Trong cuộc đối thoại giữa các nhà văn và lãnh đạo của tỉnh ủy, sau các phần nghi thức và gợi ý của ban tổ chức do Minh Hương và Hoài chuẩn bị, đến phần trao đổi ý kiến. Hoàng Ly Chân là người đầu tiên giơ tay xin phát biểu. Giọng anh gay gắt ngay từ đầu như một sự bộc phát sau bao dồn nén:- Đảng lãnh đạo văn nghệ ư? Làm gì có chuyện đó. Mười ba năm qua ở đất này chỉ có việc trù dập văn nghệ. Ngay trong cuộc họp này, ít ra cũng có ba nạn nhân mà tôi là một. Đảng đã yêu cầu nói thẳng nói thực, tôi xin nói hết và mong các anh em khác cũng thế. Lãnh đạo không hiểu gì văn nghệ cả và chỉ coi văn nghệ như con hát ngày xưa, như tay sai, thậm chí như đứa con hoang lỡ rồi phải nuôi. Lãnh đạo chỉ muốn được ca ngợi và có người minh họa cho chủ trương chính sách chứ không muốn văn nghệ nói lên sự thật dù chân lý là mục tiêu và tiêu chuẩn đầu tiên của văn học nghệ thuật ở bất cứ thời gian và không gian nào. Một tác phẩm nói lên đôi chút sự thật, ngay lập tức bị coi là đả kích lãnh đạo, bôi đen chế độ và tác giả bị trù dập ngay. Tôi không cần dẫn chứng cụ thể vì ở đây những chuyện đó ai cùng biết. Vậy bây giờ đảng đã đổi mới thì tỉnh ủy cũng phải đổi mới, trước hết bằng cách học để hiểu văn nghệ trước khi nói đến lãnh đạo văn nghệ. Hoàng Ly Chân ngừng lại một chút nhìn quanh hội trường rồi mắt anh dừng lại ở ông trưởng ban tuyên huấn đang ngồi hí hoáy ghi chép ở dẫy bàn gần bục phát biểu. Có lẽ đây là lần đầu liên tỉnh ủy họp không có bàn chủ tọa vì cuộc làm việc được gọi là "đối thoại" theo đề nghị của ban tổ chức. Hoàng Ly Chân cười nhạt một tiếng rồi tiếp tục:- Như đồng chí trưởng ban tuyên huấn tỉnh ủy đây, người lãnh đạo trực tiếp công tác tư tưởng và văn hóa văn nghệ, tôi xin lỗi được nói thẳng, đồng chí dốt lắm, đồng chí học chưa hết cấp ba bổ túc văn hóa thì trình độ đâu để lãnh đạo. Tôi đã nhiều lần nghe đồng chí nói "dù là văn nghệ thì môn phải ra môn, khoai phải ra khoai chứ không thế tả củ môn ra củ khoai được". Đồng chí biết gì về "ý tại ngôn ngoại", về tính đa nghĩa, nhiều tầng của văn học nghệ thuật. Coi văn nghệ như củ môn củ khoai, thậm chí còn tệ hơn mà bao năm nay, đảng giao cho đồng chí lãnh đạo tư tưởng, văn hóa văn nghệ thì văn nghệ xứ này sẽ đi tới đâu?Vừa rồi anh em nhà văn có họp nhau bàn về việc đánh giá nền văn học của xứ này trước khi thành lập hội nhà văn. Theo tôi, làm gì có văn học, nói gì đến nền văn học ở đây. Chỉ có về và các bài luyên thuyên thôi. Không có nhà xuất bản, không có hội nhà văn, không được bồi dưỡng, lại bị đối xử thô bạo thì văn nghệ sĩ làm gì có tác phẩm? Có thể nói tỉnh ta là một vùng đất trắng về văn học trong khi lúc nào cùng tự xưng là trung tâm du lịch - văn hóa - khoa học - kỹ thuật. Ôi? Thật là mỉa mai. Tôi cho rằng đây là trách nhiệm của lãnh đạo và lãnh đạo phải sửa sai. Đó là ý kiến của tôi. Hết. Hoàng Ly Chân gần như hét lên tiếng "hết" trước khi rời bục phát biểu. Cả hội trường lặng đi. Các ông trong thường vụ tỉnh ủy bàng hoàng đến sửng sốt nhưng chưa ai kịp phản ứng gì, có lẽ phân vân không biết nên phản ứng như thế nào. Riêng ông trưởng ban tuyên huấn cúi gầm mặt xuống, không dám ngửng lên. Từ trước không ai dám nói về thường vụ tỉnh ủy như thế. Nhưng mới rồi ở trung ương, ban bí thư cũng có tổ chức gặp mặt đối thoại với văn nghệ sĩ, chính tổng bí thư đã nói đến chuyện "cởi trói" cho văn nghệ sĩ và văn nghệ sĩ cũng đã phê phán đảng không chết nể nang. "Cởi trói" cho họ thì họ vùng lên chứ sao? Không lẽ mới nghe một ý kiến phát biểu đã chặn họng, lại mang tiếng là trù dập. Thôi đành ngậm đắng nghe họ nói vậy. Anh em nhà văn dự họp rất tán thành ý kiến của Hoàng Ly Chân, tuy một số người không thích, thậm chí khó chịu vì thái độ đả kích cá nhân một cách hằn học, thô bạo đối với trưởng ban luyên huấn mà họ biết trước đây có nhiều va chạm với anh ta. Sau mấy phút im lặng như tờ, Nguyên Lâm đứng lên phát biểu tại chỗ:- Đây là cuộc đối thoại nên tôi phát biểu không cần xin phép. Tôi cùng miễn lên bục vì tôi nói to đủ cho mọi người nghe, không cần micro. Tôi cho rằng lực lượng sáng tác của tỉnh ta có, khá phong phú nữa là khác nếu biết tập họp. Hồi mới giải phóng, tôi còn nhớ câu lạc bộ văn học nghệ thuật của tỉnh ta hoạt động khá sôi nổi nhưng chỉ một thời gian ngắn rồi tan tác. Bao nhiêu văn nghệ sĩ phải bỏ xứ này mà đi hoặc phải gác bút. Đất không lành, chim không đậu, đó là lẽ tất nhiên. Ai là người chịu trách nhiệm về điều này nếu không phải là lãnh đạo của tỉnh ủy vì "đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối"?Tôi đồng ý với anh Hoàng Ly Chân, ở xứ này không có một nền văn học. Nói "nền" nghe lớn lao quá. Nhưng tác phẩm vẫn có chứ không đến nỗi là vùng trắng như anh Chân nói, có điều chưa thể đánh giá một cách chính xác, vì người có tài hay không có tài khó xác định vì anh em không có điều kiện xuất hiện. Tuy nhiên cần xác định ngay rằng lãnh đạo của tỉnh ủy không có công gì trong việc sáng tạo văn học nghệ thuật của anh em cả. Đó là việc hoàn toàn tự thân và tự phát của anh em văn nghệ sĩ. Lãnh đạo chỉ hạn chế chứ không hề phát huy họ. Do đó, trong cuộc gặp mặt đối thoại này, tôi cho rằng nên đánh giá tình hình góc độ lãnh đạo chứ không nên đánh giá tác giả và tác phẩm vì rất khó nhận diện văn nghệ xứ này. Bối cảnh xã hội đẻ ra văn học nghệ thuật không bình thường, hay nói khác đi, không có bối cảnh xã hội đẻ ra văn học nghệ thuật ở xứ này. Khuôn mặt văn học nghệ thuật bị méo mó và khó nhận diện. Vì vậy ta nên nói đến cách tiếp cận, nhận diện văn học nghệ thuật trước khi bàn đến bản thân văn học nghệ thuật. Trong hoàn cảnh đó, không thể không nói đến nhân cách của người làm văn học nghệ thuật dù anh ta có tài năng hay không. ở đây có điều mà người ta gọi là dùng khí. Theo tôi, dũng khí của người làm văn học nghệ thuật không phải ở chỗ đứng cheo leo nơi bờ vực thẳm mà đứng vững trên đất bằng, cả khi đất bằng dậy sóng. Tôi đã là nạn nhân vì chuyện "Ngài vô sản" như các bạn đều biết nhưng tôi quyết không bỏ chạy và không bẻ bút. Tôi ngã xuống ở đâu sẽ đứng lên và tiếp tục chiến đấu ngay tại đó. Dù có được xuất hiện hay không tôi vẫn cứ viết, không ai có thể cướp giật ngòi bút khỏi tay tôi được. Cả việc thành lập hội nhà văn nữa, có thì càng vui, anh em giúp đỡ động viên nhau, không thì phần ai cứ sáng tác. Tôi đã làm mấy câu thơ về việc thành lập hội, có nhắc đến Nguyễn Du và tôi hiểu rõ rằng thời Nguyễn Du có hội đâu mà ông vẫn có những tác phẩm để đời. Tôi tự nhận mình không có tài năng gì bao nhiêu, nhưng nhất