Cuộc đối thoại về tạp chí La Ban số ra mắt hóa ra lại không quá gay cấn như Minh Hương và Hoài dự đoán. Anh em nhà văn và cán bộ các ngành liên quan của tỉnh đến dự khá đông và cuộc đối thoại đã diễn ra một cách cởi mở, thắng thắn. Khi có đối thoại, có công luận thì những người có uy quyền, dù ác ý, cũng không thể nói lời phán quyết độc tôn buộc mọi người phải chấp nhận. Minh Hương và Hoài không cần thiết nói nhiều. Anh em nhà văn dự họp đã phát biểu rất có lý có tình và cân phân. Chính trưởng ban tuyên huấn đã xác nhận là thường vụ tỉnh ủy và ban tuyên huấn chưa có đánh giá chính thức và đang chờ đợi thêm ý kiến của bạn đọc. Những ý kiến của một số cán bộ vừa qua, dù có chức quyền, chỉ là ý kiến cá nhân. Cuộc đối thoại về tạp chí La Ban kết quả tương đối lót vì có sự đề kháng mạnh mẽ của anh em nòng cốt nhưng sự việc không chấm dứt ở đó. Vài ngày sau. Minh Hương và Hoài nhận được mấy lá thư góp ý gọi là từ cơ sở, ở các huyện gởi lên, tiếp tục phản ứng đối với tạp chí La Ban số ra mắt. Những lá thư này hầu như đều nhắc lại và phát triển thêm, hệ thống hóa những ý kiến phê phán đã được phát biểu tại cuộc họp ở câu lạc bộ văn hóa, từ đó đưa ra những quy kết có tính cách chính trị như bôi đen chế độ, chống đảng, chống chủ nghĩa xã hội... Người ta không những chỉ quy kết tác giả mà còn cả đối với ban biên tập, cho rằng ban biên tập là người chịu trách nhiệm và yêu cầu tỉnh ủy nghiêm khắc xử lý. Xem xong các lá thư góp ý, Hoài hỏi Minh Hương:- Anh nghĩ sao về các lá thư này, tự phát hay có chỉ đạo?Minh Hương trầm ngâm:- Rõ ràng là có chỉ đạo vì các luận điểm đều giống nhau, sặc mùi chụp mũ chính trị. Có người còn không giấu giếm bằng cách dùng phong bì có tiêu đề của ban tuyên huấn huyện ủy để gởi mặc dù bài viết nhân danh cá nhân. Đây cũng là một cách lập công lấy điểm cấp trên nữa đấy. Chúng ta sẽ còn gay go với cách lãnh đạo và phê bình văn nghệ kiểu này. Tôi cho ta nên công bố những thư này trên tạp chí La ban số 2 và mở ra một cuộc tranh luận. Anh nghĩ thế nào?Đó cũng chính là ý kiến của tôi. Ta cần công khai và không sợ gì phê phán, tranh luận. Ta sẽ dùng công luận để bẻ gãy, đập nát những lối nhận thức và phê bình như thế, lâu nay đã trở thành giáo điều và tư tưởng chỉ đạo. Vấn đề không phải đối với cá nhân những người viết thư mà chính là cả một hệ thống đã hình thành và ngự trị lâu nay trong sinh hoạt văn nghệ và chính trị. Hoài suy nghĩ một lúc rồi đắn đo:- Ta có nên gợi ý cho một số anh em viết bài và cùng đăng song song hai loại ý kiến không? Vì tạp chí của ta định kỳ khá lâu ba tháng mới ra một số, nên nếu chỉ đăng các thư phê phán sẽ có tác dụng bất lợi chăng?Minh Hương khoát lay quả quyết:- Ông đừng ngại. Ta thật vàng không sợ gì lửa. Nếu đăng song song, người ta sẽ đặt dấu hỏi các thư phê phán chưa công bố sao đã có ý kiến phản bác và cho là chúng ta đạo diễn để che chắn, tự biện minh. Cứ đăng ý kiến phê phán trước để chứng tỏ ta không né tránh và không sợ sự phê phán. Đây cũng là một cách kích thích bạn đọc và làm bùng nổ cuộc tranh luận rộng lớn hơn. Minh Hương và Hoài bàn bạc kỳ về cách thức giới thiệu các lá thư phê phán, những chú thích cần thiết của tòa soạn và gợi ý một số điều để cuộc tranh luận sẽ mở ra có trọng điểm. Nhân khi bàn đến ý kiến của các lá thư phê phán yêu cầu truy cứu trách nhiệm và xử lý ban biên tập, Hoài muốn trao đổi thẳng thắn với Minh Hương về một vấn đề anh suy nghĩ khá nhiều gần đây. Tuy Minh Hương và anh khá tâm đắc về nhiều vấn đề trong quan điểm và công việc nhưng dù sao hai người cùng mới chỉ biết nhau và Hoài có cảm giác đang có một hoạt động ngấm ngầm để tách anh ra khỏi Minh Hương. Hoài nói thẳng: - ý kiến nêu cần truy cứu trách nhiệm và xử lý ban biên tập cùng với những dư luận xấu gần đây, tôi cho rằng có một thế lực đang nhắm vào tôi. Anh có nghe gì về những chuyện đó và có nghi ngại đối với tôi điều gì không?Minh Hương nhìn vào mắt Hoài một lúc:- Việc họ nhắm vào ban biên tập dĩ nhiên không loại trừ cả tôi vì tôi là người chịu trách nhiệm chính. Nhưng việc người ta đang tập trung vào ông là điều có thật. Một số việc người ta nói về ông tôi đã biết từ trước nhưng gần đây có dư luận lại nói đến một cách nặng nề hơn, như không những họ bảo lý lịch ông không rõ ràng mà còn nói bố ông là ác ôn đã bị cách mạng diệt, bản thân ông đã từng là sĩ quan ngụy và đã chấp chứa một tên đầu hàng địch, việc kết nạp đảng không rõ ràng... Đại loại như thế. Hoài cảm thấy choáng váng vì một chi tiết trong những điều Minh Hương vừa nói. Về các dư luận có tính cách bôi nhọ cá nhân, gây nghi ngờ về quá trình hoạt động cách mạng, Hoài đã nghe nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên Hoài nghe người ta nhắc đến bố mình. Bố anh mất từ lúc anh mới lên bốn tuổi và anh biết rất ít về bố. Anh được mẹ và những người bà con lớn tuổi kể lại, hồi đó, thời gian đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, bố anh là nhân viên thư ký của một huyện trong chính quyền thuộc Pháp, trong một chuyến đi công tác về tỉnh để lãnh lương cho nhân viên của huyện, chiếc xe đò ông đi bị Việt Minh chặn kiểm soát. Cùng một số người khác, ông bị bắt đưa lên chiến khu, bị giam một thời gian rồi chết vì cuộc sống quá kham khổ và mắc bệnh kiết lỵ. Việc bố anh mất đối với anh chỉ có ảnh hưởng lớn về mặt tình cảm vì anh sống suốt tuổi thơ không có bố, nhiều khi rất tủi thân, nhưng việc đó hoàn toàn không có tác động gì đối với tư tưởng, quan điểm chính trị của anh lúc trưởng thành. Anh đã hình thành dần các tư tưởng, qu!!!240_40.htm!!!
Đã xem 164432 lần.
http://eTruyen.com