Đồng tính luyến ái thuộc về phạm vi biến tướng tình dục có đối tượng tính giao khác thường, là một loại biến tướng tình dục có số lượng người mắc phải nhiều nhất hiện nay, khiến người ta quan tâm nhất, nghiên cứu nhiều nhất. Cứ theo tên gọi đủ rõ, đồng tính luyến ái là hai người cùng giới tính làm tình với nhau, nếu hai người là nam cả thì gọi là đống luyến nam, là nữ cả thì là đồng luyến nữ. Tiến sĩ Kinsey đã căn cứ vào xu hướng giới tính phân chia hành vi tình dục của con người thành 7 loại hình luyến ái, trong đó trừ người dị tính luyến ái tuyệt đối không có tình dục với người đồng tính ra còn 6 loại kia đều có xu hướng đồng tính luyến ái ở mức độ khác nhau. Có người thỉnh thoảng mới có hành vi đồng tính luyến ái còn chủ yếu là dị tính luyến ái; có người chủ yếu là đồng tính luyến ái, rất ít khi dị tính luyến ái; có người vừa đồng tính vừa dị tính luyến ái như nhau, không nặng hẳn về một bên nào; có người hoàn toàn đồng tính luyến ái, được coi là kẻ đồng tính luyến ái chính cống, chỉ có tình dục với người cùng giới tính mà thôi. Trong các thời đại và xã hội khác nhau, con người ta cũng có cách nhìn khác nhau đối với đồng tính luyến ái có người tán thành, mặc nhiên thừa nhận; có người ghét cay ghét đắng. Người cổ Hy Lạp cho rằng luyến ái đồng tính là tình yêu cao quý hơn luyến ái dị tính, nhà triết học nổi tiếng Platon chính là một người đồng tính luyến ái. Đạo Cơ Đốc lại kịch liệt phản đối đồng tính luyến ái. Tại châu âu thời Trung thế kỷ, người ta đã xử tử hình kẻ đồng tính luyến ái. Đạo Hồi cũng trừng trị rất nghiêm khắc tội đồng tính luyến ái. Năm 1951, Ford và Vasi đã dựa vào các tài liệu về nhân loại học nghiên cứu tình hình 76 bộ lạc nguyên thuỷ, phát hiện có 46 bộ lạc coi đồng tính luyến ái là chuyện bình thường. Đồng tính luyến ái ở Mỹ khá phổ biến vào thập kỷ 60, 70 của thế kỷ 20. Tại thôn Greenvenger ở Mỹ khắp nơi thấy nhan nhản những người đồng tính luyến ái. San Francisco là đại bản doanh đồng tính luyến ái, nghe nói 15% số người lớn ở đó là đồng tính luyến ái. Đội ngũ đông đảo đồng tính luyến ái ở Mỹ đã hình thành một lực lượng xã hội hùng mạnh, có tổ chức mang tính toàn quốc, có các đoàn thể địa phương ở khắp nơi. Họ lập ra câu lạc bộ đồng tính luyến ái, quán rượu đồng tính luyến ái, chung cư đồng tính luyến ái, ra báo chí về đồng tính luyến ái. Năm 1969, những người đồng tính luyến ái ở Mỹ đã tổ chức biểu tình tuần hành trong toàn quốc yêu cầu pháp luật thừa nhận quyền tự do luyến ái và kết hôn của họ. Số người tham gia lên tới 4 triệu người. Ngày 28-6-1970, đã có trên một vạn người đồng tính luyến ái tham gia biểu tình tại New York. Người đi đầu đoàn biểu tình là một cô gái mắt xanh tóc vàng cao lớn. Trên người cô treo một tấm biểu ngữ với dòng chữ: “Em là người đồng tính luyến ái. Em xinh đẹp tuyệt trần". Lập tức hàng trăm tờ báo Mỹ đã đăng tấm ảnh lớn của cô ở vị trí nổi bật nhất trên trang đầu. Trước đây không lâu đã có trên chục vạn người tổ chức một cuộc biểu tình lớn trong ngày “đồng tính luyến ái" lần thứ 13. Do thực lực chính trị của những người đồng tính luyến ái, các ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ cũng phải nói đôi điều tốt cho họ. Trên một nửa số bang của Mỹ đã có luật thừa nhận đồng tính luyến ái. Bọn họ có thể công khai đến nhà thờ làm lễ thành hôn, cũng ôm hôn nhau như những cặp vợ chồng dị tính không sợ bộ ngăn cấm nữa. Nhưng ngày lành của bọn họ không dài lâu. Năm 1981, ở Mỹ đã phát hiện bệnh AIDS, tên đầy đủ của bệnh này là Hội chứng tổng hợp thiếu khả năng miễn dịch tình dục. Hiện nay bệnh này vẫn là một thứ tai hoạ chết người, không ai chữa được, không thuốc nào kiến hiệu. Nguồn gốc của bệnh đến nay vẫn chưa rõ nhưng các chuyên gia y khoa đã chứng thực sinh hoạt tình dục của nam giới đồng tính luyến ái là một trong các nguyên nhân gây bệnh. Tình hình thực tế đúng là như vậy. Trong số bệnh nhân AIDS, nam giới chiếm một tỉ lệ cao vòi vọi. Có thể coi AIDS là một đòn trừng phạt của tạo hoá đối với những người đồng tính luyến ái. Đứng trước hậu quả đáng sợ của bệnh AIDS, đội ngũ đồng tính luyến ái ở phương Tây đã giảm sút nhiều. Có một số kẻ đồng tính luyến ái đã làm lễ kết hôn rồi nay đã vội vàng xin ly hôn, lại sống quy củ như người bình thường. Đồng tính luyến ái nam và đồng tính luyến ái nữ có khác nhau. Đồng tính luyến ái nam nặng về khoái lạc tình dục nên mối quan hệ không bền, có khi tụ đấy tan đấy rất nhanh. Rất nhiều đồng tính luyến ái nam không có bạn đồng tính cố định, khi hứng tình lên là họ đi tìm khắp nơi kẻ đồng cảnh. Nghe nói ở phương Tây kẻ đồng tính luyến ái có tiêu chí rõ ràng nên dễ tìm lắm. Đồng tính luyến ái nữ gắn bó với nhau hơn, nặng về tình cảm yêu đương mà không quá ham mê thoả mãn tình dục. Quan hệ giữa hai cô gái đồng tính luyến ái thường lâu bền. Có một ví dụ nói rõ đồng tính luyến ái nữ nặng về tình cảm. Một phụ nữ đồng tính luyến ái quan hệ với một cô gái đồng tính luyến ái, coi nhau như hai chị em gái, ngày đêm ăn ở với nhau. Chị ta đã lấy chồng trên nửa năm rồi nhưng chưa bao giờ ân ái với chồng. Sau này cô gái kia chuẩn bị đi lấy chồng đã bị chị ta giết chết. Trước toà chị ta nói rõ động cơ giết người: "Tôi không có tình cảm với chồng, muốn ly hôn để chung sống với cô ta giúp cô ta làm nội trợ, tình nguyện làm ô sin cho cô ta nhưng cô ta đã bỏ tôi, tôi phải giết chết". Chị nói thêm: "Tôi yêu cô ta quá, thà chết còn hơn để cô ta sống với người khác". Đây tuy là một trường hợp cực đoan nhưng qua đó có thể thấy được thế giới nội tâm của đồng tính luyến ái nữ. Đặc trưng tâm lý và hành vi của hai người đồng tính luyến ái với nhau không giống nhau. Ví dụ có một đôi đồng tính luyến ái nam trong đó có một người có đặc trưng nam giới còn người kia lại có đặc trưng nữ giới, cả về sinh lý và tâm lý đều giống người vợ dị tính (khác giới). Trong một đôi đồng tính luyến ái nữ cũng có tình hình như vậy. Sự kết hợp của họ không cố định, thường