Phần Ba: Cao nguyên 1914 - 1917
Chương 38

Sáng hôm sau, Emma ngồi ở bàn trong cửa hàng bách hoá của mình sớm hơn thường lệ. ăn mặc lich thiệp trong chiếc áo lụa đen cắt đứng đắn. Y phục của Harte– Joe gọi như vậy. Nàng ngồi nghiên cứu hai cuốn sổ cái dày cộp. Nàng chăm chú vào những con số nho nhỏ màu đen chạy tong hàng dài trên những trang giấy lớn đến độ nàng chỉ còn lờ mờ nhận thấy cửa hàng đã bắt đầu sống động và âm thanh của xe cộ bên ngoài.
Sự chú ý của Emma gắn vào những cuốn sách cho cửa hàng mà nàng đã mua vào cuối năm 1912, và với sự trợ giúp của Blackie nó đã được canh tân hiện đại hoá và mở ra rầm rộ vào tháng giêng năm 1913.
Cửa hàng là một sự thành công tức thời. Những quảng cáo rộn rã do chính Emma tiến hành đã cuốn hút được công chúng đến tận cửa. Họ đến từng đám đông để xem xét và phê phán nơi buôn bán sầm uất và kỳ lạ đã nở rộ ở Leeds, nơi trước đây chỉ có những cửa hàng hết sức bảo thủ, bây giờ đã được một người mới đến chiếm giữ, một phụ nữ trẻ tuổi với những tư tưởng mới lạ. Họ không thể tin được, nhưng tất cả đều bị hấp dẫn vì vẻ lộng lẫy, sang trọng toát ra từ mỗi tầng. Mọi người như bị cuốn hút bởi những trần thiết bên trong, những tấm gương lóng lánh, những tấm thảm sang trọng và đặc biệt là không gian ngát hương thơm, họ đã ở lại say sưa mà ngắm mà thán phục và tất nhiên không thể cưỡng được không mua, họ không hề biết là đã bị dụ hoặc vì ngoại cảnh yên tĩnh và hấp dẫn để mà tiêu tiền qua một thủ phép tâm lý vượt trước thời gian.
Tài năng trưng bày của Emma đối với tất cả những sản phẩm của nàng đã thu hút mọi nguời vì chất lượng vì kiểu của nó và giá cả hợp lý. Hàng hoá là dernier cri quá lịch thiệp, sang trọng đến độ các quí bà ở Leeds và ở những thành phố lân cận họ ko thể cưỡng lại sự cám dỗ, ấn tay vào túi tiền của họ một cách hăm hở dưới sự cổ vũ dịu dàng của những cô bán hàng duyên dáng và vui tươi đã được Emma dày công huấn luyện cái mà nàng gọi là “nghệ thuật bán hàng nói bớt đi” và những năm sau này nàng gọi là “bán hàng mềm”.
Một nhân tố thêm vào cho sự nổi tiếng của cửa hàng là quán cà phê Emma mở ở tầng hai. Nàg đã trang trí nó theo kiểu hoa viên nông thôn Anh, dung giấy dán tường bằng tranh đồng quê, lưới mắt cáo sơn trắng, tạo hình cây cảnh, những lồng chim có những loại chim đầy màu sắc, lạ và hiếm. Nàng đặt tên cho nó là Vọng lâu Elizabeth và để cho những cô phục vụ ăn vận đồng phục đơn giản màu xanh nhạt, tạp dề và mũ bằng vải phin nõn organdy. Khung cảnh hấp dẫn, sự thay đổi từ các pho tượng rực rỡ của trang trí thời Victoria sang không khí trầm lặng, thanh bình, sự phục vụ tuyệt hảo, những món ăn đơn giản nhưng ngon lành làm cho nhà hàng Vọng lâu Elizabeth cực kì phát đạt. Nó trở thành một tụ điểm sang trọng để uống cà phê sáng ăn nhẹ và trà buổi trưa. Các quí bà lịch sự hẹn nhau ở đó và ít người rời cửa hàng mà không mua sắm chút ít gì đó đúng như Emma đã khôn ngoan tính trước. Sự canh tân này, một bước phát triển độc đáo đối với cửa hàng bách hoá, lập tức tạo nên một chiều hướng mới ở Leeds. Nó thúc đẩy những người cạnh tranh với nàng nối bứơc nàng, nhưng sự bắt chước lố lăng của họ nếu đem so sánh thì thật là vô vị, và tiệm cà phê sang trọng của nàng được tổ chức quá chu đáo, không gì có thể làm ảnh hưởng tới nó được.
Những quà tặng được gói lại là một ý kiến nữa nảy sinh trong đầu Emma, nàng nhớ lại sự sung sướng của mình khi nhận quà tặng được gói sáng bong của Blackie ngày sinh mười lăm tuổi của nàng. Cái dịch vụ nhỏ bé này không được các cửa hàng khác ở địa phương làm và vì thế nàng lại có một thuận lợi để bán nữa. Với vốn hiểu biết về công chúng không hề lầm lẫn của mình, Emma tin chắc rằng cử chỉ tốt đẹp này tương đối tốn ít thời gian, nỗ lực và tiền bạc đã làm cho khách hàng sung sướng đặc biệt là khi nàng không đòi thêm phí tổn và nàng đã chứng minh là đúng. Một quà tặng được bọc trong giấy bạc, buộc giải nơ lụa và được trang trí bằng những dây hoa tím lụa nhỏ xíu đã trở thành dấu hiệu riêng của nhà Harte. Cũng như cung cách lịch sự, sự giúp đỡ của người gác cửa mang giúp các gói hàng mở cửa xe ngựa, ôtô và làm những cử chỉ lịch thiệp nho nhỏ khác và trong bộ đồng phục màu xanh thêm vương giả, nẹp vàng lộng lẫy, người gác cửa đã thêm một vẻ ưu tú khác biệt vào lối cửa ra vào. Cuối cùng, để cố gắng thuyết phục khách hàng mua mọi thứ họ cần ở cửa hàng Harte và với số lượng lớn hơn, Emma đã mở dich vụ trao hàng đẽn tận nhà ba lần một tuần. Các khách hàng của nàng rất tin cậy ở dịch vụ này và nó tăng số lượng hàng bán tới mức độ choáng váng đến độ nàng phải sửa lại thời gian biểu của mình và cho những xe hàng màu xanh vương giả của hàng năm thêm chí sáu ngày một tuần để thực hiện những đơn đặt hàng.
Buổi sáng thứ bảy hôm nay, hai mươi tháng sau ngày cửa hàng mở cửa. Emma Harte làm ăn phát đạt và lợi tức tăng lên vùn vụt. Nàng có đủ tiền mặt trong tay để có thể sinh sống trong nhiều năm, nàng thấy như vậy khi nàng điểm lại những con số. Tuy vậy nàng vẫn không thích phải rút ra năm mươi nghìn pounds ở ngân hàng của cửa hàng lúc này, mặc dù nó còn đầy tiền gửi. Đất nước, mới bước vào chiến tranh bốn ngày, nhưng với sự nhìn thấy trước của mình Emma biết nó sẽ lâu dài, và nàng sẽ chịu nhiều thiệt hại nếu như việc buôn bán trở nên rời rạc vì tâm trạng buồn chán của công chúng và không thích mua sắm gì trong những ngày sầu thảm trước mặt. Nàng nhận thức được rằng nàng không được làm phương hại đến sự ổn định của cửa hàng khi làm những bước vội vã.
