Tựa của Đặng Tiến

Nửa đời nhìn lại là tác phẩm viết từ trong nước gửi ra xuất bản ở nước ngoài. Đây không phải là trường hợp đầu tiên; tiền lệ đã có hồi ký của Nguyền Hiến Lê, truyện của Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài. Trường hợp Nửa đời nhìn lại có hơi khác. Tiêu Dao Bảo Cự là tác giả chưa nổi tiếng, chưa có sách xuất bản; mặt khác tác phẩm trực diện đòi tự do dân chủ với chính quyền cộng sản.
Tác giả tên thật là Bảo Cự sinh năm 1945 tại Huế, lớn lên và tốt nghiệp đại học ở đây. Anh tích cực tham gia những phong trào sinh viên tranh đấu chống chính quyền Sài Gòn từ 1963. Dạy học tại Buôn Ma Thuộc rồi Bảo Lộc, anh hoạt động nội thành cho Mặt Trận Giải Phóng, gia nhập đảng cộng sản năm 1974. Sau 1975, anh được kiểm tra hồ sơ và xác nhận đảng tịch; anh làm cán bộ các đoàn thể và mặt trận và 1987-88 là ủy viên thường trực Hội văn nghệ tỉnh Lâm Đồng và phó tổng biên tập báo Langbian. Cuối năm 1988, nhân phong trào "đổi mới", "cởi trói văn nghệ", Tiêu Dao Bảo Cự cùng nhà thơ Bùi Minh Quốc, chủ tịch Hội văn nghệ Lâm Đồng, và nhà thơ Hữu Loan trong Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm 1957, và vài người nửa tổ chức một chuyến đi suốt đất nước để đấu tranh cho tự do dân chủ, từ tỉnh này sang tỉnh khác. Dĩ nhiên là các anh chống lại đường lối của Trung ương Đảng.
Đến Huế thì đoàn được lệnh phải trở về. Nhưng các anh vẫn đi tiếp ra đến Hà Nội, tiếp tục vận động các giới trí thức, văn nghệ đòi hỏi đổi mới thật sự. Các anh đà đi 6.000 km trong một tháng 14 ngày và gây tiếng vang lớn trong dư luận. Chỉ mấy tháng sau, anh cùng với Bùi Minh Quốc bị khai trừ khỏi Đảng, cách chức ở Hội Văn Nghệ. Anh hiện sống lây lất tại Lâm Đồng, nhưng vẫn tiếp tục đấu tranh và sáng tác.
Trong những tầng lớp quần chúng đã hợp tác với cộng sản, đảng viên hay không đảng viên, Tiêu Dao Bảo Cự thuộc vào thế hệ bất hạnh. Từ những cuộc tranh đấu lại Huế những năm 1963 và sau đó, anh mang một lý lịch không thuận lợi: nhìn từ phía nào đi nưa, anh và các bạn đồng hội đồng thuyền của anh đều bị nghi kỵ và đố kỵ. Từ phía cộng sản, ngoan ngoãn lắm anh sẽ được yên thân trong một chức vụ gì đó ở Mặt Trận Tổ Quốc hay Hội Đồng Nhân Dân; xông xáo khôn khéo lắm, may ra được một chân đại biểu quốc hội ngồi chơi xơi nước - là hết nấc. Từ phía những người chống cộng, hay không ưa cộng sản, anh là kẻ "phản bội", nối giáo cho giặc; họ thù ghét anh hơn thù ghét các đảng viên chính tông chính thống hét ra lửa mửa ra khói. Anh và các bạn đồng lứa không ngờ sự đời như thế; họ đã sống những ngày tranh đấu 1963-1966 ngây thơ và sôi nổi như một cuộc tình đầu: yêu nước, yêu lẽ phải, hồn nhiên như yêu một cô gái. Sau này, thời gian - nhất là biến cố Mậu Thân 1968 - sẽ tạo ra cho tình cảm ấy một nội dung chính trị, mà lúc đầu nó không có hay không rõ nét.
Những bậc đàn anh đã tham gia cuộc cách mạng 1945 may mắn hơn vì thuận dòng hơn với xã hội chính trị chung quanh - dù rằng vẫn có nhiều bội bạc và cay đắng.
Dù hiểu hai chữ Cách Mạng theo nghĩa lý tưởng nhất, Tiêu Dao Bảo Cự vẫn giữ thân phận làm dâu. Anh như người đàn bà làm vợ lẽ bán chính thức cho một người con trai thứ, phải về dự những dám giỗ kỵ bên gia đình chồng. Anh chỉ nên léng phéng ở vườn sau, quét tước chút đỉnh. chẻ củi nhặt rau. Đằng này anh lại ngang nhiên đòi tự do dân chủ, ngang nhiên lên nhà trên, trước bàn thờ gia tiên đối đáp với mẹ chồng và nhà chồng. Không ai nghe anh đâu. Xã hội Việt nam là một ổ phong kiến. Trên lớp vua quan và cường hào xưa kia, ngày nay lớp đảng viên còn khe khắt gấp bội lần hơn. Tiêu Dao Bảo Cự có lần tự hỏi về thế yếu của nghệ sĩ và trí thức: "Tại sao bộ phận tiên tiến nhất của một dân tộc lại tự mình đứng trong thế yếu. Tôi không biết nghệ sĩ và trí thức Việt nam có tiên tiến hay không, nhưng chắc chắn họ chưa bao giờ chọn được chỗ đứng - dù ở thế mạnh hay thế yếu. Họ giống như người phụ nữ thời xưa, quyền thế đặt đâu thì ngồi đấy. Tài giỏi như Nguyễn Du mà suốt đời làm quan đành phải im hơi lặng tiếng. Công cán như Nguyễn Trãi rồi cùng bị tru di vì một đôi lời nói thẳng. Trước những tấm gương ấy, trí thức của chúng la đã có truyền thống thuần phục lâu đời. Dĩ nhiên là vẫn có những tiếng nói lẻ loi, từ Chu Văn An, Nguyễn Trường Tộ đến Dương Thu Hương, Hoàng Minh Chính, nhưng những tiếng nói đó không làm thành dư luận. Vì từ lâu, người trí thức chỉ là những cá nhân, không tạo được một tầng lớp có lực lượng, có quần chúng, có hậu thuẫn. Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ hiện nay, người trí thức đáng lẽ phải là ngọn gió tiền phong. Nhưng có thật thế không? Hay là ngược lại, trí thức trong thâm tâm cũng sợ dân chủ, vì được dân chủ thì mất quyền lợi riêng tư, những đặc quyền đặc miễn bất thành văn đã tích luỹ từ thời này sang thời khác? Do đó, tiếng nói của những con người thấp cổ bé miệng, một đời oan khuất như Tiêu Dao Bảo Cự, là một đóng góp quý hiếm. Trong lịch sử nhân loại, không có một cuộc đấu tranh nào cho tự do dân chủ mà lại vô ích, chỉ có những con người hèn nhát, ích kỷ và đố kỵ là vô ích.
Sách chia làm ba phần rõ nét. Hai phần đầu Những dấu hỏi và Trong vòng kiềm tỏa là tiểu thuyết, có tính cách hư cấu dù rằng được xây dựng trên kinh nghiệm sống và thời cuộc. Phần ba Cuộc đấu không cân sức nghiêng về bút ký, kể lại hậu quả Cuộc hành trình cuối đông chuyến đi từ Lâm Đồng ra Hà Nội cuối 1988, những khai trừ, tranh chấp, giằng co, đấu đá, xen lẫn với nhiều trang tiểu thuyết còn lại của hai phần trước. Sự khác nhau chủ yếu giữa tiểu thuyết và bút ký nằm trong cách hành văn và xây dựng nhân vật. Bút ký ghi chép thực tại trong khi tiểu thuyết cách điệu thực tại. Tuy vậy, việc phân đoạn của tác giả có phần hấp tấp nên người đọc dễ lạc vào trong một cấu trúc không thuần khiết. Tiêu Dao Bảo Cự có vê nôn nao muốn sớm truyền đạt đến người đọc những ưu tư, thao thức của mình, trong một giai đoạn đấu tranh vì dân chủ mà anh cho là quan trọng, nên không đặt nặng vấn đề kiến trúc tác phẩrn. ấy là điều đáng tiếc vì tác giả có tài năng và chất liệu để viết tiểu thuyết cũng như bút ký. Tuy nhiên, thiếu kiên nhẫn, anh đã kết hợp hai thể loại làm giảm hiệu lực của tác phẩm. Đây không phải là một câu nệ về hình thức mà là một quy luật về chức năng: mỗi thể loại tạo ra một khí hậu riêng, và chính cái khí hậu ấy sẽ tạo đời sống lâu dài cho tác phẩm, còn những tư liệu và tư tưởng mà tác giả đưa ra, dù tha thiết đến đâu cùng chóng chìm vào quên lãng... Nguyễn Tuân là bậc tài hoa và dồi dào vốn sống, nhưng chỉ viết bút ký mà không bao giờ viết tiểu thuyết. Và điều người đọc yêu mến và ghi nhớ ở Nguyễn Tuân là phong cách, lối viết, lối nói của Nguyễn Tuân, chứ không phải nội dung những chuyện ông kể lại.
Giữa hai thể loại trong Nửa đời nhìn lại, bản thân tôi chuộng phần tiểu thuyết là cái phần cốt lõi, giàu rung cảm, đằm thắm và tế nhị, dù viết chưa đều tay. Những thông tin về xã hội miền Nam những năm 1975-1978 được gạn lọc qua nghệ thuật nên sâu sắc hơn nhưng trang ký sự về sau.
Nhưng chúng ta không thể đánh giá Nửa đời nhìn lại như một tác phẩm nghệ thuật bình thường, vì nó được gởi ra nước ngoài trong nghịch cảnh. Chúng lôi hết lòng ủng hộ Tiêu Dao Bao Cự vì can trường của anh và những đóng góp của anh vào cuộc tranh thủ tự do dân chủ cho đất nước. Chúng tôi hoan nghênh bạn bè anh đã góp công góp của để tác phẩm được chào đời, và hoan nghênh nhà xuất bản Thế Kỷ đã lưu tâm giới thiệu nâng đỡ một tác giả mới, sống và viết trong nghịch cảnh.
Đặng Tiến
15-11-1993

Truyện Nửa đời nhìn lại Tựa của Đặng Tiến Đoạn mở đầu 1. Dấu hỏi đầu tiên 2. Một nét ưu tư 3. Nguồn gốc bi kịch 4. Chính trị và tình cảm 5. Xung đột 6. Chính trị và tình cảm 7. Chủ nghĩa xã hội 8. Tôn giáo 9. ích kỷ 10. ý đồ 11. Mây Đầu Non 12. Nỗi đau 13. Thực chất một chi bộ 14. Bài giảng trong nhà thờ 15. Giữa hai sức ép 16. Linh mục và tôn giáo 17. Thương cảm 18. Kiểm điểm 19. Né tránh trách nhiệm 20. Vĩnh biệt 21. Giọt nước làm tràn ly 22. Mây Đầu Non 23. Nhức nhối 24. Căm giận 25. Bất lực 26. Giã biệt. Những dấu hỏi Phần II : Trong vòng kiềm tỏa 2. Lại về với nhau 3. Đối thoại với tỉnh ủy 4. Tạp chí La Ban 5. Bên bờ vực hư vô 6. Cú đấm trong bóng tối 7. Sơ Huyền ngày gặp lại 8. Âm mưu và đố kỵ 9. Ngựa hoang bị xiềng 10. Thủ đoạn 11. Bi kịch 12. Mây Đầu Non 3 13. Điều kiện 14. Đuổi bắt đến hư vô 15. Nhà văn và quyền lực chính trị 16. Tự do và ràng buộc 17. Sự thật ơi 18. Xót xa êm dịu 19. Câu chuyện một học giả 20. Đổi mới? Mây Đầu Non 21. Thêm một lần giã biệt Đoạn trung chuyển Phần III Cuộc đấu không cân sức 2. Đảng 3. Dưới mưa đêm 4. Tranh thủ hay đấu tranh 5. Bước đầu sôi động 6. Cơn lốc xoáy vào trong 7. Sức mạnh từ chân lý 8. Trước khi quá muộn 9. Chuyên chính vô sản 10 Phản trắc 11 Bút ký của người bị khai trừ đảng 12. Thung lũng mai anh đào 13. Ai đáng bị cách chức 14. Nguồn gốc của tai họa 15. Gốc thông trăm năm 16. Dân chủ và quyền lực 17. Con đường của quyền lực 18. Ân tình và khổ lụy 19. Sương mù 20. Mê đồ trận cuối cùng 21. Tiếng ngân dài trong hư không Đoạn kết Bạt ( của Hà Sĩ Phu) Phụ Lục 1 Phụ Lục 2