao, không được để xuất hiện cao trào tình dục. Nghe nói trong thời kỳ thai nghén, tính giao và cao trào tình dục có hại cho cả mẹ và thai nhi. Đối với lệnh cấm này, người ta chỉ cần suy lý đơn giản là có thể tiếp thu ngay. Tính giao được thực hiện ở âm đạo, thai nhi sẽ ra đời qua âm đạo, thai nhi sống ở trong tử cung sau âm đạo, khi đút dương vật vào không thể đụng đến nó nhưng vẫn gây ra ảnh hưởng xấu. Do đó để bảo vệ thế hệ tiếp nối, loài người đã kiên quyết dẹp đi cái bản năng tình dục rất mạnh mẽ của mình. Ngày nay y học có tiến bộ lớn về mặt này, lệnh cấm tính giao trong kỳ thai nghén đã được nới lỏng nhiều. Theo ý kiến của các bác sĩ tương đối cẩn trọng, trong vòng 3 tháng trước và sau khi đẻ không nên tính giao, đặc biệt 1 tháng trước khi đẻ càng không được làm. Còn các thời gian khác không cấm nhưng phải hạn chế. Cần chú ý đừng đè ép mạnh vào bụng vợ và động tác giao hợp phải nhẹ nhàng. Những điều kiêng kỵ đó là có cơ sở khoa học. Khi mới thụ thai, cái thai vẫn còn ở trạng thái bào thai, chưa có mối liên hệ vững chắc với cơ thể mẹ. Sinh hoạt tình dục làm cho tử cung co bóp dễ gây ra xảy thai. Vào tháng sau khi thụ thai, cái thai nặng thêm. làm cho sức ly tâm với cơ thể mẹ tăng lên tử cung bà mẹ mang thai lúc đó rất mẫn cảm khi có các cao trào tình dục sẽ co bóp mạnh có thể gây ra đẻ non. Trong tháng cuối cùng trước khi đẻ, giao hợp càng nguy hiểm. Lúc đó phần dưới tử cung và hố chậu sát nhau, cổ tử cung thấp xuống, đầu dương vật có thể chạm vào cổ tử cung gây ra viêm nhiễm. Ngoài ra tấm màng mỏng bọc thai nhi dễ bị rách gây tổn thương cho thai nhi.Có một số bác sĩ yêu cầu lỏng hơn. Họ nói với các bà vợ mang thai rằng chỉ cần không có tiền sử xảy thai hoặc đẻ non thì đều có thể sinh hoạt tình dục như thường, chỉ cần kiêng kỵ vài tuần trước khi đẻ, dù có cao trào tình dục cũng vẫn an toàn, vì cái thai được bọc kín trong một tấm màng mỏng, nói chung không bị ảnh hưởng gì. Trên đây chỉ là giới thiệu cách nhìn chung đối với mối quan hệ giữa thời kỳ thai nghén và tính giao, giới y học còn có nhiều điểm tranh luận với nhau, tiêu điểm tranh luận tập trung vào vấn đề tính giao ở thời kỳ cuối trước khi đẻ có gây ra đẻ non không. Hiệp hội giáo dục tình dục của Mỹ và vợ chồng bà Mastess chủ trương ngừng sinh hoạt tình dục trong thời kỳ này, nhưng họ không thuyết phục nổi phái chống đối vì phái này cho rằng đến nay chưa có trường hợp nào đẻ non do tính giao vào thời kỳ đó gây ra. Tranh luận mãi vẫn chưa nhất trí được, đành phải để vấn đề nan giải này cho các bà mẹ tự quyết định, chỉ cần họ có yêu cầu và cảm thấy thoải mái thì cứ giao hợp cũng được. Không nên oán trách các bác sĩ về lệnh cấm sinh hoạt tình dục trong thời kỳ mang thai. Việc này thường do các bà vợ mang thai và chồng họ chủ động chấp hành. Hai bên nam nữ đều có một điều lo chung là đưa dương vật vào có thể đụng tới cái thai. Họ hình dung mỗi lần chồng ấn mạnh xuống là đều đụng vào thai. Tất nhiên