quyết không vì lý do gì mà bẻ cong ngòi bút. Xin tỉnh ủy nhớ cho điều đó. Khi Nguyên Lâm vừa ngừng lời, hàng chục cánh lay đã nhất loạt giơ lên xin phát biểu. Không khí đã được hâm nóng và nhiệt tình, cả sự bất mãn, thậm chí căm giận bao lâu nay được dịp bùng nổ. Đặc biệt, cây bút nữ Lê Hương đã làm mọi người sửng sốt vì cách diễn đạt táo bạo của cô. Lê Hương là một trong vài cây bút nữ hiếm hoi của xứ này. Cô viết nhiều nhưng thỉnh thoảng mới đăng đây đó vài truyện ngắn và cô là người có tham vọng sẽ viết được những tác phẩm lớn. Hôm nay cô ăn mặc thật diện. Chiếc rô-be hồng và chiếc áo len cùng màu hồng mỏng tanh khoác hờ mặc dù trời khá lạnh. Đôi mắt lo của cô tô viên đen sẫm và một chiếc nơ màu hồng cài lệch lên mái tóc uốn quăn buông xòa. Cô nói như kêu lên:- Lâu nay không ai hiểu tôi. Mọi người cho tác phẩm của tôi có tư tưởng tiểu tư sản, thiếu quan điểm lập trường nên năm thì mười họa mới đăng cho tôi một truyện ngắn sau khi đã làm tình làm tội và bắt tôi sửa chửa be bét. Tôi xin nói không là tôi sẽ dũng cảm mang hoang thai. Các đồng chí đừng cười. Dù tác phẩm của tôi có bị thương tích, bị người đời ruồng bỏ tôi vẫn cưu mang đến cùng. Một ngày nào đó đời sẽ hiểu tôi. Lê Hương ngồi xuống trong tiếng cười nói ầm ỹ:- Ai là đồng tác giả của hoang thai? Anh Hoàng Ly Chân, anh Nguyên Lâm hay người nào khai báo rõ đi. - Tôi xin xung phong nhận làm bố đỡ đầu của đứa con hoang. Nhờ chuyện "hoang thai" của Lê Hương mà không khí buổi đối thoại cùng đỡ căng thẳng. Ngay phó bí thư tỉnh ủy và mấy ông trong thường vụ cũng phải cười ruồi. Văn chương có khác. Thực chất, ban thường vụ tỉnh ủy rất lo ngại về việc tổ chức cuộc gặp mặt đối thoại này, dù ban bí thư trung ương đã có làm ở trung ương. Sau khi nấn ná, trì hoàn mãi, cuối cùng, trước khi tổ chức, thường vụ tỉnh ủy đã mời Minh Hương và Hoài đến làm việc đòi hỏi xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và phải lãnh đạo chặt chẽ cuộc đối thoại. Đây vẫn là cách làm xưa nay của đảng để tạo ra sự nhất trí cao trong các hội nghị, thực chất là "chúng khẩu đồng từ". Mọi người chỉ quán triệt, nói theo nghị quyết ý của lãnh đạo chứ không ai dám nói khác. Hiếm hoi mới có một vài ý kiến thắc mắc, yêu cầu làm sáng tỏ. Làm như thế, hội nghị mới được coi là thành công và hầu như bao giờ cũng thành công tốt đẹp. "Thành công tốt đẹp" là câu kết luận của bất cứ đại hội, hội nghị nào của đảng, chính quyền, đoàn thể từ xưa đến nay mà mọi việc, kể cả việc bầu cử đều được sắp đặt trước. Minh Hương và Hoài đã nói rõ là dù có đặt ra mục đích yêu cầu gì trong cuộc đối thoại, vẫn có thể có những bất ngờ và không ai có thể bịt miệng người ta được, nhất là bịt miệng các nhà văn. Dù thế, để chiều ý lãnh đạo và để làm hết trách nhiệm, hai người đã soạn hắn một bản nói về mục đích, yêu cầu, thông qua thường vụ tỉnh ủy và quay ronéo gởi kèm với giấy mời họp. Thường vụ tỉnh ủy vẫn chưa yên tâm nên còn giao thêm trách nhiệm cho Minh Hương và Hoài, với tư cách đảng viên, phải góp phần lãnh đạo cuộc đối thoại, không để xảy ra điều đáng tiếc, dù trong cuộc đối thoại này, trừ bí thư tỉnh ủy bận đi họp ở trung ương, còn lại tất cả ủy viên ban thường vụ đều có mặt đầy đủ. Bí thư tỉnh ủy hiện nay chính là ông Hoàng, nguyên bí thư huyện ủy nơi Hoài công tác trước đây. Trong mười năm, sau mấy kỳ đại hội của đảng bộ tỉnh, ông đã đạt được ước nguyện ngồi vào chiếc ghế bí thư tỉnh ủy. Bước đi lên của ông khá nhiều sóng gió trong cuộc đấu tranh nội bộ nhưng cuối cùng ông đã thắng vì ông vốn là một cán bộ kháng chiến kỳ cựu đã bám trụ đất này hơn hai mươi năm và ông đã gây được thế lực trong đoàn cán bộ, đảng viên chủ chốt ở các huyện và cơ sở. Tuy nhiên hiện nay ông có mối lo là đối tượng tranh chấp địa vị của ông lại chính là phó bí thư tỉnh ủy. Trong đại hội đảng bộ tỉnh vừa qua, ông đã không đưa được vào chức phó người cùng cánh của mình mà phải nhượng chiếc ghế đó cho người của cánh đối lập. Ông Hoàng có tham vọng giữ vị trí bí thư tỉnh ủy vài nhiệm kỳ, được cơ cấu vào trung ương, rồi có thể được bổ nhiệm một chức vụ cao hơn nữa ở trung ương trước khi về hưu, mặc dù hiện nay ông đã hơn sáu mươi tuổi. Lớn tuổi một chút có sao đâu, càng nhiều kinh nghiệm và kiên định lập trường quan điểm. Các đồng chí lãnh đạo ở trung ương đều trên dưới bảy mươi, thậm chí tám mươi mà vẫn lãnh đạo đảng và đất nước vững vàng vượt qua bao sóng gió. Truyền thống của đảng ta là thế mà. Ông Vọng, phó bí thư tỉnh ủy, tuy thế lực trong đảng bộ tỉnh yếu hơn ông Hoàng nhưng có ưu điểm hơn hẳn về tuổi tác và trình độ ông Vọng mới hơn năm mươi, đại diện cho lực lượng trẻ kế thừa đang lên, lại tốt nghiệp đại học, trong khi ông Hoàng mới học chưa hết cấp hai vì suốt mấy mươi năm chỉ ở trong rừng lo lãnh đạo kháng chiến, đâu được học hành gì. Ông Vọng mới nắm chức vụ phó bí thư hơn hai năm nhưng đã ra sức kéo bè cánh, là một đối thủ đáng gờm của bí thư tỉnh ủy, có khả năng lật nhào ông Hoàng trong nhiệm kỳ tới. Ông Vọng tỏ ra khôn ngoan, mềm dẻo và nói năng bài bản, đúng nghị quyết, lại có vẻ uyên bác, trí thức chứ không "dùi đục chấm mầm cáy" kiểu nông dân như ông Hoàng. Bận họp ở trung ương là một lý do nhưng thực chất ông Hoàng muốn đẩy ông Vọng ra đương đầu với lũ nhà văn mà ông biết rõ là một lũ lắm lời, nhiều lý luận và đầy bất mãn. Nếu cuộc đối thoại với các nhà văn thành công tốt đẹp, đó là thành tích của ban thường vụ tỉnh ủy do bí thư lãnh đạo. Nếu cuộc họp thất bại, tất nhiên do người chủ trì thiếu năng lực. Ông Vọng hoàn toàn hiểu rõ điều đó nên ông đã chuẩn bị rất kỹ và muốn qua cuộc đối thoại này, uy tín của ông được tăng lên vì giới văn nghệ, trí thức ông còn lãnh đạo nổi huống gì các đối tượng khác. Nếu giới này ủng hộ ông, họ sẽ là cái loa tuyên truyền tốt nhất cho uy tín của ông. Hôm nay tuy bị nóng mặt về những lời lẽ như búa bổ của các nhà văn, ông vẫn giữ bình tĩnh vì chưa có ai trực tiếp đả kích ông, còn việc phê phán lãnh đạo của tỉnh uỷ trong thời gian trước đây lại là trách nhiệm của người khác vì lúc đó ông chưa đảm đương trọng trách ở tỉnh. Đến phần tổng kết cuộc đối thoại, sau khi Minh Hương tóm tắt ý kiến của anh em nhà văn và đưa ra một số đề xuất cụ thể, ông đã dành hơn một giờ để phát biểu. Đầu tiên ông nói về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của văn học nghệ thuật theo các sách lý luận mà ông đã bỏ công nghiên cứu mấy hôm nay. Ông vốn tốt nghiệp đại học nên điều này chang khó khăn gì. Ông dẫn chứng lời của các nhà văn đông tây kim cổ hết sức