thay đổi vai trò cho nhau, lần này đóng vai vợ, lần khác lại đóng vai chồng. Sự thay đổi vai trò này được phản ánh trong tình dục ở chỗ họ thay nhau đóng vai trò chủ động và tiếp nhận. Có những người đồng tính luyến ái lại tình nguyện đóng vai trò làm người dị tính. Ví dụ có một nam đồng tính luyến ái đóng vai trò dị tính (chưa vợ) khi làm tình cảm thấy rất đau nhưng qua cái đau đó anh ta lại cảm thấy khoái lạc tình dục. Về mặt này đồng tính luyến ái nam và nữ có khác nhau. Nữ thường coi nhau như chị em gái, đóng vai dị tính (chồng) chỉ là nhu cầu tình thế chứ thực ra không thích thú lắm. Các nhà tâm lý học lâu nay vẫn cho rằng đồng tính luyến ái là một biểu hiện không bình thường về tinh thần. Có hứng thú tình dục đồng tính là một tiêu chí của trạng thái tâm lý chưa chín. Kết quả điều tra cho thấy người đồng tính luyến ái về tâm lý đúng là có chỗ khác với người dị tính luyến ái. Nhóm ông Thompson đã điều tra 127 nam đồng tính luyến ái và 123 nam dị tính luyến ái, 84 nữ đồng tính luyến ái và 94 nữ dị tính luyến ái, kết quả phát hiện thấy ý thức tự vệ và lòng tự tin của nam đồng tính luyến ái đều kém nam dị tính luyến ái, nhưng lòng tự tin ở nữ đồng tính luyến ái lại mạnh hơn nữ dị tính luyến ái. Rắc rối về tâm lý của người đồng tính luyến ái cũng nhiều hơn người dị tính luyến ái. Ví dụ cá tính và khí chất quái dị, khoảng 1/3 số người đồng tính luyến ái đã được điều trị tâm lý. Wenberger và Willlams đã điều tra 1057 người đồng tình luyến ái và 3101 người dị tính luyến ái cho biết người đồng tính luyến ái có tâm trạng thiếu hạnh phúc, thường cảm thấy rất cô đơn, cho rằng mình không được người khác quan tâm và thông cảm. Tất nhiên sự khác nhau nói trên không phải là tuyệt đối. Người đồng tính luyến ái cũng là con người, về tâm lý có rất nhiều chỗ giống như người bình thường. Năm 1974 Hiệp hội tâm lý học Mỹ đã ra nghị quyết không liệt đồng tính luyến ái vào bệnh tinh thần (tâm thần). Nghị quyết này tuy được thông qua trong bối cảnh lực lượng đồng tính luyến ái lúc đó đang mạnh lên nhưng cũng có ý nghĩa tích cực giải toả gánh nặng tâm lý của những người đồng tính luyến ái. Các nước phương Tây công nhận kết quả điều tra của tiến sĩ Kinsey là có tính đại diện. Năm 1948, Kinsey và đồng sự đã điều tra 5300 thanh niên (nam) da trắng, trong đó có 13% đã có hưng phấn đồng tính luyến ái khi bước vào tuổi thanh xuân nhưng chưa thể hiện bằng hành động, có 37% đã đồng tính luyến ái, 50% số thanh niên trên 35 tuổi chưa lấy vợ đã thường xuyên đồng tính luyến ái suốt từ thời kỳ thanh xuân đến nay, 18% luyến ái lưỡng tính (cả đồng tính và dị tính luyến ái), 4% đồng tính luyến ái tuyệt đối, 8% số người trong thời gian từ 16-55 tuổi ít nhất có 3 năm đồng tính luyến ái tuyệt đối. Năm 1953 Kinsey lại điều tra 5940 người da trắng phát hiện thấy tỉ lệ nữ đồng tính luyến ái ít hơn nam, chiếm 13%, 3% là đồng tính luyến ái tuyệt đối. Kết quả điều tra của Kinsey tuy còn có chỗ chưa chuẩn xác nhưng đã dùng thực tế chứng minh số người đồng tính luyến ái đông đảo, phạm vi rộng lớn, vượt xa dự đoán lúc đầu của mọi người, làm chấn động các giới trong và ngoài chính quyền Mỹ. Nguyên nhân của đồng tính luyến ái lâu nay vẫn là đề tài tranh luận của các nhà khoa học. Lúc đầu tiên người ta đã dùng lý luận của phái phân tích học tinh thần để giải thích, tiếp đó có người dùng lý luận của khoa học hành vi để xem xét hiện tượng này, về sau lại có người theo góc độ sinh vật học để nghiên cứu. Nghiên cứu về cả ba mặt đó đều đã có kết quả nhất định nhưng vẫn còn cách xa cái đích nhằm giải quyết được bí ẩn đồng tính luyến ái. Kể từ Freud, phái phân tích học tinh thần đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề đồng tính luyến ái. Quan điểm hạt nhân của phái này là thuyết: "Sợ dị tính luyến ái". Họ cho rằng con người thuở ấu thơ nếu đã trải qua sự sợ hãi của dị tính luyến ái là nguyên nhân gieo hạt giống sợ hãi dị tính luyến ái vào tiềm ý thức, khi trưởng thành sẽ sợ tiếp xúc với người khác giới và cảm thấy tiếp xúc với người cùng giới an toàn hơn. Về căn bản, sự sợ hãi dị tính luyến ái của nhi đồng nam bắt nguồn từ lòng yêu mẹ và ảo tưởng bài nam. Sự xúc động tình dục đối với mẹ (khác giới) do lòng yêu mẹ gây ra làm cho trẻ sợ hải và đứa trẻ sẽ lo lắng cho bản năng giới tính nam của mình, vì vậy chúng sẽ tìm cách biểu lộ luyến ái với người cùng giới. Quan điểm của phái phân tích học tinh thần đã được chứng thực một phần. Năm 1962, nhóm Papel ở New York đã triệu tập 77 nhà phân tích học tâm lý, nghiên cứu điều tra 106 nam đồng tính luyến ái. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu tài liệu thu được, họ phát hiện thấy đa số những người đồng tính luyến ái đều có tâm lý sợ dị tính luyến ái với các mức độ khác nhau. Ví dụ họ rất sợ khí quan sinh dục của mình mắc bệnh hoặc bị tổn thương, sợ mất công năng nam giới biến thành nữ giới. Quan trọng hơn nữa, họ đều nói có quan hệ thân thiết với mẹ và có ý thù địch bố. Các nhà nghiên cứu cho rằng chính tâm lý đó đã cản trở nghiêm trọng sự phát triển các đặc trưng nam giới của họ. Quan điểm của phái này cũng gặp phải một số bằng chứng trái ngược. Ví dụ có người đã điều tra tìm hiểu tâm trạng của những người đồng tính luyến ái và dị tính luyến ái về vấn đề con trai chuyện trò với mẹ có hợp nhau không, có 28% số người đồng tính luyến ái trả lời nói luôn luôn hợp nhau, chỉ có 5% số người dị tính luyến ái trả lời giống như vậy. Có tới 49% số người đồng tính luyến ái trả lời rất ít hợp nhau hoặc căn bản không hợp nhau, và có tới 59% số người dị tính luyến ái trả lời giống như vậy. Qua kết quả đó thấy tâm lý của cả hai loại người nói trên đối với vấn đề “lòng yêu mẹ" không khác nhau nhiều lắm. Phái hành vi học dùng lý luận học tập để giải thích vấn đề đồng tính luyến ái. Họ cho rằng đồng tính luyến ái là do ảnh hưởng của hoàn cảnh mà học được. Nếu giao du với người khác giới bị trắc trở, trải qua chuyện không vui, tâm lý tình dục không phát triển bình thường, đồng thời bị bạn cùng giới rủ rê thì có thể trở thành người đồng tính luyến ái. Ivans là người nổi tiếng nhất trong các nhà hành vi học về nghiên cứu đồng tính luyến ái. Năm 1962, ông đã nghiên cứu đối chiếu so sánh 43 nam đồng tính luyến ái và 142 nam dị tính luyến ái tại Câu lạc bộ tự do đồng tính luyến ái Los Angeles Mỹ. Ông chia bọn họ thành hai nhóm, dựa vào phát hiện của Pepel nêu ra 27 vấn đề để họ trả lời. Qua trả lời của họ, ông nhận thấy nhiều nam đồng tính luyến ái thuở nhỏ kém sức khoẻ, lắm bệnh tật hoặc kém nhanh nhẹn, không thích hoạt động thể thao, sợ bị thương tật, tránh né giao đấu, rất ít tham gia các trò chơi có tính đối chọi nhau, thích nô đùa với các bé gái. Mẹ của họ có thái độ lạnh nhạt với các bé gái, coi con trai mình là báu vật, hết sức nâng niu quý hoá, quý con trai hơn cả chồng, khi con trai vào tuổi thanh xuân không để chơi với các bạn gái, khuyến khích con phát triển nữ tính. Cả hai người rất ít tiếp xúc với ông bố, có tâm lý thù ghét ông và sợ bị ông đánh. Những đặc điểm đó khiến họ không giống với bọn con trai khác, khi lớn lên không dám theo đuổi bạn gái nên đi tìm các bạn trai (cùng giới tính) cùng hội cùng thuyền. Nữ đồng tính luyến ái cũng vậy, họ đều có nguyên nhân gốc gác từ cuộc sống thời thơ ấu. Có người thì bố xa cách, thờ ơ, mẹ tai ác, có người lại gặp cảnh trái ngược. Có người ganh tỵ với anh em trai, từ bé đã hình thành tâm lý căm ghét bọn con trai. Có người thuở thơ ấu được nuôi dạy như con trai, mất đi nữ tính. Còn có người dung nhan xấu xí sợ bị bạn trai cự tuyệt và bỏ rơi, hoặc không gặp được bạn trai vừa ý trong cuộc sống nên đã trở thành đồng tính luyến ái. Cách nhìn của phái hành vi học có một phần trùng hợp với quan điểm của phái phân tích học tinh thần. Còn một phần khác vẫn thiếu căn cứ khoa học đáng tin cậy Vì vậy các nhà nghiên cứu rất thích thú tìm hiểu các nhân tố sinh vật học gây ra đồng tính luyến ái. Từ thế kỷ 19 nhà bệnh lý học Đức Epin đã nêu ra quan niệm coi đồng tính luyến ái là do di truyền. Năm 1952 Kelman nói tỷ lệ đồng tính luyến ái trong các trẻ đồng sinh (sinh đôi, sinh ba... ) cùng một trứng là 100%, còn với các trẻ đồng sinh khác trứng chưa đến 15%. Nhưng quan niệm này đã không được chứng thực thêm, trái lại còn bị chống đối. Ví dụ Barga đã điều tra nhiều trẻ đồng sinh chỉ được biết có một trường hợp đồng tính luyến ái. Dùng học thuyết di truyền đã không giải thích được đồng tính luyến ái nên các nhà khoa học chuyển sự chú ý sang chất tinh hoàn đồng (một chất có chứa kích thích tố nam trong tinh hoàn ở cơ thể người). Nhóm Koldeni năm 1971 phát hiện chất tinh hoàn đồng trong nước tiểu và máu của nam đồng tính luyến ái cao hơn người dị tính luyến ái, số lượng tinh trùng ít hơn, tinh trùng dị dạng khá nhiều. Phát hiện này có thể chứng thực hiện tượng đồng tính luyến ái có liên quan với mức độ kích thích tố trong tinh hoàn. Nhưng năm 1974 