Làm ra vẻ lơ đễnh, Thiên Uy đưa mắt tìm kiếm hình bóng người mà cậu hằng ấp ủ trong lòng. Bóng những người mặc áo trắng váy đen lướt lướt qua trước mặt, có cả người đi xe đạp, nhưng đều không phải, không thấy cô ta đâu cả.Trên ô tô buýt, đám áo trắng váy đen túm tụm cười nói, có giọng the thé đến chói tai. Khỉ Ranh khẽ huých Thiên Uy:- Này, con bé đứng kia, cậu xem thế nào?Thiên Uy liếc qua, trề môi:- Xấu!- Ơ! Đôi mắt to thế kia còn chê xấu à?- Mắt to thì hay hớm gì? Giống mắt cá vàng.- Chả hơn ti hí mắt lươn.Thiên Uy hiểu thằng bạn ám chỉ Tào Thục Phân, cậu không dám nói thẳng, mà lái sang ý khác với vẻ bực dọc.- Người Trung quốc mất gốc hết rồi, cái gì cũng thích so sánh với người châu Âu, nào là mắt to như đầm thì đẹp, mũi cao như Tây thì sang. Thực ra, mắt bé, mũi tẹt có gì là xấu? Miễn mình ưa là đẹp tất.- Dù sao tớ cũng không thích người mắt ti hí - Khỉ ranh vẫn khăng khăng, giọng nói cậu bỗng trở nên hóm hỉnh - À... có lẽ vì mắt mình bé cậu ạ. Con người ta vẫn có cái tật là hâm mộ những gì mình không có. Như cậu chẳng hạn, mắt cậu to, cho nên cậu có thể lên tiếng bênh vực cho người mắt bé, có phải không hả cậu?- Nói thực, tớ chẳng thích mắt to, tớ cảm thấy trong những cặp mắt đó có gì tri trá - Thiên Uy cố nén nếu không, cậu sẽ đưa cả em gái mình ra làm ví dụ mất. Thậm chí bà mẹ cũng là đối tượng chỉ trích của cậu. Mẹ lại càng quá quắt, mí mắt hết bôi xanh lại kẻ đen. Cậu càng hiểu đó là mốt thời đại, chả phải chỉ mẹ cậu làm thế. Nhưng người ngoài thì kệ họ, cậu chẳng thèm quan tâm, còn mẹ, cậu không thể chịu nổi cặp mắt kỳ dị khó coi đến thế.- Mặc, tớ phải tìm hiểu xem cái con bé ấy là ai. - Khỉ ranh hít một hơi đầy lồng ngực để tỏ mặt anh hùng, mắt nhìn cô nữ sinh không chớp.Biết cu cậu làm bộ chứ cũng nhát, Thiên Uy bật cười.- Cậu cười gì, không tin tớ hả?- Tin chứ, cậu cứ đi mà tán, chỉ sợ người ta không thèm bắt chuyện rồi bẽ mặt thôi.- Thì tớ cứ bám riết.Thiên Uy im lặng. Xe dừng rồi xe lại chạy. Kẻ xuống người lên làm đầu óc Khỉ ranh phân tán, cậu không nhận ra rằng Thiên Uy đang mãi nghĩ về câu nói của mình.Thư gửi đax một tuần, không thấy tăm hơi gì cứ như đá ném xuống biển ấy. Tâm trạng thắc thỏm đôi mắt Thiên Uy bỗng trở nên u ám. Lúc đầu cậu rất hăng hái, nay lòng đầy thất vọng, không khỏi sinh ra oán trách Tào Thục Phân con người lạnh lùng, thờ ơ với tình cảm của cậu đến nỗi không trả lời cậu được lấy một chữ.Lòng tự trọng bị tổn thương, Thiên Uy buồn rười rượi, tinh thần không sao phấn chấn lên được.Tìm Tào Thục PHân chăng? nhưng mà cậu thiếu can đảm. Vốn tính hay cả thẹn Thiên Uy chỉ mong nhìn thấy váy của cô ta bay phất phới.Giữa lúc đang chán câu "bám riết" của Khỉ ranh khích lệ cậu. Ừ, mà nó, nó còn dám liều mạng lao vào chuyện không đâu, còn mình, dù sao mối quan hệ giữa mình với Tào Thục Phân cũng đã có, lẽ nào lại bỏ dở nửa chừng?Viết thư, nhất là thơ dễ bày tỏ tình cảm hơn. Thì tại sao mình lại không làm bài thơ nhỉ?Trước bao nhiêu cặp mắt, Thiên Uy không thể trao thư cho bạn gái được. Gửi qua trường, phòng giáo dục sẽ kiểm duyệt. Thôi thì bất đắc dĩ cậu đành phải gửi về nhà Tào Thục Phân. Thiên uy hình dung em gái cô ta chạy bổ đi tìm chị gái, giọng trong trẻo, ngây thơ: "Chị Ơi, có thư của chị". Bà mẹ có thể hỏi: "Thư ai gửi cho con đấy?"."Thư của bạn cùng học với con hồi trước mẹ ạ". Với trí thông minh của mình, Thục Phân chẳng khó gì mà không đánh tan được mối nghi ngờ của mẹ.Gía có xe đạp, chẳng những không phải đi ô tô mà việc tiếp cận Tào Thục Phân cũng dễ hơn nhiều. Có những bạn đi xe kiệu của nhà đến trường học, nhưng Thiên Uy không thích làm như vậy. Từ bé, cậu được bà ngoại dạy lối sống giản dị, bà khuyên rằng không nên sống xa hoa, càng không nên tỏ ra sống khác người.Một chiếc xe đạp có đáng là bao, thế mà lúc nào mẹ cũng từ chối.- Không được, con không biết đi xe đạp nguy hiểm như thế nào ư? Giao thông Đài Bắc cực kỳ lộn xộn không cẩn thận bị Ô tô đâm, chẳng mất mạng thì cũng què, con ạ.Đến là ớn cái kiểu nói của mẹ, đã bao lần nói khôn nói khéo mẹ vẫn một mực từ chối.Vì việc này, cậu sinh ra cáu mẹ, mọi người ai ai cũng khen mẹ trẻ trung, tao nhã và cao quý, nhưng cậu, cậu chỉ thấy ở mẹ một con người thiếu cả tình lẫn lý. Lúc còn trẻ, cậu cũng từng ao ước chiếc xe đạp, tuy bà ngoại không mua, nhưng bà nói sao mà âu yếm: "Con ơi, cặp dò của con ngắn thế kia, đạp làm sao được? Khi nào con lớn, bà sẽ mua, bà mua cho con xe bình bịch hẳn hòi nhá".Mặc dù điều đó không thành thật, nhưng chỉ cần tưởng tượng vẻ oai phong khi ngồi trên xe máy, cậu đã thấy mát lòng mát dạ.Đến khi được ở cùng bố mẹ, giấc mộng đẹp kia thế là vỡ tan, mẹ trả lời:- Không được, đi xe đạp đã nguy hiểm, đi xe máy còn nguy hiểm hơn.- Nhưng bà ngoại đã hứa với con rồi cơ mà.- Bà biết gì? Bà chỉ biết nuông chiều làm hỏng con thôi.Vì mẹ coi thường bà, cho nên cậu có quyền coi thường mọi lời ăn tiếng nói của mẹ.Đi xe đạp không được, đến khi học lái xe kiệu cũng không được nốt. Có dạo lão Vương dạy cậu lái xe. Nhưng để lấy lòng bà chủ, lão lại đem ton hót với mẹ, rút cuộc mẹ lại không cho.- Còn nhỏ thế kia, lái xe thế nào được? Nguy hiểm lắm, ngộ nhỡ đâm phải người ta thì sao? Có phải chuyện đùa đâu!Bố nói nhưng nghe còn có lý:- Không có bằng, biết lái xe cũng bằng không, thôi, con ráng chờ cho đến mười tám tuổi.Thiên Uy cảm thấy bất cứ việc gì của cậu mẹ cũng ngăn vào, chống đối, mẹ thiếu hẳn tình yêu thương đối với cậu.Phải chăng lẽ đời "vật hiếm thì quý?". Nói công bằng ra, mẹ gần gũi cậu hơn bố, quan tâm đến cậu hơn bố, vậy mà cậu lại kính nể bố hơn mẹ. Thiên Uy thấy mẹ tủn mủn. Đã đành bà cũng tủn mủn, nhưng bà sống đầy tình thương yêu đối với cậu.Vừa bước vào phòng, tấm bưu thiếp để trên bàn đã đập ngay vào mắt, Thiên Uy bước nhanh tới bàn, nhận ra đó là cái miếu cổ có mầu sắc sặc sỡ, in hình một pho tượng thần khổng lồ có hình hài kỳ dị. Cậu cầm bưu ảnh, lật đằng sau, đọc dòng chữ có nét bút già dặn của bố:"Thiên Uy,Học tập tiến bộ.Bố gửi từ Băng Cốc".Niềm hứng khởi bỗng tiêu tan, Thiên Uy thấy thiêu thiếu một cái gì, chữ to đùng, lời lẽ ngắn gọn quá, trên mặt bưu thiếp còn thừa cả một khoảng trống lớn. Tại sao bố không kể chuyện đi du lịch? Hay hỏi xem cậu sống ra sao? Có vui không? "Học tập tiến bộ" bốn chữ đó mới nghiêm chỉnh, lạnh lùng và khô khan làm sao! Bố không biểu lộ chút tình thương, bưu ảnh không làm cậu cảm thấy ấm áp trong lòng.Chắc bố cũng viết cho cả Thiên Nhủ Liệu bố viết những gì? Phải chăng cũng lại chỉ vài ba chữ đại loại như "học tập tiến bộ"? Có thể bố viết dài hơn, bởi vì ngày thường đối với Thiên Nhu bố cũng tỏ ra tình cảm hơn.Mười ngón tay còn có ngón ngắn ngón dài, nữa là tình cảm. Từ bé, Thiên Uy cảm thấy bố mẹ thương yêu Thiên Nhu hơn cậu, chỉ riêng việc bỏ rơi cậu trong bao năm liền cũng đủ nói lên điều đó. Tất nhiên, cũng có người yêu cậu hơn cả, đó là bà ngoại. Mỗi lần gặp những người già hơn bà ngoại đi trên phố, lòng cậu se lại xót xa, cậu cứ băn khoăn tự hỏi: tại sao bà mình từ giã cõi đời sớm thế?Thiên Uy đặt tấm bưu thiếp dưới chân đèn. Dù sao vẫn đáng để trân trọng, bởi vì bố vẫn còn nghĩ đến cậu. Không hiểu tình hình bố ở Băng Cốc thế nào? Chắc trong thư gửi cho mẹ bố có kể tỉ mỉ.Thư bố viết cho mẹ thì khỏi phải nói, toàn lời lẽ thắm thiết, vì yêu nhau bố mẹ mới lấy nhau cơ mà. Không hiểu bố mẹ viết thư theo kiểu gì nhỉ? Nếu như một ngày nào đó, cậu được cưới Tào Thục Phân, trong thời gian đi công tác xa, cậu sẽ viết mỗi ngày một lá thư thổ lộ hết tâm tư tình cảm. Còn bây giờ, đến là khổ, chỉ dấu kín trong lòng không dám nói ra.