Tập I
CỬU VƯƠNG ĐOẠT ĐÍCH
GIỚI THIỆU NỘI DUNG

Nhị Nguyệt Hà, tên thật là Lăng Giải Phóng, hội viên Hiệp hội tác gia Trung Quốc. Dân tộc Hán. Ông sinh tại huyện Tích Dương, tỉnh Sơn Tây năm 1945. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông ông vào bộ đội, là chiến sĩ, sau là phó Chỉ đạo viên; năm 1978 đảm nhận chức vụ Thị ủy Nam Dương, hiện là phó chủ tịch Hiệp hội tác gia tỉnh Hà Nam. Năm bốn mươi tuổi, ông bắt đầu sáng tác văn học và dốc sức để xây dựng một công trình nói về "Hệ thống các đế vương". Sau khi bộ UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ ra đời ông đã được Tỉnh chính phủ Hà Nam tặng giải thưởng lớn về văn học, đồng thời bộ sách này được cải biên thành bộ phim truyện truyền hình nhiều tập: VUƠNG TRIỀU UNG CHÍNH; Tiểu thuyết UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ bao gồm Cửu vương đoạt đích, Điêu cung thiên lang, Hận thủy đông thệ, ba bộ; tất cả gồm 140 vạn chữ. Sau khi toàn bộ tác phẩm được "Trường Giang văn nghệ xuất bản xã" xuất bản, lại được "Hương Cảng minh song xuất bản xã", "Đài Loan Babilon xuất bản xã" kế tiếp nhau chuyển khỏi chữ phồn thể Trung văn.
Hành vi của đế vương, bí mật chốn cung khuyết, xưa này vốn được các độc giả rất quan tâm. Tuy vậy những sinh hoạt trong chốn Thanh đình ít người biết, mà sách nay miêu tả lại không chỉ khuôn trong chốn Tử Cấm Thành nhỏ bé.
Những sự tranh chấp giữa các phe phái của các a-ca, những vụ giết chóc ngấm ngầm; rồi thì sự đổi  chủ trong chốn cung đình, sự giành được ngôi báu trong tình thế lực lượng tương đương của Ung Chính! Những lời đồn đại về việc chữa chiếu thư, về việc giết cha, về chuyện kế vị! Một giai đoạn lịch sử mà có biết bao nghi vấn! Đầu đuôi của các sự biến đó, nào ai biết rõ? Tất cả, khiến người ta khó giải, khó phân!
Nhưng tác giả đã dùng sử bút để viết văn, lại dùng văn bút để lập sử! Những điều cao sâu trong chốn miếu đường, những chuyện xa xôi ở chốn giang hồ, tất cả đều được thể hiện bởi ngòi bút của tác giả. Trên thì từ điển chương, chế độ, kiến trúc trong chốn cung đình, ăn uống phục sức, lễ nghĩa nhạc luật đều được viết ra trôi chảy, đậm đà khí vị của sách bút! Dưới thì sân tường, nhà cửa, từ đường miếu mạo, nơi thành thị chốn thôn quê, nơi khách điếm và cả bến đò xưa cũ; tác giả đều đã triển khai dần dần; cảnh ấy, tình này đều đủ hết!
A-ca đuổi em, minh tranh ám đấu; từng chữ trong sách đều nói lên được những quyền mưu biến hóa!
Đào kép, ca sinh, kỹ nữ, dư âm của nhạc khí; từng câu từng câu một đều làm rung động lòng người!
Những tình tiết được phô bày, những nhân vật được xây dựng, đậm nhạt đúng mức!
Những chương mục được sắp đặt theo một cách mới; lấy tư tưởng làm đường kinh (), lấy nghệ thuật làm đường vĩ (1); tác phẩm đã khái quát được lịch sử, cứu xét được nhân sinh; nếu không phải là một cây bút kiệt xuất thì không thể viết nổi được bộ sách này.
Đúng như một phê bình gia, sau khi đọc xong tác phẩm này đã nói:
- Thật là một bộ tiểu thuyết lịch sử tuyệt tác khó có!
Tác phẩm đã được cải biên thành bộ phim truyện truyền hình nhiều tập: VƯƠNG TRIỀU UNG CHÍNH.

Nhóm dịch thuật:
VƯƠNG MỘNG BƯU - ĐÀO PHƯƠNG CHI - TẠ PHÚ CHINH
TRẦN ĐỨC CHÍNH - NGUYỄN VIẾT ĐẢN - NGUYỄN THANH DIÊN - NGUYỄN THỊ THU HIỀN - NGUYỄN THỊ LAN - TRẦN THỊ THANH LIÊM - LUYỆN XUÂN THU
NXB Văn học 2001
Thực hiện ebook: hoi_ls
(www.thuvien-ebook.com)

Lý Đức Toàn là phó tổng quản thái giám ở điện Dưỡng Tâm, ông đã theo Khang Hy hơn hai mươi năm mọi công việc đều giải quyết rất chu đáo. Nghe nhà vua nói vậy, Lý liền luôn miệng dạ vâng và ông lập tức sai mấy tên tiểu thái giám đem ghế lại. Đợi cho mấy người đã yên vị, Khang Hy nói:
- Hôm nay ta cho gọi các ngươi đến thư phòng để bàn việc... Ngươi ở An Huy đảm nhận chức trách qua thập cáp (122) ở Tổng đốc phủ và là người cứng cỏi, biết nín nhịn; trẫm muốn dựa cậy vào sự cương nghị, liêm chính...
Nhà vua nghển người lên, rồi nói tiếp:
- Hiện nay, công việc của bộ Hộ càng ngày càng không ra làm sao cả! Trẫm thấy cần phải ra sức chỉnh đốn! Lần trước, Tứ a-ca từ An Huy dâng sớ về, nói bạc để tu sửa đê điều thiếu ba mươi vạn lạng. Trẫm cho rằng ít nhất ở đó cũng phải thiếu đến một trăm năm mươi vạn lạng, như vậy là cũng khó cho Tứ a-ca và Thập tam a-ca rồi. Ai ngờ bộ Hộ lại đến phàn nàn với thái tử, và rồi gạt đi không giải quyết. Trẫm cho người đi tra xét, biết được số bạc quốc khố mới thu được là ba triệu lạng, thế mà người ta đã cho vay đi hàng triệu lạng. Số bạc còn lại trẫm đã nói: kẻ nào còn động đến sẽ giết không tha. Cũng còn may là có chỉ ý đó của trẫm, chứ nếu không thì bọn họ đã vay hết cả rồi! Các quan chức nhà nước thanh liêm, túng bấn nên việc họ vay tiền ta cũng đã dự liệu tới, nhưng không ngờ lại quá thể
Nhà vua nói rồi, lắc đầu, dường như nhà vua phải ngậm miếng trám đắng mà nhai vậy, sau đó lại thở dài một tiếng. Mã Tề vội an ủi nhà vua:
- Muôn tâu hoàng thượng, tuy bạc không còn nhưng còn tiền nợ. Việc này thần cũng đã biết đôi chút, những tình tiết trong đó thật không thể kế hết được. Có một số quan viên trong bộ Hộ đã vay tiền, rồi lấy số tiền đó cho vay lấy lãi, số bạc đó thì đòi cũng dễ thôi. Trong quốc khố còn hơn hai triệu lạng nữa. Hiện nay nhà nước lại không phải động binh; nhưng nhất quyết không thể để cho Tứ da, Thập tam da vì chuyện sửa đê, đào sông mà có khó khăn.
- Nhưng điều đáng sợ lại chính là ở chỗ đó! - Đồng Quốc Duy trầm ngâm nói: - Các quan thì sướng khổ không đều, bổng lộc ít ỏi. Lời Đức vạn tuế nói thì vậy, nhưng đâu phải chỉ có bộ Hộ. Tình hình ở bộ Lại còn tệ hại hơn nữa. Ngoài sự phải biếu xén theo lệ thường, nếu bề dưới không "hiếu kính" thêm thì việc thăng tiến sẽ để đấy. Nếu ông không bị truất giáng do có lỗi thì cứ tạo chuyện ra. Còn bộ Hình, nếu không có chuyện kiện tụng nhau thì họ lại không vui. Chỉ cần có chuyện kiện tụng đến tay, thì nhất định các hữu tư ở đó sẽ áp giải phạm nhân, chứng nhân, láng giềng lên Kinh, làm tình làm tội họ. Chà, bách tính nói, thà chết chứ không dám sa vào chuyện kiện tụng, vì nếu kiện tụng thì không những họ sợ bị xử oan, mà còn sợ những việc làm tình, làm tội họ. Một người phạm tội là cả thôn cùng khốn. Do đó những trọng án mà dân phải tự giải quyết nhiều lắm!
Đồng Quốc Duy hàng ngày không hay nói, nhưng hôm nay lại nói không ngừng lời. Khang Hy ngồi lặng im nghe, không nói một câu, chỉ cứ nhìn tít ra ngoài cửa điện. Trương Đình Ngọc tuy tuổi không nhiều; năm ngoài hai mươi ông đã được bổ nhiệm vào Thượng thư phòng, đã tải việc đời, thâm trầm lão luyện, nhưng ông chỉ chăm chăm giữ câu châm ngôn "im lặng là vàng". Thật ra ông cũng đồng ý với kiến giải của Đồng Quốc Duy, tệ đoan trong lục bộ thật tình vượt xa những điều ông mới biết sơ sơ, nhưng ông có chỗ không được rõ dụng ý của Đồng Quốc Duy. Đồng là phần tử trung kiên của "Bát da đảng". Ông ta nói như vậy, há chẳng phải nói rằng Tứ a-ca và Thập tam a-ca làm đúng sao, công việc được giao họ làm tốt sao? Nghĩ mãi, Trương Đình Ngọc mới sực nghĩ ra là: những năm gần đây mọi công việc của lục bộ, tất cả đều một tay thái tử Dận Nhưng nắm hết. Thực tình mà nói lục bộ loạn, rối như một mớ bòng bong thì chính tích của thái tử còn ra làm sao nữa? Xưa nay Khang Hy vốn không bằng lòng vì sự tầm thường, vô năng của Dận Nhưng, tuy nhiên Đồng Quốc Duy vẫn không động thần sắc cứ nói, thì ra đó lại là cách lửa cháy lại đổ thêm dầu! Trương Đình Ngọc đang định cất tiếng thì Mã Tề đã nói:
- Bác Đồng, chính vì như bác nói nên hoàng thượng mới hạ chỉ lên án gay gắt mọi tệ nạn, do vậy ta cần ra sức chỉnh đốn.
Trương Đình Ngọc lúc này đã có được chủ ý, ông liền vỗ đùi thở dài một tiếng, rồi nói:
- Đó là vì mấy bọn chúng thần ở Thượng thư phòng không làm hết chức trách; "Vua lo thì bày tôi nhục, vua nhục thì bày tôi phải chết", cứ nghĩ đến hai câu này thì thần thấy hổ thẹn, ăn không ngon, ngủ không yên!
Khang Hy vẫn điềm nhiên, nhà vua lạnh lùng nói:
- Người nào có nợ của người ấy, không ai phải chịu lỗi thay cho ai. Nhưng là kẻ nhân thần cần phải biết suy xét, làm việc xấu thì phải biết thẹn với lương tâm
Nhà vua ho khan một tiếng, nét mặt dần dần dịu đi, cười rồi hỏi Thi Thế Luân:
- Nghe nói Tứ a-ca ở Đồng Thành triệu tập các diêm thương toàn tỉnh, bàn về việc quyên góp để lấy tiền sửa chữa đê bị vỡ, khanh có biết việc này không?
Thi Thế Luân vội cúi người đáp:
- Muôn tâu thánh thượng, ngày 19 tháng 5, thần rời An Huy. Đến Kinh thì được nghe nói là Tứ da, Thập tam da triệu tập diêm thương, yêu cầu mọi người góp tiền, kỳ thực...
Thi nói chưa hết lời thì Khang Hy xua tay ngăn lại, nói:
- Trẫm đã hạ chỉ gọi họ về Kinh. Đến tháng 10, trẫm định đi Nhiệt Hà săn bắn, rồi hội kiến với các vương công của Mông Cổ. Tất cả các hoàng tử đều phải tòng giá. Trước khi trẫm rời Kinh, từ nay đến đó các quan ai có nợ phải trả hết nợ. Trẫm điều khanh về đây, chính là để trao cho khanh nhiệm vụ này. Khanh đến bộ Hộ nhận chức Thị lang, nay hãy đến đó làm quen với công việc ở bộ, rồi bọn Tứ a-ca cũng sẽ trở về.
- Hoàng thượng! - Trương Đình Ngọc ở bên hỏi: - Bệ hạ rời Kinh lần này, phải chăng là thái tử sẽ tọa trấn ở Kinh?
Khang Hy không đáp, nhà vua chỉ chăm chú nhìn vào Thi Thế Luân nói:
- Có biết vì sao trẫm điều khanh về đây không? Ta biết khanh xưa nay không hề tơ hào một chút của ai, thanh liêm cần kiệm, tiền phụ thuế má chỉ lấy có bốn tiền, như vậy là tốt; nhưng khanh cũng có cùng khuyết điểm như Vu Thành Long: dám chống lại trên; người nghèo và các tú tài kiện quan, thì khanh đứng về phía người nghèo; tú tài và người giầu kiện quan trên thì khanh đứng về phía tú tài; cái tính kiên trì chân lý của khanh như vậy là khác với nhiều người. Ta khen khanh cái tính đó, nên ta gọi khanh về đây để giải quyết mọi việc về tài chính. Người làm việc không đủ thì đợi Tứ a-ca, Thập tam a-ca về đây điều thêm người, sẽ chọn mấy người đỗ tiến sĩ năm nay đưa vào bộ sử dụng.
Thi Thế Luân nghe hết chỉ ý, vội phục xuống khấu đầu nói:
- Đức vạn tuế thân vàng ở chốn cửu trùng, sáng suốt xét soi vạn dặm. Nói về những điều không phải của thần thì thật quả đúng như vậy. Thần biết lỗi sẽ xin sửa. Thần tính thẳng, cứng cỏi, không thiết thực nên không thích hợp để làm Kinh quan; thần cũng không đòi hỏi phải ở một tỉnh nào nhất định. Xin bệ hạ cứ điều thần đi tỉnh ngoài, hoặc án sát xử, hoặc đạo phủ, thần bảo đảm cho trong ba năm thì toàn cõi thần trị nhậm các nhà đêm không cần đóng cửa. Nay thần thấy công việc ở bộ Hộ nặng nề mà khó khăn; sức, tài của thần đều kém, sợ rằng không đảm đương nổi, sẽ làm thương tổn đến sự sáng suốt của hoàng thượng trong việc dùng người.
Khang Hy đập đập tay lên tờ sớ tấu, nói:
- Sợ rằng không làm được việc chăng! Trẫm rất biết, làm việc này khanh sẽ mất lòng với nhiều người. Nhưng đối với vua thì phải có lòng trung, những vấn đề nẩy sinh, trẫm sẽ đỡ cho ngươi. Trẫm sẽ cùng làm việc với ngươi, trong công việc trẫm sẽ thể tất bao dung cho ngươi. Như vậy khanh đâu phải lo công việc sẽ bị đổ bể.
Thi Thế Luân nuốt nước bọt, kỳ thật Thi sợ nhất là từ "bao dung" của nhà vua. Khoan nhân độ lượng, vốn là việc rất tốt, nhưng vào công việc, nó sẽ trở thành "phóng túng", sự tệ hại của nó sẽ khôn xiết kể. Từ năm Khang Hy thứ 42, sau khi thanh trừ Sách Ngạch Đồ, "thái tử đảng" thì thiên hạ vô sự. Từ đó Khang Hy một lòng muốn trở thành một con người hoàn mỹ cổ kim chưa hề có. Với thái độ "bao dung", "khoan hồng", nhà vua cứ một mực giản chính thi ân, khiến cho văn quan thì an nhàn, tự đắc; võ quan thì chơi bời phóng túng, lại trị thì bại hoại; sự tệ hại càng ngày càng ghê gớm; tất cả đều từ hai chữ "bao dung" mà ra. Như vậy, nhưng Khang Hy vẫn cứ vui mừng ngộ nhận về "thịnh đức", của mình. Trước thái độ của Khang Hy như vậy Thi Thế Luân sao dám cả gan khen chê? Ấp úng mãi, Thi mới dám bạo gan nói:
- Thần không phải sợ làm nhiều người mất lòng, nhưng sợ... mất lòng người "quá lớn!"
Trong "Bội Văn trai" bất giác người nọ ngó người kia; trong lòng họ đều biết Thi muốn nói cái gì, do vậy ai cũng chăm chú lắng nghe.
- Quá lớn...
Khang Hy hơi sững người, nhà vua quay mặt lại cười, nói:
- Này; ba vị phụ chính, trong các khanh có ai đã nhận hối lộ hoặc mượn tiền của ngân khố không?
Đồng Quốc Duy ngồi ngay phía dưới Khang Hy, vội cười xòa, nói:
- Nô tài tự mình cũng có tới mười mấy trang trại, ngoài bổng lộc rahoàng thượng đôi khi lại còn ân thưởng; lẽ nào thần dám dối bệ hạ mà làm điều xằng bậy? Ngay cả hai vị Trương, Mã; n&oc việc "lại trị", Dận Chân than thở bước đường đời-Hận hai lần phế truất thái tử chẳng giống nhau" href="index.php?tuaid=13429&chuongid=41">HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI