Ba năm qua, sau khi bị trục xuất ra khỏi cơ quan hội nhà văn, tôi đã về sống một nơi hoang váng mà tôi tạm gọi là thung lũng trầm tư.Đó là một thung lũng nho nằm ven thành phố Sương Mù. Thung lũng chạy dài giữa hai cánh rừng thông và rực rỡ hoa vàng, hoa quỳ dại, một loại hướng dương - quay về phía mặt trời - như tâm hồn tôi vẫn ngưỡng vọng về ánh sáng. Cám ơn thiên nhiên đã cho tôi một biểu tượng và sự đồng cảm tuyệt vời để sống trong thời gian này. Nơi tôi ở là nông trại của một người quen. Ông ta cho tôi ở và nhờ trông nom giúp vì thời gian này ông đang thiếu người chăm sóc Tôi sống một mình. Hoàn toàn một mình. Đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, ngủ, làm việc, suy nghĩ, nói một mình. Đối diện với mình, soi rọi chính mình, thấy mình một mình trong hoang vắng và cô độc là một nỗi đau kỳ thú. Các bạn đừng nghĩ tôi sống kiểu ẩn dật tách rời khỏi thế giới. Ngoài thì giờ lao động chân lay, tôi dành thời gian viết nốt tác phẩm mà tôi đã khởi thảo từ mấy năm trước và coi đây là một món nợ phải trả cho đời. Tôi cùng thường xuyên theo dõi tình hình qua chiếc đài nhỏ và không lạc hậu với tình hình đất nước, thế giới lắm đâu. Ngoài ra, thỉnh thoảng cũng có mấy anh em tâm huyết cũ đến thăm nói chuyện thế sự, nhân tình. Lá thư này gởi cho các bạn chính là đoạn kết của tác phẩm đó. Thực ra không phải tôi chỉ sáng tác khi ngồi viết mà chính ra tôi sống với tác phẩm trong mọi lúc, kể cả trong giấc ngủ. Tôi nghĩ về tác phẩm trên mỗi bước chán thầm lặng, mỗi nhát cuốc bổ sâu vào lòng đất. Tôi phẩy tác phẩm nơi đóa hoa hé mở, nơi gốc cỏ dại chen lẫn trong vườn rau. Tôi nghe tác phẩm trong những câu thơ xưa, những hồi ức về mọi chuyện vọng về ngân nga trong trí tưởng. Tôi hiểu tác phẩm khi thấy mặt trời lên và chìm trong bóng đêm. Tôi liên tưởng đến tác phẩm khi nghe những bản tin thời sự về đủ mọi vấn đề đang diễn ra khắp nơi trên thế giới. Tôi hòa tan vào tác phẩm khi niềm đau nhức, cơn khắc khoải dậy lên trong cả hồn xác. Tóm lại tôi đã viết tác phẩm bằng toàn bộ con người mình trong mọi nơi, mọi lúc. Tác phẩm chính là tôi, cuộc sống của tôi. Đó là một cuộc sống hòa lần giữa thực và mơ, một sự tồn tại đảy đủ nhất mà tôi đã có từ trước tới nay. Tác phẩm bao gồm những con người, sự việc có thật và những nhân vật, sự việc hư cấu hay một phần hư cấu. Con người và sự việc có thật mang chính tên họ của mình và như đã xảy ra trong thực tế. Dĩ nhiên cách trình bày và nhìn nhận là của người viết. Tác phẩm xuất hiện từ cuộc đời, làm sao nó có thể thiếu vắng hiện thực. Tôi hiểu cuộc đời qua chính tôi, qua những người quen biết, những điều trông thấy, sống trải. Tôi xây dựng tác phẩm từ đó chứ không thể lấy chất liệu từ hư không (dù hư không chính là quê hương tôi sẽ quay về khi từ già cuộc sống này). Tôi không cần ám chỉ. Tôi viết những điều tôi nghĩ, tôi chiêm nghiệm về mọi người, mọi chuyện. Đó là quyền tối thượng của nhà văn, một con người có ý thức rõ ràng về việc mình làm. Tuy nhiên đây là tác phẩm, là tiểu thuyết, non thực ra nó không phải là cuộc đời mà chính là cuộc đời đã thăng hoa trong nghệ thuật. Đó cũng là quan niệm giản đơn của tôi khi sáng tác. Bao nhiêu biến cố trên thế giới và trong nước đã xảy ra từ khi tôi vào sống trong thung lũng trầm tư này, có liên quan đến dòng suy niệm của tôi. Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu sụp đổ. Biến cố ở Thiên An Môn, Trung Quốc. Liên xô tan rã. Việt nam rút quân khỏi Campuchia, tiếp tục đổi mới, mở cửa về kinh tế nhưng vẫn siết chặt về chính trị. Vụ Bùi Tín ra nước ngoài tố cáo chế độ. Vụ Dương Thu Hương bị nhà cầm quyền bắt giữ. Vụ Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan bị quản thúc. Vụ Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ bị đập tan... Các nhân vật trong tác phẩm của tôi tiếp tục sống và hành động theo lương tri, bản chất của họ và diễn biến của thời cuộc, càng ngày càng bộc lộ rõ mình ra. Cho đến lúc này, Hoài vẫn chưa được tin tức gì về Vy và Sơ Huyền. Họ vẫn còn sống một nơi nào đó, cách xa anh nhưng trong cùng cuộc đời này. Hoài biết đến một lúc nào đó Vy sẽ trở lại với anh hoặc anh sẽ tìm đến với cô. Lẽ nào một gắn kết và chia xẻ đến như thế lại kết thúc bằng chia lìa. Dù có biết bao nhiêu mâu thuẫn, ngộ nhận, đau đớn, đó mãi mãi là ân tình. Ân tình và khổ lụy chính là định mệnh của Hoài và Vy để cùng nhau đi trọn đường trần. Còn Sơ Huyền, đó là một định mệnh khác. Mảnh trăng non đó vẫn treo nghiêng trong suốt cuộc đời Hoài, soi chiếu lên tâm hồn anh ánh sáng lung linh của một thứ hạnh phúc ảo ảnh. Ông Tân và các đảng viên trong chi bộ Trung Kiên cũ, người về hưu đúng tuổi, người về hưu non, kẻ bỏ mảnh đất họ đã từng chiến đấu để tha phương cầu thực, người chết dần mòn trong nghèo đói. Một tên Tư Trung phản bội đầu hàng nào đó bỗng trở thành nỗi ám ảnh và lưỡi gươm treo lơ lửng trên cái gọi là sinh mệnh chính trị của họ mà họ vẫn không sao hiểu được. Niềm tin phai nhạt dần. Cay đắng và phần uất tăng lên trong tâm hồn họ theo dòng thời cuộc. Mây Đầu Non đã viết được hàng ngàn bài thơ bi tráng, ngang tàng, tục tĩu theo phong cách độc đáo của anh nhưng không báo nào chịu đăng. Anh đã đi đến một số tòa soạn, đề nghị đăng tải và sẽ trả tiền cho họ thay vì họ trả nhuận bút cho anh. Họ chỉ cười vào mặt "thằng khùng thời đại". Đồi thông anh trồng vừa mới bén ré, chớm xanh, đã bị bọn người đến chiếm đất đốt rụi. Trong một cuộc tranh chấp, anh còn bị bọn chúng đập gằn bể đầu và nội vụ phải đưa ra tòa. Mây Đầu Non hết bay trên đầu núi mà phải vác chiếu "đáo tụng đình". Anh không chạy đâu cho thoát cuộc đời này. Về mấy cha con ông già đẩy xe củi Hoài vãn gặp, có lần Hoài trở về chốn cũ, nghe tin ông già đã chết mà vẫn chưa thấy được chủ nghĩa xã hội. Hai đứa con ông đã trở thành hai chàng thanh niên vẫn tiếp tục "sự nghiệp kiếm củi" của bố. Người anh đã có vợ, vợ đang mang bầu nhưng cũng cùng đi đẩy củi với chồng. Họ gặp lại anh nơi đầu dốc định mệnh và nhìn anh như một người xa lạ.Câu chuyện về Hội nhà văn chưa được kết thúc dứt khoát. Tỉnh ủy không cho hội hoạt động nhưng cũng không dám công khai giải tán nó, có lẽ vì sợ thêm tai tiếng. Nó tồn tại như một vấn đề còn treo lơ lửng, một cục xương gà "khạc chẳng ra, nuốt chẳng vô". Minh Hương liên tục gởi các kiến nghị, tố cáo những người lãnh đạo trong tỉnh ủy và yêu cầu trung ương trục xuất họ ra khỏi đảng. Anh vẫn còn tin tưởng vào những người cấp tiến trong đảng, về một sự phân hóa nội bộ có thể làm thay đổi tình hình mang tính chất quyết định. Người ta tiếp tục bao vây, đe dọa, mua chuộc anh không được nên đang tính dùng biện pháp hành chính cho anh về hưu và trục xuất ra khỏi thành phố Sương Mù. Hà Sĩ Phu viết một bài tiểu luận tựa đề "Dắt tay nhau, đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ", chỉ ra những nghịch lý của chủ nghĩa xã hội và yêu cầu quay ngược những tấm biển chỉ đường của chế độ. Bài viết của anh tuy chưa đăng tải ở đâu nhưng được nhiều anh em trí thức nhiều nơi trong nước phổ biến, chuyền tay đọc và sự việc này được báo cáo với trung ương đảng. Trung ương đảng đã chỉ đạo một chiến địch tấn công vào bài viết này, coi đây là điển hình của tư tưởng phần động, phủ nhận sạch trơn. Trên ba mươi bài viết đả kích được đăng tải trên các báo chính thức của trung ương của các nhà lý luận, các giáo sư tiến sĩ triết học, thậm chí được đưa vào trong các văn kiện chính thức được trình bày trong đại hội đảng toàn quốc. Anh đã bị bắt, xét hỏi và sau đó bị bao vây, quản thúc chặt chẽ... Nguyễn Đại Lư đã hết tin tưởng vào việc góp ý xây dựng đảng. Anh tiếp tục công khai phê phán mạnh mẽ những người cầm quyền trong các buổi họp chính thức mà anh tham dự. Anh cũng ra sức nghiên cứu về lý luận để tìm ra một con đường cho đất nước giữa trận thế hồn mang của thời đại khi cộng sản và tư bản đang tác động lẩn nhau, chuyển hóa cho nhau, nhưng hạnh phúc của con người, của dân tộc anh vẫn chưa tìm thấy. Nguyên Lâm được mời làm chủ biên một tờ báo chính thức của tỉnh và được ưu đãi đặc biệt. Anh không còn chống đối nữa mà ra sức phục vụ tốt và dần xa rời những người bạn tâm huyết cũ. Hoàng Ly Chân chạy chọt khắp nơi nhưng không có cơ quan nào sử dụng, tiếp tục làm cái "loa phát thanh công cộng" ở quán bên đường. Nguyễn Vũ quay sang làm kinh tế, thường luận đàm thế sự bằng một giọng bạt mạng và chửi vung cả thiên hạ. Yên Trung được cất nhắc vào một chức vụ cao hơn, xa lánh anh em văn nghệ tâm huyết, bộc lộ rõ là một kẻ cơ hội và trở thành một ông quan cách mạng trong thời kỳ mới. Chinh Ba về hưu non, làm vườn kiếm sống và tự an ủi: Nguyễn Du không cần hội nhà văn vẫn có tác phẩm đề đời.Bí thư và phó bí thư tỉnh ủy sau những cuộc tranh chấp quyết liệt vẫn giữ thế cân bằng. Bí thư vẫn là bí thư dù là bí thư tỉnh ủy duy nhất không được bầu vào Trung ương đảng vì năng lực quá kém và nhiều tai tiếng. Phó bí thư chuyển sang làm chủ tịch Uy ban nhân dân tỉnh sau một cuộc bầu cử bổ sung Hội đồng nhân dân được sắp xếp đúng luận, kỹ lưỡng và "dân chủ"!!Các nhân vật ở trung ương mà Minh Hương, Hoài và nhiều anh em văn nghệ sĩ, trí thức cấp tiến yêu cầu cách chức lại được đề bạt cao hơn, giữ những chức vụ quan trọng hơn. Họ tiếp tục chỉ đạo, điều hành đất nước, tiếp tục đi nước ngoài, tiếp tục ký kết hợp tác