rành mạch và đầy thuyết phục, tỏ ra rất am hiểu lãnh vực này. Ông chỉ nhắc lướt qua vấn nạn của nhà văn và cho rằng các điều đó đã thuộc về quá khứ, không nên nhắc nhiều mà nên hướng về tương lai. Ông thông cảm nhưng cùng trách nhẹ các văn nghệ sĩ là có người sống phóng túng, bê tha rượu chè làm ảnh hưởng đến uy tín của giới văn nghệ trong xã hội. Ông chia xẻ nỗi khó khăn trong đời sống vật chất của anh em và hứa hẹn nhiều biện pháp giúp đơ thiết thực. Ông động viên anh em phấn đấu vào đảng vì số đảng viên trong nghệ sĩ, trí thức còn quá ít và đảng rất muốn bổ sung lực lượng này vào đội ngũ của mình. Ông thân ái mời anh em lại thăm ông. ở cơ quan hay nhà riêng giờ nào cùng được để xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn vì tấm lòng của lãnh đạo rất ưu ái anh em văn nghệ sĩ, trí thức nhưng nhiều khi anh em mặc cảm nên đưa đến ngộ nhận. Nhiều anh em nhà văn dự cuộc đối thoại nghe ông Vọng nói thấy cũng mát ruột. Có người còn vỗ tay hoan hô khi nghe những câu tâm đắc. Ông tự thấy mình thành công trong buổi làm việc sóng gió này. Sau khi phát biểu xong, ông còn hỏi ai có ý kiến gì thêm về ý kiến của ông, ra vẻ hết sức thận trọng, không áp đặt đối với anh em văn nghệ sĩ, trí thức, một điều hoàn toàn khác với thông lệ trong các cuộc họp của tỉnh ủy, vì ý kiến của lãnh đạo là chỉ thị, là chân lý, chỉ có thực hiện chứ không bàn cãi gì nữa. Anh em nhà văn nhìn nhau. Kể ra ý kiến thì thiếu gì điều phải bàn cài, nhưng anh em đã họp đến hai ngày, nói tương đối hả, lúc này đã gần năm giờ chiều nên không ai muốn nói gì thêm. Chợt Hoài đứng lên, đi tới bục phát biểu, xin được có ý kiến bằng cách kể một câu chuyện ngắn. Mọi người ngạc nhiên chờ đợi vì giờ này còn kể chuyện làm gì. Anh nói chậm rãi, cố ý làm cho mọi người phải lắng nghe:- Tôi vừa đọc lại "Cổ học tinh hoa" và thấy có câu chuyện "Nhan Súc nói chuyện với Te Vương" rất có ý nghĩa đối với cuộc đối thoại của chúng ta hôm nay. "Vua Tuyên Vương nước Tề đến chơi nhà Nhan Súc, bảo: "Súc lại đây"Nhan Súc cùng bảo: "Vua lại đây". Các quan thấy vậy, nói: "Vua là bậc chí tôn, Súc là kẻ thần hạ". Vua bảo "Súc lại đây". Súc cùng bảo "Vua lại đây" như thế nghe có được không?"Nhan Súc nói: "Vua gọi Súc, mà Súc lại, thì Súc là người hâm mộ thần thế. Súc gọi vua mà vua lại thì vua là người quý trọng hiền sĩ. Nếu để Súc này mang tiếng hâm mộ quyền thế, thì sao bằng để nhà vua được tiếng quý trọng hiền tài. "Vua nghe nói giận lắm, gắt lên rằng: "Vua quý hay sĩ quý?"Nhan Súc đáp: "Sĩ quý, vua không quý. "Vua hỏi: "Có sách nào nói thế không?"Nhan Súc thưa: "Có. Ngày trước, nước Tần sang đánh nước Tề, có hạ lệnh: lai dám đến gần mộ ông Liều Hạ Quý mà kiếm củi thì phải xử tử. " Lại có lệnh: "Ai lấy đầu vua Tề thì được phong hầu và thưởng nghìn lạng vàng". Xem thế đủ biết cái đầu ông vua sống thực không bằng cái mả kẻ sĩ đã chết". Câu chuyện còn một đoạn nữa nhưng chắc kể đến đây là đủ. Xin cám ơn các bạn. Hoài rời bục phát biểu khi anh em nhà văn ào ào rời chỗ ngồi ra về. Ra đến sân, trong tiếng cười đùa, chợt có người hét to:- Hoài lại đây! Có người khác nói nhỏ hơn:- Phó bí thư lại đây. Ông Vọng ván còn ngồi tại chỗ sắp xếp lại giấy tờ. Ông nghe rõ tất cả. Ông lẩm bẩm: "Bọn nhà văn này gớm thật".