Sinh hoạt tình dục giống như khiêu vũ, nam dẫn nữ theo, nam dẫn dắt, nữ phối hợp. Đặc điểm này của sinh hoạt tình dục cũng là do nhân tố sinh lý tình dục của con người quyết định. Giới tính nam nữ ngoài được phân biệt ở khí quan sinh dục ra còn có một đặc trưng giới tính ngoại hình rất rõ nữa gọi là đặc trưng thứ hai của giới tính. Nói một cách tương đối nam có thân hình cao lớn, nữ mảnh dẻ, do đó nam khỏe hơn nữ, nữ yếu hơn nam. Để thích ứng với trạng thái tâm lý đó, sinh hoạt tình dục theo phép nam dẫn nữ theo là hết sức hoà hợp. Đặc trưng giới tính ngoại hình không chịu ảnh hưởng của hình thái văn hoá và hình thái lịch sử xã hội. Nó cũng không chịu ảnh hưởng của nhân chủng. Bất kể là người cổ Hy Lạp, cổ La Mã, hoặc là người hiện đại phương Đông, phương Tây, bất kể là cư dân tại các thành thị hiện đại hoá hoặc các dân tộc lạc hậu sống ở nơi rừng sâu nguyên thuỷ, đặc trưng giới tính của họ đều giống nhau, không ai có thể che đậy được. Và cũng chẳng có ai thấy khốn khổ khó hiểu vì sự phân biệt nam nữ. Dù nam mặc giả gái, gái mặc giả nam, đều thường dễ bị phát hiện ngay. Theo thống kê, chiều cao của nam bình quân hơn nữ 8%, thể trọng nặng hơn 20%. Kết quả thống kê này về cơ bản giống nhau ở các vùng trên thế giới và đối với mọi chủng tộc. Vậy nguyên nhân nào đã gây ra khác biệt ngoại hình giữa nam và nữ. Loài người vốn khao khát mãnh liệt tri thức không thể không cảm thấy rất thích thú tìm hiểu nguồn gốc sinh ra đặc trưng đó. Lâu nay các nhà sinh vật học vẫn cố tìm cách khám phá bí ẩn này. Darwin người sáng lập ra Tiến hoá luận, đưa ra học thuyết nổi tiếng "Sự chọn lọc giới tính" để giải thích nguồn gốc đặc trưng thứ hai này của giới tính. ông cho rằng đặc trưng này là kết quả của sự chọn lọc đào thải tự nhiên, đàn ông yếu đuối thì không thể chống chọi được thiên tai và cũng không thể thắng được dã thú hung dữ, chỉ có bị tiêu diệt mà thôi. Vì vậy số đàn ông còn sinh tồn đều rất cường tráng. Quan điểm của Darwin rất khó được chứng minh. Sự tiến hoá của nhân loại đã diễn ra trong một lịch sử dài nhiều triệu năm, không ai có thể hiểu thấu các tình tiết trong đó. Do đó về mặt này đành phải dựa vào tư duy chặt chẽ và giả thiết táo bạo của các nhà khoa học. Giả thiết hay nhất của các nhà nhân loại học là “Thân hình có liên quan với vợ". Họ cho rằng hình thức giao phối “một chồng nhiều vợ" của loài người sơ kỳ đã làm nảy sinh sự khác biệt về thể hình nam nữ. Nhìn theo góc độ tiến hoá sinh vật, cái quyết định thân hình động vật là phương thức sinh hoạt tự nhiên của động vật, trong đó quan trọng nhất là phương thức giao phối. Phương thức sinh hoạt đã quyết định cấu tạo thân thể động vật. Vì vậy các nhà động vật học chỉ cần nắm được phương thức kiếm ăn của động vật là có thể suy đoán đại thể hành vi sinh hoạt, hình thức giao phối, thậm chí khí quan sinh dục của động vật. Vì vậy muốn tìm hiểu đặc trưng thứ hai về giới tính của loài người thì trước hết phải nghiên cứu phương thức kiếm ăn, tiếp đó nghiên cứu phương thức sinh hoạt của loài người. Loài vượn cổ tổ tiên của loài người là động vật ăn cỏ với nguồn thức ăn là thực vật. Khi con người tách ra khỏi con vượn thì loài người sơ kỳ trở thành loại động vật có tính xã hội ăn cả thực vật và thịt. Động vật ăn thịt thường có móng sác, răng nhọn, hành động hung dữ, lanh lẹ, thế mà con người lại không có vũ khí bẩm sinh đó cho nên phải đoàn kết sống thành quần thể, dựa vào sức mạnh hiệp tác và trí tuệ tập thể để săn bắt kiếm ăn, thịt kiếm được phải phân phối công bằng trong quần thể, nếu không sẽ phá sự đoàn kết và sức mạnh săn bắt kiếm ăn của quần thể. Phương thức sinh hoạt như vậy đã quyết định phương thức giao phối của loài người sơ kỳ, về cơ bản duy trì chế độ giao phối đơn nhất một nam một nữ. Vì phần lớn đàn ông chỉ có thể nuôi sống một vợ và con cái, nhưng cũng không hạn chế nghiêm ngặt tạp giao, đồng thì có một số ít đàn ông lấy vài vợ. Phương thức giao phối này gọi là “hiện tượng một chồng nhiều vợ mức độ thấp". Hình thức giao phối này rất khác với chế độ tạp giao hỗn loạn khi loài người mới tiến hoá từ động vật thành người. Trước hết nó đòi hỏi thân hình và sức lực của đàn ông phải mạnh. Đàn ông đã có vợ là phải có thân hình mạnh khoẻ, có năng lực kiếm được thức ăn, nuôi sống được vài người vợ và con cái. Con trẻ mới sinh ra chậm trưởng thành, cần được nuôi dưỡng một thời gian dài mới có thể tham gia săn bắt kiếm ăn. Đàn ông. Còn cần có năng lực tự vệ, ngăn chặn người khác cướp vợ mình. Áp lực cạnh tranh về hai mặt nói trên đã thúc đẩy các cá thể đàn ông, có thân hình cao lớn hơn đàn bà. Ngoài ra đàn ông khôi ngô, mạnh mẽ hơn, đáp ứng được yêu cầu sinh lý làm tình với nhiều vợ. Nếu không thoả mãn được tình dục của một vài người vợ thì sẽ bị thất bại trong cạnh tranh. Hiện tượng một chồng nhiều vợ này chỉ ở mức độ thấp nên sự khác nhau về thân hình giữa hai giới tính không lớn lắm. Con người là một loại động vật có tư duy, cạnh tranh giữa đàn ông với nhau không phải chỉ về thể lực mà còn về cả trí lực và cá tính. Đối với loài người sơ kỳ, cạnh tranh trí lực và cá tính cũng khá quan trọng trong việc bảo vệ vợ. Các nhà nhân loại học sở dĩ đã đưa ra suy luận thú vị "Thân thể có liên quan với vợ" vì đã nghiên cứu so sánh nhiều loại động vật có vú. Trong các loài động vật có vú, nếu giống đực và giống cái có thân hình khác nhau thì đúng là loài động vật đó thực hành chế độ giao phối một đực nhiều cái. Thân hình con đực càng lớn hơn thì càng có nhiều vợ, hai cái đó tỷ lệ thuận với nhau. Loài vượn tay dài duy trì nghiêm ngặt chế độ gia đình một chồng một vợ nên thân hình hai con đực cái gần giống nhau. Đại tinh tinh theo chế độ một chồng nhiều vợ, một con đực thường chiếm hữu 3 con cái nên thân hình con đực to gấp đôi con cái. Thể trọng một số động vật cũng tỷ lệ thuận với số con cái làm vợ. Ví dụ con báo biển nặng tới 3 tấn, gấp vài chục lần thể trọng của con cái, và thực tế nó đã có tới 40 con cái làm vợ. Trong các động vật theo chế độ một chồng một vợ, mỗi con đực đều có thể chiếm hữu một con cái nên giữa các con đực không diễn ra cuộc cạnh tranh ác liệt chiếm con cái. Do đó thân hình con đực không cần lớn hơn con cái. Còn trong loài động vật theo chế độ một chồng nhiều vợ thì các con đực phải cạnh tranh kịch liệt với nhau để chiếm hữu được nhiều con cái. Lúc này thân hình và sức mạnh là nhân tố then chốt giành thắng lợi, tất nhiên thân hình càng lớn càng có lợi. Vận dụng giả thuyết "Thân hình có liên quan với vợ”, còn có thể giải thích nguồn gốc đặc trưng thứ hai về giới tính của loài người. Thân hình đã là một nhân tố trong cạnh tranh chiếm hữu vợ thì đặc trưng thứ hai cũng phải như vậy. Nó có tác dụng về hai mặt: hấp dẫn con khác giới tính giao tính phối và khoe sức mạnh với con cùng giới tính. Cách giải thích như vậy cũng được chứng minh từ sinh hoạt của giới động vật. Ví dụ con Đại tinh tinh đực sinh hoạt theo kiểu một chồng nhiều vợ nên đặc trưng thứ hai rất rõ, trên đầu nó có bờm rõ, lưng có lông trắng bạc. Còn con vượn dài tay theo chế độ một chồng một vợ thì thân hình hai giới tính đực cái rất giống nhau, khó phân biệt. Tất nhiên cách nói trên chỉ là giả thuyết, chưa được chứng thực đầy đủ, tin hay không tin tuỳ bạn. Nhưng có một điều khẳng định được đặc trưng thứ hai về giới tính đã là tàn tích rõ ràng mà lịch sử sinh hoạt của loài người sơ kỳ để lại trên thân thể con người thì nó tất cũng sẽ thay đổi đi đôi với sự phát triển, thay đổi trong sinh hoạt của loài người. Một số nhà nhân loại học do đó đã dự đoán, trong tương lai thân hình nam nữ sẽ giống nhau thân hình nam cũng mảnh dẻ như nữ, thân hình nữ càng giống nam, ngực lép, eo nhỏ. Nếu giả thuyết "Thân hình có liên quan với vợ" đứng vững được thì loài người qua một thời kỳ dài theo chế độ một vợ một chồng sẽ thay đổi theo hướng thân hình nam nữ giống nhau đúng như dự đoán nói trên.