nh em trong đoàn quân du kíchCùng vác súng lên đàngĐi lênĐi lênXuyên qua rùng qua núiQua mây mờ đêm tốiVượt suối băng ngànGiặc tiến tới đâySúng kia cùng nhau cướp lấyNhằm cùng nhau bắnMỗi viên là mỗi quân thù... [1]Bài hát đánh thức chim muông trên cây, giật mình cá tôm dưới nước. Lâu đài âm thanh phóng ra, làm xôn xao lá cành. Những bước chân một hai nhịp mạnh. Đường đất muốn nứt ra. Bài hát ngừng lại, tiếng vang còn lơ lửng đầu thôn, cuối xóm. Trăng đồng nội sáng tỏ. Trăng soi rõ bầy nhi đồng súng gỗ, của thằng Khoa, lên sân đình, tập bắn. Hơn bốn mươi nhi đồng xếp hàng đôi, bước đều theo lời hô, của trung đội trưởng Khoa.- Mốt, mốt hai mốt... Mốt, mốt, mốt, mốt hai mốt...Trong bầy nhi đồng súng gỗ, có đứa đùa nghịch:- Mót, mót khoai mót!...Cả bọn cười vui. Trung đội trưởng Khoa hét lớn:- Trật tự!Khoa rút còi, thổi một mạch. Toét, toét. toét toe toét... Rồi, cất còi vào túi quần xoóc, và nói:- Chú ý... Dân quân Việt Nam... Một, hai, ba...Lâu đài âm thanh vỡ tung:Dân quân Việt Nam mau bồng súng ra sa trườngDân quân Việt Nam không lùi bước trước rừng gươmTay phất cao lá cờ tranh đấu mà cứu giống nòiVung kiếm lên ước nguyền Việt Nam muôn năm sáng tươi... [2]Mỗi giọng hát là một chí tình. Tưởng chừng đoàn quân súng gỗ đang tiến-ra chiến trận. Thằng Khoa đi tách ngoài hàng ngũ. Trung đội trưởng, cơ mà.Sau ngày thị xã Thái Bình tiêu thổ kháng chiến, gia đình Khoa tản cư về làng mình. Làng Tường An, cách thị xã mười mấy cây số. Nhà cửa ở thị xã bị đập phá, chỉ còn trơ lại vài bức tường, nhô khỏi đống gạch khổng lồ. Hôm từ giã ngôi nhà xưa, con phố cũ, mẹ thằng Khoa đã khóc nức nở. Cha nó buồn buồn. Nhiều người đã khóc. Rồi, chia tay nhau. Cái thị xã nhỏ bé, êm đềm, bỗng trở thành hiu quạnh. Kẻ về Kiến Xương, Tiền Hải. Kẻ sang Quỳnh Côi, Phụ Dực. Ngày trở lại thị xã, thật xa xôi. Bởi vì, cụ Hồ đã trả lời Bao giờ Pháp sang Thái Bình thì có thái bình, câu hỏi của một người dân thị xã Thưa Hồ chủ tịch, bao giờ đất nước ta thái bình, kháng chiến thành công.Pháp chưa sang Thái Bình, nó chiếm Nam Định thôi. Gọi là tiêu thổ kháng chiến, nhưng nhà thờ và đền Mẫu không bị phá. Khu nhà của các bà xơ vẫn y nguyên. Thoạt đầu, dân thị xã được vào thăm nền nhà của mình. Sau, bị cấm hẳn. Ngã tư Vũ Tiên, cầu Bo, cầu Kiến Xương, lối đê Đoan Túc rào kín. Bộ đội canh gác cẩn mật. Dần dần, nếp sống áo nâu quen đi, chẳng ai muốn về thị xã. Gia đình ông Thụy qua Thái Ninh. Thằng Côn về Ô Mễ. Nhà nó giầu nhất tổng. Làng nó có cái chợ to lắm. Một tháng sáu phiên, vui không thể tả nổi. Tường An thuộc tổng Ô Mễ. Từ làng Khoa sang làng Côn, phải qua con đường lát gạch của làng Thọ Bi, qua cổng Thọ Bi, qua cây cầu gỗ làng Đại Hội. Thằng Vũ về làng, sống thiếu bạn bè, đâm ra buồn. Nó đã trốn nhà, đi làm liên lạc viên cho đại đội 4. Vũ noi gương anh Kim Đồng. Cha nó mất công tìm đại đội 4. Thì nó đã theo trung đoàn 44.Khoa rất ngưỡng mộ anh. Đối với nó, chỉ Vũ là chiến, là tuyệt cú mèo. Khoa chưa biết Kim Đồng Vũ bao phen giao thông trong rừng, gian lao nguy nan muôn trùng ra sao, song nó biết liên lạc viên của bộ đội oai vô cùng. Nhiều thằng liên lạc đã theo bộ đội, về Tường An. Lưng giắt hai trái lựu đạn, vai đeo ba lô, tay cầm cái thông nòng súng ba-zô-ca, mặt vênh vang. Các chi phụ nữ xúm nhau thăm hỏi thằng liên lạc, và tặng quà bánh, khăn áo. Bộ đội diễn kịch, thằng liên lạc lên hát một bài, đưọc vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Liên lạc viên là hình ảnh mơ ước của nhi đồng súng gỗ. Anh Lý, phụ trách nhi đồng, nói rằng, nhi đồng nào xuất sắc gương mẫu, sẽ được chọn làm liên lạc viên. Thằng Khoa thèm làm liên lạc viên, đến nhỏ rãi. Nó đã tỏ ra xuất sắc. Đang là tiểu đội trưởng, Khoa nhảy lên trung đội trưởng.Làng Tường An nghèo nàn, nhỏ bé, chỉ có hai thôn. Nằm dưới đê sông Trà Lý, suốt đời lo đê vỡ, mà con ngòi duy nhất chả khi nào đầy nước. Buổi sáng, nước dâng chưa tới giữa ngòi, đã buổi trưa nước rút vội. Một nửa con ngòi luôn luôn khô cằn, vào mùa hạ. Thầy địa lý bảo làng không ai khá giả trọn vẹn. Muốn khá giả, phải bỏ làng tha phương cầu thực. Một số người may mắn, ăn nên làm ra. Những người khác thử thời vận mãi tận Hà Nội, rồi cũng đến làm cu ly xe tay, vú em, đầy tớ. Cha thằng Khoa là người may mắn. Anh em nó được đi học, được hưởng văn minh thành thị. Trở về quê hương, giữa đám trẻ con nghèo dốt, tự nhiên, thằng Khoa sáng nước. Sự láu lỉnh của Khoa đã chinh phục hết nhi đồng trong thôn của nó. Chỉ cần kể chuyện Zorro, cứu khốn phò nguy, chuyện cao bồi bắn mọi da đỏ, chuyện Tác Dăng chúa tể sơn lâm, là bọn nhóc con sẵn sàng hoan hô Khoa.Dưới mắt nhi đồng Tường An, thằng Khoa giỏi nhất hạng. Khoa biết đá bóng. Quả bóng ten nít trụi lớp lông trắng bọc ngoài, còn trơ cao su đen thùi của Khoa cũng bắt nhi đồng thèm muốn. Vui lắm, Khoa mới cho bọn nhóc đá bóng cao su. Còn thì toàn bẻ bòng xanh, đem nướng mềm, kéo nhau ra bãi tha ma, Khoa dạy bọn nhóc đá bóng. Nó lấy đất cầy, xếp cột gôn, đem những gôn Luyến, a văng xăng Vọng trộ bọn nhóc. Nào, gôn Luyến đôi tay dính nhựa mít sơ lanh, dính hơn nhựa mít. Nào, a văng xăng Vọng, đôi chân súng đồng, sút bóng như sút tảng đá. Khoa nói gôn với a văng xăng..., bọn nhóc chẳng hiểu gì, phục Khoa sát đất. Nó chê anh Phúc diễn kịch, đóng vai Tây không biết một tí tiếng Tây nào. Anh Thái đóng vai Việt gian, vất đi. Nó khoe sẽ diễn kịch, đóng vai Tây, nói tiếng Tây như... thật. Khoa hay ưỡn ngực: Tao học trường Monguillot, cơ mà!Điều khiến Khoa hậm hực, là nhi đồng Tường An thiếu bộ trống đồng. Từ hai năm nay, Tường An không nằm trong huyện Vũ Tiên nữa, mà hướng sang huyện Thư Trì. Tường An biến thành ranh giới Vũ Tiên-Thư Trì, và thuộc xã Đại Đồng. Mỗi kỳ đại hội nhi đồng xã, tụi Đồng Đức, Đại Đồng đeo trống đánh vang lừng. Tường An đứng nghe, mà mơ ước có bộ trống đồng. Tường An nghèo quá, quỹ làng xác xơ, lấy đâu sắm trống đồng. Tiền nguyệt liễm chả ăn thua gì. Vụ chiêm vừa rồi, nhi đồng đi mót lúa, cắt rạ thuê, vẫn không đủ tiền mua trống. Khoa hy vọng, cuối năm, nhi đồng tát ngòi bắt cá và đi hôi cá, Tường An sẽ có trống đồng. Trống đồng tuyệt diệu. Đêm ngủ chợt thức giấc, Khoa còn nghe tiếng trống đồng, từ làng Đồng Đức, vọng sang. Và, Khoa nuốt nước bọt. Nhi đồng Tường An đá bóng hạ nhi đồng Đồng Đức hàng hai chục quả; một mình Khoa sút lọt gôn Đồng Đức mười bốn quả. Nhi đồng Tuờng An hát hay nhất xã. Nhi đồng Tường An vẽ chân dung bác Hồ, theo trí nhớ, được xã khen. Nhi đồng Tường An chỉ thiếu một bộ trống dồng.Thề hát tới khúc chiến thắngThề phanh thây quân xâm lăngViệt Nam anh dũng hát câu khải hoàn.- Mốt, mốt, mốt hai mốt... Mốt, mốt hai mốt...Đội nhi đồng đã qua cầu Chờ, sắp rẽ vào sân đình. Trung đội trưởng Khoa đếm nhịp thật lớn. Ở sân đình, đội nhi đồng của trung đội trưởng Huệ đang hát bài Quân dân nhất trí. Và, thằng Huệ đếm nhịp hùng dũng ra phết.Huệ không ghét Khoa, nó muốn tỏ nó không thua Khoa. Huệ là thằng nhóc tháo vát nhất thôn trên. Nó theo học võ với ông Tô Đại Hồng, ở Ô Mễ. Huệ biết đánh trung bình tiên, đánh côn. Hễ đêm nào có kịch, là Huệ lên sân khấu múa bài mai hoa quyền, để ganh đua với Khoa cái tài vừa gẩy đàn banjo vừa hát. Huệ bán kim chỉ, ở chợ phiên Ô Mễ. Chợ búa quen rồi, nên Huệ khôn ngoan. Anh Lý yêu cả Khoa lẫn Huệ. Anh đặt một giải thi đua cho hai đội nhi đồng. Bỗng nhiên, Huệ và Khoa trở thành hai đối thủ. Cuối tháng này, hai đội nhi đồng sẽ hát thi, diễn kịch thi. Đội nào hay, trung đội trưởng sẽ đại diện Tường An, chỉ huy toàn thể nhi đồng Tường An, vào những dịp đại hội nhi đồng xã. Và, nếu có trống đồng, đội thắng giải thi đua được sử dụng. Khoa đinh ninh rằng, đội nhi đồng thôn dưới của nó sẽ thắng giải.- Bên trái... quay! Mốt, mốt, mốt hai mốt...Đội nhi đồng đã vào đến sân đình. Trung đội trưởng Khoa lăng xăng hô hoán:- Dậm chân... Dậm!Hơn bốn mươi ông nhóc đang bước, bị phanh chân. Bây giờ, súng gỗ trên vai, các ông đứng một chỗ, chân trái dậm, chân phải nhấc.- Mốt, mốt, mốt, mốt hai mốt!Nhiệt tình và lòng tự phụ tập trung dưới gót chân. Các ông nhãi dậm chết thôi. Chân không mà có thể dậm lún đất. Ở hiên đình, đông đủ thiếu nữ đang chuyện trò vui vẻ. Trung đội trưởng Khoa cứ tưởng có nhiều đôi mắt theo rõi mình, nó làm ra vẻ quan trọng, chẳng một ai buồn cười. Trong cái không gian và thời gian này, không một trò chơi nào lố bịch hết. Toàn những trò chơi yêu nước. Ngay khẩu súng gỗ trên vai nhi đồng còn quan trọng nữa là. Quan trọng cả với người lớn, cả với cụ già. Con gà Huệ đang gáy. Con gà Khoa cần gáy hay hơn. Nó hắng giọng:- Mờ trong bóng chiều... Một, hai, ba...Đội nhi đồng thôn dưới cất tiếng hát:... Một đoàn quân thấp thoángNúi cây rừngLắng tiếng nghe hình dángCủa người anh hùngTrên khu đồi hoangIm trong màn sươngTa ra đi trong một chiều buông âm uÂm thầm trong khói mùBao oan khiên đang về đay hú với gióLà hồn người Nam nhớ thù... [3]Giá trời không sáng trăng và những bước chân không dậm nạnh, đêm khuya vắng, nghe tiếng hát, người ta sẽ tưởng Đoàn quân ma đang đi diệt thực dân Pháp. Bài hát chấm dứt, trung đội trưởng Khoa đếm nhịp:- Mốt, mốt hai mốt...Rồi hô:- Đứng lại... đứng!Một tiếng dậm thật đều, thật lớn. Im lặng. Trung đội trưởng Khoa biểu diễn tài chỉ huy:- Bên trái... quay!Anh Lý đã tới. Huệ và Khoa nhường quyền chỉ huy cho anh. Anh Lý khuyên nhủ nhi đồng hãy gắng sức học tập, để lớn lên đánh đuổi quân xâm lăng. Mỗi buổi tối, anh Lý đều khuyên nhủ như vậy. Muốn được lên chiến khu thăm Bác, tất cả nhi đồng hãy thi đua yêu nước, nhất tâm vâng lệnh bác Hồ và chính phủ kháng chiến. Nhi đồng lắng nghe lời anh Lý. Khuyên nhủ xong, anh Lý kể những chiến thắng, của trung đoàn 44, ở Hưng Yên, Hải Dương, ở liên khu 3, ở chiến khu Việt Bắc, ở Nam Bộ. Giặc Pháp chết tơi bời. Sông Lô ối máu xâm lăng. Tàu thực dân Pháp bị bộ đội ta bắn cháy, chìm nghỉm. Câu cuối cùng của anh Lý là: Cuộc kháng chiến của toàn dân ta nhất định phải thành công, Việt Nam nhất định phải độc lập. Nhi đồng nghe tin chiến thắng, reo hò vang trời. Ở trong tim các ông mặt trời nhỏ đó, giòng máu kiêu hãnh đang réo sôi. Chờ nó réo sôi cực độ, anh Lý nói:- Tối nay, các em tập bắn quỳ, bắn nằm...Súng gỗ đã là súng thật. Khúc cây cũng là khẩu súng. Và, khi anh Lý hô bắn, đạn khạc ra đùng, đoàng... Trăng chiếu sáng hơn. Trăng say sưa nhìn những đứa trẻ Việt Nam học tập yêu nước. Những tiếng đạn mồm nổ liên tiếp. Như thể chiến trận đã về đây, xác thù ngập đường, kín lối. Và, đêm không muốn sáng, với những đứa trẻ không muốn ngủ.68Trời trở lạnh. Ngoài đồng, lúa đã vào mẩy. Bèo trên mặt ao ngả mầu vàng ối. Nhũng bè rau rút ngủ suốt ngày. Vì, gió lộng. Và, lũ gọng vó sợ rét, hết ham đùa giỡn. Pháp đã chiếm giữ Nam Định. Ở bên này, ở ngôi làng bé nhỏ dưới chân đê Trà Lý, đời sống thật bình thản. Không ai sợ giặc Pháp cả. Mọi người chỉ đợi giặc Pháp qua Thái Bình, để cướp súng giặc giết giặc. Bác Hồ đã dạy, Pháp đến Thái Bình là có thái bình. Cho nên, dân Thái Bình nóng lòng chiến đấu. Bởi, Thái Bình là mồ chôn thực dân Pháp. Bởi, Thái Bình chiến thắng, thì toàn quốc sẽ chiến thắng, thủ đô Hà Nội sẽ được giải phóng, và Việt Nam độc lập muôn năm. Trên tường đình, những câu thơ gửi gấm hy vọng kháng chiến thành công vào dân Thái Bình, viết bằng mầu gạch non ngon mắt:Bao giờ du kích Thái BìnhDiệt tan giặc Pháp thì mình lấy ta.Bao giờ yên nước yên nhà,Ba kỳ thống nhất thì ta lấy mình.Dân Thái Bình hãnh diện, nhận trọng trách. Thành thử, mỗi người đều trở thành chiến sĩ. Phụ lão cứu quốc, nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, nhi đồng cứu quốc. Đoàn thể nào cũng tập bắn súng gỗ, tập bò, và tập trận giả... Anh thợ rèn đầu làng đã thắng giải thi đua, vì sản xuất nhiều dao găm, mã tấu. Anh mõ hèn mọn làm trưởng ban tuyên truyền xung phong. Nhiệm vụ của anh vô cùng quan trọng. Anh đã dựng xong bốn cái chòi thông tin, cao ngang ngọn cau. Buổi tối, anh bắc loa đọc tin bộ đội giết giặc Pháp. Ông Tú nấu rượu nắm chức chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Tường An. Lý trưởng Ngạn gia nhập du kích thôn, bị trương tuần Hành bắt gác liên miên. Hễ ngủ gật, bị lôi ra phiên họp phê bình gay gắt. Ông Năm, lang thuốc lá, nhờ để dành trái bòng thật to và mua cái mũ tặng Hồ chủ tịch, được Hồ chủ tịch gửi thư cám ơn, nên buổi họp toàn thôn, hay toàn xã, ông được ngồi ghế danh dự, cạnh chủ tịch. Chánh tổng Hạp ngồi ghế cuối cùng. Ông Năm lồng bức thư của Hồ chủ tịch vào khung kính, treo giữa nhà. Và, từ đó, ông xung phong chữa bệnh không lấy tiền. Bộ đội về làng, ông đem cam, chuối, tiền ủng hộ. Mỗi nhà có một hũ gạo kháng chiến, trước khi vo gạo thổi cơm, bớt ra một nắm, bỏ vào hũ để, lâu lâu Ủy ban tới lấy, gửi nuôi bô đội. Hũ gạo kháng chiến của ông Năm, luôn luôn, đầy nhất. Ông hí hửng ghê lắm, đòi làm cha nuôi bộ đội, đóng góp hơn các bà mẹ nuôi bộ đội.Chẳng có ai không yêu nước. Lòng yêu nước thành thật đến ngây thơ. Ủng hộ một cây tre, cũng là yêu nước. Không khí chờ đợi giặc, diệt giặc sôi nổi liên tục. Đề phòng Việt gian len lỏi, đầu làng và cuối làng dựng cổng tre vững chắc, đêm ngày canh gác cẩn mật. Ban ngày, người lạ mặt vào làng bị hỏi chứng minh thư, bị khám xét kỹ lưỡng. Vô phúc ai mang cuốn sách tiếng Tây màu xanh, đỏ, trắng, bị nghi mang cờ tam tài. Bèn bị trói chặt giải về Ủy ban cứu xét. Ai thủ trong túi lưỡi dao cạo Gillette, còn bọc miếng giấy in hình đầu Tây, bị nghi là Việt gian. Máy bay Bà Già bay tít tắp trên cao, ai vô tình giơ tay vẫy, bị ăn no đòn. Ban đêm, qua cổng làng, phải mang đèn. Phụ nữ canh gác sẽ cùng người đi đêm vấn, đáp như sau:Hỏi:- Ai?Đáp:- Tôi.Hỏi:- Đi đâu?Đáp:- Đi, (Đi đâu thì nói rõ)...Hỏi:- Đứng lại! Đằng sau quay!Nếu người đi đêm chưa kịp đứng lại, phụ nữ canh gác sẽ hô tiếp:- Đứng lại! Đằng sau quay, kẻo tôi bắn!Dù biết phụ nữ canh gác sẽ bắn súng gỗ, người đi đêm cứ tuân lệnh. Bấy giờ, mấy chị phụ nữ từ vọng gác chạy ra xem có phải người trong làng không. Đề phòng Việt gian là công tác hàng đầu, và sôi nổi liên tục. Tạo không khí kháng chiến nhộn nhịp vẫn là nhi đồng súng gỗ. Mà nhi đồng súng gỗ Tường An, chỉ có Khoa và Huệ. Mấy hôm trước, trong cuộc tập trận giả, nhi đồng thôn dưới làm giặc Pháp, đóng đồn ở sân đình, bị nhi đồng thôn trên, làm quân ta, đánh thua tơi bời. Giặc Pháp là phải thua. Trung đội trưởng Huệ bắt quân ta, đeo lá đầy người, bò sước cả đầu gối. Giặc Pháp bắn đạn mồm tưng bừng, quân ta không chết, chồm dậy xung phong. Giặc Pháp biết thân phận, ngã sóng soài, hoặc giơ tay hàng. Tướng Le Petit Khoa thoát vòng vây chạy trốn. Trung đội trửng Huệ dậm chân bực tức. Tối mai, nhi đồng thôn dưới làm quân ta. Trận đánh sẽ xảy ra ở sân chùa. Khoa đã thề sẽ bắt sống Henri Rivière Huệ. Và, nó dẫn nhi đồng thôn dưới ra gò Mối, tuyển lựa quân cảm tử.Sương xuống ướt đẫm cỏ. Gió lạnh. Nhi đồng thôn dưới đứng co ro. Trung đội trưởng Khoa huýt còi:- Tập họp hai hàng dọc!Nhi đồng lục tục vào hàng ngũ.- Nhìn đằng trưóc... thẳng.Trung đội trưởng Khoa đầy quyền uy.- Thôi!Những cánh tay buông đều đặn.- Dậm chân... dậm!Khoa đánh nhịp:- Mốt, mốt, mốt hai mốt...Và bắt giọng:- Đường Lạng Sơn âm u ù u... Một, hai, một...Nhi đồng hát vang;Đường Lạng Sơn âm u ù uTrời bình minh êm ru ù uVẳng nghe tiếng súng trong sương mùĐường chiến khu bao la à aVệ quốc quân xông pha à aChiều im gió lắng nghe tiếng quân caBiên khuBiên khuVang lời quân Chi Lăng reo hòCờ loang máu nhớ in thù xưaDưới trăng mờ ôi gió đưaTiếng húTiếng húTa nhìn qua Cai Kinh ngang tàngVọng tiếng súng Bắc Sơn ầm vangMáu quân thù tràn đầy trên xá lang... [4]Hơi thở từ lồng ngực thoát ra, bốc khói. Hơi thở làm nắng, làm mặt trời đêm bắt sương khô, gió ấm. Những bàn châm dậm mạnh. Xác chết dưới gò cũng rung động, huống chi người sống. Nhịp chân, lời ca, tiếng hô hoán tạo khung trời đêm gò Mối thành khung trời bình minh thơ ấu, của những ông nhô yêu nước. Bài hát đã dứt. Âm thanh còn lan tỏa đó đây. Khoa cho bọn nhãi ngừng dậm chân. Nó hỏi:- Có thằng nào rét không?Câu trả lơì vỡ đất:- Không.Khoa nói:- Tối mai, chúng mình phải bắt sống thằng Henri Rivière Huệ. Chúng mình chơi bộ đội Ký Con, tiêu diệt hết đồn giặc Pháp.Thằng Đàm lo ngại:- Con nhà Huệ có võ.Khoa hất đầu:- Võ của Pháp như cái củ khấm! Võ thực dân chỉ để bắt gà.Thằng Xương rít qua kẽ răng:- Tao sẽ đá trả thù thằng Việt gian Hòe. Bữa nọ, nó đá tao đau quá.Khoa lại hỏi:- Chúng mày có muốn nhi đồng thôn dưới xuất sắc hơn nhi đồng thôn trên không?Bọn nhãi nhao nhao:- Muốn... muốn...Khoa đưa tay vuốt mái tóc ngắn:- Thế, hôm nay, chúng mình tập trận thật chiến. Chỉ cần hai mươi cảm tử quân, là đủ hạ đồn của thằng Henri Rivière Huệ.Khoa cao hứng xô lô một khúc Chiến sĩ thành Tô:Ta là người thành Tô xưaTa về đêm nay say sưaDao găm vung lên một tên Pháp rơi đầuXe bò xe tăng đốt cháySúng đạn thì ta cướp lấy [5]Nó tưởng nó là chiến sĩ thành Tô, đang đốt cháy xe tăng của Pháp, ở Hải Phòng.- Yên chí, tao sẽ thộp cổ thằng Henri Rivière, bắt nó húp nước cáy!Bọn nhãi không hiểu Henri Rivière là gì. Chúng phỏng chừng đó là một thằng thực dân mũi lõ độc ác. Và, chúng chẳng thèm bắt trung đội trưởng Khoa cắt nghĩa.- Bây giờ, tao chọn hai mươi đứa làm bộ đội Ký Con, còn lại là thực dân Pháp.Thẳng Hội nói:- Ông đếch làm giặc Pháp đâu. Ông làm quân ta cơ.Khoa phân trần:- Làm quân ta khổ lắm, mày dám nhảy xuống ao bèo không?Hội dõng dạc đáp:- Dám.- Mày dám chịu đánh đau không?- Dám.Nhiều thằng khác xin xỏ làm quân ta. Hầu như thằng nhãi mào cũng ghét làm giặc Pháp và Việt gian. Làm giặc Pháp và Việt gian sướng vô cùng. Toàn đóng đồn ở chân đống rơm, hay sân chùa, sân đình; không phải đeo lá đầy mình và len lỏi trong bụi tre, bụi dứa. Giặc Pháp chuyên môn thua, chuyên môn bị bắt trói nhốt một chỗ, nên chẳng thằng nào thích làm giặc Pháp. Làm quân ta mà bị giặc Pháp đuổi, phải bông nhông xuống ao, lặn thoát thân. Lạnh như cắt, vẫn bông nhông anh dũng. Lại dám nhảy từ ngọn đống rơm xuống bắt sống giặc. Hễ giặc Pháp bắt được, tra tấn đau cách mấy, không được kêu la, mà phải noi gương anh Kim Đồng. Quân ta đánh trận là chiến thắng. Chiến thắng thì vui khôn tả, hát hò liên hoan, nên bọn nhãi cứ thích làm quân ta.- Khoa ơi, tao đào giun cho mày câu cá trê, mày cho tao làm quân ta nhé!- Tao xúc tép cho mày câu cá rô, nhớ không, Khoa?- Cây ổi nhà tao có cái chạc đẹp tuyệt vời, tao sẽ chặt biếu mày, Khoa-ạ!- Tao xung phong ăn cắp bòng non đá ban.- Tao đan giúp mày bốn cái rọ cá rô.- Tao cho mày hai cái ống lươn.Trung đội trưởng Khoa lắc đầu:- Tao khoái chỉ huy nhi đồng Tường An. Tao khoái nhi đồng thôn mình sẽ giữ bộ trống đồng. Tao khóai quân ta sẽ bắt sống Henri Rivière Huệ. A lê hấp, thằng nào đã làm giặc Pháp, không được làm quân ta.Thằng Ngạn buồn hiu:- Mày phải cho ông làm quân ta một lần chứ?Khoa nói:- Đêm nay, mày được làm quân ta đánh Henri Rivière.Bọn nhãi chia đôi. Bên quân ta, theo trung đội trưởng Khoa, rời gò Mối. Bên giặc Pháp, không có chỉ huy, đóng đồn tại chỗ. Giặc Pháp cầm chắc thua bét tĩ, sau một hồi bắn đạn mồm loạn xà ngầu, nên các ông nhãi chán nản. Khoa dẫn quân đi. Đi dưới ánh trăng mờ. Đi trong sương lạnh. Nó nghĩ tới Vũ. Và, nó mơ thành liên lạc viên. Khoa có nhiều giấc mơ. Dễ chừng, những giấc mơ của nó no đầy hơn cả những giấc mơ của Vũ, khi Vũ bằng tuổi nó. Thời của Vũ thiếu tiếng trống đồng giục giã, từ làng bên vẳng sang, mỗi đêm khuya, những lần Khoa trở giấc. Tiếng trống đồng thật tuyệt diệu. Như thể tiếng quân reo mừng ngày kháng chiến thành công. Khoa đã nghe lính khố xanh đánh trống đồng, thổi kèn bú rích. Tiếng trống đồng của lính khố xanh không làm Khoa xao xuyến. Tiếng trống ấy ồn ào và tầm thường quá đi thôi. Nó chả hòa với tiếng đập của trái tim Khoa, cùng tiếng nứt của một mơ ước đâm chồi.- Này Khoa...- Gì?- Tao cũng khoái đánh trống đồng. Phải bắt sống thằng Hăng e Huệ, thôn mình mới được giữ bộ trống đồng à?- ừ.- Khoa ơi!- Gì?- Con Liên nó khen mày hát hay nhất làng đó.Khoa im lặng. Thằng Đường ngỡ bạn chưa nghe rõ, nhắc lại câu mình đã nói:- Con Liên nó khen mày hát hay nhất làng đó.Khoa hỏi:- Sao mày biết?Đường đáp:- Ông biết tỏng. Mà, mày hát bài Nhớ thủ dô hay thật.Khoa lảng chyện:- Chiều mai, mày nhớ chặt ít ống đu đủ nhé! Kiếm ít đất sét nữa.Đường ngạc nhiên:- Để làm gì?Khoa vỗ vai chiến hữu:- Bắt thằng Henri Rivière.Đoàn quân đã lách qua bụi tre. Khoa cảm hứng, hát khe khẽ:Vì nước suốt canh thâu,trong đêm tàn chân lần điLát sau xuyên bóng mờ, ta xông phaLướt qua rừng rúQua mưa gió giông tố ầm ỹ.Ta nguyền thề quân tham giết quân tham... [6]Khoa thấy, đêm nay, đoàn quân của nó mới giống Đoàn quân ma. Khoa tưởng nó sắp chiếm được đồn Tây, để nhìn rõ nụ cười hai má lúm đồng tiền của con Liên.