HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT
Trổ tài thần thông đạo sĩ chữa khỏi bệnh trọng
Khoe vốn trí tuệ a-ca lưu phóng gia nô

    
ôm chiếu thư hồi giá về Bắc Kinh của Ung Chính tới Bắc Kinh, Hoằng Thời đã nhận được thiếp bẩm của thái giám Tần Cẩu Nhi, kể lại rất tỉ mỉ cuộc trò chuyện giữa Ung Chính, Ngạc Nhĩ Thái và Chu Thức tại vườn Nhiệt Hà. Hoằng Thời lập tức cho gọi Khoáng sư gia tới Tây Hoa sảnh Cổ Vũ hiên để tính kế. Khoáng Thanh Hành đang cùng với mấy sư gia thay Hoằng Thời phân loại công văn để viết thư trả lời gửi cho quan viên các tỉnh. Nghe Hoằng Thời gọi, vội gác bút, hốt hoảng tới, vừa bước vào cửa, liền hỏi:
- Tam da cho gọi tôi ạ?
"Nóng đến nỗi vạt áo trước vạt áo sau đều sũng mồ hôi ra thế này". Hoằng Thời đích thân cầm một khay dưa hấu ướp lạnh, - Nào, ăn một chút cho mát ruột. Đây là thư của Tần Cẩu Nhi. Đọc đi rồi nói xem thế nào. - Đoạn, nằm ngả trong chiếc ghế trúc, phe phẩy chiếc quạt quỳ, nhắm mắt trầm tư suy nghĩ.
Khoáng Thanh Hành lật đi lật lại mấy trang giấy, đọc mấy lượt liền. Ông ta không nói gì, mà lại đi ra ngoài Cổ Vũ hiên, đứng dưới hiên nhà, như xuất thần về phía hàng dương liễu đang đung đưa bên hồ. Từng trận gió mang theo khí nóng hun người thốc vào mặt, vô số con ve trên cây chợt cùng đồng thanh kêu inh ỏi, nhưng hình như ông ta cũng không nghe thấy gì. Cứ như vậy hồi lâu, mới quay vào, cười bảo với Hoằng Thời:
- Lước Tam da thưởng cho Tần Cẩu Nhi ba trăm lạng bạc, ra về còn tiếc! Nhưng phong thư này thì dù trả một ngàn lạng bạc, Tam da cũng có mua được không?
- Không phải là ta tiếc. - Hoằng Thời cũng cười, nói:
- Quy định trong cung hoàng thượng rất nghiêm. Thái giám kết giao với vương gia và đại thần là giết ngay không cần hỏi tội. Chỉ sợ như vậy thôi! Lão Tứ thì không có những biện pháp này đâu.
Khoáng Thanh Hành lắc đầu, nói:
- Tam da và Tứ da không giống nhau. Mẹ ông ấy là quý phi, năm Thánh tổ Khang Hy thứ 51, Tứ da lại được gọi vào trong cung tùy giá học hành. Ông ta ở trong đó rất lâu, lại nhiều năm chủ trì công việc trong Vận Tùng hiên, rất nhiều kẻ bợ đỡ, chỉ cần gặp mặt một cái là biết ngay tin tức, chứ việc gì phải nghĩ tới việc rút tiền trong túi mình ra mà mua tin?
Hoằng Thời nghe Khoáng sư gia nói vậy, thấy chua xót quá. Đã không biết bao lần ông ta bí mật nhờ thày tướng xem cho mình, ai cũng nói là có tướng mạo cực quý hiển. Cũng như biết bao lần tự đứng trước gương soi, bao lần xem sách tướng số, thì tự thấy rằng bất luận là tài trí, kinh nghiệm, tâm trí hay tướng mạo, không có gì kém Hoằng Lịch cả. Vậy thì tại sao phụ hoàng cứ luôn yêu quý hắn thế nhỉ? Đang nghĩ ngợi lung tung, thì Khoáng Thanh Hành lại nói:
- Tần Cẩu Nhi báo tin này cũng chưa chắc đã là do tác dụng của số bạc ấy đâu. Tứ da đi công cán bên ngoài, thì người nắm quyền là lão da, người có thế là lão da. Đó mới chính là nguyên do thực sự!
- Lý Phất sắp đen đủi rồi. - Hoằng Thời phe phẩy chiếc quạt, - Lại còn Bát thúc, Cửu thúc và Thập thúc. Đó m thực là điều đáng than vãn. Bọn họ vốn không kiếm đâu ra đồng bọn đâu. Văn chương và nhân phẩm của Lý Phất đều gấp mười lần Điền Văn Kính, đúng là đáng tiếc thật!
- Người thực sự đen đủi là Bát da cơ. - Mắt Khoáng Thanh Hành lóe sáng. - Thực ra, điều mà hoàng thượng sợ nhất là bè đảng. Khi Bát da chưa thất thế, thì giao hảo với tất cả văn võ trong triều, toàn là người có học nổi danh văn trường cả. Nhân vật đầu não tuy đã bị giam, nhưng cái "đảng" đó vẫn còn. Tam gia, loạn "Bát vương nghị chính" lần này đã trở đi trở lại trong cung nhà Thanh rồi, không biết lão da có lưu tâm không? Từ đầu đến cuối không một người nào công khai đối lập với Liêm thân vương, mà lúc đầu lại là ra tay với Điền Văn Kính! Có thể thấy, giờ đây, Điền Văn Kính đã trở thành một ngòi pháo. Công kích tân chính thì ắt phải nhằm vào ông ta mà tấn công trước tiên rồi. Vì vậy, thánh thượng mới bảo vệ ông ấy. Ai công kích Điền Văn Kính, lập tức thánh thượng sẽ nghi ngờ người đó đánh vào tân chính, đánh vào chính bản thân thánh thượng. Điền Văn Kính càng bị công kích, hoàng thượng càng bảo vệ, mà hoàng thượng càng bảo vệ, thì ông ta lại càng bị công kích. Những người tọa sơn quan hổ đấu 1 vốn là tay sai của Bát da, nay lại cười nhạo, thậm chí còn viết đàn hặc, dựng chuyện sau lưng Điền Văn Kính cũng nên. Tính cách hoàng thượng như thế, làm sao có thể bỏ qua được việc nhiều thần tử giở mặt với ông ta như vậy được? Có lẽ chính vì thế mà bệnh của ngài mới nặng lên.
Hoằng Thời đã mở mắt từ lúc nào, ngồi thẳng người dậy, quên cả việc cầm quạt, nói:
- Có thể nói là sự việc rất rõ ràng rồi! Ta nên làm gì đây?
Khoáng Thanh Hành c nói dứt khoát:
- Hai điều: đánh chết cáo, thì quyết không nương tay với hổ; ngồi vững ở Vận Tùng hiên mà làm việc cật lực. Chỉnh trị Bát da đảng là thuận theo sự căm phẫn của hoàng thượng, liều mình làm việc là thuận theo ý muốn của hoàng thượng. Còn đối với Tứ da, Ngũ da, thì cứ lấy lễ mà tôn kính, lấy lòng thành mà đối đãi, lấy cái tâm để đề phòng. Đều là con cái của hoàng thượng cả, phải để cho hoàng thượng tự thấy sự hiếu thuận của ai nặng hơn, thì mới có thể được việc!
Hoằng Thời ngây ra một lúc lâu, rồi mới nói:
- Ta thấy hoàng thượng không chỉ có ý định như thế thôi đâu. Hoằng Lịch chủ quản việc tiền bạc lương thực của thiên hạ và việc binh, có lẽ thánh thượng cũng có ý cho ông ấy đưa quân đi quyết chiến với A-la-bô-thản đấy!
- Điều này tôi cũng đã nghĩ tới rồi.
Khoáng Thanh Hành nói thấp giọng:
- Học sinh từ khi được thu nạp vào cửa của Tam da, lúc nào cũng nghĩ tới cuộc tranh giành ngôi báu giữa Bát vương gia và hoàng thượng. Tại sao người được bao người trông mong và nắm quyền nghiêng thiên hạ như Bát vương gia mà lại bị thua cuộc, còn một "a-ca giúp việc" bỗng nhiên lại lên ngôi cửu ngũ 2 trị vì thiên hạ? Lý do có lẽ là rất nhiều, nhưng quy về tận gốc, thì chỉ có một, hoàng thượng ở vào ngôi vị quan trọng, mưu những việc quan trọng. Bát da lại chỉ lo việc lấy lòng mọi người ở bên cạnh. Những nhân vật quyền hành quan trọng đó cứ răm rắp theo Bát da, khiến cho ông ấy luôn tưởng mình đang ở chín tầng mây, cho rằng có thể dựa vào họ để đoạt lấy ngôi vị. Kết quả là tới phút chót, thì không ai trong số những người này giúp được gì cả. Đến Thập tứ da đích thân đem mười vạn hùng binh bao vây bên ngoài, mà chỉ một bản chiếu lệnh được phát ra, cũng đành thúc thủ vào Kinh nữa là. Tam da, cho dù thế nào thì cũng không thể ăn quả đắng này một lần nữa.
"Được làm vua thua làm giặc," Hoằng Thời lại dám quên bài học xưa hay sao? Hoằng Thời nghiến răng, cười thâm hiểm, rồi đứng dậy, gọi:
- Người đâu?
Mấy a đầu chạy vào, Hoằng Thời không nén nổi, cười vang, thì ra, trong lúc mải nghĩ, ông ta cứ tưởng mình đang ở Vận Tùng hiên. Nhân đó nói:
- Chuẩn bị kiệu cho ta vào vườn. Báo với quản gia là ta tặng cho Khoáng sư gia khu nhà ở đầu phố Tây, cho hai chục gia nhân sang đó hầu hạ.
Nói xong, đi thẳng ra, lên kiệu đi.
Lúc đó đúng giữa giờ Mùi, mặt trời thiêu đốt khô cháy mặt đất, đường phố rất ít người qua lại, đến lũ chó cũng tìm chỗ mát mà nằm xoài cả bốn chân, thè dài lưỡi ra mà thở. Nhà nào cũng mở toang, đàn ông thì cởi trần, đàn bà thì chỉ mặc một chiếc áo sát người, người thì đang tắm, người thì vừa uống trà vừa quạt cho đỡ nóng. Thỉnh thoảng lại có vài đứa trẻ trần truồng, da đen cháy vì nắng, đang mò cá dưới bóng dương liễu dưới hồ. Hoằng Thời vừa ra ngoài, không chịu nổi nóng, đành quay lại, đổi một chiếc kiệu trúc mát rồi mới đi. Ra khỏi thành là thấy khác hẳn, gió tuy vẫn còn nóng, nhưng không còn đem theo cái hơi ngột ngạt đến tức thở như lúc nãy nữa, hai bên dịch đạo dày đặc cây dương, chỉ một ngọn gió rất nh cũng làm cho cành lá lao xao, thỉnh thoảng, gió từ ngoài hồ thổi vào kéo theo hơi nước, đem tới cảm giác mát mẻ. Càng gần Sướng Xuân viên, thì những cơn gió thổi qua tầng cây xanh rậm rạp càng dễ chịu. Khi tới gần Song môn, Hoằng Thời đã đẫm mồ hôi. Đúng lúc chuẩn bị vào vườn, thì bỗng nghe một hồi chuông lảnh lót xuyên qua tầng tầng lớp lớp lá cây vọng tới. Hoằng Thời chợt ngây người. Mấy hôm nay trời nóng quá, nên quên mất việc tới thỉnh an Di thân vương. Nghĩ tới việc đó Hoằng Thời khẽ đạp chân trong kiệu, nói:
- Quay kiệu, đi tới chùa Thanh Phạn trước đã.
Phu kiệu dạ ran, trong nháy mắt đã quay xong đầu kiệu. Đi chưa đầy nửa dặm trong bóng mát, đã thấy chùa Thanh Phạn hiện trước mắt. Hoằng Thời xuống kiệu, định tiến vào, thì thấy một hòa thượng trung niên đang vội vã kẹp một túi vải màu nâu đi ra. Nhận ra người đó là hòa thượng Pháp Ấn, Hoằng Thờ!!!13429_130.htm!!! Đã xem 264255 lần.


Nguồn: e-thuvien
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 27 tháng 2 năm 2012

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂMHỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI > HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA
  • HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI iến hiến kế hay" href="index.php?tuaid=13429&chuongid=75">HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒIăn tự làm kinh động bốn phương-Việc xử lý có thể dựa vào đâu?" href="index.php?tuaid=13429&chuongid=142">HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI