Emma ở Leeds gần một tuần rồi mà vẫn chưa tìm được việc làm. Bốn ngày qua cô đã đến từng cửa hiệu ở Bridggate và những phố lân cận, tìm bất cứ công việc gì dù là ti tiện nhất. Nhưng cô ngày một buồn bã và hốt hoảng vì không có một cánh cửa nào mở ra cả. Kiên trì, từ sáng sớm cho đến tối mịt, cô lê bước trên các vỉa hè, những vỉa hè mà Blackie đã nói là lát vàng, nhưng cô thấy nó dường như mỗi phút một rắn hơn và bụi bặm hơn. Trong bốn ngày ấy, Emma đã biết được rất rõ những khu trung tâm của thành phố, nhờ cô có một trí nhớ rất tốt và xác định được phương hướng. Mặc dù thỉnh thoảng cô bị một nỗi lo ngại ghê gớm sập tới. Cô thấy Leeds thật hấp dẫn, sôi nổi. Cô cũng phát hiện ra, trước sự ngạc nhiên vô cùng to lớn của mình, cô không hề sợ cái thành phố khổng lồ này, năm trước Blackie mô tả tỉ mỉ. Những tòa nhà đồ sộ, với kích thước không thể tin được cứ sừng sũng cao vút. Vào sáng thứ hai, không nao núng cô dũng cảm đi ra từ ngôi nhà trọ của bà Daniel cô quyết tâm đi tìm việc. Cô mau chóng thích nghi với chung quanh vì khung cảnh rất dễ gieo kinh hoàng cho một người tính cách thiếu mạnh mẽ. Emma nhìn thấy ở những kiến trúc khổng lồ này tính chất thực sự của nó: những cơ sở của công nghiệp, và tiến bộ, biểu tượng của tiền và của quyền lực không thể tránh được. VÀ trái tim khiên cường bao giờ cũng đập nhanh hơn trước những cơ hội mà cô thấy. Trong đầu óc giàu trí tưởng tượng và đầy lạc quan của cô, lòng tham vọng bừng bừng như lửa đốt lại được củng cố. Emma thực lòng tin, bất cứ điều gì cũng có thể thực hiện được. Cửa hàng, nhà máy, nhà kho, xưởng đúc sắc, nhà máy in, dinh thự cao vút trên đầu: những cấu trúc xám xịt lỗ chỗ và đen ám vì bụi bẩn của thàn phố, kỳ lạ thay nó lại nhắc cô nhớ tới vùng đồng hoang. Những đá nguyên khối để làm thương mại là không thể thay thế được, không thể chế ngự được và trường tồn. Vì cô đã hấp thụ được nguồn sức mạnh phi thường không thể giải thích được từ những cánh đồng hoang dại ấy thì bây giờ cô cũng hấp thục được sự cổ vũ và niềm hy vọng từ những tòa nhà cao vút in bóng nhìn lên chân trời thành Leeds, thành phố lớn thứ năm của Anh. Theo bản năng, cô nhận thấy rằng tương lai của cô nằm ở nơi này. Trong tuổi thanh xuân của mình, cô quyết định rằng nơi đây là một kho tài sản chưa được nói đến, cộng với một sức mạnh không gì có thể cưỡng lại mà cô hết sức mong mỏi nắm lấy, giữ lấy mãi trong đôi bàn tay nhỏ bé, nhưng ngoan cường của mình. Sáng hôm nay, trong khi cô lê bước trên đường, Emma bất ngờ thấy mình đứng trước tòa thị chính Leeds và ngừng lại để ngắm nó, ngây người vì vẻ tráng lệ trang nghiêm của nó. Nhiều bậc rộng thênh thang dẫn lên mặt tiền phía Nam sừng sững nơi có bốn con sư tử bằng đá trắng, kích thước khổng lồ đứng gác ở cửa trước. Những cột kiến trúc Hy Lạp Corinthian cao vút lên đến chóng mặt. Đó là một tòa nhà vuông, phía trên là tháp kỳ lạ nhất được đỡ bằng những chiếc cột khác giống như những chiếc cột ở mặt tiền phía Nam, có đồng hồ ở bốn phía và ở chính tháp có vòm bát úp kỳ lạ. Đây là một tòa dinh thự đồ sộ màu đen theo kiểu thời Victoria, lấy kiến trúc Gothic làm nguồn cảm hứng, nhưng nó không hề xấu. Emma cho rằng bề ngoài của nó rất đẹp mà còn duyên dáng uyển chuyển nữa và không còn nghi ngờ gì, đây là nơi đáng ngạc nhiên nhất cô nhìn thấy ở Leeds cho đến nay. Cô há hốc miệng nhìn, đôi mắt cô loé lên kinh ngạc. Emma không thể nào biết được rằng kiến trúc sư của nó, Cuthbert Broderick cũng đã từng đắm say với tiền và quyền lực. Tòa thị chính của ông do Nữ hoàng Victoria khánh thành năm 1858 chính là sự thể hiện tối hậu của lòng say đắm ấy. Tuy nhiên, với sự mẫn cảm hiếm có của mình, Emma hiểu được trực giác rằng đây là sự nhân cách hóa của toàn thành phố. Khi cô tiếp tục ngắm nhìn tòa thị chính, một ý tưởng rõ rệt và thôi thúc nhất đến với cô. Thành phố này hoặc có thể chinh phục mình, hoặc mình có thể chinh phục nó. Với lòng tự tin thường lệ của mình, cô quyết dịnh ngay tức thời, không hề do dự chút nào, rằng cô sẽ phải chinh phục nó. Emma bước đi khỏi tòa thị chính, cô ngước nhìn lên những kiến trúc khác và suy nghĩ. Rốt cuộc, chúng chỉ là những tòa nhà, đầy những con người giống như người. Cô lập tức tự chữa lại. Không, không phải như người Emma Harte. Người khác. Và người sẽ rất khác. Rồi một ngày nào đó, người sẽ trở thành một người quan trọng. Cô tin tưởng vào một cách mê cuồng, và điều này đã nâng đỡ cô, củng cố lòng dũng cảm và thúc đẩy cô tiến lên. Cô vào thêm một vài cửa hàng nữa, nhưng vẫn được người ta trả lời cùng một câu nhiều lần - không có chỗ trống. Thở dài một mình, cô bước dọc theo đường Bear, thỉnh thoảng dừng lại nhìn vào một vài cửa sổ, cô bị mê hoặc vì những hàng lụa là trưng bày, áo và mũ, giày, túi, đồ trang sức, đồ gỗ, vật trang trí, cũng như nhiều vật dụng khác và các xa xí phẩm. Và trong khi cô ngắm nhìn những cơ sở kinh doanh đó, kế hoạch lập nghiệp với chữ K hoa của cô bắt đầu vận hành. Tuy luôn luôn là một ý nghĩ mạnh mẽ, nhưng cho đến lúc này nó vẫn còn mơ hồ, bàng bạc, không xác định. Giờ đây đột nhiên, cô biết một cách chắc chắn cuối cùng cô sẽ thực hiện. - Kế hoạch với chữ K hoa. Cô sẽ có một cửa hàng. Cửa hàng của chính cô. Một cửa hàng bán những đồ thiết dụng mà mọi người cần trong đời sống hàng ngày của mình. Thế đó. Thương mại! Cô sẽ làm thương mại. Hiển nhiên, trước hết sẽ phải là một cửa hiệu nhỏ đã. Nhưng nó sẽ lớn lên. Cô chắc chắn như vậy. Cô trở nên hăng hái. Cô sẽ có một cửa hiệu, hai, có lẽ là ba, và cô sẽ giàu. Bị thôi thúc bởi ý nghĩ này, cô rảo bước, nung nấu quyết tâm. Đầu óc minh mẫn, sáng tạo và phong phú của cô hoạch định, sắp đặt phương án cho tương lai không hề biết mệt mỏi. Leeds lúc ấy, và hiện vẫn còn là một thành phố mạnh mẽ, đầy sức sống. Đường phố trong ngày thứ sáu bận rộng này, như thường lệ, đầy người hối hả trong công việc của họ. Xe điện lọc cọc từ Corn Exchange đi tới mọi miền của thành phố và các ngoại ô lân cận. Những chiếc xe ngựa thanh lịch chở các quý bà lịch sự và các quý ông tới những nơi họ đến. Sự giàu có, tinh thần tự lập và độc lập, không theo lề thói, cái khôn khéo, sự cần cù của dân Yorkshire đặc hữu nó truyền một cách mạnh mẽ nhất cho Emma và cô bị nhiễm ngay lập tức. Nhịp điệu và sức mạnh của thành phố chỉ củng cố thêm những đặc tính vốn đã cố hữu trong cô, bởi vì nghị lực, với sự ngoan cường và nhiệt tình, ý chí kiên cường và lòng ham muốn mãnh liệt của cô, tuy không hay biết, nhưng cô chính là hiện thân của Leeds. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là chỗ cho cô. Cô luôn cảm thấy điều ấy và đúng là bây giờ thì cô tuyệt đối tin tưởng. Cô kiên quyết đi tới chợ Leeds ở Kirkgate, một chợ khổng lồ có mái gồm nhiều quầy hàng đến không thể tưởng tượng nổi, bán đủ các loại hàng hóa - nồi niêu, xoong chảo, dụng cụ làm bếp, đồ sứ, vải vóc, quần áo, thức ăn mang đi, mua về nhà, hoặc ăn ngay ở đó, gồm cả lươn nấu đông, bánh patê, con trai, con sò, những xe đầy hoa quả, bánh ngọt, bánh táo. Cô dừng lại ở chỗ Mark và Spencer Penny, sự chú ý của cô hướng vào tấm biển: Đừng hỏi giá. Chỉ một penny thôi! Mắt cô lướt trên hàng hóa trưng bày rất dễ thấy, được sắp xếp theo từng loại và giá rất rẻ. Cô ghi nhớ những thông tin cần thiết ấy trong đầu, đôi mắt cô suy tư. Ý nghĩa về cái chợ penny ấy đơn giản, nhưng lại cực kỳ thông minh, cô tự nhủ như vậy. Emma đứng nấn ná lại một lúc, ngắm nghía hàng hóa gồm đủ tất cả mọi thứ, từ nến trắng và dụng cụ lau rửa đến đồ chơi, văn phòng phẩm, đồ kim chỉ vá may, rồi trong đầu vẫn còn lẩn quẩn với ý nghĩ về cái chợ đó, cô đi tiếp. Đã hai giờ trưa, cô thấy cái đói ngày một tăng đang gặm nhấm cô. Cô mua một đĩa ốc hương và trai ở quầy của người bán cá, rưới dấm và hạt tiêu rồi ăn bốc, lấy khăn mù xoa lau tay rồi đi về phố của Bắc, nơi có những cửa hàng cắt may. Sáng hôm ấy, một cô bán hàng ở cửa hàng áo dài ở Thorton Arcade đã gợi ý với cô là thử đến đấy xem sao. "Nhưng phải đi khi trời còn sáng. Chỗ ấy hơi nghịch đấy" cô gái đã căn dặn. Đó là một ngày nóng bức oi ả. Bầu trời xám xịt, hình như không có chút không khí nào trong những đường phố nồm ẩm và đông đúc. Emma quạt quạt và mở cổ áo, chiếc áo vải bông màu xanh của cô. Cô cảm thấy nóng bức và ngột ngạt vì hơi nóng hầm hập bốc lên từng đợt ở vỉa hè. Cô tựa vào một tòa nhà trong bóng râm, và khi đã man mát một chút, cô lại tiếp tục di. "Cô phải tìm một công việc để sống cho đến khi sinh đứa bé. Sau đó, cô sẽ làm việc cả ngày lẫn đêm, nếu cần kiếm tiền cho cửa hiệu thứ nhất. Cô mỉm cười với một nỗi hân hoan phần nào xa lạ với cô. Đôi chân rã rời của cô bị lãng quên, sự mệt mỏi tan biến, cô bước đi vững vàng và tự tin, biết rằng mình sẽ thành công. Cô không còn con đường nào khác. Cô không thể thất bại được. Chẳng bao lâu, theo lời chỉ dẫn của cô bán hàng, cô đang đi vào phố Cửa Bắc. Những cửa hàng thợ may thực tế là những xưởng nhỏ không quá khó tìm, tên của chúng được chỉ ra một cách rõ ràng ở bên ngoài. "Thử hỏi hiệu Cohen xem", một người ở xưởng thợ cuối gọi với theo: "Nó ở ngõ phụ, cuối phố Cửa Bắc ấy". Emma cảm ơn ông ta và đi. Cô tìm thấy cửa hiệu Cohen trong vòng một vài phút nhưng vẫn được người ta nói: "Xin lỗi, không còn chỗ đâu". Cô dừng lại ở cuối đường này, quay nhìn trở lại phố Cửa Bắc. Cô quyết định cứ đi thẳng cho tới khi tới đường York. Lúc này đã muộn, cô cảm thấy nên quay lại nhà bà Daniel càng sớm càng tốt. Tối nay cô sẽ nghĩ, sáng mai lại bắt đầu lại, tìm cái công việc quá khẩn thiết. Vừa thở, Emma vừa tiếp tục đi lên phố. Đường phố được xây dựng khá dốc. Cô đã gần tới đỉnh thì bỗng cảm thấy một cái gì sắc đập vào bả vai mình và một hòn đá rơi xuống chân cô. Cô quay ngoắt lại, giật mình. Dưới phố hai thằng choai choai đầu bù tóc rối đang nhăn nhó với cô một cách ngây ngô. Cô giơ nắm đấm lên với chúng: "Đồ độc ác". Cô hét lên. Chúng cười ngặt nghẽo và nhặt một nắm đá. Sợ cứng người, cô lao chạy nhưng cô nhận thấy ngay rằng những hòn đá ấy không phải cho cô, không nhằm vào cô. Trước sự kinh hoàng của Emma, cô thấy hai đứa đang tấn công một ông trung niên bị trượt chân té ngã. Ông ta định đứng lên, nhưng lại lảo đảo rồi bị ném tới tấp, ông nép vào tường một toà nhà, cố gắng che đỡ khuôn mặt một cách vô vọng. Hai tên du đãng vừa ném vừa hò hét điên dại. Cái gói của người đàn ông đã lăn đi, kính ông ta rơi xuống đất. Emma nhìn thấy má ông bị một hòn đá ném trúng ướt đẫm máu. Emma nổi giận và bất bình bởi sự độc ác bỉ ổi này, cô nhảy lên chạy xuống phố, cơn giận là một sức mạnh khủng khiếp trong người cô, mặt cô xám lại, không khoan nhượng. - "Đi đi, không tao gọi cảnh sát bây giờ", cô hét lên, giơ nắm đấm. Trong cơn cuồng nộ, cô không còn biết sợ là gì nữa. - "Lũ tiểu yêu lưu manh" cô nói tiếp, giọng vang vang. "Nào có xéo ngay không, hay để tao gọi cảnh sát. Luật pháp biết cách đối xử với những loại như chúng mày, mà nó cũng không tử tế lắm đâu". Hai đứa nhìn cô một cách xấc láo và thè lưỡi ra mặt làm trò khỉ, buông ra những lời đểu cáng, nhưng ít nhất chúng cũng không chú ý tới người đàn ông này nữa. Emma lúc nào cũng bất khuất, lúc này tức giận đến độ không gì có thể chiến thắng nổi cô. Cô nhặt một hòn đá lớn, đe doạ. "Phải dùng một liều thuốc của chính chúng mày chứ?". Cô vung cánh tay lên, chuẩn bị liệng hòn đá thì cô rất ngạc nhiên và nhẹ hẳn người, hai tên vẫy mũ và đi giật lùi những tiếng chửi thề của chúng vang lên. Emma chạy lại chỗ người đàn ông, người này đang chật vật đứng lên. Cô nắm lấy cánh tay, giúp ông đứng dậy. Ông là một người nhỏ bé, lanh lợi, gầy nhưng gân guốc. Tóc ông đen xoắn, đã bạc ở hai bên thái dương, đỉnh đầu hói, đường nét rõ rệt, đôi mắt đen sáng. Emma thương cảm, cô săn sóc hỏi: "Thưa ngài, ngài có sao không?". Ông lắc đầu, rút chiếc khăn mù xoa khỏi túi, lau máu ở mặt: "Không, tôi không sao cả", ông trả lời và chớp mắt. "Xin cảm ơn tiểu thư, Tiểu thư tốt quá". Ông lại chớp mắt, nhìn chăm chăm xuống đất. "Cô có thấy kính của tôi đâu không? Nó bị rơi trong cuộc đụng độ nho nhỏ bất hạnh vừa qua". Emma tìm được kính của ông xem xét nó một cách cẩn thận rồi đưa cho ông, "Vâng, ít nhất nó cũng không bị vỡ", cô thông báo với nụ cười khích lệ. Người đàn ông cảm ơn cô và đeo kính vào "Thế, tốt hơn nhiều rồi. Bây giờ tôi có thể nhìn được", ông nói. Enmma cúi xuống, nhặt cái gói của ông lên, đó là một gói giấy lớn. Một ổ bánh mì đã rơi ra và lăn vào đất. Emma cầm lấy, thổi bụi và cố gắng lấy tay phủi cho sạch. "Không bẩn lắm", cô giải thích và đút ổ bánh mì vào túi giấy, trong túi còn có nhiều thứ khác và đưa cho ông. Người đàn ông lấy một chiếc mũ chỏm đội lên đầu lúc này ông nhìn Emma một cách tư lự và ngày tỏ ra quan tâm. Giọng ông đầy lòng biết ơn khi ông nói: "Xin cảm ơn tiểu thư một lần nữa. Cô thật là dũng cảm đã bảo vệ tôi. Giải cứu tôi". Ông mỉm cười, ánh mắt đầy ân huệ. "Nhiều thanh niên cũng sẽ không can thiệp gì ở những vùng này đâu, nói gì tới một thiếu nữ như cô. VÂng, đúng thế, cô thật tốt bụng và đầy lòng dũng cảm. Cô đã làm một hành động tuyệt vời. Rất đáng khâm phục!". Ông nhìn cô với nỗi thán phục không che giấu. Mặc dù người đàn ông nói một thứ tiếng Anh chính xác nhất và phát âm các từ rõ ràng, nhưng Emma vẫn nhận ra giọng khác. Chắc hẳn ông ở vùng khác, chắc chắn như vậy, cô cau mặt nói: "Tại sao những thằng ghê tởm ấy lại ném ông?". - "Bởi vì tôi là người Do Thái". Emma thực sự không hiểu người Do Thái nghĩa là gì nhưng luôn luôn không muốn phơi bày sự dốt nát đối với bất cứ vấn đề gì, cô không để ý đến lời giải thích của ông, và nhắc lại: "Nhưng tại sao điều ấy lại làm chúng muốn ném đá ông". Người đàn ông nhìn lại cô chăm chú: " Bởi vì người ta luôn luôn sợ cái người ta không biết, cái người ta k hông hiểu, cái không quen, cái khác với thường nhật và cái sợ ấy bao giờ cũng trở thành cái ghét. Sự căm ghét vô căn cứ không có ý nghĩa gì. Ở những miền này, người Do Thái bị căm ghét và làm nhục". Ông lắc đầu: " À, con người thật là lạ, phải thế không? Có một số người căm ghét mà không vì lý do gì cả. Họ chỉ ghét để mà ghét thôi. Họ không nhận ra rằng lòng căm ghét không có lý do chính đáng tất nhiên sẽ quay trở lại trong lòng họ và tiêu diệt họ. Vâng, cuối cùng tự nó sẽ phá hủy nó". Những lời của ông, được nói lên hết sức buồn bã và không một chút oán thù, đâm vào óc của Emma quá sâu đậm đến nỗi cô cảm thấy đau nhói gần nơi tim. Lòng căm thù Edwin của cô là sai chăng? Không, một giọng nói nhỏ day dứt. Đây không phải là sự hằn thù không lý do, cái mà người đàn ông này có. Người có đầy đủ lý do để mà cảm thấy điều mình đang thấy. Edwin Fairley, phản phúc và hắn đã phản bội cô. Cô hắng giọng rồi khẽ nắm lấy cánh tay người đàn ông. "Cháu lấy làm buồn cười người ta ghét ông và cố làm tổn thương ông. Thật là khủng khiếp, ông phải sống với một... một..." cô ngừng lại để đi tìm một chữ thích hợp.- "Sự ngược đãi", người đàn ông nói hộ. Đôi mắt đen cảu ông thoáng một nỗi buồn day dứt xưa cũ. Thế rồi một nụ cười hé và rầu rĩ thoáng trên khoé miệng đại lượng của ông. "À, nhưng một chút xôn xao nhẹ nhỏ không có lý gì so với những ran rã xảy ra. Khi những tên lưu manh côn đồ hoành hành, chúng trở nên hết sức hung tợn, nhẫn tâm. Tấn công chúng tôi và nhà của chúng tôi. Chúng tôi không chỉ chịu đựng sự nhạo báng mà còn cả sự đánh đập, cửa sổ bị phá vỡ và rất nhiều sự tàn ác". Ông lắc đầu một cách mệt mỏi rồi bỗng mặt ông rạng rỡ lên. "Nhưng đây không phải là vấn đề chính của cô, thưa tiểu thơ. Tôi không được làm phiền cô với những chuyện đó". Emma kinh sợ và bối rối những điều ông nói, cô cũng hết sức ngạc nhiên vì sự chấp nhận bình tĩnh lạ lùng một tình huống khủng khiếp đến như vậy. "Nhưng cớm cảnh sát... không làm gì để ngăn chặn họ sao?". Cô kêu lên, giọng cô đanh lại một cách không bình thường vì giận dữ. Người đàn ông cười gượng: "Thực sự là không. Thỉnh thoảng họ cũng cố gắng ngăn chặn, nhưng nói chung họ ngoảnh mặt làm ngơ. Ngày nay, thời buổi này, Leeds không phải là một thành phố tôn trọng pháp luật cho lắm. Tự bảo vệ lấy mình là cách tốt nhất chúng tôi có thể làm được. Giữ cho riêng mình. Tiếp tục công việc làm ăn một cách lặng lẽ. Tránh đối đầu có thể dễ dàng gây ra những sự kiện nguy hiểm". Ông ngày càng nhận thấy vẻ hốt hoảng trong con mắt của cô gái và cả nỗi bàng hoàng hằn trên mặt cô, một ý nghĩ đột ngột đến với ông và ông nói: "Cô không biết một người Do Thái là thế nào, có phải không, thưa tiểu thu?". - "Không rõ ràng lắm". Emma nói cô ngập ngừng, rõ ràng là xấu hổ vì sự không hay biết của mình. Quan sát sự bối rối của cô, người đàn ông nói nhẹ nhàng. - "Cô có muốn biết không?". - "Có, thưa ông. Cháu muốn biết nhiều thứ". - "Vậy tôi sẽ nói cho cô biết". Ông tuyên bố với nụ cười dịu dàng. Do Thái là một dân tộc gốc từ người Hoebrew và người Israel từ những bộ lạc của Israel. Tôn giáo của chúng tôi gọi là Do Thái giáo. Nó được thành lập dựa trên Cựu ước và Torah". Emma lắng nghe chăm chú và người đàn ông thấy sự quan tâm ngày càng gia tăng trên mặt cô gái, sự thông minh trong con mắt đẹp của cô. Ông cũng thấy được thái độ thiện cảm của cô vì vậy ông tiếp tục một cách kiên nhẫn. "Cô có thuộc kinh thánh của cô không tiểu thư?". - "Một ít", Emma nói. - "Vậy thì có lẽ, cô đã đọc cuốn sách của Sư Dicu. Cô chắc phải biết Thập giới?". Cô gật đầu, ông nói tiếp: "Thập giới được Meses ( Theo cựu ước, nhà tiên tri Hebrew dẫn người Israel ra khỏi Ai Cập tới miền đất húa và trao cho họ các luật) trao cho dân tộc chúng tôi, khi Người dẫn chúng tôi khỏi Ai Cập và tạo nên dân tộc Do Thái. Chính Thiên chúa giáo cũng dựa trên Do Thái giáo. Cô có biết điều ấy không?". Mặc dù không thích tỏ ra ngu dốt, Emma phải nói sự thật: "Không, cháu không biết". Đôi mắt đen và sáng của người đàn ông tìm đôi mắt cô một cách suy tư. "Jesus Christ là một người Do Thái và cả Jesus cũng bị hành quyết". Ông thở dài, đó là một tiếng thở dài và mệt mỏi. "Tôi nghĩ rằng người Do Thái chúng tôi hình như lại đối với một số người, bởi vì phong tục và luật ăn kiêng cả hình thức tôn thờ cuả chúng tôi không giống cách của những người không phải là Do Thái". Ông mỉm cười một mình và nhận xét khẽ hầu như là một tiếng thì thào: "Nhưng cuối cùng có lẽ chúng tôi cũng không khác lắm, nếu chịu khó suy nghĩ một chút". - Tất nhiên các ông không khác! Nhưng con người có thể ngu muội và dốt nát". Emma thốt lên như hăm hở, nhận ra ý nghĩa những điều ông nói và ngay lập tức so sánh sự khác biệt giai cấp ghê tởm ở nước Anh cùng đem tới sự tàn ác, sự bất công khủng khiếp. Cô liếc nhìn thật nhanh: - "Vậy là ông từ đất nước của những người Do Thái đến, phải không thưa ông?". Cô hỏi, nghĩ tới giọng nói tiếng Anh cuả ông. - "Không, không phải, thưa cô, những người Do Thái rải rác khắp thế giới từ nhiều thế kỷ. Tới Tây BAn Nha, Đức, Nga, BA Lan, và nhiều nước khác nữa. Bản thân tôi từ Kiev, Nga tới. Hầu hết người Do Thái ở Leeds là từ Nga hoặc từ Ba Lan tới. Chúng tôi tới đây để tránh sự khủng bố của những cuộc tàn sát. Tôi đã trải qua lễ rửa tội trong lửa ở chính quê hương tôi và như vậy ở đây dù cho sự việc đôi lúc có khó khăn, nhưng nó cũng không khủng khiếp như ở Nga. Ở nước Anh tốt. Lạy Chúa, chúng tôi có tự do ở đây". Ông già để ý thấy những lời nói của ông nói một cách nghiêm chỉnh, với tất cả sự kiên nhẫn và một ý nghĩ nữa chợt đến với ông: "Chắc cô không phải là người ở Leeds, nếu không hẳn cô sẽ biết rằng ở đây có nhiều người Do Thái lưu vong như tôi và chúng tôi bị hầu hết mọi người ghét bỏ". - "Cháu không biết", Emma nói, cô nói thêm: "Cháu từ Ripon tới". - "À, vùng nông thôn. Điều ấy cắt nghĩa vì sao!". Ông cười một mình và đôi mắt buồn của ông bất chợt ánh lên. "Vâng, thưa tiểu thư, tôi sẽ không giữ tiểu thư lâu hơn với bài diễn thuyết của tôi về người Do Thái. Xin hết sức cám ơn cô một lần nữa. Cầu Chúa, lòng lành ban phúc và che chở cho cô suốt đời". Người đàn ông nghiêng đầu một cách lễ độ và bước đi. Tuy nhiên, chỉ được một vài bước ông loạng choạng và lảo đảo tựa vào tường, tay ôm ngực. Emma chạy ngay lại: "Ông có làm sao không?". Cô để ý thấy mặt ông lúc này trắng bệch, môi ông tím lại, mồ hôi vã ra trên trán. - "Vâng, tôi vẫn hoàn toàn khoẻ". Ông trả lời, giọng nghẹn lại để thở. Một lát sau, ông thì thào: "Chỉ một thoáng thôi. Có thể, bị khó tiêu". Emma thấy ông có vẻ mệt lắm và không thoải mái một chút nào: "Ông sống cách đây có xa không ạ?". Cô hỏi gấp: "Cháu sẽ đưa ông về nhà". - "Không! Không! Cô đã làm cho tôi đủ rồi. xin cô, xin cô. Tôi không sao đâu. Cô đừng lo". - "Ông sống ở đâu?". Emma khăng khăng. - "Ở phố Hoàng gia". Ông không thể nén nụ cười trong nỗi đau. "Một cái tên bất hạnh nhất cho cái phố nhỏ nghèo khổ đó, xét tới việc nó chẳng Hoàng gia một tí nào hiểu theo mọi khía cạnh của chữ đó. Nó ở Leylands, cách đây chỉ mười phút." Emma thót tim, khi nghe tới khu này, vì cô đã nghe nói nó nguy hiểm, cái khu người nghèo, tuy nhiên cô vẫn giữ nét mặt bình tĩnh và cố gắng tỏ ra không xao xuyến. "Nào, cháu sẽ đưa ông về. Cháu nghĩ ông không được khoẻ chút nào, vả lại ông cũng cần cháu che chở bảo vệ ông chống lại cuộc tấn công nữa". Cô nói. Người đàn ông hoàn toàn kinh ngạc trước sự lo toan và sẵn sàng giúp đỡ ông một lần nữa và vì không muốn phiền hà, ông cố gắng tạ từ, nhưng mặc dù sự phản đối của ông, Emma vẫn làm chủ tình thế. Nắm chặt lấy chiếc túi, cô đỡ lấy cái nón của ông, nắm lấy cánh tay ông và hai người chầm chậm đi lên phố. Cơn đau ngực dữ dội của người đàn ông giảm đi, hơi thở của ông đã khá, ông bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn. Ông nhìn kỹ cô gái đã quá tốt với ông, giúp đỡ ông một cách hào phóng. Ông chưa bao giờ nhận được một sự tử tế như vậy của một người lạ. Ông ho, cố dằn nỗi xúc động, nói nhẹ nhàng: "Cô thật chu đáo và tử tế quá. Tôi thật hết sức cám ơn". Ông dừng lại, đưa tay ra: "Tên tôi là Abraham Kallinski. Tôi có vinh dự được biết tên cô không?". Emma kẹp gói đồ dưới cánh tay và nắm lấy bàn tay ông: "Cháu là Emma Harte". Ông nhận thấy chiếc nhẫn bạc ở bàn tay trái của cô. "Bà Harte?", Emma gật đầu nhưng không làm sáng tỏ thêm. Vốn là người lịch sự, văn minh, Abraham tôn trọng chuyện riêng tư của người khác và vì thế ông kìm không hỏi thêm gì nữa. Họ bước những bước vững vàng và đều đặn, Emma đỡ khuỷu tay Abraham, trong khi đi, ông kể cho cô nghe thêm về mình, bởi vì ông là một người sống theo bầy, cởi mở và thẳng thắn. Emma với đầy óc ham học hỏi, lắng nghe ông hết sức chăm chú. Chẳng bao lâu cô biết được rằng ông đã rời Kiev năm 1880, tìm đường tới Rotterdam rồi sau đó tới Hull, hải cảng lớn nhất ở Yorkshire. - "Giống như nhiều người Do Thái khác từ Nga và Ba Lan, tôi tới Leeds, định bụng đi Liverpool và từ đó sang Mỹ". Ông giải thích. "Tuy nhiên, tô phải ở lại đây một thời gian, đẻ kiếm tiền mua vé đi Mỹ. Nơi nào có người Do Thái, những người Do Thái khác sẽ tới và tôi đến Leylands liền, nơi hầu hết những người nhập cư sống, đi tìm một Landsman, nghĩa là một người của quê hương tôi, nói ngôn ngữ của tôi. Tôi dễ dàng tìm được công việc vì có tình đồng hương và lòng từ thiện giữa người Do Thái. Chúng tôi cố gắng giúp đỡ nhau". Ông cười khi nhớ lại: "À, nhưng lúc ấy tôi còn trẻ. Hai mươi tuổi. Khi tôi hai mươi mốt, tôi có may mắn gặp một thiếu nữ trẻ, người đã trở thành vợ tôi. Cô ấy sinh ở Leeds. Cha mẹ cô ấy đã chạy khỏi nước Nga nhiều năm trước đó. Và thưa bà Harte, như vậy là tôi ở Leeds. Cuối cùng tôi chẳng bao giờ đi Mỹ nữa. À, chúng ta tới nơi rồi". Ông khoát tay chỉ vùng chung quanh: "Đây là nơi tôi đã sống hai mươi lăm năm qua, mặc dù không phải lúc nào cũng ở một ngôi nhà". Emma nhìn xung quanh, mắt cô đảo từ phía này sang phía khác với sự tò mò không che giấu khi họ đi vào Laylands. Đó là những phố chen chúc nhau, những sân tối tăm và những ngỏ xảo trá, nhà cửa túm tụm lại với nhau, y như thể chúng dựa vào nhau để tìm sự che chở. Emma trong lòng run sợ vì những dấu hiệu hiển nhiên của sự nghèo khổ và khôn cùng khi họ lần mò qua phố Byron vào trung tâm của khu Ghetto. Một nhóm trẻ con đi chân đất, quần áo vá đang chơi đùa giữa phố Hoàng gia, một vài người đàn ông vội vã về nhà, bước chân của họ có mục đích, đầu cúi, mắt nhìn lén lút. Họ là những con người trông lạ lùng, Emma nghĩ, với những bộ râu, những chiếc mũ tròn lớn và áo dài. Bề ngoài họ nhìn rất khác với ông Kallinski, ông này rất giống người Anh. Emma mỉm cười với ý nghĩ này khi vừa được biết ông sinh ở Nga. Abraham Kallinski dừng trước một ngôi nhà ở cuối phố Hoàng gia. Trước sự ngạc nhiên của Emma, nó rộng hơn va lớn hơn những nhà khác một chút và được giữ gìn hết sức cẩn thận với những tấm rèm màu trắng hồ cứng ở cửa sổ, viền bằng khung gỗ. "Đây là nhà tôi". Ông nói, mặt ông đột nhiên sáng lên với một niềm vui khiến Emma cảm động. Hai vai ông ưỡn ra và một niềm tự hào trong giọng nói của ông. - "Thế thì bây giờ ông an toàn rồi", Emma nói. Cháu thí nghe ông nói - thưa ông Kallinski. Nó hay lắm. Cháu mong ông cảm thấy khỏe hơn. Tạm biệt ông Kallinski. Cô đưa cho ông gói giấy của ông, nụ cười vẫn còn đọng trên môi. Abraham Kallinski nhìn chằm chằm vào cô gái đáng yêu này, cái cô gái không phải Do Thái, con người đã giúp đỡ ông, đã dành quá nhiều thời gian và tình thương mến thật là hiếm hoi, ông giơ tay, nắm lấy cánh tay giữ cô lại. "Mời cô, mời cô vào chơi một chút. Tôi mong vợ tôi gặp lại bà Harte. Bà nhà tôi muốn cám ơn cô. Bà ấy sẽ rất biết ơn vì sự giúp đỡ cô đã dành cho tôi hôm nay thật là vô tư. Mời cô". - "Ồ, thưa ông Kallinski, không cần phải như vậy đâu ạ. Và cháu phải đi thôi". - "Xin mời cô, tí chút thôi", ông nài, đôi mắt ông dịu dàng và cầu khẩn. "Trời nóng. Cô mệt. Cho phép chúng tôi thể hiện một chút lòng hiếu khác. Một ly nước trà có lẽ một chút nghỉ ngơi". Emma quả là thấy mệt và khát, nhưng cô không muốn vào. Hơn nữa, cô không thích cái ý nghĩ phải đi lang thang ở Leylands một mình, nhất là buổi chiều muộn. "Vâng, quả thực là cháu không nên". Emma nói do dự. Cô đang thèm một cốc nước. Nhận thấy sự do dự của cô, Abraham Kallinski lúc này là người chủ động. Ông dẫn Emma đi về phía cửa và mở ra. "nào, chúng ta vào đi". Ông nài: "một chút giải khát sẽ làm cô khỏe mạnh". Abraham Kallinski dẫn cô vào trong nhà mở thẳng sang một cái bếp lớn, Emma thấy hình như đây là một căn phòng để dùng trong mọi trường hợp. Người phụ nữ đứng ở bếp quay lại khi cửa mở. Mắt bà mở to: "Abraham! Abraham! Ông làm sao thế này", bà ta kêu lên và chạy qua phòng, cái muỗng đang du`ng vẫn nắm chặt trong tay. "Quần áo ông bẩn cả, mặt nữa kìa. Ôi Abraham, ông bị thương rồi!". Bà ta nắm lấy cánh tay ông, vẻ mặt bà đau khổ chen lẫn sợ hãi. - "Kìa! Janessa, đừng cuống quít như thế", ông nói, giọng nhẹ nhàng nhất, ánh mắt ông âu yếm, bởi Abraham rất yêu vợ. "Anh không bị thương đâu. Quần áo hơi lôi thôi một chút. Một sự kiện nhỏ, thế thôi. Anh bị vấp ngã ở phố cửa Bắc và hai tên lưu manh ném đá vào anh. Em biết chúng rồi đó". Ông đưa Emma lên trước, tay ông đỡ khuỷu tay cô, "Janessa, đây là bà Harte, Emma Harte. Bà ấy đã giải cứu cho anh. Bà ấy đã làm chúng chạy cúp đuôi và đã đưa anh về nhà. Bà ấy tận tình với anh như vậy". Jenassa Kallinski buông chiếc muỗng xuống, nắm lấy cả hai tay của Emma trong tay mình. "Tôi rất hân hạnh được gặp bà, bà Harte. Cám ơn bà! Cám ơn bà đã giúp chồng tôi! Bà thật đầy lòng từ thiện và dũng cảm. Chính bà cũng rất có thể bị thương lắm chứ". Bà mỉm cười với Emma, một nụ cười biết ơn chân thành và nó tiếp một giọng ấm áp nhiệt tình: "Mời bà vào đi. Bà ngồi xuống đây. Để tôi đi lấy giải khát cho bà. Trông bà có vẻ mệt và nóng". - "Cháu cũng rất hân hạnh được gặp bà". Emma nói một cách lịch sự. "Và xin cảm ơn bà, bà Kallinski cháu xin một ly nước". Janessa dẫn Emma tới một chiếc ghế và ấn cô ngồi xuống. "Bà sẽ có ngay. Nhưng bà cũng phải dùng một cốc trà chanh với chúng tôi. Nào, mời bà hãy nghỉ ngơi". Bà Kallinski mang nước trở lại một giây sau, Emma đón lấy, đột nhiên cô thấy nhẹ nhõm khi được ngồi sau một ngày dài lang thang các phố. Cô không nhận thức được một cách đầy đủ và cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi rả rời đến thế nào. Abraham theo vợ tới phía bên kia bếp, nơi bà đang chuẩn bị bữa ăn chiều. Ông đưa cho vợ cái gói. "Đây là bánh mì chala, Janessa ạ. Anh sợ là nó rơi ở ngoài phố khi anh bị ngã, nhưng anh nghĩ là nó không bị gì". Đôi mắt ông long lanh. "Không bị bẹp nữa". Ông nhìn Emma. "Tôi xin lỗi một phút. Ông cưới đầu hết sức lịch sự và đi lên gác". Đôi mắt Emma nhìn khắp gian bếp. Nó rộng vui mắt được kê đồ đạc quá đủ, một chiếc sôpha và nhiều ghế thoải mái, một tủ commốt, một chiếc bàn lớn chung quanh là sáu ghế. Bàn phủ khăn trải bàn trắng mới giặt óng ánh trong áng chiều tà được sắp xếp cho bốn người. Giấy dán tường hấp dẫn và cổ điển, tấm thảm trên bàn loại tốt cũng như các đồ đạc khác. Emma quan sát Janessa trong khi bà pha trà và rót đầy các cốc. Bà cao hơn chồng và thon gọn hơn, hình dáng hấp dẫn. Bộ mặt nước da mịn màng của bà trông ưa nhìn hơn là đẹp với những đường nét xlavơ, miệng bà đầy và mềm mại. Mái tóc đen thẳng, mượt chải hất về sau, búi lại, đôi mắt xanh to dưới đôi lông mày đen rõ nét. Bà mặc chiếc áo dài vải một vẻ chững chạc và vương giả. Emma đoán chắc là phải gần bốn mươi.Ông Kallinski quay lại trong vòng vài phút. Ông đã phủi bụi khỏi quần, thay áo vét, chải tóc và nịt bên má bị bầm tím. Ông rửa tay ở chậu rửa rồi khẽ nói với vợ trước khi đi đến chỗ Emma. Janessa bê theo cái khay trà nhỏ. Bà đưa một ly cho Emma. "Tôi biết cái này sẽ làm bà khoẻ hơn là nước, bà Harte". Bà thì thầm và ngồi xuống đối diện với Emma. Emma cám ơn bà và uống trà. Thật là ngon. Vị chanh và một lát chanh nổi ở trên, nó ngọt và nóng. Trước đây, chưa bao giờ Emma uống trà chanh, nhưng cô kìm mình không nói tới chuyện này, cô luôn muốn tỏ ra là có kinh nghiệm và là một thiếu nữ quý phái. Bà Kallinski cũng chăm sóc chồng như thế. "Abraham, anh chắc là không sao chứ? Không bị nhức nhối chứ? Không bị đau ở ngực nữa chứ? Bà không thể che giấu nỗi lo lắng của mình. Ông Kallinski liếc mắt nhìn ngăn chặn Emma, rồi nói nhanh: - "Không, không! Không có chuyện đó, Janessa. Em đừng lo gì. Anh đã hoàn toàn khỏi rồi". Janessa có vẻ ngờ vực, bà cau mày, nhưng làm ra vẻ chấp nhận lời nói của ông. Abraham nhấp nước trà rồi nhìn Emma. - "Bà ở xa Leylands không, bà Harte". - "Một đoạn đường thôi ạ. Ông có biết quán "Con vịt nhốp nhúa" ở đường York không? Emma hỏi, ông Kallinski gật đầu. "Vâng, cháu sống cách đó khoảng nửa tiếng đi bộ, cuối đường York, phía đối diện Leylands". - "À, tôi hiểu". Ông Kallinski trả lời. Ông nhìn sát vào đồng hồ, "không ngờ lại muộn như thế. Khi các con trai của tôi về, chúng nó sắp về đến nơi rồi, tôi sẽ bảo chúng nó dẫn bà về. Cái khu này không an toàn khi để một thiếu nữ đi một mình". Emma đã định khước từ lời đề nghị ấy, nhưng lập tức thấy điều đó có ý nghĩa. Cô không muốn bị nguy hiểm trong khu Ghêto và những khu lân cận, vì thế cô nói "Cám ơn ông. CHáu nghĩ đó là một ý kiến hay". - "Đó là điều tối thiểu chúng tôi có thể làm". Bà Kallinski nói chen vào. "Chúng tôi không muốn chồng bà lo ngại về bà, có phải không ạ?". Rồi bà nói tiếp một cách phúc hậu. "Và chắc chắn bà nóng lòng muốn về để chuẩn bị buổi tối!". Emma hắng giọng, không trả lời, luôn thận trọng không muốn thố lộ với người lạ, nhưng dưới cái nhà thân mến của bà Kallinski, cô nói: "Không, cháu không phải chuẩn bị bữa tối cho chồng cháu đâu. Anh ấy đang ở Hải quân Hoàng Gia. Khi anh ấy ấy ra biển như hiện nay, cháu sống một mình". - "Một mình!". Bà Kallinski kêu lên, nỗi buồn làm mờ ánh sáng đục hiền trong mắt bà. "Bà không có gia đình gì sao?". Nghĩ tới cô gái trẻ này, bà vốn xuất thân từ một gia đình lớn, gắn bó và yêu thương nhau, một người luôn có mặt mà che chở và giúp đỡ lẫn nhau. Emma lắc đầu: "Không, bà của chồng cháu vừa mới chết. Vợ chồng cháu không có họ hàng thân thích gì hết". Cô nhìn thấy nét buồn thương trên mặt bà Kallinski, cô vội nói thêm: "Tất nhiên ngoài hai người chúng cháu, nhưng cháu không sao đâu. Thật đó. Cháu sống trong một ngôi nhà trọ tốt ở một khu tử tế với một người đàn bà tốt đã cho cháu thuê phòng". Hai vợ chồng ông bà Kallinski liếc nhìn nhau vẻ am hiểu, Abraham gật đầu trả lời câu hỏi không nói ra của vợ, bà vẫn thường trò chuyện với chồng bằng ánh mắt diễn cảm của mình. Bà Kallinski lúc này chắp hai tay vào nhau, nghiêng người về phía trước, khuông mặt rộng của bà ánh lên trong từ thiện. "nếu như bà không phải về nhà ngay, nếu như bà không có lý do gì khẩn cấp để về, mời bà ở lại ăn bữa tối Sabbath với chúng tôi. Được đón tiếp bà là niềm hân hạnh hết sức to lớn của chúng tôi". - "Ồ, không, cháu không ở được thật ạ, cháu không ở được". Emma phản kháng. "Ông bà thật là tốt quá, nhưng cháu không ở được". Cô đỏ bừng mặt, tự hỏi không biết có phải ông bà Kallinski nghĩ cô đang cố gắng vờ khước từ lời mời ở lại. - "Cám ơn ông bà. Ông bà tốt quá. Nhưng cháu không thể xâm phạm". - "Vô lý", Abraham thốt lên: "Cô không xâm phạm. Trời ơi, sau tất cả những cái cô đã làm cho tôi hôm nay!". Ông đưa cả hai bàn tay lên, bàn tay ngửa ra, nâng lên nhiều lần và nói tiếp: - "Làm sao chúng tôi có thể cám ơn cô cho đủ". Xin mời cô, ở lại dự bữa Sabbath với chúng tôi. Đuọc cô dự là một niềm vinh hạnh". Nhìn thấy vẻ bối rối trên mặt Emma, ông giải thích: "Ngày Sabbath của chúng tôi vào thứ bảy. Nó bắt đầu từ lúc mặt trời lặn thứ sáu lúc chúng tôi luôn luôn mừng sự mở đầu một ngày linh thiêng với bữa ăn ngày thứ sáu". - "Thế ạ", Emma nói. Một ánh lo lắng thoáng hiện trong mắt cô, họ đi về phía chiếc đồng hồ trên mặt lò sưởi, Abraham nhìn theo ánh mắt cô và gật đầu. Ông hiểu ngay cô đang nghĩ gì. "Đừng lo! Đừng lo! Các con trai tôi sẽ đưa cô về sau bữa ăn". Giọng ông chắc chắn: "Đi với chúng, cô sẽ an toàn mặc dù trời tối". - "Nhưng cháu..." Emma nói. - "Thôi thế là xong, bà Harte". Janessa ngắt lời một cách duyên dáng, nhưng vẻ quyết định. "Trông bà có dáng mệt, rõ ràng vì chuyện rắc rối với lũ lưu manh. Thức ăn sẽ làm bà khỏe lại. Cho bà sức mạnh. Bà sẽ thấy ngon miệng". Bà nghiêng người và vỗ vỗ vào cánh tay Emma. "Chúng tôi có nhiều. Quá đủ cho một người thân, một vị khách danh dự. Xin bà cứ thoải mái và khi nào David và Victor về, cả hai con tôi sẽ đón tiếp bà. Và sẽ cám ơn bà vì đã giúp cha chúng ngày hôm nay. Vâng, chúng sẽ rất sung sướng vì có bà đến dự bữa ăn Sabbath". Emma nhượng bộ trước những lời lẽ thuyết phục và tha thiết của bà Kallinski. Vả lại, cô cũng thấy đói và ở nhà bà Daniel chẳng có cái gì ngon miệng để ăn, những chiếc nồi sôi lục bục ở trên bếp lò toả mùi thơm đầy quyến rũ: "Cám ơn. Cháu sung sướng được dự, chừng nào nó không gây phiền phức". - Ông bà Kallinski mừng rỡ, Janessa nhẩy lên, đi lướt về phía bếp lò để xem những chiếc chảo đang sôi. Bà vừa nhìn trong chảo vừa nói với Emma. "Tôi chắc, trước đây bà không bao giờ ăn đồ ăn Do Thái, nhưng rồi bà sẽ thích". Bà quay lại, tay cầm cái vung, gật đầu. "VÂng, tôi biết thế nào bà cũng thích. Trước hết chúng ta sẽ ăn xúp gà với những viên Matzo... nó giống như viên bột mằn thắn Yorkshire nhưng nhỏ hơn... sau đó là gà rán giòn vàng óng mỡ có cà rốt và các loại rau khác. Để kết thúc bữa ăn chúng ta sẽ ăn bánh mật ong và uống trà chanh. Vâng, rất ngon, bà sẽ thấy... " Jenessa ngừng lại giữa chừng và quay ngoắt lại. Cửa mở, nét mặt bà rạng lên niềm sung sướng và hãnh diện khi thấy hai con trai của bà vào nhà. Thấy Emma ngồi gần lò sưởi, cả hai đều dừng lại và nhìn cô với sự quan tâm và ngạc nhiên đáng kể. - "David! Victor! Nào, hãy gặp vị khách của chúng ta đi. Một vị khách danh dự, bởi vì hôm nay bà ấy đã giúp cha các con ra khỏi khó khăn một cách đáng kính trọng nhất. MỘt cô gái tốt". Janessa nói và đặt lại vung lên chảo, bà lau tay vào khăn uống trà và vội vã đến gần hai con trai, kéo họ vào phòng. "Nào các con, đây là Emma Harte, bà Harte". Bà dẫn họ tới Emma, mặt bà rạng rỡ. "Đây là David", bà giới thiệu cậu cao hơn: "Còn đây là Victor". Hai cậu con nhà Kallinski bắt tay Emma, chúc mừng cô và cám ơn cô đã giúp đỡ cha họ. Họ đi qua phòng tới ghế sopha và cùng ngồi xuống. David nói với Abraham trước, mắt cậu nheo lại khi cậu để ý thấy vết bầm tím trông rất rõ trên má cha, lúc này đã xưng lên: "Có chuyện gì vậy ba?". Cậu hỏi khẽ, thái độ cung kính nhưng ánh mắt dữ dội loé lên trong mắt cậu con trai, cậu cố gắng kiềm chế cơn giận bừng bừng. Cậu biết đó là việc làm của bọn quấy nhiễu người Do Thái. Abraham chầm chậm giải thích sự việc, không bỏ sót một chi tiết nhỏ nhặt nhất và ca ngợi bằng những lời lẽ đẹp đẽ nhất về lòng dũng cảm của Emma đã lao vào. Trong khi ông nói, Emma nhìn hai cậu thanh niên một cách chăm chú, cố gắng đánh giá hai người. David và Victor Kallinski khác nhau về mọi mặt như hai anh em có thể khác nhau. David, người anh, mười chín tuổi giống mẹ, thân hình chắc chắn. Cậu thừa hưởng đôi mắt xanh dễ thương của mẹ, mặc dù mắt cậu màu thẫm hơn, đẹp trai và cởi mở, xương to, vóc người lớn. Cậu cũng có mái tóc quăn đen và cũng thừa hưởng được tính tình cởi mở của cha, nhưng về thực chất, David Kallinski mạnh mẽ, sống động hơn Abraham. David là một người năng động, một người hoạt động, nhiều tham vọng, khôn ngoan và tháo vát. Nếu như có một chút cay độc nào trong đôi mắt xanh linh lợi của cậu thì nó lại thân mật của cậu. David thông minh, theo trực giác, hoàn toàn hướng vào một mục tiêu thành công. Và cậu biết quá rõ bản chất của con người vì thế cậu chỉ sống bằng một qui tắc, và chỉ một mà thôi... Sự tồn tại của những người có khả năng nhất. Cậu không chỉ có ý định tồn tại mà tồn tại trong sang trọng và giàu có. Victor, mười sáu tuổi, giống như Gim, và trong chừng mực nào đó, cậu giống cha ở điểm này. Cậu có mái tóc đen thẳng, óng mượt của mẹ, ngoài ra về thể chất không thừa hưởng đựợc gì của cả hai người. Đôi mắt to của cậu dịu và màu hạt dẻ, mặt cậu nhẵn nhụi, dịu dàng, không có nét nào nổi bật, nhưng trông cậu ưa nhìn. Khuông mặt điềm đạm của cậu phản ứng tính cách của cậu, bởi vì Victor Kallinski là một cậu bé dịu dàng, suy tư, và đứng về một phương diện, tính nết cuả cậu giống cha cậu. Cũng như Abraham, Victor có sự nhẫn nại hết sức to lớn và nỗi thông cảm sâu sắc đối với sự yếu đuối của con người, một sự cảm thông qúa rõ rệt trong một con người còn ít tuổi như vậy. Cậu là một nhà tư tưởng và một người mơ mộng, cậu có tâm hồn của một nhà thơ. Victor sung sướng nhất khi cậu đọc sách một mình hoặc ngắm nhìn những bức hoạ lớn trong viện bảo tàng hay nghe âm nhạc của Mahler và Beethoven. Cậu bản tính e thẹn, nhút nhát, không dễ dàng bắt chuyện với mọi người, nhất là người lạ. Victor lén nhìn Emma dưới hàng lông đen, dài, một nụ cười lặng lẽ nơi khoé miệng, cậu nghĩ Emma phải là một cô gái đầy lòng trắc ẩn, và hành động của cô hôm nay càng tăng thêm niềm tin cố hữu của cậu, về bản chất con người là tốt. Giống như cha, Victor hoàn toàn không mang một chút hằn học nào. David, người mạnh dạn hơn và tự tin hơn trong hai anh em nói với Emma trước: "Chị thật là gan dạ đã dám đứng lên chống lại lũ thanh niên ấy và giúp đỡ cha tôi. Mà chị thậm chí cũng không phải là người Do Thái nữa, phải không? ". Cậu nói với sự thẳng thắn thường lệ của mình. Đôi mắt xanh sắc sảo của cậu lướt qua cô, cậu có cảm tưởng tốt đẹp với hình ảnh của người ngồi đó, hai bàn tay bình tỉnh để trong lòng. - "Không, tôi không phải là người Do THái", Emma nói. - "Nhưng tôi không thấy sự khác biệt gì hết trong chuyện này. Tôi sẽ giúp đỡ bất cứ ai trong hoạn nạn, như cha anh bị người khác tấn công". David gật đầu. "Tuy nhiên không phải nhiều người sẽ làm vậy đâu". Cậu định nhấn mạnh và tự hỏi không hiểu cô gái thanh lịch này làm gì ở vùng đó. Cậu mở miệng định hỏi thì Janessa nói: "Bà Harte, mời bà ra rửa tay, các cháu nó dọn dẹp rồi chúng ta sẽ ăn. Gần tối rồi đấy". Janessa đi lướt qua sân và xếp một chỗ nửa cho Emma ở bàn, bà loanh quanh ở đó cho đến khi Emma và hai cậu con đã rửa ráy xong. Tất cả đều đứng quanh chiếc bàn lớn được sắp xếp gọn gàng sạch sẽ, bốn người nhà Kallinski và Emma. "Má thắp nến trước đi". David thì thầm. Emma đứng yên nhìn và chăm chú nghe lắng, ghi nhận tất cả mọi điều. Janessa thắp hai ngọn bạch lạp và lẩm nhẩm cầu nguyện bằng một ngôn ngữ lạ mà Emma không hiểu, rồi tất cả đều ngồi. David lịch sự kéo ghế cho Emma, còn Victor thì cho mẹ. Để ý thấy tất cả gia đình Kallinski đều cúi đầu, Emma cũng làm theo. Liếc mắt nhìn, cô thấy Abraham đang rót vang đỏ vào một chiếc tách nhỏ rồi cầu nguyện bằng một ngôn ngữ kỳ lạ mà cô không biết đó là tiếng Hebrew. Ông nhấp một ngụm rượu và đọc một bài kinh nữa trên ở bánh mì vặn thừng mà chính cô đã nhặt ở phố lên. - "Ba tôi vừa đọc kinh kiddush ( lời cầu nguyện đặc biệt đọc trước bữa ăn ngày Sabbath và những ngày lẽ cầu phúc lành cho rượu vang và bánh mì) và bây giờ chúng ta có thể ăn, sau khi bẻ bánh". David thông báo cho cô biết. Bánh do Abraham bẻ và đưa vòng cho mọi người, Janessa mang những bát súp nóng nghi ngút, mùi thơm ngọt ngào tới bàn ăn và bữa ăn bắt đầu. Trong khi ăn, Emma thấy được sự hoà thuận và tình yêu thương vô bờ của mọi người torng gia đình. Cô bắt đầu thấy thoải mái. Bỏi vì cái không khí ấm cúng và tương đắc mà cô được tạo mọi sự thoải mái, được đón tiếp niềm nở, lòng cô tràn ngập sự biết ơn, cổ họng nghẹn lại vì nỗi xúc động. Và cô cứ suy nghĩ mãi: "Tại sao những người Do Thái lại bị ghét bỏ? Họ là những người dễ thương và dịu hiền, tốt bụng và chu đáo. Cái cách họ bị đối xử như vậy thật đáng ghê tởm. Và đây chính là điều Emma Harte cảm thấy suốt cuộc đời cô, kiên cường bảo vệ những người bạn Do Thái của mình, bao giờ cũng xúc động và đau đớn vì chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trắng trợn ở Leeds trong nhiều năm như vậy, thứ bệnh tàn lụi cỏ cây. Con gà rán cũng giống như món súp trước đó đuọc làm một cách hoàn hảo và ngon lành, lần đầu tiên từ khi cô rời Fairley, Emma cảm thấy vừa no vừa bổ béo. Cô nhận ra rằng cô đã ăn uống rất ít cả tuần lễ cô ở Leeds. Cô quyết định phải sữa chửa điều này, bởi vì cô cũng đủ khôn ngoan để hiểu rằng cô phải bồi bổ sức khỏe. Câu chuyện rất rôm rả bên bàn ăn về nhiều vấn đề khác nhau làm hấp dẫn Emma, hầu hết câu chuyện do David lắm lời và người cha hơi ít lời hơn một chút tiến hành. Thỉnh thoảng Janessa đưa ra một vài lời bình luận trầm tĩnh, gật đầu đồng ý hoặc lắc đầu với Emma, luôn mỉm cười độ lượng, hài lòng được ở nhà với những người bà yêu, tắm trong tình thương tràn ngập chung quanh bà và không khí hội hè của bữa ăn. Victor hầu như không nói lời nào, nhưng thỉnh thoảng cậu mỉm cười với Emma, đôi mắt màu hạt dẻ dịu dàng và bẽn lẻn một cách thân thiện. Một lát sau khi đã mang bánh mật ong và trà, Janessa nhìn xuống Emma, đôi mắt bà xanh lấp lánh: "Tôi nghĩ bà thích món ăn Do Thái của chúng tôi, bà Harte". Đôi mắt của Emma cùng nhày nhót: "Ồ, vâng, cháu thích lắm, thưa bà Kallinski. Thật là ngon. Và xin bà hãy gọi cháu là Emma". Đôi mắt cô lướt qua khắp bàn: "cháu thích mọi người gọi cháu là Emma". Gia đình Kallinski đều gật đầu và mỉm cười lại. "Chúng tôi rất lấy làm vinh dự". Abraham nói một cách hết sức lịch sự. Họ đang uống trà thì mắt của David quay sang Emma đang ngồi bên cạnh cậu. Như những người khác, David đã nhận thấy vẻ có giáo dục, cách sử xự lễ độ, chất lượng của chiếc áo Emma đang mặc, vì mặc dù nó bằng vải bông nhưng nó được cắt rất đẹp. Cậu thấy tò mò về cô. Cậu nói: "Tôi không muốn thọc mạch hay thô lỗ, nhưng chị định làm cái gì ở phố Cửa bắc chiều nay?". - "Cám ơn Chúa là chỉ đã ở đó, xin chị nhớ cho như vậy. Nhưng đó không phải là một chỗ tốt để cho người ta có thể đi dạo". Emma nhìn đáp lại cái nhìn xoi mói đó một cách trong sáng "Tôi đang đi tìm việc". Cô nói một cách bình tĩnh. Yên lặng hoàn toàn buông xuống, bốn cặp mắt nhà Kallinski chằm chằm nhìn cả vào Emma. Chính Janessa đã phá vỡ sự yên lặng ấy. "Một cô gái như cô. Đi tìm việc ở cái khu khủng khiếp đó!". Bà há hốc miệng, hoàn toàn choáng váng. - "Vâng", Emma nói khẽ. Vì tất cả mọi người đều nhìn cô ngạc nhiên, cô cảm thấy cần phải giải thích, cô dựa vào câu chuyện cô đã bịa để kể cho Rosie và nhắc lại với bà Daniel và kết luận: "Tuần vừa qua cháu đã tới tất cả các cửa hàng trang sức ở Leeds để tìm một công việc bán hàng mà không có kết quả gì. Vì thế hôm nay cháu thử tìm vận may ở phố Cửa bắc tại những cửa hàng thợ may xem sao. Nhưng ở đó cháu cũng không tìm thấy gì cả. Cháu vừa ở cửa hàng Cohen ra và trên đường về nhà thì hai thằng nhỏ tấn công ông Kallinski:. Ba cặp mắt gia đình Kallinski lập tức quay từ Emma sang phía Abraham và Jenessa lại nói: "Abraham! Abraham! Anh phải làm một điều gì đó cho Emma". - "Tất nhiên anh phải làm và anh sẽ làm". Ông trả lời, mặt ngời sáng nhìn Emma ngồi bên cạnh ông. Ông vỗ cánh tay cô: "Cô không cần phải bận tâm về tìm việc nữa. Sáng thứ hai, đúng tám giờ, cô hãy tới xưởng thợ may của tôi và tôi sẽ cho cô một việc làm, Emma. Tôi chắc rằng tôi có thể tìm được một công việc thích hợp". Ông liếc nhìn David. "Con đồng ý không?". - "Vâng", thưa ba. Chúng ta có thể để Emma thùa khuyết. Việc ấy không quá nặng". David trả lời. Emma ngạc nhiên không nói nổi lên lời, nhưng cô nhanh chóng phục hồi. "Trời, cám ơn ông, ông Kallinski. Thật là tuyệt vời". Cô nhìn ông chăm chú. "Cháu học rất nhanh và cháu sẽ làm việc chăm chỉ". Cô ngừng và lắc đầu. "Cháu không biết là ông có xưởng thợ may". Abraham cười: "Làm sao biết được? Nó ở phố Rockingham gần đường Camp. David sẽ ghi địa chỉ chính xác cho cô. Nó không phải là một cửa hiệu lớn lắm. Chúng tôi có khoảng hai mươi người. Nhưng công việc của chúng tôi làm gia công khá tốt". "Gia công là cái gì ạ?". Emma hỏi, lúng túng vì cái thành ngữ này, nhưng không bao giờ muốn tỏ ra là mình không hiểu. Abraham mỉm một nụ cười kiểu cha chú. "À, tất nhiên cô không quen với thuật ngữ này, bởi vì cô không biết nghề thợ may. Nó nghĩa là chúng tôi làm cho những cửa hiệu bán quần áo may sẵn lớn hơn như cửa hiệu Barran và những cửa hiệu khác cũng như tất cả những cửa hiệu thợ may người Do Thái khác ở Leeds". Emma nói: "Vậy là bác may quần áo cho những cửa hiệu quần áo may sẵn lớn hơn và họ bán chúng. Có phải thế không ạ?". - "Không hoàn toàn như vậy, nhưng để cho David giải thích. Nó là người sống, thở hít và ăn ngủ với nghề thợ may trong gia đình này". David cười: "Không hoàn toàn như vậy, ba". Cậu ngả người trong ghế, hơi nghiêng về phía Emma. "Chúng tôi không hoàn toàn bộ comple. Chúng tôi gia công một bộ phận nào đó của bộ comple, có thể là cánh tay, hoặc vạt trước hoặc ve áo hoặc lưng áo, có khi là quần. Chúng tôi gia công bất cứ gì những nhà máy lớn quyết định cho chúng tôi từng tuần nhất định". Emma, vẫn lanh lẹ tỉnh táo như bao giờ, cô nói: "Nhưng tại sao? Làm như vậy nghe có vẻ buồn cười. Như vậy nghe phải chăng phức tạp hơn là làm toàn một bộ comple ở một chỗ?". David cười: "Không phải như vậy, lạ một điều là nó được tổ chức rất tốt. Nó cũng rẻ hơn và nhanh hơn. Những nhà chế tạo lớn có thể sản xuất được nhiều bộ comple hơn bằng cách sử dụng phương pháp này. Họ chỉ việc ghép tất cả những bộ phận khác nhau lại trong các nhà máy của họ. Ý kiến này là của một người thợ may người Do Thái tên là Herman Friend nghĩ ra. Nó đã cách mệnh hoá kỹ nghệ quần áo may sẵn và đã giúp đưa thành phố Leeds có tên trên bản đồ là một trung tâm quần áo may sẵn lớn nhất thế giới. Và kỹ nghệ này mỗi năm lại phát triển thêm vô cùng to lớn". Một ánh mắt hăm hở loé lên trong mắt cậu. "Xin nói để chị biết. Emma này, nghề may một ngày nào đó sẽ làm cho Leeds nổi tiếng hơn và giàu có không thể tưởng tượng nổi. ĐÚng như thế và tôi có ý định trở thành một bộ phận của nó". - "Ý tưởng ngông cuồng của thằng con tôi", Abraham lẩm bẩm và lắc đầu, một ánh thiếu tin tưởng trong mắt ông. Emma hết sức quan tâm như cô luôn luôn quan tâm khi nghe nhắc tới tiền à những ý kiến mới. Cái con người này, cái ông Herman Friend này có một xưởng thợ nhỏ và đang gia công cho nhà máy John Barran, những cửa hàng quần áo may sẵn đầu tiên ở Leeds sau Singer phát minh ra máy khâu. Đó là những cửa hàng lớn nhất và không phải là của người Do Thái. Friend phát minh ra phương pháp phân công lao động khi ông ta làm người bao thầu cho Barran, phân chia công việc may một bộ comple thành năm hoặc sáu công đoạn khác nhau. Điều này cũng có nghĩa là, Barran và những cửa hiệu quần áo may sẵn khác chấp nhận hệ thống này, có thể bán comple với những giá rẻ hơn. Nó đã làm cho giá của một bộ comple ở trong tầm với của một người công nhân. Friend bắt đầu giao việc cho những cửa hàng nhỏ người Do Thái và tất cả ý kiến đó nở rộ. Emma nói: "Một ý kiến đơn giản, nhưng cũng giống như nhiều ý kiến đơn giản, nhưng rất thông minh". David gật đầu đồng ý, hơi giật mình vì nhận xét này. Cậu càng ngạc nhiên hơn khi Emma nói tiếp: "giống như chợ Mark và Spencer Penny ở chợ Leeds. Nó cũng là một ý kiến hay. Để tất cả mọi hàng hoá ở những khu khác nhau, bày ra để mọi người đều có thể nhìn thấy một cách dễ dàng, xem xét chúng và tự phục vụ lấy. Và giá rất rẻ. David, anh có cho rằng như vậy là khôn ngoan không?". - "Tất nhiên rồi". Cậu mỉm cười. "Chị có biết Michael Mark cũng là dân nhập cư Do Thái từ Ba Lan tới Leeds không? Ông bắt đầu bằng một quầy nhỏ ở chợ Leeds mười năm về trước. Vừa đây ông hùn vốn với Tom Spencer và bây giờ họ có các chợ penny ở khắp Leeds và đang phát triển sang những thành phố khác. Rồi nó sẽ phát triển ra cả nước. Rồi chị sẽ thấy". Emma chằm chằm nhìn David, miệng cô hé mở vì ngạc nhiên phấn khích làm cho bộ mặt xanh xao của cô ửng hồng lên. Cô đã đúng, Leeds chính là nơi để người ta sinh cơ lập nghiệp. Lúc này cô mới nói: "Tôi tin rằng mọi thứ đều có thể thực hiện được nếu như mình có ý kiến tốt và chuẩn bị làm việc chăm chỉ". - "Chị hoàn toàn đúng Emma". David trả lời. Cậu lao vào một câu chuyện làm ăn thành đạt khác, Emma nuốt lấy từng lời. David và Emma có thể nói chuyện cả đêm được, và hai người đều đầy tham vọng, nghị lực và thật là lạ, cả hai đều có tầm nhìn rộng lớn đáng ngạc nhiên ở lứa tuổi của họ, họ đều nhận thấy như thế về trực giác và cả hai đều cuốn hút lại với nhau. Nhưng Abraham liếc nhìn đồng hồ chính vào lúc ấy ông nói: "Tôi nghĩ bây giờ đã đến giờ để hai cậu thanh niên đưa Emma về. Tôi cũng thích nói chuyện với Emma lắm, nhưng đã muộn rồi, và tôi không thích khi nghĩ là chúng ta đi ở ngoài phố lúc các cửa hàng đã đóng cửa. Nguy hiểm lắm". - "Vâng, cháu phải về thôi", Emma nói và đẩy lùi ghế lại. - "Nhưng trước hết là cháu phải giúp bà Kallinski dọn bàn và rửa bát dĩa". - "Không, không cần đâu. Emma. Chồng tôi, ông nói đúng đấy. Các thanh niên phải đưa cô về ngay. David, con đừng quên viết địa chỉ xưởng thợ cho Emma, rồi con phải đi thôi". Janessa nói. Emma cảm ơn lòng mến khách của ông bà Kallinski về bữa cơm ngon và hết sức cảm ơn về việc làm, nó quá cần thiết để cô có thể sống được. Cô hứa sẽ có mặt ở xưởng thợ đúng tám giờ sáng thứ hai và cẩn thận để tờ giấy vào túi xách. Con đường trở về nhà bà Daniel tương đối dài, nhưng Emma cảm thấy an toàn với một bên là Victor yên lặng và một bên là David nói liên hồi. Họ không gặp bọn du côn nào ở phố và Emma thấy thời gian qua đi nhanh vì David nói đủ thứ chuyện, nhưng hầu hết là chuyện về may. Họ khăng khăng đòi đưa cô về tận cửa trước nhà bà Daniel. Trong ánh sáng đèn đường, David và Victor được chiếu lên rõ ràng, Emma nhìn từ Victor trang nghiêm đến David tươi vui và nghĩ: Họ khác nhau quá nhưng cả hai đều rất chân thật. Cô đưa tay ra cho Victor. Cảm ơn Victor đã đưa mình về. "Tạm biệt", cô nói. Victor nắm chặt tay cô. "Chúc Emma ngủ ngon. Cám ơn chị đã giúp ba. Chị thật tốt bụng". - "Phải, đúng thế". David thốt lên, cậu cầm tay Emma. "Hẹn gặp Emma sáng sớm thứ hai nhé. Chúc Emma ngủ ngon". Hai anh em quay đi, khi cô đang tra khoá vào ổ thì David đứng sững rồi chạy lại: "Chúng ta nghĩ giống nhau, Emma". Cậu nói, giọng cậu tin tưởng vang lên trong yên tĩnh. - "Tôi biết chúng mình sẽ trở thành bạn của nhau. Bạn thân". Nét mặt của Emma nghiêm trang, cô tin cậu. Cô gật đầu: "Tôi cũng nghỉ như vậy, David". Cậu mở cửa cho cô vào và khi cô đã vào nhà an toàn, cậu nhẹ nhàng chạy xuống những bậc thềm, đuổi theo Victor đang đứng đợi anh ở cuối phố. Lúc ấy cậu chưa biết, nhưng David Kallinski đã nói lên lời tiên tri. Quả là họ giống nhau, vì cả hai đều quyết một ý chí đạt thành công. Và vào cái đêm nóng nực tháng tám năm 1905, một tình bạn đã bắt đầu và kéo dài trên nửa thế kỷ. Theo những cách riêng của mình, họ cùng leo lên, vật lộn thoát ra khỏi sự khốn cùng, chống lại mọi thành kiến, vươn tới những thứ lớn lao hơn và tốt đẹp hơn. Trong khi vươn lên, họ đem theo cả thành phố. Họ sẽ để lại dấu ấn trên thành Leeds, không chỉ bởi những thành tựu nổi bật của họ trong thương trường mà còn cả trong nhân đức của họ. Chính Emma Harte và David Kallinski cộng với nhóm người Do Thái và không Do Thái tận tuỵ, hăng hái, viễn kiến đã tạo nên sự vĩ đại của một thành phố.