HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM
Đường sông khó đi, thuyền sa lầy vào vũng
Dùng kế "Kim thiền thoát xác" để bí mật về Kinh

    
ng Chính sau khi gặp Điền Văn Kính ở ngoài đê phủ Khai Phong ngay đêm đó đi về phía đông. Đầu tiên, nhà vua muốn đi thuyền xuôi theo sông nhân tiện xem xét việc phòng hộ đê ở các nơi, đến cửa sông Thanh Giang, nơi hợp lưu giữa hai con sông Hoàng Hà và Vận Hà thì theo sông Vận Hà đi lên phía bắc mà trở về Kinh. Thế nhưng khi thuyền ngự qua Lan Khảo lại không thể đi tiếp được nữa, có chỗ nước sông chảy rất xiết cuốn trôi cả thuyền rồng, hạ neo xuống cũng không ghìm thuyền lại được. Lại có chỗ nước nông, tất cả quân lính tập trung vào kéo thuyền mà cả một ngày cũng chỉ đi được chưa đầy 10 dặm. Trương Đình Ngọc gọi người ở hai bên sông đến để hỏi mới biết rằng từ đây đến Hoán Tây là 3 trăm dặm, từ năm Khang Hy thứ 56, nước sông Hoàng Hà đã bị cạn, không còn đường cho thuyền lớn đi nữa! Biết được điều đó Trương Đình Ngọc vội vàng đến bẩm báo với Ung Chính.
Ung Chính ngồi xếp bằng trên ghế, đang cầm bút phê các bản tấu trình, không ngẩng đầu lên nói:
- Không cần phải hành lễ, ngồi xuống đi!
Trương Đình Ngọc rón rén ngồi xuống một bên nhà vua, đợi đến lúc Ung Chính dừng bút mới dám nói:
- Hoàng thượng, thần cho không nên tiếp tục đi tuần, xem xét các công trình ở trên sông nữa, muốn mời hoàng thượng rời thuyền lên bờ đi đường bộ để trở về Kinh.
Ung Chính vẫn giữ thái độ trầm mặc, nghe những lời đó bèn ngẩng đầu lên nhìn Trương Đình Ngọc với vẻ thăm dò, nói:
- Nét mặt của nhà ngươi rất không tốt, trên người có chỗ nào không được dễ chịu hay sao? Sao lại vội vàng nghĩ đến việc đi đường bộ vậy?
Trương Đình Ngọc miễn cưỡng cười gượng, đáp:
- Thần không sao cả đâu ạ, chẳng qua chỉ là có tham gia kéo thuyền một chút. Nét mặt của hoàng thượng cũng không được tốt lắm đâu, thế mà còn phải vất vả mới là việc đáng để ý. Như thế này, vừa rồi thần có đi thăm dò dân ở hai bên bờ sông, được biết rằng mấy trăm dặm đường sông ở phía trước rất khó đi bằng đường thủy, dân ở hai bên bờ cũng cực kỳ ít, việc cấp dưỡng khó mà lo được. Tính thời gian, nếu đi theo cách đó thì một tháng cũng không về tới kinh thành được, kéo dài thời gian quá...
- Đây là đất Trần, Sái - Ung Chính cười, nói: - Xưa kia Khổng phu tử đã từng phải chịu khổ ở đây, vua tôi chúng ta học tập Khổng Tử thì có gì mà không tốt? Về Niên Canh Nghiêu, có thể viết thư bảo hắn ta đóng quân ở bên ngoài thêm vài ngày thì có can hệ gì? Đi xem xét thực địa cũng có chỗ hay của nó, bọn thuộc chức nếu có nói năng điều gì quá ra thì trẫm cũng đã biết tỏng ra rồi.
Trương Đình Ngọc nói:
- Hoàng thượng nói rất có lý. Nhưngin ngài xét lại cho, nếu cứ tiếp tục đi về phía trước thì các bản tấu báo sẽ không kịp mang đến, Bắc Kinh nếu có tình hình gì, các nơi nếu có chuyện gì, hai chúng ta một quân, một thần đều vướng ở đây sẽ hoàn toàn không hay biết. Nếu có chút nào sai thất thì nô tài phải chịu trách nhiệm. Hơn nữa, ở bản tấu trình trước đã cho biết Di thân vương đang bị ốm, điều đó cũng rất đáng lo. Thị sát các công trình trên sông đương nhiên là rất cần thiết, nhưng chỉ cần lệnh cho một quan thượng thư ở bộ Hộ làm việc đó là đủ. Hoàng thượng sao cứ nhất thiết phải đích thân lo việc phòng hộ đê trên đoạn sông này mà không yên tâm giao cho người khác?
Ung Chính không đợi Trương Đình Ngọc nói hết câu đã đứng dậy, nói với Trương Ngũ Ca và Đức Lăng Thái đứng hầu ở hai bên rằng:
- Thật oi bức chết đi được, thôi đi ra ngoài hóng mát một chút!