với các công ty nước ngoài vào làm ăn, tiếp tục hưởng thụ thành quả không phải của chủ nghĩa xã hội mà của quyền lực trong nền kinh tế thị trường, trở thành những nhà tư sản nhưng vẫn mang nhãn hiệu xã hội chủ nghĩa. Người ta gọi họ là tư bản đỏ. Họ đang bắt tay với tư bản xanh và cố gắng giữ vững quyền lực của mình. Đúng như Hà Sĩ Phu đã rút ra kết luận: Chiếm hữu quyền lực là chiếm hữu tất cả. Một vài ủy viên trung ương đảng được coi là cấp tiến, rất hiếm hoi, dưới sức ép của đa số bảo thủ đang cầm quyền, đã lặng lẽ rút lui khỏi chính trường. Họ được nhà nước lôi ra phong tặng các huân chương, danh hiệu cao quý và những cái này trở thành những cái gông xiềng xích họ vào trong sự bất lực và ăn năn ở lứa tuổi già.Báo chí, xuất bản, càng lúc càng bị siết chặt. Một số ban biên tập các tờ báo có xu hướng tiến bộ bị cách chức, khống chế. Những văn nghệ sĩ có tâm huyết hoặc gác bút, hoặc chỉ viết cho mình và bè bạn đọc. Một số khác chịu uốn cong ngòi bút, uốn lưỡi và uốn cả lưng để được giữ một chiếc ghế, hưởng một đặc quyền bố thí nào đó của những người cầm quyền. Một rừng báo chí chính thức của cả nước vang lên hòa âm chói tai của một bản tụng ca chế độ. Thỉnh thoảng, đây đó mới có một vài bài nói thẳng nói thật hiếm hoi hoặc đôi bài viết "lách" mà người đọc phải đọc giữa hai hàng chữ. Người ta công khai độc quyền yêu nước, độc quyền báo chí, xuất bản, độc quyền tư tưởng, độc quyền ngôn luận, trong khi vẫn lớn tiếng rêu rao về tự do, dân chủ, nhân quyền, ghi đủ mọi quyền tự do của con người trong hiến pháp. Một bầu không khí nặng nề phủ chụp lên tâm trạng của những người nghệ sĩ, trí thức tâm huyết. Trong hoàn cảnh đó, tôi viết cho các bạn lá thư này, cũng là đoạn kết của tác phẩm mà tôi vừa viết đến những dòng chót. Đối với tôi tác phẩm cũng chính là cuộc sống và cuộc sống tan hòa vào tác phẩm. Các bạn thân mến, Ngày xưa Khổng Tử nói: "Tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi lại thiên mệnh". Ngày nay ở các lứa tuổi đó ta vẫn còn hoài nghi và chưa hiểu được thiên mệnh, thậm chí còn chưa hiểu được nhân mệnh. Hay lại ở thời đại này ta phải suốt đời tìm kiếm? Không phải một đời, một thế hệ mà các thể hệ đều liên tục tìm kiếm vì lịch sử chuyển biến không ngừng và luôn luôn đặt ra những tình huống để giải quyết. Thuở 20, chúng ta đã lên án và phủ nhận thế hệ đàn anh. Bây giờ, chúng ta lại đương đầu với tình thế đó. Chúng ta tự hào với tuổi trẻ của mình, đã sống trong sáng, trung thực và dấn thân cho lý tưởng, nhưng chúng ta đã làm được gì, đã có thể bình yên, thỏa mãn ở lứa tuổi tứ thập, ngũ thập này chưa? Có thể ai đó tự hài lòng nhưng còn bao người luôn khắc khoải vì vận nước, nghĩa đời và tàm hồn không thôi nhức nhối. Chúng ta nhiều tham vọng, ảo vọng quá chăng trong giấc mộng lấp bể vá trời? Cá nhân nhỏ bé vô cùng trong trường kỳ lịch sử. Nhưng không có cá nhân làm sao có lịch sử, dân tộc, đất nước? Chúng ta đã tự gắn mình với số phận của lịch sử, đất nước và trách nhiệm đó thật nặng nề. Có người nói người nghệ sĩ - trí thức đứng trong trời đất, giữa thiên thu, giữa giấc-mơ-khát-vọng-chân-thiện-mỹ muôn đời của nhân loại, sá gì phải chống chế độ này, chế độ khác. Đúng không? Các chế độ chính trị thường chắn ngang đường và chi phối đến cả bản thân cuộc sống của người nghệ sĩ - trí thức, đã làm hủy hoại nhân cách, tài năng, làm tha hóa và thậm chí tiêu diệt bao nhiêu người nghệ sĩ - trí thức. Vậy thì người nghệ sĩ - trí thức làm thế nào có thể đứng ngoài, đứng lên chính trị được? Vấn đề này đã cũ xưa lắm rồi nhưng mỗi thời đại lại được đặt ra hoàn toàn mới mẻ, vô cùng nóng bỏng trước lương tâm của người nghệ sĩ - trí thức. Đừng ai lên mặt kiêu ngạo đã hiểu và giải quyết nó rồi. Anh, hãy trả lời đi. Anh chọn cái thiện hay cái ác? Anh dám chống lại nhà cầm quyền vô đạo không? Anh dám sống trung thực với chính mình không? Anh nhận cây gậy hay củ cà-rốt? Anh dám nói thẳng nói thực không? Anh chọn bình yên cho bản thân gia đình hay gian nan trả giá? Anh có đắp tai ngoảnh mặt? Anh có ngụy tín? Tiếng nói lương tri, giá trị cao nhất của người nghệ sĩ - trí thức ở đâu? Miếng mồi danh lợi cám dỗ anh đến mức nào?... Anh đã làm được gì trước những vấn nạn mà chính lương tri và đất nước anh đang đặt ra?Có người nói dân tộc này giờ đây hèn lắm, chịu nô lệ, tủi nhục, mất quyền làm người cùng đáng thôi. Nhận xét đó có cực đoan không? Trong lịch sử quá khứ, dân tộc này đã không hèn, ai cùng biết và tự hào về điều đó. Nhưng hiện nay có bao nhiêu nghệ sĩ - trí thức đã không hèn?Hữu Lần suốt đời làm "cây gỗ vuông chành chạnh" không cho ai lăn lóc. Nguyễn Minh Châu đọc "ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ". Dương Thu Hương chỉ ra "thiên đường mù". Trần Mạnh Hảo công khai tuyên bố "ly thân". Bùi Minh Quốc "hỏi tội những thằng thẻ đỏ tim đen". Xuân Sách thực tả "chân dung nhà văn" của một chế độ. Trần Huy Quang qua "Linh nghiệm" nhận định lại sự nghiệp lành tụ... Hoàng Minh Chính, Nguyễn Khắc Viện, Phan Đình Diệu, Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan... vạch trần những sai lầm của chế độ. Đủ chưa? Một dân tộc có 4.000 năm lịch sử đấu tranh mà hiện nay những người dám nói lên tiếng nói của lương tri như thế vẫn còn quá ít? Và phải chăng nói lên được như thế là đã hoàn thành sứ mệnh? Còn bao kẻ chỉ biết ăn bánh vẽ như Chế Lan Viên mà vẫn ráng ngồi dự tiệc cho đến cuối đời vì sợ mất phần? Bao nhiêu văn nghệ sĩ - trí thức chỉ biết hát bài tụng ca chế độ dù trong lòng có thể nghĩ khác? Và những Nguyên Ngọc, Xuân Cang, Ma Văn Kháng... có đứng vững được trước nỗi sợ và cám dỗ?Dĩ nhiên mọi người có thể suy nghĩ và đánh giá về chế độ khác nhau. Nhưng đâu là chân lý khi tiếng nói công khai chỉ có một chiều và những lời trái ngược bị quy là phản động, bị ngăn cấm, bưng bít? Không thể có chuyện độc quyền yêu nước, độc quyền chân lý. Có người đã nói đến mối quan hệ giữa độc đảng với độc quyền, độc tài, độc ác. Lịch sử tất cả các dân tộc trên thế giới đã chứng minh điều đó. Không ai có thể biện minh cho sự độc tài. Đó chỉ là lý của kẻ mạnh. Và phải chăng lý của kẻ mạnh bao giờ cùng đúng? Trong những hoàn cảnh bị áp bức, sức mạnh tinh thần của một dân tộc ở đâu? ở sự quật cường của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân và thường khởi đầu bằng sự thức tỉnh của một bộ phận tiên tiến nhất trong đó có người nghệ sĩ - trí thức. Tiếng nói lương tri phải được cất lên, ngọn lửa trí tuệ phải được thắp sáng để hướng dẫn, soi đường trong đêm đen. Nếu bộ phận này không làm tròn vai trò của họ thì số phận dân tộc cùng khó đổi thay. Phần lớn nghệ sĩ - trí thức không phải là những người làm chính trị chuyên nghiệp nhưng họ đã dự báo những đỗi thay và những cuộc cách mạng. Cần có sự kết hợp giữa những người làm chính trị chuyên nghiệp với những người nghệ sĩ - trí thức cùng nhận thức và lý tưởng. Họ ở đâu và kết hợp như thế nào? Phải chăng trả lời câu hỏi này chính là lời giải đáp cho một giai đoạn lịch sử?Có người nói những người nghệ sĩ - trí thức chân chính thường không có tiền, không có quyền, không có thế lực nên họ sẽ chẳng làm được gì và trong chế độ nào họ cũng là những kẻ thua cuộc. Có người nói nghệ sĩ - trí thức là những kẻ yếu so với những người cầm quyền nhưng họ sẽ đặt tư tưởng, tác phẩm của mình vào trong lòng chế độ vô đạo như những quả mìn không có cách gờ. Quả mìn đó đến một lúc sẽ làm nổ tung chế độ. Có người nói trong giai đoạn này những người nghệ sĩ - trí thức chân chính đã thua đậm, thua cay không còn gì cứu vãn. Những người kiên cường nhất may ra chỉ còn giữ được chết nhân cách. Những nhận định trên đâu có chứa đựng sự thật và đâu đặt nghệ sĩ - trí thức vào trong thế yếu. Tại sao bộ phận tiên tiến nhất của một dân tộc lại tự mình đứng trong thế yếu? Phải chăng họ thiếu dũng khí để làm một khởi đầu, khởi đầu cho mọi biến động mà nếu không có nó các biến động không thể diễn ra? Có dũng khí nghĩa là có can đảm chấp nhận trả giá và hy sinh. Điều đó không dễ dàng chết nào, đối với bất cứ ai. Hiện nay chúng ta đang sống như thế nào?Phần lớn ai cũng phải làm một cái gì đó để kiếm sống, kể cả bằng nghề cầm bút. Cuộc mưu sinh thật gay go, nhất là đối với những nghệ sĩ - trí thức chân chính. Có lẽ phần đông đều có tâm trạng như Cao Bá Quát:Trói chân kỳ, ký tra vào rọRút ruột tang bồng trả nợ conChúng ta thấm thía biết bao tâm trạng này của người xưa và tình cảnh đó là bi kịch hàng ngàn đời của bao thế hệ trí thức. Nhưng mấy ai đã dám công nhiên tuyên bố và hành động như Cao Bá Quát:Bình Dương, Bồ Bản võ Nghiêu, ThuầnMục Dzx, Minh Điền hữu Võ, Thangdù phải chấp nhận rơi đầu trên pháp trường?Có lẽ phần đông chúng ta ai cùng tự nghĩ phải cố giữ lấy lương lâm, sống với một tấm lòng nhưng điều đó thật không dễ. Vì ta phải đối mặt hằng ngày với bao điều ngang trái và sự ngụy tín, thỏa hiệp đến lúc nào không biết, hay biết mà vẫn chấp nhận. Hình thức trang trí dân chủ bao giờ cũng cần thiết cho một chế độ độc tài khôn ngoan trong thời đại ngày nay. Và nhiều người vẫn ảo tưởng dù sao mình cũng đã làm một cái gì. Có người không chấp nhận "ăn thóc nhà Chu", nhưng không ai nhịn đói đến chết như Bá Di, Thúc Tề. Dĩ nhiên Bá Di, Thúc Tè quá cực đoan và nhận thức không tới vì thóc nào phải của nhà Chu? Dù sao, đứng ra bên ngoài, hoàn