nhóm Brodi lại tìm ra kết quả hoàn toàn ngược lại. Họ phát hiện thấy mức độ tinh hoàn đồng trong máu của nam đồng tính luyến ái thậm chí thấp hơn người dị tính luyến ái. Năm 1975, nhóm Telna đã đo mức độ tinh hoàn đồng của 14 nam đồng tính luyến ái và người dị tính luyến ái, phát hiện thấy không có gì khác nhau rõ rệt. Do đó thấy chỉ dựa vào tinh hoàn đồng để xác định đồng tính luyến ái là chưa chuẩn xác. Việc nghiên cứu một cách hệ thống hiện tượng đồng tính luyến ái dưới góc độc sinh vật học trước tiên phải kể đến nhà khoa học Đức Kant Telna. Nghe nói vào lúc đó Telna chợt nảy ra ý nghĩ cho rằng đồng tính luyến ái có căn nguyên sâu xa ở khía cạnh sinh vật học. Ông cho rằng có thể xác định đồng tính luyến ái từ khi còn là một bào thai. Não bào thai chịu ảnh hưởng của loại kích thích tố nào sẽ có tác dụng quyết định xu hướng tình dục. Nếu kích thích tố nam nhất là kích thích tố tinh hoàn của bào thai trai không đủ mức thì não bào thai trai sẽ nữ tính hoá, sau khi ra đời sẽ lớn lên thành nam đồng tính luyến ái. Bào thai gái cũng vậy, nếu chịu ảnh hưởng của kích thích tố tinh hoàn nồng độ cao thì sau khi ra đời sẽ trở thành nữ đồng tính luyến ái. Telna đã thực nghiệm qua động vật để chứng minh giả định của ông. Ông tiêm kích thích tố vào tử cung chuột mẹ mang thai, kết quả đã làm thay đổi hành vi tình dục của chuột con mới sinh ra. Nhóm nghiên cứu dưới sự lãnh đạo của nhà khoa học Mỹ Grant qua thực nghiệm cũng thu được kết quả giống như Telna. Qua thực nghiệm Telna còn phát biện, nếu dùng các biện pháp cho điện giật, chiếu sáng mạnh và bắt nhịn ăn đối với con chuột mẹ mang thai thì kích thích tố tinh hoàn trong bào thai đực sẽ bị giảm sút còn kích thích tố đực trong bào thai cái sẽ tăng mạnh. Do đó gò não dưới có công năng điều tiết sẽ sinh ra biến đổi hoá học vĩnh cửu. Vì vậy Telna kết luận nếu phụ nữ trong thời gian mang thai tâm tình căng thẳng, hệ thống kích thích tố sinh ra khác thường thì đứa bé sinh ra sẽ có xu hướng đồng tính luyến ái. Để tìm ra mối quan hệ giữa tâm tình căng thẳng của phụ nữ mang thai với đồng tính luyến ái. Telna đã tra cứu bản ghi chép bệnh án của nhiều người đồng tính luyến ái. Trong số 86 nam đồng tính luyến ái được điều tra, phần lớn đều sinh ra trong thời kỳ Đại chiến Thế giới II (1939 1945) hoặc Đại chiến II mới kết thúc. Ông tiếp tục theo dõi điều tra 60 nam đồng tính luyến ái và 40 người “lưỡng tính", phát hiện thấy có 1/3 số bà mẹ đã trải qua cảnh khủng khiếp đau thương bom đạn tơi bời, chồng tử trận v.v... Có 23% số bà mẹ lúc đầu không muốn thụ thai, sau này mang thai rồi đã hết sức lo lắng chờ đợi ngày sinh nở. Tiếp đó ông lại điều tra 100 nam dị tính luyến ái, phát hiện thấy mẹ họ đều đã sống khá êm ấm trong thời gian mang thai. Để điều tra sâu thêm mối quan hệ giữa tâm tình khẩn trương căng thăng với đồng tính luyến ái, Telna lại điều tra 150 nữ đồng tính luyến ái và 55 nữ dị tính luyến ái. Ông phát hiện thấy các bà mẹ của nữ đồng tính luyến ái phần lớn đều thụ thai trong tình hình không muốn có thai. Do đó ông nêu ra một quan điểm đáng kinh ngạc: nếu giải toả được tâm trạng căng thẳng của các bà mẹ trong thời gian mang thai thì tỷ lệ trẻ sinh ra mắc chứng đồng tính luyến ái sẽ giảm hẳn. Quan điểm của Telna cho rằng đồng tính luyến ái không phải là do hoàn cảnh sau này tạo ra mà là do tiên phát (bẩm sinh) đã gây chấn động trong giới sinh vật học và khoa học tình dục. Có một số nhà khoa học đã phê phán gay gắt việc Telna vận dụng kết quả thí nghiệm chuột vào con người, đánh đồng sự sai lệch tình dục của động vật với hiện tượng đồng tính luyến ái rất phức tạp của loài người. Động vật có thể cố định xu hướng sai lệch trong tình dục, như có chuột đực bị sai lệch về tình dục đi tìm chuột đực khác để giao cấu và bài xích chuột cái. Với loài người, vai trò trong tình dục giữa những người đồng tính luyến ái có chuyển đổi tuỳ theo tình hình, không phải tất cả các nam đồng tính luyến ái đều có nữ tính và cũng không phải tất cả các nữ đồng tính luyến ái đều nam tính hoá. Tuy nhiên, lý luận của Telna lại được một số nhà khoa học khác ủng hộ. Nhà giải phẫu học Mỹ Golski nói: "Theo kết quả thí nghiệm của tôi, não của động vật có vú đều có tính cái, muốn chuyển hoá thành não đực cần có tác động đầy đủ của kích thích tố tinh hoàn trong thời kỳ mang thai hoặc trong tuần đầu tiên mới sinh ra. Dù cho con người phức tạp đến đâu thì rốt cuộc họ vẫn là một thành viên trong các loài động vật có vú”. Bất kể là kết luận nghiên cứu hiện tượng đồng tính luyến ái dưới góc độ sinh vật học có chính xác hay không, nhưng rõ ràng họ đã bỏ qua một vấn đề rất quan trọng. Định hướng tâm lý tình dục là thứ phát, nhân tố xã hội có tác dụng rất lớn đối với việc hình thành hành vi tình dục khác thường. Một đứa bé trai dù kích thích tố nội tiết nam ít đến đâu và kích thích tố nữ nhiều đến đâu chăng nữa cũng không thể làm thay đổi đặc trưng nam của nó. Xét theo mặt này thấy việc các nhà hành vi học coi trọng tác dụng của xã hội là có lý. Ví dụ có diễn viên do yêu cầu nghề nghiệp cứ thường xuyên phải đóng giả người khác giới (nam đóng vai nữ, nữ đóng vai nam), mô phỏng động tác khác giới, thể nghiệm tâm lý khác giới, lâu ngày sẽ trở thành đồng tính luyến ái. Hoàn cảnh xã hội cũng là mảnh đất sinh ra đồng tính luyến ái. Trong tu viện đều là nữ cả, trong quân đội đều là nam cả, trong nhà tù giam riêng nam và nữ, trong tình hình hoàn toàn cách ly hoặc cách ly một phần với người khác giới như vậy thì tình dục của một số người có thể chuyển hướng vào người cùng giới tính có khí chất khác giới và những người này cũng thích quan hệ với người cùng giới. Loại đồng tính luyến ái như vậy gọi là “đồng tính luyến ái theo hoàn cảnh". Trong các tướng sĩ của đạo quân Thập tự chinh và trong các cung nữ của vua chúa rất thịnh hành hiện tượng đồng tính luyến ái là do hoàn cảnh tạo ra. Nhận thức đúng về đồng tính luyến ái sẽ tạo ra triển vọng rộng lớn cho việc dự phòng và điều trị đồng tính luyến ái. Theo phát hiện của phái phân tích học tâm lý, đối với các bệnh nhân có trình độ phên phán cao, có thể dùng cách liên tưởng và khêu gợi giúp họ tìm ra căn nguyên đi nhầm đường từ thời ấu thơ, do đó đạt được mục đích khắc phục đồng tính luyến ái. Theo lý luận của phái hành vi học, được biết muốn dự phòng và điều trị đồng tính luyến ái cần có một hoàn cảnh xã hội tốt. Nuôi dạy nhi đồng tốt, tiếp xúc và giao du bình thường giữa những người khác giới, phổ cập kiến thức khoa học tình dục, đó đều là những điều kiện có thể làm giảm bớt hoặc xoá bỏ hành vi đồng tính luyến ái. Ngoài ra không được trấn áp đồng tính luyến ái mặc dầu nó là hiện tượng không bình thường, trấn áp chỉ có phản tác dụng mà thôi. Mấy năm gần đây ở nước ngoài đã dùng liệu pháp hành vi điều trị đồng tính luyến ái thu được kết quả rất lớn. Có một số người đồng tính luyến ái không những không thích mà còn thù ghét người khác giới, đối với loại người này cần dùng phương pháp huấn luyện và thị phạm (làm mẫu) để họ có hứng thú với người khác giới. Đối với người đồng tính luyến ái muốn khắc phục xúc động tình dục của mình, có thể dùng phương pháp phản xạ có điều kiện gây ra tâm lý chán ghét để chừa. Trước hết lắp thiết bị điện giật vào bộ phận sinh dục của họ, rồi cho họ xem tranh ảnh và phim chiếu các động tác luyến ái đồng tính để khêu gợi tưởng tượng của họ về luyến ái đồng tính. Khi họ cảm thấy hứng tình sẽ cho điện giật làm đau bộ phận sinh dục, cũng có thể đồng thời cho uống thuốc nôn mửa. Qua vài lần làm như vậy, có thể làm cho họ chán ghét tình dục luyến ái đồng tính. Ngoài ra còn một phương pháp rất đơn giản nữa là ràng buộc hành vi, tức là khêu gợi thuyết phục họ hạ quyết tâm, làm giấy bảo đảm, có bác sĩ được họ tin cậy làm giám sát và động viên khuyến khích. Kiên trì dùng phương pháp này cũng có thể thu được hiệu quả nhất định. Căn cứ vào kết luận sơ bộ của việc nghiên cứu sinh vật học, một số nhà khoa học có ý định dùng kích thích tố giới tính để chữa đồng tính luyến ái. Có người nói đại não thai nhi đã chịu ảnh hưởng của kích thích tố giới tính nên sinh ra định hướng tình dục, vậy ta cũng có thể tiêm thêm kích thích tố nam cho một nửa số bà mẹ mang thai thiếu kích thích tố nam, còn một nửa kia không tiêm thêm. Sau đó quan sát xem con họ sinh ra có bị lệch lạc về tình dục không. Thực nghiệm này là khoa học và hợp lý nhưng về mặt luân lý là bất khả thi. Nhà khoa học tình dục Mỹ Maney phản đối phương pháp này. Ông cho rằng tiêm kích thích tố nam cho các cô gái đã lớn có thể làm cho họ bị nam tính hoá thậm chí còn có thể gây ra ung thư. Nhà sinh vật học Mỹ Raisiney còn phản đối mạnh hơn. Theo nghiên cứu của bà, tính tấn công của nam giới có liên quan với nồng độ kích thích tố nam trong máu của họ từ khi còn là một bào thai, nâng cao thêm mức độ kích thích tố nam cho phụ nữ mang thai sẽ gián tiếp thúc đẩy loài người tàn sát lẫn nhau.