Emma quay sang cuốn sổ cái của kho hàng Gregson, một công ty cung cấp bán buôn của nàng. Mắt nàng lướt trên những con số và làm mấy con tính nhẩm. Số tiền dự trữ cho công ty này cao hơn của cửa hàng, chủ yếu là bởi vì nàng có nó từ lâu hơn và bán buôn sản phẩm cho thị trường của quảng đại quần chúng và thực tế là không có tổn phí. Vả lại, nàng có đầy kho hàng hoá mới của các chủ xí nghiệp trong vòng một năm, vì thế nàng không phải tiêu thêm tiền mặt nữa.
Nàng giở sang trang. Mắt nàng liếc tới những cột chương mục nhận được. Nhìn quanh những con số. Emma thấy được rằng nàng có gần một trăm tám mươi nghìn pounds do tất cả những cửa hàng ở London, Manchester và Scotland đã mua đều đặn của nàng. Nàng không lo ngại. Trong vòng ba mươi ngày nữa, tiền sẽ dồn về. Tuy nhiên, nàng đã để ý thấy trong vài tuần nay là một số cửa hàng đã nhận trả. Nàng ghi lại tên của những khách hàng đó, những người đã quá hạn trả và đã bước sang giai đoạn chín mươi ngày, nàng quyết định dùng áp lực đối với những công ty chậm trả ngay lập tức. Thời hạn của nàng là từ 30 đến 60 ngày, mặc dù nàng thường cho chịu một thời gian lâu hơn cho những khách hàng cũ và có giá trị, giờ đây phải chấm dứt chuyện này, nàng kết luận một cách vô tư. Emma con người có thể và hiểu biết đối với những vấn đề trên bình diện cá nhân, là con người có đầu óc thực tế, tỉnh táo và không có tình cảm khi dính tới công chuyện làm ăn. Joe đã có lần buộc tội nàng là có băng giá trong mạch máu, nàng đã trả lời, “Vâng, đúng thế!”. Y như một chủ băng.
Emma ngồi lại trong ghế lấy bút chì gõ gõ vào răng, chìm trong suy nghĩ rồi nàng nghiêng người về phía trước và cầm mảnh báo cắt của tờ Thời báo kinh tế đã nằm trên bàn nàng cả tuần qua. Câu chuỵên tường thuật chi tiết việc đóng cửa sở giao dịch chứng khoán London và việc nâng hối suất ngân hàng từ 4% lên 8% vào thứ sáu ngày 31 tháng 7. Cả hai biện pháp này đều gây xúc động và đối với Emma thì nó là dấu hiệu của sự khủng hoảng trong giới tàI chính. Emma đã nhận ra rằng hành động thứ nhất cốt chỉ để tránh sự hốt hoảng trong thành phố bằng cách tạo cho các nhà buôn có đủ thì giờ để trấn tĩnh trước khi được gọi tới để giải quyết tài khoản chứng khoán lộn xộn của họ. Nhưng nàng nhận thức được rằng việc nâng hối suất ngân hàng là để nhằm ngăn cản sự rút vàng ra khỏi đất nước. Đối với Emma, cảnh giác và cân nhắc mọi điều, điều này mới là dấu hiệu nguy khốn hơn hết. Dù cho các nhà chính trị có nói điều gì thì chiến tranh cũng là rõ ràng rồi.
Những sự phát triển này đả thúc đẩy nàng hành động đối với một việc làm mạo hiểm trong thương trường mà nàng đã suy nghĩ từ lâu. Không những nó không làm nàng khiếp sợ, để phải từ bỏ cuộc phiêu lưu mới này mà thực tế nó đã khuyến khích nàng xông lên phía trước. Đồng thời việc tăng hối suất ngân hàng để tài trợ cho dự án của nàng như lúc đầu nàng dự tính mặc dù trước đây nàng không bao giờ do dự dùng tiền của ngân hàng.
Thực tế khi Emma bắt đầu mở rộng công việc kinh doanh năm 1910, nàng đã bước vào vũ đài với nhiều thuận lợi to lớn về tâm lý. Về bản chất, nàn là một người lác quan và hoàn toàn không một chút sợ sệt khi phải liều, nàng tin là mình cốt hể tạo nên sự may mắn trong công việc kinh doanh. Sự liều lĩnh của nàng là những liều lĩnh có tính toán mang ý nghĩa nàng là một con bạc có hướng dẫn như suôt cuộc đời nàng là như vây. David Kalinskin hiểu nàng, bởi vì anh cũng được nặn cùng một cái khuôn như thế.
Emma cũng có thần kinh thép và những đặc tính này làm nàng khác với nhiều nhà buôn cũng như cách nhà cạnh tranh nam giới, những con người không có óc tưởng tượng và sợ mất mát cái họ đã nhẫn nại tích luỹ được. Emma không hề bị những sự sợ hãi đó ám ảnh, bởi vì nàng không biết khuất phục là gì và biết đáp ứng với tất cả mọi cơ hội để làm ăn, nàng nắm lấy những cơ hội này trong bàn tay vững chắc của mình. Nàng cũng không quản ngại những công việc giao dịch giấy tờ, hoặc vay dài hạn. Nàng đã sử dụng tất cả những thứ đó cho lợi ích của mình trong bốn năm qua và sẽ tiếp tục làm như thế nữa nếu cần thiết. Nhưng không phải lúc này, nàng tự nhủ khi nghĩ tới 8% hối suất ngân hàng. Trả như vậy thì thật là tàn bạo. Nàng còn nhiều tiền ở Gregson và các cửa hàng khác còn nợ rất nhiều. Nàng có thể lấy năm mươi ngàn pounds nàng cần một cách dễ dàng mà không làm phương hại đến công việc của kho hàng. Lấy quyển séc của kho hàng Gregson từ trong ngăn kéo, nàng viết một séc để vào trong phong bì, bửi cho Frederich Ainsley rồi để lại cuốn séc vào ngăn kép. Nàng nhìn đồng hồ, nhấc ống nghe và quay số kho hàng.
Người quản lý của nàng, Vince Hartley trả lời, như nàn đã biết trước. “Chào Vince. TôI đã xem cuốn sổ cái và nhận thấy rằng một số khách hàng của chúng ta đang chậm trả” nàng nói.
- Xin chào bà Harte. Vâng, tôi biết. Tôi cũng định nói chuyện với bà về họ…”
- Tôi muốn anh bắt đầu thu tiền về, Vince. Điều đầu tiền sáng thứ hai. Emma ngắt lời. Và đừng viết những bức thư đòi nợ bình thường. Gọi điện và gửi điện tiếp theo đó. Tô cần kết quả ngay tức thì. Nếu như họ không trả được đầy đủ thì hãy đòi trả từng phần. Và anh hãy chỉ ra những cửa hàng mà số chương mục kéo dài sáu mươi ngày hoặc lâu hơn nữa để tôi bắt đầu tính lãi. Ngay tức thì. Hối suất ngân hàng 8%.
- Vince Hartley hít hơi. Bà Harte như vậy là hơi cứng một chút, có phải không ạ? Tôi không nghĩ là họ sẽ thích. Họ có thể mua của chúng ta nữa.
- TôI cóc cần họ thích hay không thích. Và nếu như họ không mua của chúng ta nữa thì tôi lại càng ít cần hơn.
- Nhưng chúng ta đang đầy phè hàng hoá. Chúng ta có thể ứ đọng nếu không cẩn thận.
- Ồ, không đâu. Emma nói một cách kiên quyết. Hiện nay chúng ta đang có chiến tranh. Hàng hoá sẽ khan hiếm và khó đến. Nếu cần, tôi có thể dừng hết tất cả hàng hoá trong kho. Sự thực thì tôi sẽ còn cần đến chúng nứa cơ, nhiều xưởng chế tạo chúng ta mua sẽ biến những nhà máy của họ để sản xuất hàng cung cấp cho nhà nước. Quần áo, quân phục, đại loại là như thế, vì thế mà tôi không mảy may quan tâm đền hàng hoá của tôi trong kho. Đứng về một mặt nào đó, chúng là của trời cho.
- Vâng, tôi hiểu ý bà. Hartley nhượng bộ, anh ao ước giá anh cũng nghĩ được như thế. Nhưng Emma bao giờ cũng nhảy trước người khác đến ba bước. Anh nói: Còn một vấn đề nữa, tôi muốn đề cập tới hai người đi chào hàng của chúng ta, những người ở Scotland đã báo nghỉ. Như vậy là chúng ta thiếu người. Tôi có thể lấy thêm người đẻ thế vào đó ko?
- Thôi, không cần. Hai người làm việc ở Manchester và London là đủ rồi. Như tôi đã nói, tôi có thể cần hàng hoá đó cho cửa hàng và tôi không muốn kho hàng hoàn toàn xẹp lép. Anh hãy giải quyết những tài khoản đã quá hạn vào thứ hai và cho tôi biết kết quả vào cuối ngày. Vince, tôi yêu cầu anh kiên quyết đối với vấn đề này. Tôi không có chút thì giờ tự mình giải quyết, nhưng nếu cần tôi sẽ làm.
- Bà Harte, xin bà đừng lo, bà cót hể tin ở tôi. Hartley nói một cách hồi hộp, anh biết là nàng nói thật.
- Hẹn gặp lại thứ hai, Vince, tạm biệt.
Emma ngồi lại trong ghế tự hỏi không biết có nên để cho hai người chào hàng còn lại đi hay không và ngừng bán cho tất cả những người bán lẻ khác để dành cho các kho hàng cho mình trong trường hợp khan hiếm. Một tiếng gõ cửa đã cắt đứt dòng suy nghĩ của nàng. Emma ngước nhìn lên khi Gladys Barner, cô thư ký trẻ của nàng thò đầu vào cửa.
- Thưa bà Harte, ông Ainsley đã tới.
- Gladys, làm ơn mời ông ấy vào.
- Vâng thưa bà.
Emma đứng lên, vuốt thẳng chiếc váy, tự động vỗ mái tóc (bản dịch này có nhiều câu nghe kì quá!), bước qua phòng để đón chào người cố vấn pháp luật của mình, người nàng đang chờ đợi. Vì thế nàng giật mình và cũng hơi bực tức nữa khi con trai của Ainsley, Arthur xuất hiện ở ngưỡng cửa.
Arthur Ainsley cao, thon mảnh, tóc vàng hoe, đẹp trai, anh ta nhận thấy điều đó và tác dụng của nó đối với hầu hết phụ nữ. ăn vận lich sự, hơi chút đỏm dáng điệu bộ của một anh chàng công tử, anh ta nhởn nhơ đi tới.
Anh chàng quên mất cái vợt đánh tennis của mình rồi, Emma nghĩ một cách dè bỉu, nhưng nàng vẫn nở một nụ cười.
- Chào ông Ainsley.
- Chào bà Harte, trông bà vẫn lộng lẫy như bao giờ hết. Ainsley loé bộ răng hoàn hảo của mình và cầm lấy bàn tay giơ ra của nàng, nắm tay của anh ta nán lại hơi lâu lâu nàng cảm thấy không thoải mái.
- Dạ vâng, cám ơn ôngAinsley. Xin mời ông ngồi. Nàng lướt tới bàn giấy và ngồi xuống phía sau, vẫn mỉm cười, cố che đậy sự bực bội của mình. Theo ý kiến nàng, ainsley là một gã công tử bột và nàng coi anh chàng như một thằng bé chạy việc mặc dù chàng ta là hội viên của công ty luật sư. Cha của ông có đến cùng với chúng ta không?
- Không, tôi e là ông không đến được. Đêm qua ông ấy bị cảm lạnh nặng. Vì thế tôi có mặt thay cho ông. Arthur trả lời để xin lỗi.
- Tôi xin lỗi, Emma lẩm bẩm.
- Tuy nhiên, Arthur nói nhanh, ba tôi nói là có thể gọi điện cho ông ở nhà nếu hiết sau cuộc họp của chúng ta. Nghĩa là, nếu như bà cảm thấy tôi ko thể giúp bà với vấn đề của bà.
- Tôi có vấn đề gì cả, ông AinsleyEmma nói lạnh lùg. Tôi chỉ muốn đưa lại kết luận một việc mà tôi đã bàn với cha ông. Tôi nghĩ ông sẽ có thể giảI quyết được một cách hoàn hảo thoả đáng, bởi vì tất cả những công việc chủ yếu đã được làm cả rồi.
- Arthur phớt lờ giọng chiếu cố của nàng, mặc dù anh ta nhăn mặt. Cả một năm trời anh đã khéo léo đẻ được sự tin yêu của Emma Harte mà ko thành công và điều này làm anh tức giận. Tuy nhiên anh vẫn đáp lại với một sự duyên dáng được đào luyện. Tôi thành thực hy vong là tôi có thể, thưa bà Harte. Tôi bao giờ cũng cố gắng chiều lòng mọi người bà biết đấy.
- Đúng thế, Emma nói gạt đi. Sáng hôm qua khi tôi nói chuyện với cha ông tôi đã o giải thích vì sao tôi muốn gặp ông ấy hôm nay vì vậy rõ ràng là cụ nhà đã ko thể thông báo cho ông rõ. để tôi nói ông rõ. Mấy tuần trước đây, tôi có điều đình với ông William Layton ở nhà máy len Layton ở Armley. ông Layton đã muốn bán nó. Ông đã quá già không điều hành được nhà máy một cách có hiệu quả nữa, và công việc làm ăn của ông ấy đã suy sụp một cách thảm hại. Chủ yếu là do chất lượng vải kém ông ấy làm, cách bán hàng thờ ơ. Sự thật, theo ý tôi, ông ấy chỉ còn một vài bước nữa là đi đến chỗ phá sản. ông Layton đồng ý bán nhà máy cho tôi với giá năm mươi ngàn pounds. Tôi cho rằng đây là một con số khá hợp lí mặc dù nhà máy nhỏ và cũng chẳng có gì hay ho để nói đến mà khách hàng thì ít ỏi. Ông ấy cũng đầy những vải tồi và xấu mà thực tế tôi phải cho đi, phẩi thải đi.
- TôI thấy không phải là một việc làm hay,
Arthur hen ngang, hy vọng gây ấn tượng với nàng.
- Emma cau mặt và giơ tay lên. Xin ông Ainsley
hãy để tôi nói hết đã! Giọng nàng lạnh lùng. Máy móc còn tốt cả toà nhà cũng vậy nếu như cần sửa sang tí chút. Vả nữa, Layton đang có trữ lượng len sống rất lớn, điều đó rất quan trọng đốivới tôi. Vâng, đi thẳng vào vấn đề, ông Layton đã đồng ý với những điều khoản của tôió là trả mười lăm ngàn khi ký bản thoả thuận mua, mười ngàn sau ba tháng và hạn trả cuối cùng hai mươi lăm ngàn pounds cuối sáu tháng. đó là khoảng thời gian tôi cần để đưa nhà máy lên. Chúng tôi sắp sửa ký hợp đồng thì ông Layton chùng lại. Lý do ông ấy đưa ra là ông ấy không muốn bán nữa. Tôi thấy điều này thật là khó trôi nhưng tất nhiên là tôi phải tôn trọng quyết định của ông ấy.
- Bà hẳn đã có thể buộc ông ấy phảI giữ sự thoả thuận đó, mặc dù đó chỉ là thoả thuận miệng,
Arthurlên tiếng. Tôi chắc ba tôi đã nói với bà điều đó, có phải không a’.
- Đúng thế, Emma nói. Tuy nhiên, lúc này tôi đã quyết định ko làm như vậy. Ông Layton là một ông già và tôi không muốn dồn ông ấy vào một góc. Xét cho cùng thay đổi ý kiến là quyền của ông ấy. Tôi đã nói với ba của ông là tôi sẽ tìm một nhà máy khác thích hợp, bởi vì tôi rất muốn có một cái. Thế rồi một vài hôm trước đây, tôi phát hiện ra, qua một nguồn tin đáng tin cậy của tôi là ông Layton vừa có một người trả một giá mới. Emma giải thích: Giá này không cao hơn giá của tôi, nhưng hình như những điều khoản của nó hình như hấp dẫn hơn đối với ong Layton. Đối thủ của tôi chuẩn bị để trả là, hai kỳ thay vì cho ba, mỗi lần hai mưới lăm ngàn pounds. Lần đầu tiên trao vào lúc ký, lần thứ hai sau sáu tháng. Tôi không phải là người không biêt điều đâu, ông Ainsley, nhưng cái trò hai mặt của ông Layton làm tôi ghê tởm. Xét cho cùng thì chúng tôi đã bắt tay thoả thuận thế rồi ông ta lại quay ngoắt đi và không giữ lời hứa. Hơn nữa ông ấy lại không đủ thành thật để thông báo cho tôi biết điều đó để cho tôi có cơ hội đáp ứng yêu cầu của ông ấy.
- TôI đánh giá cao tình cảm của bà, bà Harte
, Arthur nói với nụ cười bợ đỡ. Tôi nghĩ là bà muốn đáp ứng sự đặt điều khoản mới này.
- Không, đứng về một phương diện nào đó thì còn hơn thế nữa. Tôi đã quyết định trả trọn vẹn giá mua vào thứ hai.
- Arthur ngồi thẳng ngay người lên, đưa tay lên xoa cằm một cách hồi hộp kích động. Nhưng như vậy không phải là làm cho nó tốt hơn, có phải không ạ? Như vậy là bà chỉ thay đổi lịch trả, chỉ có thế thôi. Tại sao bà lại nghĩ là phía bên sẽ không làm đúng như thế? Vào lúc đó thì bà sẽ đưa mình vào ngõ cụt và Layton vẫn có thể không bán cho bà. Vả lại, làm sao bà biết là họ vẫn chưa kết thúc công việc mua bán này?
- Emma mỉm cười tự tin: Họ chưa đâu, và tôi tình cờ biết được là phía bên kia chưa có tiền mặt để trả đầy đủ lúc này. ông ấy vừa hiện đại hoá xong nhà máy của mình và lắp đặt những máy móc đắt tiền. Tất nhiên tôi cũng thấy được ông ấy có thể mượn tiền của ngân hàng để mua của Layton. Một tuần trước đây khi đó là một việc làm rất tốt nhưng hôm nay với tỉ số ngân hàng lên tới 8% như vậy thì tôi nghĩ người mua tranh với tôi sẽ phải suy nghĩ lại việc làm đó. Tôi được thông báo là ông ta đã lấy quá nhiều ở ngân hàng rồi. Có lẽ là họ ko muốn cho ông ấy nợ nữa. Tôi tin rằng, nếu tôi lẹ bước tôi có thể hất ông ấy ra khỏi cuộc đua tranh một cách hoàn toàn.
- Vần có lẽ thế, Arthurr đồng ý một cách thận trọng.
- Tôi cũng biết được là, ông Layton không muốn những cuộc thương lượng kéo dài. Các con nợ của ông ta ở trên lưng và ông ấy muốn bán cho nhanh. Và như vậy là tôi làm trên một thế mạnh, ông nghĩ thế nào?
- Arthur gật đầu, rõ ràng là bị gây ấn tượng mạnh. Nàng không ngừng làm cả hai cha con anh ngạc nghiên. Rồi một ý nghĩ nữa chợt nảy đến với anh ta: Thưa bà, chúng ta hãy suy nghĩ điều đó thêm một lát đã. Bà có chắc là bà muốn đầu tư 50,000 pounds vào một việc làm mới mẻ ở thời điểm như thế này không? Vì chúng ta đang có chiến tranh. Tôi ko dám chắc đây có phải lúc tính chuyện mạo hiểm không?
- Tôi không tính chuyện mạo hiểm một chút nào, hơn nữa đây mới chính là thời gian thích hợp để mua Layton, bởi vì tôi có ý định ký hợp đồng với nhà nước sản xuất vải vóc cho quân đôi. Vải để may quân phục, ông Ainsley
ạ. Với những hợp đồng này, tôi có thể khởi động nhà máy đó và kiếm lời trong chốc lát.
- Vâng, tôi phải nói là rõ ràng bà đã nghĩ tới mọi chuyện! Anh không nghi ngờ chuyện bà sẽ ký được hợp đồng đó. Tuy nhiên anh cũng buộc phải nói: Bà có chắc không? Có thật bà sẽ ký được hợp đồng với nhà nước ko? Tôi thấy là những nhà sản xuất vải vóc đã có sẵn ở Yorkshire cũng sẽ dòm ngó những hợp đông như thế. Họ có thể thắng bà trong vấn đề này.
- Tôi không nghĩ như vậy, ông Ainsley. Emma nói nhẹ nhàng với một nụ cười tự tin. Tất nhiên, họ dòm ngó những hợp đồng như vây, nhưng tôi có những đường dây ở London. Và dù sao đi chăng nữa, nhà nước cũng sẽ cần nhiều vải để may quân phục, hãy tin tôi đi. Có đủ công việc để làm.
- Bị bàng hoàng, Arthur nói: Cha tôi luôn coi bà là người có tầm nhìn rộng và rõ ràng là hình như bà tự tin. Bà muốn tôi làm gì đối với nhà máy Layton?
- Hãy gọi điện cho ông Layton và chuyển đề nghị của tôi ngay sau khi ông tới cơ quan vào thứ hai. Hãy thu xép cuộc hẹn gặp ông ấy vào chiều thứ hai, tôi sẽ đi với ông và chúng ta có thể ký ngay. Và nhớ dặn ông ấy mang theo luật sư của gia đình. Tôi không muốn có một sự sơ xuất nào hết.
- Vâng, tôi hiểu, Arthur nói, giọng cũng sự vụ như giọng nàng.
- Emma câm lấy tờ trên bàn đưa cho anh ta. Đây là những hợp đồng gốc. Tôi đã thay đổi đi một số, những cái tôi coi là cần thiết. Tuy nhiên tôi chắc chúng không có vấn đề gì. Sự thật thì, những thay đổi ấy rất nhỏ, ông có thể viết lại cho đến trưa thì xong.
- Đúng là bà ta biết cách ra lệnh, Arthur nghĩ, trong lòng nhói lên sự bực bội, nhưng anh ta gật đầu. Không có vấn đề gì, anh ta khẳng định.
- Và đây là séc của tôi trả giá toàn bộ. Emma đưa cho anh chiếc phong bì và nói tiếp: Tôi muốn ông nhận nó ngày hôm nay để ông có thể nói với ông Layton một cách hết sức thành thực là ông đã có nó trong tay khi ông nói chuyện với ông ấy. Cặp mắt xanh của Emma lúc này sáng lấp lánh nhìn vào Arthur
. Trước sự thích thú của mình, anh ta tỏ ra như người bị thu mất hồn. Tôi nghĩ là ông không có vấn đề gì với ông Layton đâu. Tôi đưa ra cho ông ấy một đề nghị mà ông ấy sẽ thấy rằng trong mọi tình huống đều cực kì khó khăn để từ chối, nàng nói. TôI biết đich thủ của tôi không thể hành động mau lẹ như tôi được.
- ồ, tôi hoàng toàn ủng hộ phương án này! Arthur nói với nụ cười cực kì duyên dáng: TôI có thể được phép mời bà dự bữa trưa ngày thứ hai trước khi chúng ta tới nhà Layton? Tôi rất hân hạnh.
- Emma giả vờ đau khổ: Ôi trời, không thể được rồi. Ông mời tôi thật là tốt bụng quá nhưng hôm ấy tôi đã có hẹn ăn trưa rồi. Tôi sẽ gặp ông ở văn phòng của ông lúc hai giờ trưa nếu tiện, và chúng ta có thể thông qua những bản hợp đồng trước khi ông đến Layton.
- Arthur cố giấu nỗi thất vọng, anh ta nhân thức được rằng vẻ duyên dáng của anh không mảy may có tác dụng gì đối với nàng. Vâng, rất tốt, bà có muốn bàn gì về vấn đề này nữa không? Anh hỏi, rất muốn kéo dài cuộc viếng thăm.
Luôn luôn eo hẹp thời gian và không muốn trò chuyện dông dài, Emma nói: không, chỉ có vậy thôi. Nàng đứng lên nhanh. Arthur
chồm dậy với lấy chiếc cặp, Emma tiễn anh ta ra cửa. Cám ơn ông đã đến ông Ainsley
. Và chuyển lời thăm hỏi của tôi tới cụ nhà. Tôi hy vọng ba ông chóng khoẻ. Nàng đưa tay ra bắt vội vàng tay Arthur và mở cửa. Anh thấy mình bị đưa vun vút ra khỏi văn phòng của nàng nhanh đến nỗi anh ko có dịp từ biệt nàng một cách lịch sự nữa.
Emma mỉm cười khi còn lại một mình. Nàng nghĩ chắc phải bàng hoàng, thế rồi quên hẳn anh ta, nàng hướng sự chú ý của mình vào công việc của cửa hàng. Một vài phút sau khi Ainsley rời văn phòng, Joe đột ngột bước vào. Đêm hôm trước nàng quyết định cố gắng hết sức dịu dàng với chồng, Emma đã niềm nở chào anh nhưng lại bị đáp lại một cách bực dọc. Mặc dù tức tối vì sự thâm nhập của anh vào buổi sáng bận rộn nhất của mình, và sự ngạc nhiên vì cử chỉ thô lỗ của anh ta, nụ cười trên nét mặt Emma không hề thay đổi. Nàng định hỏi vì sao anh lại bồn chồn như vậy thì anh ta đã lên tiếng trước
- Cái thằng Arthur Ainsley làm cái khỉ gì ở đây vậy? Anh gầm gừ, buông mình xuống chiếc ghế mà anh chàng thanh niên vừa ngồi.
- Bởi vì anh ấy là cố vấn pháp luật của chúng ta. đừng nói là anh quên mất điều ấy đi Joe.
- Bố hắn mới là cố vấn pháp luật của chúng ta. Joe xẵng giọng.
- Frederich Ainsley ốm. Em có việc khẩn phải giải quyết và ông ấy cử Arthur đến thay.
- Anh không thích cái thằng cha ấy, Joe tuyên bố. Giọng Joe nặng nề khiến Emma giật mình.
- Trời ơi, đừng có xẵng giọng như thế, anh. Arthur Ainsley dễ chịu và cũng có khả năng nữa, em nghĩ thế.
- Hắn hấp dẫn đối với em, Emma. Em mặc váy mà. Cái thằng cha ấy là thằng đi tán gái. Nó là một thằng đểu!
- Emma cười lớn: ồ, Joe! đừng có ngốc nghếch thế. Vả lại em nghĩ đời riêng của anh ta là việc của anh ta.
- À, anh không thích cái lối nó lăng xăng xung quanh em, Emma. Anh để ý thấy cái thằng cha Ainsley luẩn quẩn với em và hắn nhìn em thèm muốn. Hắn quá tự tin cái vẻ quyến rũ của mình nếu em muốn anh nói ra điều đó.
Emma cố nhịn cười, Joe ghen, một tình cảm mà trước đến nay anh không lộ ra. Nhưng nàng không để một lý do nào cho sự ghen tuông và nàng cũng không có ý nghĩ làm như vậy. Đàn ông là cái ý nghĩ cuối cùng trong đầu nàng.
- Anh Joe này, anh kích động vì một chuyện ko đâu. Em không khuyến khích sự chú ý của Arthur Ainsley. Nói thật em ko bao giờ để ý tới chúng. Ông có cử con trai đến đây vì công chuyện thì đâu có phải là lỗi của em. Thôi nào, cưng, đừng trẻ con thế nữa, nàng nói một cách dỗ dành.
- Joe bỗng cảm thấy ngớ ngẩn, anh nhăn răng cười có vẻ ngượng ngùng: ừ đúng đấy, nhưng có chuyện gì khẩn cấp để em phải giải quyết vào thứ bảy?
Emma nói với anh về quyết định của nàng mua nhà máy của Layton, giải thích điều ích lợi và sự cần thiết phải tiến hành mau lẹ. Bất ngờ thường là vũ khí tốt nhất! Nàng kêu lên: Percy Lomax nghĩ là ông ta đã mua được nhà máy của Layton rồi. Ông ta nghĩ ông ta trên tài em, nhưng ông ta nhầm, không ai có thể trên tài em. Không bao giờ.
- Joe nhìn nghiêng nàng: em có nghĩ rằng em đang làm một việc quá sức không?, anh kêu lên
- Anh muốn nói gì? nàng ngạc nhiên hỏi
- Với cửa hàng, rồi là nhà kho Gregson, rồi hiệu quần áo phụ nữ Hamilton, anh thấy hình như nó đủ để làm em bận rộn hai mươi bốn tiếng một ngày chẳng cần phẩi đến cái nhà máy khốn khổ ấy nữa.
- Nàng cười. Em sẽ không điều hành nhà mấy ấy đâu, Joe.
- Anh biết em chớ, Emma, em sẽ muốn giữ một vai trò tích cực trong việc điều hành. Em không bao giờ phó mặc cho may rủi hết mà, và em sẽ làm quá mức cần thiết nữa. Anh nghe nói nhà máy Layton cần phẩi tổ chức lại, đúng không?
- Vâng, đúng thế. Nhưng em đã tính trước tất cả mọi chuyện rồi. Em sẽ kiếm một người quản lí tốt.
- Ai? Em biết là rất khó kiếm.
- Ben Andrew. Em đã…
- Ben Andrew! Trời ơi, Emma, anh ta đã ở nhà máy của Thomson đến hàng thế kỷ năm rồi. Em không thể làm anh ấy rời khỏi nhà máy đó được đâu!
- Chính anh đã lầm ở chỗ này đấy, Joe. Em đã gặp Ben nhiều lần, anh ấy muốn rời Thomson. Chỉ cần em ngỏ lời là xong. Anh ấy không thích ở đó từ khi những người chủ mới đến bốn năm trước. Anh ấy hết sức muốn đi khỏi đó, nếu anh cần biết điều đó.
Joe cười. Anh phải ngả mũ kính chào em, Emma. Đúng là em biết chọn người. Ben là một người tốt. Một người tốt nhất trong công việc hàng len. Anh ấy đã tạo nên nhà máy Thomson, đó là điều chắc chắn.
Emma gật đầu: Em biết. Và đó là bí mật sự thành công của em. Tìm ra cho đúng người và sẵn lòng trao quyền đại diện cho những người có khả năng đảm nhiệm nó. Em cũng rất đại lượng. Em đã đề nghị trả Ben một món mà nhà máy của Thomson không bao giờ có khả năng cho dù anh ấy có muốn ở lại với họ chăng nữa!
Nhìn nàng với vẻ tán thưởng dè dặt, Joe thấy nụ cười sảng khoái của vợ chuyển thành một nụ cười đắc thắng. Anh không thể nhịn được cười, vừa lắc đầu anh vừa nói: Anh nghĩ thật buồn cười đến chết giờ đây em lại ở vào địa vị thuê được Ben Andrew, nghĩ tới việc anh ta là chủ của em khi em làm việc cho Thomson. Anh không thể nói anh trách em.
- Đúng thế, Emma nói dịu dàng và chân thật. Cái ý nghĩ dụ được Ben Andrew, ba người đốc công hạng nhất và hai mươi thợ dệt giỏi nhất ra khỏi nhà máy của Thomson làm cho nàng ngây ngất. Không có sự điều hành tài giỏi của Ben và những người thợ có kinh nghiệm này thì sản xuất của Thomson sẽ bị què cụt và nhà máy sẽ lâm vào tình trạng thảm hại. Một cảm giác khoan khoái chạy lan khắp người nàng. Nàng đã tiến một bbước đầu tiên chống lại nhà Fairley, những người chủ của J.P. Thomson và con.
- Chúc mừng em, Emma. Cuối cùng em đã là chủ của một nhà máy.
- Đừng chúc mừng em vội, Joe. Emma kêu lên. Em rất hay mê tín về việc ăn mừng trước khi hợp đồng được ký xong.
- ồ, rồi em sẽ ký xong nó thôi, Emma. Anh ko nghi ngờ điều ấy một chút nào, anh nói với một nụ cười là lạ. Bao giờ em cũng đạt được điều em muốn, có phải thế ko? Mọt khi em đã quyết định thì không gì ngăn được em, em nhào vô, gạt tất cả mọi người sang bên, hăm hở với mục đíchh của mình, em không cần đẻ ý ai bị dẫm lên nữa.
- Emma nhìn lên, ngạc nhiên vì những lời nặng nề và sự mai mỉa trong giọng nói của Joe. Bình thường nàng mặc kệ sự căng thẳng của anh, nhưng lúc này nàng ko nói một cách tức giận: Anh làm như em tàn bạo và cay độc. Em không thế đâu. Em chỉ là một người kinh doanh giỏi. Hơn nữa, không ai đặt một cái gì lên đĩa mời em. Em phải làm quần quật như một con chó mới được những cái em có, Joe.
- Anh không phủ nhận điều đó. Công việc là niềm say mê thôi thúc em mà, phải không? Đôi mắt anh rắn như đá và buộc tội.
Emma thở dài. Nàng bắt đấu lật giở những trang giấy, nóng lòng muốn anh đi và không còn tâm trạng nào tranh cãi. Tao sao sáng hôm nay anh lên tỉnh sớm thế? Nàng hỏi nhẹ nhàng, thay đổi chủ đề.
Anh đến cơ quan. Anh bị chậm (để quên? làm mất?) một cuốn sổ cáI của một vài tài sản. Anh nói buông trôi và đứng lên. Rồi anh sẽ gặp Blackie để ăn trưa tại nhà hàng Metropole. Anh muốn nói chuyện với anh ấy về việc lợp mái mới cho xưởng thuộc da và làm cho chắc lại tầng trên cùng. Anh ấy quá bận rộn với những hop đồng xây dung để làm những công việc trước, nhưng cả hai việc đều quá hạn lâu rồi.
- Chuyển lời thăm hỏi của em và nói với anh ấy chủ nhật này em sẽ tới thăm Laura. Nét mặt của Emma thay đổi, dịu lại khi nói tới bạn. Em lo cho Laura quá, Joe. Từ lần sẩy thai vừa rồi, chị ấy hình như ko được khoẻ chút nào. Chị ấy cần bồi bổ sức khoẻ. Em mong có thể làm được một cái gì để….
- Em chẳng thể làm được gì, Joe thốt lên. Đó là vấn đề của Blackie. Anh ấy nên biết tự kìm mình lại một chút và đừng để cho chị ấy..Anh dừng lại, đỏ cả mặt.
- Có mang. Emma nói nốt hộ anh bằng giọng khinh bỉ lạ lùng. Kìa, xem ai đáng nói nào!
- Joe vẩy tay, lảng sang chuyên khác, mặc dù mặt anh đỏ hơn. Vả lại, em làm cho Laura như thế là đủ rồi, Emma ạ. Sao cái cách em chăm lo cho người đàn bà ấy mọi người đều nghĩ rằng chị ấy là một người trong gia dình.
- Thì đúng vậy, Emma buông xõng. Chị ấy như một người chị của em, người bạn thân nhất của em. Em sẽ làm bất cứ cái gì cho Laura. Bất cứ cái gì trên đời này.
- Điều ấy anh biết, anh sải bước ra cửa. Hẹn gặp em ở nhà, Emma. Tạm biệt!
- Tạm biệt, Joe.
Sau khi anh đi rồi, Emma nhìn trân trân vào cánh cửa mà anh đã đóng sầm và lắc đầu. Anh ta có con ong trong mũ sáng nay, nàng nghĩ một cách mệt mỏi. Nàng không có thì giờ để nghĩ đến Joe và cáI trò giận dỗi trẻ con của anh ta. Nàng cầm những cuốn sổ cái lên, mang ra từ nơi nàng luôn để chúng và khoá lại an toàn. Nàng đi trở lại bàn làm việc, dáng điệu nhún nhẩy, đầu ngẩng cao. Nàng sắp trở thành chủ nhà máy đồng thời cấm một lưỡi dao vào lưng Gerald Fairley. Nàng cười lớn. Cá ý nghĩ có thể mở mang thêm các xí nghiệp kinh doanh trong khi làm phương hại cho nhà Fairley thôi thúc óc hài hước của nàng. Nàng nhìn tấm ảnh của đứa congái tám tưổi lồng trong khung bạc trên bàn. Cái đó gọi là công lý mang tính thơ, Edwina, và nàng nói với tấm ảnh, Công lý cho cả hai chúng ta, đây mới chỉ là sự bắt đầu.
Emma tì đầu vào thành ghế. Một lần nữa nàng suy ngẫm về chiến tranh, cố gắng do cái ảnh hưởng của nó đối với thương nghiệp và công nghiệp. Sự suy xét của nàng thúc đẩy nàng làm một quyết định đột ngột. Rõ ràng là sẽ thôi không bán một số mặt hàng cho những người bán buôn khác. Rõ ràng nàng phảI cần hầu hết các kho dự trữ cho công ty Harte kịp thời và nàng cũng không còn phương cách nào khác là cắt giảm hoạt động của hai người đi chào hàng còn lại tới một mức nào đó và hạn chế đối với sự cung cấp của họ. Nàng bắt đầu một cách có chọn lọc đánh dấu những hàng hoá nàng có thể sẵn lòng cho đi trong kho của mình. Ôi Gregson tốt đẹp, nàng lẩm bẩm. Đó là sự đầu tư tốt nhất mà mình có được.
Và quả như vậy. Năm 1910, một vài tháng sau ngày cưới Joe, Emma đã biết được rằng nhà Gregson, một công ty buôn bán môi giới giữa người sản xuất và những người bán buôn, đang lâm vào tình thế khó khăn và muốn bán phá giá.
Emma cần công ty đó. Nói một cách chính xác hơn, nàng tha thiết muốn có nó. Và nàng quyết định phải có nó vì nhận ra ở nó một tiềm năng khổng lồ để kiếm ra không ít tiền. Nó cũng là chiếc xe mà nàng hằng tìm kiếm, chiếc xe có thể khiến nàng đạt được 2 trong những kế hoạch lớn lao của mình – với một số đầu tư nhỏ, bành trướng nhanh chóng và mua thật nhiều từ các nhà sản xuất để có được hàng hoá tốt với giá rẻ. Nàng mua công ty Gregson với giá 2,000 pounds, với óc sáng tạo và kinh nghiệm của mình đã tiêu thụ được hàng hoá cũ và loại hai của nó với tốc độ phi thường. Kỹ thuật của nàng đơn giản nhưng hiệu nghiệm. Nàng hạ hẳn giá xuống và bán tất cả mọi thứ cho những cửa hàng địa phương luôn luôn cần những hàng giá rẻ để bán trong nửa năm sau.
Đúng như nàng đã tiên liệu một cách khôn ngoan, quả thực nàng đã kiếm được tiền từ những kho hàng đó. Với tiền này và bằng cách thuyết phục những nhà sản xuất cho chịu dài hạn, nàng đã mua vào rất nhiều. Một số những nhà sản xuất quần áo nhỏ thậm chí bắt đầu sản xuất riêng cho nàng, do đó mà hầu hết hàng hoá của nàng vừa đặc biệt giá cả lại phải chăng. Sử dụng dich vụ của bốn người đi chào hàng, những người làm trên cơ sở tiền lương theo công việc, sau đó nàng trở thành người trao hàng cho những ngưòi bán buôn ở London, Scotland và Lancasơ. Lúc này Emma ở một địa vị khiến mọi người thèm muốn, nàng có khả năng chứa hàng cho ba cửa hiệu của mình và không mất vốn liếng gì và bằng cách cung cấp cho những cửa hiệu ở những miền xa, nàng đã giữ cho các mặt hàng của mình có giá và không bị cạnh tranh gì hết.
Đầu năm 1911 khi Gregson đã được tiến hành một cách trôi trảy, Emma đã đề nghị Joe bán cho nàng ba cửa hiệu đã thuê của anh, và năm của hiệu khác anh có. Anh không muốn bán cho nàng mặc dù nàng đã anh năm ngàn pound. Vì anh chỉ nhận được khoản thu nhập nhỏ mọn năm mươi pound hang năm của mỗi cửa hiệu nên nàng đã chỉ ra để anh thấy là anh đang có một món lời ngay trước mắt của chính vợ anh.
- “Anh không thích kiếm lời chút nào,” Joe chống chế, anh cứ bám lấy cái ý không muốn bán và vẫn thích thu nhập đó hơn.
- “Nhưng em sẵn lòng trả anh số tiền tương đương với tiền thuê mỗi cửa hàng trong vòng mười năm, cộng thêm một ngàn pound nữa.” Emma kêu to, sắp sửa mất hết bình tĩnh.
Joe vẫn khăng khăng không lay chuyển, anh không muốn giảm bớt tài sản của mình. Nhưng, như một giải pháp thoả hiệp và để lập lại sự ổn định trong cuộc sống gia đình của họ và để xoa dịu nàng, anh đã gợi ý là nàng có thể thuê thêm năm cửa hàng kia và cứ để quyền làm chủ cho anh. Đây là một giải pháp không mấy hay ho cho Emma, nàng đã có ý định riêng muốn có những cửa hàng ấy và nàng thẳng thừng từ chối đề nghị này.
Tình trạng bế tắc này được Frederick Ainsley khai thông, trước sự ngạc nhiên của Emma, ông đã bênh vực nàng, và ủng hộ nàng hết mình. Tài thuyết phục tuyệt vời của ông và miệng lưỡi trơn tru của ông đã không hề lạc lối trong anh chàng Joe chai cứng. “Chính nhờ sự làm việc không hề mệt mỏi nao núng của Emma mà ba cửa hàng đó đã thành công đến như vậy. Trước khi bà ấy thuê cửa hàng của anh, Joe ạ, thì nó đã thất bại và trống rỗng đến nửa thời gian”, Ainsley khéo léo nêu lên. “Trong những hoàn cảnh như vậy thì anh có nghĩ là bà ấy đã đáng làm chủ cái mà bà ấy đã kiên trì xây dựng lên không? Đó là sự đầu tư của bà nhà cho tương lai. Mà anh thì mất cái gì nào, Joe, cậu cả? Bà ấy sẵn sàng trả một cái giá rất tốt, một giá quá đủ để đền bù cho anh nguồn thu nhập mà anh sẽ nhận được trong khi đỡ cho anh cái gánh nặng bảo quản và sửa chữa. Hãy biết điều và ít nhất thì hãy cân nhắc và bán cho bà ấy tám cửa hiệu đó, Joe. Như vậy là có lợi cho anh. Năm nghìn pound đó có thể dễ dàng đầu tư vào cái gì đó có lợi hơn.
Nó một cách riêng tư thân mật, Frederick Ainsley đã biểu lộ sự ngạc nhiên là Joe đã không đề nghị trao cho vợ những cửa hàng đó. “Như một món quà cưới chẳng hạn”, ông cố vẫn pháp luật đã lẩm bẩm như vậy bằng một giọng rất “galăng”. Ông rất ngạc nhiên vì Emma, ông đã biết bộ óc hơn người và sự mẫn cảm trong buôn bán của nàng. Khôn ngoan trong tại chính và táo tợn để liều là hai kết hợp có giá trị theo như quan niệm của ông. Chúng thêm vào cho thiên tài kinh doanh.
Emma lắc đầu quầy quậy. “Không! tôi muốn mua chúng. Như vậy tôi biết được chúng thực sự là của tôi và không ai có thể bàn bạc nghi ngờ điều đó nữa”. Nàng kêu lên.
Frederick Ainsley đánh giá cao sự khôn ngoan trong lời tuyên bố của nàng và đoán được một cách chính xác mục tiêu tối hậu của nàng. Vị cố vấn pháp luật đã dùng tới một chiến thuật khác để giúp Emma đạt được ý nguyện. Ông đã đưa ra cho Joe nhiều công cuộc đầu tư to lớn đảm bảo lợi suất cao. “Anh hãy nghĩ tới chuyện bán cho Emma đi. Đó không phải là cơ hội ngày nào cũng có được”. Ainsley bình thản nhận định. “Và anh sẽ có năm nghìn pound làm việc cho mình một cách thuận lợi nhất.”
Joe suy nghĩ và cuối cùng thì bán, cho dù có hơi miễn cưỡng, anh cảm thấy không thoải mái một cách mơ hồ về câu chuyện này.
Emma biết nàng sẽ phải cầm công ty Gregson để lấy tiền mua những cửa hiệu đó, nhưng điều này không làm nàng chùn bước. Và nàng muốn trả cho Joe tổng số tiền ngay lập tức. Sáu tháng sau nàng đã chuộc được công ty và trong vòng mười hai tháng nữa nàng đã có khả năng đưa cái phần thứ hai, và là phần có tham vọng lớn lao nhất trong kế hoạch đã được nung nấu của nàng, vào thực hiện việc có được một cửa hàng tổng hợp ở Leeds.
Để tài trợ cho cuộc mạo hiểm này, Emma đã bán đi tám cửa hàng của nàng ở Armley với một giá tổng cộng là hai mươi ngàn pound. Joe kinh hoàng, anh nói nàng phạm tội lũng đoạn kinh doanh, lạm phát giá các cửa hàng trên giá thì trường thực sự của nó để cốt đạt cho được mục đích của mình. Anh báo trước hậu quả không hay.
- “Vớ vẩn!” Emma nói một cách lạnh lùng, giận dữ vì cách buộc tội của anh. “Em không chỉ bán những ngôi nhà như anh, Joe. Em còn bán cả những kho hàng hoá tốt và rất nhiều thiện chí nữa. Còn tất cả những đổi mới em đã làm thì sao? Những cái em đã trả giá”.
Joe nhún vai, nguỵ trang sự không tán thành sau một sự dửng dưng cố ý, anh tuyên bố phủi tay, không dính dáng gì tới tất cả những câu chuyện làm ăn buôn bán này.
Với lòng dũng cảm và sự tự tin không bờ bến của một chủ thầu có hạng, Emma đã cầm ngôi nhà kho với giá cao hơn nhiều, vay tiền của ngân hàng để mua công ty Lister. Tiền cầm ngôi nhà kho đã được thanh toán trong một năm.
Một tiếng gõ mạnh ở cửa làm ngắt quãng việc nghiên cứu tỉ mỉ kho hàng hiện có của Gregson. Nàng nhìn lên.
Gladys bước vào. “Tôi mang trà nóng cho bà. Tôi nghĩ bà thích một tách trà trước khi bà xuống nhà, thưa bà Harte.
-“Gladys, chị thật chu đáo quá. Cám ơn. Emma đẩy lùi ghế lại, gác chân lên bàn, uống trà, nhẩm tính kho hàng Gregson trong đầu. Nàng có thể dễ dàng giữ cho công ty Harte được cung cấp đầy đủ trong suốt thời gian chiến tranh, nàng kết luận như vậy, và với chút may mắn của một con bạc, nàng sẽ tồn tại mà không bị mất mát quá nhiều.
Nàng bắt đầu xem lại trang cuối cùng của cuốn sổ muốn hoàn thành việc đánh giá trước khi xuống cửa hàng. Nhưng ý nghĩ về nhà máy lại ập đến. Nàng không thể đợi bắt tay vào nhà máy của Layton. Đó là một mỏ vàng có trữ lượng lớn. Rồi nàng hình dung ra bộ mặt của Gerald Fairley khi người quản đốc, ba người đốc công và những thợ dệt giỏi nhất của hắn ta bỏ đi.
Hắn ta sẽ phải ngạc nhiên, nàng nghĩ, và không phải không có chút hả hê.