toàn bất hợp tác cũng là một thái độ tích cực vì nó dứt khoát và rõ ràng. Có người muốn dùng tác phẩm đề đóng đinh cái ác vào văn học, nghệ thuật, lưu lại cho ngàn đời sau, coi đó là sứ mệnh và việc duy nhất có thể làm, đáng làm của người nghệ sĩ. Tác phẩm có thể được công bó hoặc chưa công bố nhưng sáng tác với ý hướng trên chính là lý do tồn tại của người nghệ sĩ. Đó phải chăng cũng là một thái độ tích cực?Các bạn thân mến, Tôi đã cố gắng hoàn tất tác phẩm này để lý giải một phần về sự phản bội, một vấn đề lớn và vĩnh cửu của con người. Ai đã phản bội và thế nào là phản bội? Tôi vẫn tin có những người cộng sản chân chính là những người tốt, đã một thời là những người tốt và hiện nay vẫn còn những người tốt, nhưng quyền lực đã làm người ta tha hóa và có thể trở thành những kẻ phản bội. Những người nghệ sĩ - trí thức chân chính là những người tốt nhưng sự sợ hãi và cám dỗ danh lợi cũng có lúc làm người ta phản bội. Phản bội còn đến trong tình yêu, tình bạn và trong các mối quan hệ khác giữa con người và con người. Có lẽ phải nhiều tác phẩm mới phác thảo được căn bệnh bất trị này của con người qua mọi thời đạiNhiều người muốn đi tìm một giải pháp. Những người cầm quyền dĩ nhiên có giải pháp của họ. Nhưng đâu là giải pháp đúng? Qua tình hình thế giới gần đây, mọi người đều sợ những biến động đưa đến nội chiến, hận thù, đổ vỡ, suy thoái, phân ly... nhưng có phải vì thế mà những người cầm quyền có quyền độc tài độc đoán, đứng trên nhân dân để bắt mọi người phải khuất phục? Họ là ai và họ có quyền đó không? Họ có thể thay đổi không?Lịch sử đất nước và thế giới đã qua nhiều trang. Bao nhiêu khái niệm cần phải được xét lại. Ngụy và cách mạng? Tay sai đế quốc và yêu nước chân chính. Chiến tranh giải phóng và chiến tranh hủy diệt? Anh hùng và gian hùng? Cộng sản và tư bản? Chân chính và phản bội? Dân chủ và độc tài? Đa nguyên và độc quyền lãnh đạo?... Không có gì được coi là cấm kỵ đối với tư tưởng và sự tìm kiếm chán lý của con người. Gác qua một bên mọi định kiến, hòa giải hoà hợp dân tộc phải chăng là một con đường tuy khó khăn nhưng là con đường duy nhất đúng trong hoàn cảnh hiện nay?Các bạn thân mến, Chúng ta đã chia xẻ biết bao điều trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động và bão táp. Các bạn có bình yên không? Tôi tin rằng những ai thực sự có lòng, dù đang sống theo một cách nào đó bè ngoài vẫn không sao có thể bình yên được, dù ít hay nhiều, dù thoáng qua hay không thôi khắc khoải. Tôi vẫn chưa ra được cơn khủng hoảng và khát vọng tìm kiếm một con đường. Xin các bạn hãy cho tôi những lời tâm sự và những lời khuyên. Điều đó chắc chắn sẽ mang lại cho tôi ngọn lửa, ánh sáng và tình thân, những cái cần thiết vô cùng cho tôi, cho chúng ta, trong lúc này. Tôi gởi tác phẩm này, lá thư này đến các bạn thân, những người tâm huyết, nhưng cùng để gởi đến cho mọi người, kể cả những người đã và sẽ coi tôi như một kẻ phá hoại. Phải chăng lắng nghe và đối thoại sẽ là cánh cửa mở ra một con đường?Thành phố Sương Mù, viết ngắt quãng 1988-1992____________________________________________