nghĩ như vậy là sai lầm. Nhưng đó là điều ám ảnh không sao xoá bỏ được đối với hai vợ chồng. Một điều lo lắng nữa của hai vợ chồng là khi giao hợp có thể đè ép lên cái thai. Điều lo ngại này có lý. Qua nghiên cứu thấy cái thai trong bụng mẹ có cảm giác, nó không thích bị đè ép. Cái thai hai tháng đã biết co lại để tránh bị đè ép. Xét theo góc độ cái thai, sự đè nén khi giao hợp trong thời kỳ mang thai rõ ràng là không thích hợp. Nhưng vì thế mà tuyệt đối cấm sinh hoạt tình dục trong thời kỳ đó cũng không thích hợp. Để được thoải mái và tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi, hai vợ chồng có thể thay đổi tư thế giao hợp để giảm áp lực đè vào bụng vợ. Có cặp vợ chồng chỉ biết mỗi một tư thế giao hợp truyền thống, ngoài ra không biết gì hơn, gặp trường hợp này phải đi hỏi hoặc nhờ chuyên gia mách bảo. Chỉ cần cả hai vợ chồng đều có yêu cầu là rất dễ tìm ra một tư thế khác nữa có thể chấp nhận được. Có rất nhiều chị ngừng sinh hoạt tình dục trong thời kỳ mang thai vì sợ bị xảy thai. Sự lo ngại này không thể căn vặn là có lý hay không mà chỉ có thể nói là cần được thông cảm. Theo ý kiến của chuyên gia, khả năng xảy thai là có, nhất là nhiều lần xuất hiện cao trào tình dục càng dễ xảy ra hiện tượng xảy thai tự phát. Do đó suy ra nếu vợ đã vài lần xảy thai thì nên tránh giao hợp vào sơ kỳ thụ thai. Nếu không có hiện tượng xảy thai như đả nói thì cũng chẳng cần phải tự mình cấm đoán làm gì cho thêm phiền toái trong tư tưởng. Ngoài nguyên nhân nói trên, nguyên nhân tâm lý có khi cũng phát huy tác dụng lớn. Ví dụ cả hai vợ chồng đều có ý thức rõ ràng coi cái thai là thế hệ nối tiếp dòng dõi của mình, do đó có mặc cảm phạm tội lỗi nếu giao hợp với nhau, vậy nên hết sức kiêng kỵ. Trong thời kỳ mang thai, bà mẹ luôn tập trung chú ý vào đứa con sẽ ra đời, do đó giảm bớt hoặc lạnh nhạt với tình dục. Chồng có thể vì lo cho sức khoẻ của vợ và thấy trách nhiệm làm bố sắp tới của mình, hoặc vì nhìn thấy cái hình hài lạc lè không đẹp mắt của vợ nên cũng giảm bớt lòng ham muốn tình dục. Nói chung tình dục của nam là nhất quán, vợ thụ thai không ảnh hưởng gì nhiều đến họ, còn như họ có bộc lộ tình dục không lại là vấn đề khác. Còn tình dục của nữ trong thời kỳ mang thai có gì thay đổi không? Tăng lên hay giảm đi? Lâu nay vẫn có nhiều ý kiến lộn xộn về chuyện này, hình thành một mớ bòng bong, chẳng ai nói được rõ ràng, nhưng người ta lại trả lời một cách rất khẳng định. Đến tận năm 1966 vợ chồng bà Mastess mới đưa vấn đề này vào chương trình nghiên cứu khoa học của họ. Lần đầu tiên họ đã dùng sự thực để trình bày lộ trình biến động tình dục của phụ nữ suốt trong thời kỳ mang thai. Hai ông bà đã chia thời kỳ mang thai thành từng giai đoạn ba tháng một, chọn 101 phụ nữ có thai để điều tra. Họ phát hiện thấy trong giai đoạn một (ba tháng đầu mới thụ thai), tình dục của nữ phổ biến giảm sút, khi giao hợp cảm thấy đau vú. Hiện tượng này có thể do nôn mửa và mệt nhọc khi thụ thai gây ra. Ngoài ra còn có tác dụng tâm lý, sợ xảy thai, lo ngại giao hợp ảnh hưởng đến thai nhi, do đó họ mất hứng thú với tình dục. Trong giai đoạn hai tình dục của họ tăng lên. Có 82 trong số 101 phụ nữ nói trên cảm thấy yêu cầu tình dục tăng lên và có biểu hiện tích cực. Hai ông bà trực tiếp quan sát 6 chị đều thấy tình dục và phản ứng tình dục tăng lên, có hai chị còn xuất hiện cao trào tình dục trong thời kỳ thụ thai. Họ còn phát hiện thấy tốc độ thể dịch nhờn chảy ra ở âm đạo nhanh hơn so với trước khi thụ thai, số lượng cũng nhiều hơn, khoái cảm cũng tăng lên. Có người trước đây chưa xuất hiện cao trào tình dục thì nay trong thời kỳ này không những đã xuất hiện cao trào lần một mà còn xuất hiện nhiều lần. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do thai nhi lớn lên làm cho mạch máu ở hố chậu phân bố rộng hơn, lượng cung cấp huyết dịch tăng lên nên mẫn cảm tăng lên. Ngoài ra sự biến đổi của kích thích tố sinh dục cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình dục. Nếu thai nhi là con trai thì kích thích tố tinh hoàn của thai sẽ chảy vào huyết dịch của mẹ làm cho tình dục của mẹ tăng mạnh. Mặc dầu phụ nữ mang thai có thể khoái cảm thoải mái trong thời kỳ này nhưng cường độ co bóp sinh lý bị suy giảm nên kích thích tình dục không thể đạt mức cao và thời gian tan cơn hưng phấn cũng dài ra. Vào giai đoạn ba, sức kích thích tình dục và phản ứng tình dục ở vào trạng thái ổn định. Phát hiện của vợ chồng bà Mastess tuy làm cho người ta thấy mới mẻ nhưng đây mới chỉ là những hiện tượng tương đối phổ biến mà thôi, chưa thể coi là quy luật. Một số nhà nghiên cứu còn phát hiện thấy tình hình ngược lại, ví dụ phụ nữ trong giai đoạn một thụ thai lại có tình dục mạnh hơn, có người ở giai đoạn hai tình dục lại giảm, thậm chí hoàn toàn tiêu tan, có người suốt trong thời gian mang thai hoàn toàn không có tình dục. Xem ra biến đổi sinh lý của phụ nữ trong khi mang thai khác nhau tuỳ theo từng người, không thể đánh đồng. Sau khi đẻ (kết thúc thời kỳ mang thai), bà mẹ phải qua một thời kỳ nằm ổ khoảng 6-7 tuần. Trong thời gian này sức đề kháng miễn dịch kém, đế cuống nhau tách khỏi tử cung để lại vết thương chưa lành, do đó không được giao hợp để tránh không làm tổn thương sản đạo và không trở ngại đến việc lành miệng vết thương ở âm đạo. Nếu sau khi đẻ vẫn thấy chất bài tiết có máu ở âm đạo chảy ra trong một thời gian khá dài thì thời gian kiềm chế phải dài hơn. Đến thời kỳ cho con bú là có thể giải toả được lệnh cấm, một số cặp vợ chồng sẽ mừng quýnh lên nhưng xin các bạn nhớ cho, vách âm đạo trong thời kỳ cho con bú vẫn mỏng manh lắm, làm động tác mạnh khi giao hợp có thể cọ rách vách âm đạo chảy nhiều máu, trong y học đã có một báo cáo như vậy, rất đáng được mọi người chú ý. Theo nghiên cứu của vợ chồng bà Mastess năng lực phản ứng tình dục của phụ nữ sau khi đẻ sẽ giảm sút, khoảng ba tháng sau mới khôi phục như cũ, có một số người còn dài hơn, có lẽ không thể trở lại mức độ như trước khi đẻ. Nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng khôi phục đó có nhiều mặt. Nguyên nhân thường là tổn thương cơ thể do sinh nở, nuôi con vất vả, nếp sống thay đổi, áp lực trách nhiệm làm mẹ làm vợ v.v... Nói chung cần thích ứng dần với một loạt thay đổi do sinh con mà có, chỉ cần hai vợ chồng quan tâm đến nhau, thông cảm với nhau là có thể vượt qua quá trình thích ứng này một cách thuận lợi. Về sinh hoạt tình dục trong thời kỳ mang thai, còn có một vấn đề hết sức đáng chú ý nữa, đó là đoạn thời gian cần tạm ngừng tính giao do nhiều nguyên nhân khác nhau trong thời gian trước và sau khi đẻ. Về nhu cầu bản năng mà nói, độ căng tình dục của con người qua một đoạn thời gian lại phải được giải toả một lần, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với tâm lý và sinh lý. Mặt khác, sinh hoạt tình dục là một con đường đặc thù giao lưu tình cảm vợ chồng, nếu để gián đoạn thời gian dài sẽ gây nên tình trạng cách biệt vợ chồng. Xét theo hai mặt đó không nên cắt đứt sinh hoạt tình dục trong thời kỳ mang thai. Tất nhiên sinh hoạt tình dục nói ở đây không phải là cưỡng ép giao hợp phản khoa học mà là dùng một số hình thức khác để bổ sung cho tình trạng tính giao không đủ. Trên thực tế đây cũng là một cách để giao lưu tình cảm vợ chồng. Nếu hai vợ chồng đều biết đến các hình thức bổ sung này thì có thể áp dụng cách nào mà hai bên đều cảm thấy thích hợp để giải toả độ căng tình dục là được. Và có thể trao đổi cảm giác về mặt đó như vậy cũng có tác dụng duy trì quan hệ thân yêu vợ chồng. Trong suốt thời kỳ mang thai và nằm ổ sau khi đẻ, hai vợ chồng thực sự yêu quí nhau cần sống một đoạn thời gian ân ái phi tính giao. Trước và sau khi đẻ, tình dục của nữ có thể giảm sút theo từng giai đoạn, nếu xử lý sự biến động này không đúng cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng, thậm chí có khi tan vỡ hôn nhân. Hậu quả của sự biến động đó thường hay rơi vào người chồng. Ví dụ có ông chồng trong tính giao vợ mang thai lại đi gần gũi với một phụ nữ khác, hoạt động tình dục ngoài hôn nhân. Có một số người vốn đứng đắn đã làm chuyện đốn mạt là cưỡng dâm phụ nữ. Nhưng nguyên nhân của hậu quả này là thường tìm thấy ở ngay người vợ. Họ đã không có biện pháp tích cực giải quyết độ căng tình dục của chồng, không an ủi chồng bằng lời nói và hành động. Trái lại họ đưa ra đủ mọi lý do, nào là bác sĩ đã bảo thế, nào là chức trách bà mẹ và việc nhà nặng nhọc, để biện bạch. Yêu cầu tình dục của người chồng lâu ngày không được thoả mãn dưới bất kỳ hình thức nào, thậm chí một lời an ủi dịu dàng cũng không có, do đó dễ có suy nghĩ bất chính. Tất nhiên quan hệ như vậy giữa hai ngườí không phải là chuyện tất nhiên. Nhưng nếu cho rằng sinh hoạt tình dục là tiêu chí của tình cảm vợ chồng thì việc sinh hoạt tình dục theo nghĩa rộng (kể cả tình dục phi tính giao) sẽ trở thành nguyên nhân làm tan vỡ tình cảm vợ chồng.