Nói xong, đưa tay kéo rèm đi ra. Bên ngoài, cả khúc sông rộng mênh mang gió thổi, Ung Chính đứng phóng tầm mắt nhìn ra xa, vừa ngắm cảnh sông vừa suy nghĩ những điều Trương Đình Ngọc vừa mới nói. Trương Đình Ngọc vốn không phải là người xuất thân từ cửa của phủ Ung Chính, ông ta nguyên là viên tiểu lại của bộ viện được Khang Hy đưa lên địa vị tể tướng. Vì vậy, đối với Ung Chính, địa vị của ông ta không thể sánh được với Ô Tư Đạo, Lý Vệ, là những người có thể nghĩ thế nào nói ra như vậy. Lời nói của Trương Đình Ngọc tuy rất xa xôi nhưng hàm ý thì rất rõ ràng: nếu tiếp tục đi về phía trước, đi về nơi trời đất mênh mông vô bờ bến kia thì hoàng đế sẽ bị cách biệt với "triều cục". Ông ta nói một cách rất đàng hoàng với nhà vua rằng sợ sẽ lỡ việc quốc gia đại sự, đó cũng là điều có thể hiểu được. Nếu như có bất kỳ một sự việc nào xảy ra ngoài dự tính thì sẽ không có cách nào chế ngự được. Ung Chính suy nghĩ, tự nói một mình
- Các ngươi chưa từng làm qua công việc phòng vệ đê điều trên sông, một chút khó khăn ở đây có đáng là gì đâu? 3 trăm dặm đường mòn trên sông mà có đến hàng bao nhiêu chiến thuyền như vậy hộ tống, còn sợ cái gì nữa? Chỉ cần cứ đi là được, gặp phải một đoạn phá ở trên sông, thì chỉ cần báo cho đề đốc thủy sư ở Lạc Dương phái một đơn vị công binh đến giúp trẫm là được!
Nói rồi, nhà vua quay trở vào.
- Vạn tuế...
Trương Đình Ngọc mặt tái nhợt bước theo vào, định can gián nhà vua tiếp thì Ung Chính xua tay nói:
- Hoành Thần, không cần phải nói nữa, trẫm nghe theo lời ông. Chỉ để lại đây ba người là Lý Đức Toàn, Hình Niên và Cao Vô Dung để "thị hầu" chiếc thuyền ngự này như cũ. Ông, Ngũ Ca và Đức Lăng Thái ngay đêm nay lên bờ, đi đường bộ trở về kinh thành!
Trương Đình Ngọc mắt sáng lên lộ rõ vẻ vui mừng, nói:
- Vạn tuế thánh minh! Ở đây thần đã gửi công văn cho Điền Văn Kính, điều quân ở phủ Khai Phong đi hộ giá...
Trong đầu Ung Chính vừa lướt qua một ý nghĩ, ông cười nói:
- Không cần đâu, có nguy hiểm gì đâu! Trương Ngũ Ca và Đức Lăng Thái đều là những tay một địch trăm người, giữa thời buổi thái bình này, dọc đường đều là thị trấn đông đúc phồn hoa, lẽ nàoọ không hộ tống được ta và ông?
Trương Đình Ngọc nghĩ một lát rồi cúi đầu vâng mệnh.
Sau canh hai đêm đó, Ung Chính cải tranh thành khách thương cùng với Trương Đình Ngọc và hai thị vệ là Đức Lăng Thái, Trương Ngũ Ca, một thái giám là Cao Vô Dung lặng lẽ xuống thuyền nhẹ đi vào bờ. Họ không theo đường bộ bình thường mà đi qua Hà Trạch, Yên Thành, Phạm Huyện, Quán Đào, Lâm Thanh, Đức Châu, Giao Hà, Hà Gian... đi thẳng đến Bảo Định. Bởi vì tri phủ của Bảo Định là môn sinh của Trương Đình Ngọc nên Trương Đình Ngọc đích thân vào phủ huyện mượn thêm 30 thân binh lấy danh nghĩa là đi hộ tống "Trương trung đường" về Kinh. Đến Phong Đài, thấy suốt đường bình yên vô sự, Trương Đình Ngọc mới yên tâm bước xuống kiệu, làm động tác co duỗi đôi chân cho khỏi tê mỏi rồi vẫy tay gọi Cao Vô Dung đến bên, bảo:
- Ngươi quay trở lại, đưa bức thư này cho người ở phủ huyện Bảo Định, nói với họ rằng sai lại của họ làm việc rất nhanh nhẹn, không cần phải đi theo tiếp nữa, tối nay họ hãy trở về Bảo Định. Thưởng cho phủ đài Lưu Phú Thông 3 nghìn lạng bạc, lấy thư này làm bằng chứng.
Nói rồi đưa cho hắn ta một bức thư đã phong kín, để hắn mang đi. Lúc đó, Ung Chính cũng vừa đến, nhìn thấy Trương Đình Ngọc đang dặn dò công việc, bèn nói:
- Ở đây còn cách Tây Hoa môn ngót 30 dặm nữa, nhân lúc trời chưa tối mau đi thôi, vẫn còn kịp, sao lại dừng ở đây?
- Hoàng thượng, ngài xem, mặt trời đã xuống núi rồi, chúng ta cũng cần phải tẩy trần đã. - Trương Đình Ngọc thở một hơi, đưa tay chỉ: - Ở nơi này về phía tây là Sướng Xuân viên, còn cái lầu cao cao ở phía đông bắc kia là Tây Tiện môn, phía bắc là Bạch Vân quan. Tôi phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc hộ giá hoàng thượng, nghỉ ở đâu xin để cho tôi quyết định.
Trương Ngũ Ca và Đức Lăng Thái không nén được đưa mắt nhìn nhau. Mặc dù bọn họ đã đi theo Ung Chính gần 2 năm nhưng thực ra không gần gũi với Trương Đình Ngọc, tuy Trương Đình Ngọc ngày thường rất ít nói làm cho người ta khó gần nhưng bất kể là với Khang Hy hay đến nay là Ung Chính đều tỏ ra rất cung thuận giữ lễ, chưa bao giờ thấy dùng cái kiểu nói năng như vừa rồi đối đáp với nhà vua cả. Nhưng, nhìn Ung Chính lại thấy rằng nhà vua không hề tỏ ra tức giận, chỉ đi đi lại lại, lát sau cười nói:
- Thế cũng được, tùy ngươi!
Trương Đình Ngọc tỏ ra do dự một chút, quay đầu lại nhìn mặt trời phía tây đã xuống đến lưng chừng núi. Lúc này, chim chóc đã kéo nhau quay về tổ, xa xa đã thấy những làn khói bếp bốc lên, từng đàn quạ đen chao liệng trên bầu trời gây cho người ta cảm giác bất an. Hồi lâu sau, Trương Đình Ngọc mới nói:
- Hoàng thượng, buổi tối nay chúng ta nghỉ tại Phong Đài đại doanh! - ông ta dùng tay chỉ một dãy nhà đã sáng đèn ở phía bên trái - Tôi sẽ gọi Tất Lực Tháp hầu hạ nhà vua, ngày mai chúng ta quay về Sướng Xuân viên!
Ung Chính sáng mắt lên, cười, nói:
- Được trẫm đã nói rồi mà, tùy ngươi thôi!
Nói rồi, bèn cùng Trương Đình Ngọc đi về hướng cổng của doanh trại. Bước đến trước cổng, cách một tầm tên bắn thì nghe thấy tiếng quát:
- Ai, đứng lại!
Tiếp theo, một người lính bước lại, nhìn bốn người một lượt, hỏi Trương Đình Ngọc:
- Các người từ đâu đến? Tìm ai? Có giấy tờ hợp lệ không?
Trương Đình Ngọc cười nói:
- Tất Lực Tháp dạy quân thật là quy củ. Ngươi vào báo một câu rằng, có Trương Đình Ngọc đến thăm, đưa cái này cho hắn, hắn tự nhiên sẽ rõ.
Nói xong, ông ta đưa chiếc tiểu ấn mà thường ngày ông ta vẫn dùng để phê chuẩn công văn vẫn mang theo người cho hắn. Người đó nhận lấy, nhìn đi nhìn lại một hồi lâu, tiện tay đưa trả lại cho Trương Đình Ngọc, nghiêm mặt lại nói:
- Tất quân môn của chúng tôi không có ở đại doanh, chiều tối nay đã đi vào thành rồi. Vật của ông tôi xem không hiểu, vả lại không phải là giấy tờ của bộ Binh, tôi không thể cho phép các ông đi!
Nói xong, quay đi. Trương Đình Ngọc vừa tức vừa buồn cười, định đuổi theo. Trương Ngũ Ca bỗng chạy tới gọi giật tên lính:
- Trương Vũ, anh lại đây!
Người có tên là Trương Vũ quay lại nhìn, trời đã sẩm tối nhìn không rõ, bèn tới gần. Nhìn thấy Trương Ngũ Ca cải trang thành một người bộ đầu tiên anh ta ngây ra, lúc nhận ra rồi thì anh ta cười và nói:
- Hóa ra là Trương quân môn! Sao lại cải trang ra thế này? Xin mời vào nói chuyện, mấy vị này là...?
Trương Ngũ Ca liếc nhìn mặt Ung Chính, cười, nói:
- Trương trung đường từ Hà Nam trở về Kinh, hoàng thượng bảo tôi và Đức Lăng Thái tháp tùng. Sao, đến lão Đức mà cũng không nhận ra ư?
Trương Vũ tới gần nhìn, bất chợt cười lớn:
- Đúng là lão Đức rồi! Lần trước chúng ta còn cùng đi với nhau mà...
Đức Lăng Thái vừa đi bên cạnh để hộ vệ Ung Chính, vừa cười đáp:
- Đi cùng chứ, các người chẳng ra sao cả, nếu đi từng người, sói ăn thịt mất.
Đức Lăng Thái nói tiếng Hán rất giỏi, chỉ có điều hơi nhát gừng, nghe không được hay lắm, anh ta vốn là một đô vật anh hùng người Mông Cổ. Số người đến tôn anh ta làm thầy dạy võ rất đông, vì vậy anh ta không nhận ra Trương Vũ.
Vì hay đến quân doanh truyền chỉ, cho nên Trương Ngũ Ca quen biết rất nhiều quan cấp cao ở trong đại doanh của Tất Lực Tháp. Vừa đi anh ta vừa nói:
- Lão Tất thật là không có mặt ở trong doanh sao? Cái lũ chó các anh đến là buồn cười, nhìn tôi ăn mặc khác đi một chút là không nhận ra, không cho vào! Ấn của Trương trung đường dùng ở Thượng thư phòng lại không bằng giấy tờ của bộ Binh, ngày mai mà chuyện này truyền đi thì sẽ trở thành một trò cười mất!
Trương Vũ liếc mắt nhìn Ung Chính đang lẳng lặng đi mà chẳng nói chẳng rằng gì cả, cười, nói:
- Trương quân môn đừng trách nhầm ông ta. Tất quân môn quả thực là không ở trong doanh trại, Long trung đường hôm qua đã gọi ông ta vào để bàn công việc rồi, hôm nay lại gọi, cũng không biết nói những gì, ban đêm Tất quân môn trở về với nét mặt rất không vui. Hôm nay, trước khi đi đã có dặn lại rằng, bất luận việc công việc tư nếu không có giấy tờ của bộ Binh thì nhất loạt không được cho phép đi lại.
- Tất Lực Tháp đúng là không có mặt ở trong trại à? - Trương Đình Ngọc dường như sực tỉnh, dừng lại hỏi: - Lại còn đến Long trung đường để nghị sự sao? Thập tam da chủ trì hay là Long Khoa Đa chủ trì?
- Bẩm đại trung đường, Thập tam da không được khỏe, đang tĩnh dưỡng tại chùa Thanh Phạn, Tất quân môn đến Bộ quân thống lĩnh vệ môn hội họp, tất nhiên là do Long trung đường chủ trì.
- Họp về việc gì vậy?
- Trung đường, bỉ chức không biết.
Trương Đình Ngọc "hừm" một tiếng, đưa mắt trao đổi với Ung Chính rồi tiếp tục đi về phía trước, mắt nhìn ánh đèn sáng chói từ phía phòng họp của trung quân phía trước mặt, thấy mười mấy vị tướng tá ngồi nói chuyện với nhau trong phòng, thế là có một ý nghĩ lại vụt qua trong ông ta: "Những vị tướng đó có người mình đã nhìn thấy, có người mình chưa từng gặp, tên và mặt đều không ở cùng một chỗ, lúc này lại cùng nhau đến đây, lại không phải là chuyện chính sự, khó có thể tránh sự nghi ngờ". Nghĩ rồi, tự mình đã có chủ ý, ông bèn nói:
- Chúng ta không đến phòng họp, đến thư phòng của Tất Lực Tháp. Hôm nay ngồi kiệu cả một ngày, thật là đau đầu, tôi cũng chẳng muốn gặp ai cả, bảo bọn họ nấu một ít nước nóng để ngâm chân và tắm rửa, có cái gì ăn thì nhân tiện mang lên một chút.
Trương Vũ vội vàng làm theo, đưa bọn họ đi về phía tây, cách phòng nghị sự một tầm tên bắn, chỉ ba gian nhà phía trước, Trương Vũ nói:
- Đây là thư phòng của Tất quân môn, bên cạnh kia là phòng làm việc, đó là phòng của Lưu tham tướng, phòng tiếp theo là phòng của tôi. Ngày thường ở đây không tụ tập hội họp ai ở tại phòng của người đó làm việc, tiếp khách.
Ung Chính nhìn bốn phía, toàn bộ trung quân đại doanh rất chỉnh tề, nghiêm túc. Bốn phía đông tây nam bắc đều có tường cao, các góc tường đều xây các lầu quan sát. Luôn có hai đội tuần tra mang đèn đi tuần theo hai phía, đến Sướng Xuân viên cũng không phòng vệ tốt được như ở đây. Nhà vua gật đầu tỏ ý vừa lòng, cũng chẳng cần đợi Trương Đình Ngọc, tự mình dẫn Cao Vô Dung tiến vào thư phòng, Đức Lăng Thái và Trương Ngũ Ca đứng gác ở hai bên cửa. Trương Vũ thấy cảnh đó, hồ nghi nhìn Trương Đình Ngọc một cái nhưng không dám hỏi, chỉ nói với Trương Đình Ngọc:
- Xin đại nhân tạm chờ ở đây, bỉ chức sẽ đi sắp xếp.
Ung Chính không đợi Trương Đình Ngọc nói, đứng bên trong nói vọng ra:
- Gọi Trương Vũ lại đây gặp trẫm.
Trương Đình Ngọc nghe thấy Ung Chính xưng "trẫm" thì cười nói với Trương Vũ:
- Đức vạn tuế đang ở tại đây, muốn triệu kiến ngươi đấy!
Trương Vũ đã đứng ngây như tượng gỗ, hồi lâu mới nói được thành lời:
- Vạn tuế?... Người vừa mới đi vào là Đức vạn tuế ư? Thế còn ngài?...
Trương Đình Ngọc cười, nói:
- Ta là tể tướng, nếu Đức vạn tuế không đến đây thì ta vào quân doanh của các ngươi làm gì? Hãy vào đi!
Trương Vũ toát mồ hôi đầm đìa, bước vào phòng cùng với Trương Đình Ngọc, chỉ nhìn thấy Cao Vô Dung đứng hầu ở một bên, Ung Chính ngồi ở trên kỷ phủ da hổ của Tất Lực Tháp, nói:
- Nhà ngươi sao lại nhìn trẫm như vậy? Không nhận ra à?
Sau mấy câu hỏi han, Trương Vũ dần lấy lại bình tĩnh, vội dập đầu xuống:
- Bẩm hoàng thượng, nô tài là quân của Thập tam da. Thập tam da đưa nô tài đến đây làm thiên tổng, năm ngoái được thăng lên làm tham tướng
Ung Chính gật đầu nói:
- Cũng là tình cũ đây, quân của Thập tam đệ thật không ít đâu.
Trương Vũ vội vàng nói:
- Bẩm hoàng thượng, nguyên là ở đây có quá nửa do Thập tam da sắp xếp. Năm ngoái đổi Tất quân môn, Thập tam da có nói rằng nếu đều tập trung cả ở đây thì không có lợi, bèn điều bớt quân đi chỗ khác. Nay ở đây chỉ còn có hai mươi mấy người. Nay, Thập tam da đã là thân vương, ngoài khi có việc hội họp ra cũng khó được gặp.
Ung Chính cười, quay lại nói với Trương Đình Ngọc:
- Di thân vương rất cẩn thận, trẫm kỳ thực cũng không nghĩ đến những việc nhỏ như vậy. Quốc gia nếu có nhiều người hiền tài như Di thân vương thì trẫm đỡ lo biết chừng nào!
Trong lòng Trương Đình Ngọc rất khâm phục sự thông minh sáng suốt của Doãn Tường, ông trả lời:
- Thập tam da cũng đã từng bàn với thần việc này, quân đội là thành lũy của xã tắc triều đình, bất kể vua hay đại thần, không được phép tự ý dùng binh. Đó là quy tắc, cũng là chế độ, nô tài đã từng tấu lên hoàng thượng việc này. Ngoài ra, quân doanh ở các tỉnh cũng có rất nhiều sự thay đổi, việc bổ sung người đều dựa vào các kỳ thi võ để làm căn cứ. Cũng đã có tâu trình, xin thánh thượng đích thân phê chuẩn!
- Thôi, thôi, ai bảo nhà ngươi bàn việc trị ở đây? - Ung Chính cười, nói: - Trẫm xem ra cái anh chàng Trương Vũ này rất biết việc, lại có duyên với trẫm, đó là cái phúc của anh ta, hãy thăng cho anh ta hai bậc nữa, ngày mai ngươi hãy ra chỉ thị là xong.
Trương Đình Ngọc vội vàng tuân chỉ, quay lại nói với Trương Vũ:
- Còn chưa tạ ơn hoàng thượng đi?
Trương Vũ nghe vậy vội vàng dập đầu ba cái:
- Nô tài tạ ơn.
- Tối nay nhà ngươi hầu hạ hoàng thượng. - Trương Đình Ngọc ra lệnh cho Trương Vũ: - Bảo người làm cơm mang lên, còn ngươi thì lặng lẽ tìm mấy người tâm phúc đi mời Di thân vương đến kiến giá, sau đó chuẩn bị ngự thiện, mời hoàng thượng ăn, rõ cả chưa?
Trương Vũ chưa kịp đáp lời thì Ung Chính cười, nói:
- Lát nữa Tất Lực Tháp về, Doãn Tường đang ốm, không cần làm kinh động đến ông ta. Tất cả chỉ có một đêm, ngày mai trẫm hồi Kinh rồi.
- Không được đâu, hoàng thượng. - Trương Đình Ngọc vội nói với giọng điệu không có chút nhân nhượng nào cả, quay lại nói với Trương Vũ: - Đêm nay nơi này chính là hành cung, có chút sai sót nào thì ngươi phải chịu trách nhiệm. Bây giờ đi tìm Di thân vương, chỉ cần nhúc nhích được là ông ấy đến đây ngay. Những người khác không cần phải kinh động, Tất Lực Tháp mà về thì hãy bảo hắn đến hầu giá, đi
Trương Vũ đi, trong phòng chỉ còn lại Ung Chính và Trương Đình Ngọc, một ngồi, một đứng. Hồi lâu chẳng ai nói với ai. Ung Chính ngửa cổ ra phía sau, dựa vào thành ghế để dưỡng tâm. Một lúc sau, nhà vua nói:
- Hoành Thần, lẽ nào ta không rõ được ý của ông, nhưng cứ theo ta thì mọi thứ vẫn bình thường mà.
Trương Đình Ngọc im lặng hồi lâu, nhìn người mang cơm lên, tự mình nếm qua một lượt, sau đó hai tay bưng đĩa thức ăn lên, đặt trước mặt Ung Chính, nói:
- Cẩn thận không phải là thừa. Trong lòng thần không yên ổn, cứ cảm giác như đang có chuyện gì xảy ra. Phổ Trọng Nhĩ lưu lạc 19 năm, lại là người văn võ song toàn, vua tôi hai người chúng ta đều không so được với ông ấy, bây giờ ở trong đại doanh rồi, thần mới tạm yên tâm một chút.
Sau khi ăn cơm xong, Ung Chính đến bên chậu nước rửa mặt, đánh răng thì nghe thấy có tiếng chân ngựa ở bên ngoài, đến trước thư phòng thì tiếng bước chân dừng hẳn lại. Trương Đình Ngọc nhìn ra ngoài, cười, nói với Ung Chính:
- Tốt rồi, Di thân vương đến đây rồi...
Chưa nói dứt lời thì nghe thấy tiếng nói sang sảng của Doãn Tường:
- Thần đệ Doãn Tường cung chúc Vạn tuế da kim an!
Ung Chính nghe tiếng nói thân quen thì mừng rỡ, ngồi xuống ghế, t
- Lão Thập tam à? Vào đây đi!
- Vâng!
Doãn Tường đáp lại và vén mành đi vào. Nét mặt còn vương dấu ấn của bệnh tật. Ông ta chăm chú nhìn Ung Chính, quỳ xuống làm đại lễ, nói:
- Vạn tuế da thần sắc rất tốt, sao đi tuần ở Hà Nam về muộn thế, lại lâu ngày không có tin tức gì cả làm thần đệ nóng ruột muốn chết!
- Đứng dậy, ngồi xuống đây nói chuyện đi. - Nghe giọng của Doãn Tường vẫn còn rất mệt mỏi, Ung Chính không khỏi sốt ruột, cười, nói: - Hôm nay trời nóng, đệ mặc nhiều áo thế kia làm gì? Lại bị ho lao hàng ngày như hồi xưa à? Trẫm gửi cho đệ thủy băng và ngân nhĩ, xuyên khung, những loại thuốc đó có dùng được không?
Doãn Tường đứng dậy cảm tạ, cởi áo khoác ngoài đưa cho Cao Vô Dung cất, ngồi xuống bên cạnh Ung Chính, ho nhẹ một tiếng rồi nói:
- Cái tấm thân bệnh tật đáng ghét này của thần đệ làm cho hoàng thượng phải quan tâm, thần rất lấy làm hổ thẹn. Những vị thuốc ấy, các thái y không cho dùng, bảo là chứng viêm, không dùng được. Có người thì lại bảo là phong thương, nhưng không nguy hiểm, lúc đỡ, lúc không đỡ, cũng không đáng ngại. Liền mấy chục ngày nay không được gặp hoàng thượng, lòng thần đệ càng thêm lo lắng, càng thêm mệt mỏi, phải đến ở tại chùa Thanh Phạn. Hôm nay một là đến cầu phúc cho hoàng thượng, hai là nghe thấy tiếng chiêng tiếng trống nên trong lòng mới thấy yên tâm...
Ông ta nói xong, vừa cười vừa khóc, nhìn rất cảm động.
Ung Chính thấy vậy, cũng rất cảm động, nhưng lại cố làm ra vẻ vui vẻ, cười nói:
- Ngươi nghĩ cái gì vậy? Sao lại ủy mị như đàn bà thế? Thái y viện đã chuyển bệnh án của đệ đến cho ta xem hết cả rồi. Thực ra chỉ là do kinh lạc không thông, tì yểu, phế nóng, không có gì phải lo lắng cả. Ta đã ra chiếu gọi Ô tiên sinh về Kinh, trình độ y học của ông ta rất giỏi, để ông ta xem cho đệ. Cứ điều trị dần dần, bệnh của đệ tự nhiên sẽ khỏi thôi.
Nói xong nhà vua cúi gắp thức ăn.
Trương Đình Ngọc nhân tiện lúc đó, vội chen vào hỏi:
- Thập tam da, tình hình kinh sư có được bình thường không? Ngài vừa nói là sợ hoàng thượng lâm bệnh ở Hà Nam, đó là dân gian đồn đại hay là giới quan trường đồn đại?
Ông ta ngồi rất gần, quan sát kỹ Doãn Tường, nhìn Doãn Tường quầng mắt thâm đen, gương mặt xanh tái không còn sắc máu, lúc đó mới hay là bệnh của Thập tam da không phải là nhẹ. Doãn Tường đưa tay từ trong vạt áo ra, xua và nói:
- Mấy ngày nay tôi chuyển đến ở chùa Thanh Phạn, hoàng thượng thì đi tuần đê ở trên sông, gặp phải mưa gió, tất cả những việc đó tôi đều đã biết, Thượng thư phòng và lục bộ đều đã biết. Tôi đã gửi thư đến cho Liêm thân vương, bảo Long Khoa Đa xem xét kỹ việc này. Bộ Lễ chuẩn bị nghi thức để đón Niên Canh Nghịêu như thế nào, tôi cũng đều đã xem xét đến, cảm thấy không được vừa ý, bèn quay về bảo bọn họ châm chước. Hôm qua Bát ca, Long Khoa Đa và Mã Tề đến chùa Thanh Phạn tìm gặp tôi, nói hoàng thượng đi theo đường thủy từ An Huy về Kinh, mọi thứ vẫn bình thường. Vừa rồi nghe nói hoàng thượng đã về tới Phong Đài doanh, tôi rất ngạc nhiên ở đây rất gần Sướng Xuân viên, sao lại phải ở trong doanh trại?
- Vua tôi chúng tôi lặng lẽ trở về Kinh nên phải cẩn thận một chút.
Ung Chính cười ý vị, nói:
- Đệ đang ốm, có người qua mắt đệ, đệ có biết không?
Không đợi Thập tam da trả lời, Trương Đình Ngọc bèn nói luôn:
- Ông bảo đến Sướng Xuân viên, Sướng Xuân viên an toàn hơn ở đây ư?
Doãn Tường kinh ngạc, nhìn Trương Đình Ngọc như một người xa lạ, nói:
- Ở đây đương nhiên là an toàn hơn Sướng Xuân viên! Hoàng thượng nói có người qua mắt đệ, ai vậy?
- Không biết - Ung Chính lắc đầu.
Trương Đình Ngọc nói:
- Thực ra bọn họ cũng như ngài, cũng mất liên lạc với hoàng thượng. Ngài phụ trách Thanh binh cơ phòng vụ, bọn họ lẽ ra phải bàn bạc với ngài để biết hành vi của chúng tôi, bố trí bảo đảm an toàn, sao lúc đến thăm ngài họ không hé răng lấy một lời? Còn định muốn nói lời giả dối?.
Ung Chính cười, nói:
- Hoành Thần, trẫm thấy ngươi lo nhiều quá, họ sợ Doãn Tường lo lắng, những lời lẽ như vậy làm sao có thể nới với một bệnh nhân như Doãn Tường được?!
Doãn Tường nhìn chằm chằm vào ngọn nến, nhãn trung có thoáng bóng đen, hồi lâu mới nói:
- Trong triều có gian thần. Đó là điều đã rõ, hoàng thượng trong lòng cũng đã biết được rồi. - Giọng nói của ông ta tuy không lớn, nhưng rõ ràng, khiến cho Cao Vô Dung cũng phải giật mình. Doãn Tường chau mày suy nghĩ, hồi lâu sau mới lại lên tiếng: - Thế nhưng Mã Tề và cữu cữu nói với tôi đều là lời thành thật mà...
Đúng lúc đó, Trương Vũ đi vào nói:
- Tất quân môn đã đến, nô tài không dám bảo ông ta là hoàng thượng đang ở đây, chỉ nói vương gia và Trương trung đường đang nói chuyện ở đây. Không biết hoàng thượng có gặp ông ta không ạ?
Không đợi Ung Chính trả lời, Doãn Tường đã đứng dậy, tỉnh thần bỗng chốc thay đổi hẳn, hoàn toàn không còn dáng vẻ của một người bệnh nữa, sải bước đến trước cửa, gọi lớn:
- Tất Lực Tháp đấy à? Vào đây!
- Có bỉ chức!
Tất Lực Tháp mau mắn bước chân vào phòng, cúi đầu vái chào::
- Nô tài chúc Thập tam da bình an!
- Không cần phải to tát làm gì - Doãn Tường cười Chủ nhân của các ngươi đang ở đây đó, các ngươi hôm nay hội họp cái gì vậy?
Tất Lực Tháp ngây người ra nhìn Doãn Tường, nghĩ bụng: "Chủ nhân của mọi người thì ngoài hoàng đế ra làm gì còn có người nào khác nữa, nhưng lúc nãy, Long Khoa Đa còn bảo hoàng thượng hãy còn đang ở Sơn Đông, sao đột nhiên lại xuất hiện ở đây thế này?". Nghĩ rồi, Tất Lực Tháp vội vàng nói:
- Đúng lúc nô tài đang định đi tìm Thập tam da để nói chuyện này đây! Hôm nay Long đại nhân đã tự lột mặt nạ, Long Khoa Đa đại nhân bảo nô tài đặc sủng kiêu thượng, đêm nay phải về nhận chỉ, ông ta muốn cắt đầu nô tài. Nô tài nói, không cần phải làm vậy, đêm nay nô tài sẽ viết đơn xin từ chức quan này.
Doãn Tường muốn hỏi rõ sự tình, nhưng Ung Chính ngồi ở trong đã hiểu hết, nói:
- Lão Thập tam, gọi Tất Lực Tháp vào đây nói!
Tất Lực Tháp vội cởi bỏ vũ khí đặt ở trước cửa, đợi Cao Vô Dung vén rèm, cúi người bước đến thi lễ, dập đầu xuống đất.
- Ngươi muốn cởi bỏ mũ áo à? - Ung Chính nhấp một ngụm trà rồi hỏi: - Ngươi là một đề đốc phụng chỉ đặc quản, lục kinh cơ 7 vạn binh mã đều do ngươi điều động, có gì mà phải làm như vậy? Ngươi là lính lâu năm trong quân ngũ, đã cùng Thánh tổ lão da Tây chinh trở về, có gì l7;c nhìn, chưa được biết nữa đâu? Sao lại nảy ra cái ý định ấy?
Tất Lực Tháp cúi đầu trả lời:
- Bẩm chủ nhân, không phải là nô tài xấu đi đâu ạ, Long trung đường thật quá đáng quá! Liên tục ba ngày hội họp, đầu tiên thì nới chuyện Niên đại tướng quân khải hoàn, ban sư hồi triều, bảo nô tài đưa 3 nghìn quân đến ở chỗ khác. Đó là nhiệm vụ của quân đội, nên nô tài còn coi là được. Hôm qua, lại bảo đề đốc trung quân hành chuyển đi, để chỗ này cho Niên đại tướng quân. Nô tài lúc đó định quay trở về. Phong Đài đại doanh là nơi phòng vệ của kinh thành, chỗ này là vị trí thích hợp nhất, nô tài không thể vì việc nghênh tiếp Niên đại tướng quân mà bỏ qua công việc chính được. Huy động trung quân mà không có chỉ của hoàng thượng thì nô tài không dám phụng mệnh. Hôm qua không vui nên giải tán, nay lại gọi đến, nói rằng đã bàn với Bát vương gia, bắt đề đốc Hành Viên phải chuyển ra ở bên ngoài cửa phía bắc, ở đây vẫn phải dành cho người khác. Lại nói việc quan phòng cho hoàng thượng không cần nô tài phải lo, 2 vạn binh mã bộ quân thống lĩnh vệ môn vẫn còn không hộ giá được sao? Nô tài lúc đó phạm sai lầm, nói rằng Niên đại tướng quân cũng là một người, lúc đi chinh phạt miền Tây nô tài đã gặp ông ta. Cũng giống nhau thôi mà. Có gì đâu! Lúc chủ nhân đi đã có ý chỉ, kinh sư phòng vụ do Thập tam da quản, Cửu môn đề đốc và Phong Đài đề đốc không thuộc vào đó. Nô tài nói, muốn điều tôi, các ngài hãy gặp Thập tam da. Nếu không có lệnh của Thập tam da, tôi không nghe. Đến cả Niên Canh Nghiêu cũng chỉ ở ngoài doanh trại mà thôi. Nô tài nói vậy mà không ai nghe cả. Thế là chúng nô tài đều bực mình, không đợi họp xong, đều bỏ về...! Chủ nhân, không hiểu sao từ sau khi lão thái hậu mất đi, Long đại nhân luôn kiếm chuyện với nô tài, lúc nào cũng gọi nô tài đến để trách móc, nô tài thấy khó sống quá!
Trương Ngũ Ca và Cao Vô Dung nãy giờ đứng nghe, không nén nổi sự ngạcười, nhưng không nói năng gì cả. Trương Đình Ngọc cứ nhăn trán suy nghĩ, trong lòng lo âu. Phong Đài là nơi đóng quân của bộ Binh, lại quản cả một đội thủy sư, là đội phòng vệ chủ yếu của kinh thành. Long Khoa Đa bỏ qua Doãn Tường mà lại bàn bạc với Doãn Tự điều quân lung tung như vậy là do không hiểu biết hay là có toan tính âm mưu gì đây?
Trong lúc Trương Đình Ngọc đang rất căng thẳng thì Doãn Tường nói:
- Ai có nhiệm vụ của người ấy, có phạm vi của người ấy, không được làm loạn. Tất Lực Tháp, ngươi là quân cũ của ta, bất kể ta thế nào, đều phải đem những việc bất thường đó báo với ta. Để ta phải va chạm với bọn họ mà ngươi còn già mồm ư? Hừm!!
- Đúng, Di thân vương nói rất phải - Ung Chính nhìn ra bên ngoài nói: - Ngươi có hai cái sai, không nên trách Niên Canh Nghiêu, đại sự không báo Thập tam da của ngươi lại nói tại đây, trẫm rất giận ngươi. Ngày mai, trẫm về Sướng Xuân viên giải quyết những việc này. Việc ở Phong Đài doanh, không được rời một bước. Mã Tề đã làm gì để ăn chưa? Việc này hình như hắn đứng ngoài cuộc?
Doãn Tường cười, đáp:
- Hoàng thượng, Mã Tề chủ trì chính vụ, không thể làm bừa, còn đang phải chuẩn bị cho chu đáo.
- Hừm. - Ung Chính không lộ vẻ gì trên mặt, khoát tay ra hiệu - Nghỉ

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI