iều Dận Chân, Dận Tường vào Kinh là đình kí (123) từ Dục Khánh cung của thái tử; ngay từ ba hôm trước đình kí này đã đến Đồng Thành. Trong tỉnh An Huy, trên từ tuần phủ, tướng quân; dưới đến huyện lệnh, tư mục không người nào không phấn khởi, miệng tuy không nói ra nhưng trong lòng lại mừng thầm. Hai vị a-ca này không việc gì không quản, thế là cuối cùng họ sẽ phải về Bắc Kinh! Trong quan trường thì không việ gì có thể giữ bí mật được, do đó nha môn tuần phủ đã sớm hội đồng với hành viên tướng quân An Huy; ngay cả bố chánh sứ, án sát sứ cũng đều có cuộc họp, tất cả đều dâng sớ xin nhận nhiệm vụ "di giá" về tỉnh thành An Khánh, ngoài mặt thì nói có rất nhiều việc công xin kính nhờ Tứ da, Thập tam da thay bẩm với thái tử thiên tuế, kỳ thực là họ muốn "một chén nước, một chén rượu" tống thần, đuổi quỷ; xin hai vị "sát tinh" sớm sớm về Kinh cho xong chuyện. - Phủ An Khánh ngày hôm nay sẽ đến một "đại lão da lắc đầu". Dận Tường sau khi đã bố trí xong việc mời cơm các diêm thương ở phòng đóng dấu vội quay trở về thư phòng ở hậu nha, vừa nhìn thấy Dận Chân ông đã cười nói: - Nói là thỉnh an, kỳ thực đệ biết là họ đã vâng theo lời của bề trên họ muốn thúc chúng ta đi An Khánh. Thật rõ là họ cho rằng chúng ta đã làm trở ngại công việc của họ. Họ mong chúng ta về Kinh còn hơn là hoàng thượng mong! Dận Chân đang xem những bản điều trần về việc thanh toán các khoản nợ mà bên bộ Hộ vừa chuyển tới. Niên Canh Nghiêu đứng hầu bên cạnh, Dận Chân xem xong một tờ thì đưa cho y, y đóng tiểu ấn của Dận Chân vào phía trên. Lúc này đúng vào tháng Sáu của một mùa hè nóng bức, ẩm thấp khó chịu nổi, nhưng Dận Chân vẫn ăn mặc rất nghiêm chỉnh, do đó Niên Canh Nghiêu cũng đàải mũ, giầy, áo dài ngay ngắn, chỉnh tề. Mặc dầu bốn góc nhà đều đặt những chậu nước đá, nhưng trên người ai cũng đầm đìa mồ hôi. Thấy Dận Tường mặc áo vải đay, giầy cỏ, đuôi sam dài quấn tới đỉnh đầu, ăn mặc ngắn gọn, cánh tay gần như để trần, Niên Canh Nghiêu liếc nhìn Dận Tường không khỏi mến phục, nhưng Nghiêu không dám nói gì. Nghe Dận Tường nói, Dận Chân im lặng. Sau khi Dận Chân đã xem hết những tờ tấu sớ, ông mới nói: - Bọn họ định đốt hương để tống tiễn quỷ sứ đây! Làm sao lại có chuyện đơn giản như thế được? Vừa rồi Cao Phúc Nhi nói, đã bắt được Phượng Dương và diêm thương cấu kết với huyện lệnh biển thủ thuế muối. Cái cảnh Hồng Môn yến hộn tiền mở màn cũng hay hay đây! Cái bọn vô liêm sỉ như vậy ở An Khánh này chẳng phải là đã nhận hối lộ của bọn diêm thương rồi mượn chỉ ý để thúc ta lên đường. Không cho chúng nó một vố, nói theo cách nói của Cẩu Nhi, thì chúng làm sao có lễ độ được! Nói rồi Dận Chân cười. Ông uống một ngụm nước trà, tay phe phẩy một tờ sớ tấu rồi lại nói: - Canh Nghiêu, tờ điều trần của ngươi về việc chỉnh đốn vấn đề muối viết hơi cứng. Hôm qua ở Bắc Kinh có gửi tới một bản do Ô Tư Đạo tiên sinh thảo; ta nghĩ có lẽ nên dùng bản đó! Niên Canh Nghiên xưa nay vẫn tự phụ là mình tài kiêm văn võ, nghe Dận Chân nói vậy bất giác đỏ mặt, Niên vội khom người, nói: - Năng lực của nô tài, Tứ da đã rõ. Ô tiên sinh đã từng nổi tiếng là Giang Nam đệ nhất tài tử, tất nhiên văn ông ta phải hay! - Có phải là cái ông mọi người gọi là Ô tiên sinh mà Tứ ca đã nói trước đây không? - Dận Tường thấy Niên Canh Nghiêu có vẻ ngượng liền hỏi nhỏ vậy rồi ông hỏi tiếp: - Bây giờ ông ta ở phủ Tứ ca phải không? Dận Chân mỉm cười, gật gật đầu; rồi ông quay mặt vào trong nhà lớn tiếng nói: - Đới Đạc, ra đây! Đem bản sách luận đọc cho Thập tam da nghe thử. Đới Đạc đang sao chép giấy tờ trong nhà, vội "dạ" luôn mấy tiếng rồi đi ra, trong tay Đới cầm mấy tờ giấy. Sau khi cúi mình thỉnh an Dận Tường, Đới lấy giọng đọc: - Thần Dận Chân cẩn tấu: Chính sách của nhà nước về muối, triều đình cho tư nhân tự "tư" kinh doanh, không phải do nhà nước chủ trì; nhưng hiện nay một số viên quan và một số diêm thương quan niệm chữ "tư" của họ khác với quan niệm chữ "tư" của nhà nước. Gần đây ở An Huy, ở Triết Giang có quy định mới, đó là các diêm thương có thể tùy ý mở cửa hàng, nhưng hạn định trong từng khu vực. Không phải là dân ở ấp này thì không được đi sang ấp kia; tức dân ở chỗ này cũng không được đi sang chỗ khác; sự lũng đoạn ngang nhiên như vậy, sẽ phương hại tới triều đình. Số thuế mất đi hàng vạn lạng, rồi muối cũng bị lấy đi nhiều; những kẻ gây ra chuyện này cần bị trừng trị theo phép nước; cần bắt chúng đưa vào nơi ngục tối! Ngày nay phép nước vẫn còn nhiều sơ hở, các tư thương thông đồng với quan viên hoành hành không kiêng nể, khác nào kẻ cướp nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và giết hại nạn dân, bần dân! Pháp luật ở trên mà không có tình, không chặt chẽ để mặc cho bọn gian thương hoành hành ngang ngược; các quan vào những dịp lễ tếtùa xuân, mùa thu, bằng những thủ đoạn dối trá, ép buộc mà thu nhiều lợi nhuận, không đếm xỉa gì đến vương pháp; đồng thời tất cả những tệ nạn trên nếu không kịp thời sớm chỉnh đốn, mỗi ngày một thêm tệ hại thì chính sách về muối của triều đình sẽ hỏng hết. - Đợi một chút. Dận Chân đột nhiên xua tay nói, mắt ông nhìn ra phía ngoài, mọi người nhìn theo thì thấy Cẩu Nhi và Khảm Nhi dắt con Lư Lư từ cổng thứ hai đi vào phía sau còn có cả Thúy Nhi. Ba đứa trẻ này khi đến Đồng Thành thì xin với Dận Chân làm đúng lời đã hứa là cho chúng về thăm quê. Dận Chân tuy không muốn rời chúng, nhưng ông không muốn trước mặt những người dưới, mình bị mang tiếng là thất tín. Trong lòng ông nghĩ rằng bọn chúng đã đi chắc không trở lại nữa, nhưng ông vẫn thưởng cho chúng một ít bạc, tư trợ chúng khi đi đường. Không ngờ sau hai tháng, chúng đều trở lại! Chúng mặc đều là những thứ quần áo đi đường, tuy không phải là những đồ bỏ đi, rách nát nhưng đầy vết dầu, thấm đẫm mồ hôi; dưới chân, giầy chúng đi đều long đế, sứt chỉ không thành. hình dạng gì. Nhưng nhìn khí sắc chúng thì vẫn còn tương đối khá; nét mặt của chúng đều tỏ vẻ ngượng nghịu, thẹn thùng. Thấy Dận Chân chăm chú nhìn thì đứa nào, đứa ấy đều chầm chậm đi đến chỗ ông, tới ngưỡng cửa thì chúng đều quỳ cả xuống; sáu cặp mắt đều nhìn nhau. Vẫn là Cẩu Nhi nói trước, nó nhe răng cười nói: - Lão da, chúng con đến để xin hầu hạ lão da. Trong ánh mắt Dận Chân thoảng qua một ánh thương hại, nhưng ông lạnh lùng - Ta không hề nói là cho các ngươi trở lại. Ta đã quy định, không nhận những nô bộc đã bỏ đi. Nói rồi, ông mặc bọn trẻ, quay lại nói với Niên Canh Nghiêu: - Bản sách luận này của Ô tiên sinh có thể coi như một bản Diêm pháp luận (124). Trong một số câu có hàm ý rất sâu! Hiện nay các bọn cự thương buôn muối phân vạch địa giới, thông đồng với quan lại, ngang nhiên chiếm núi xưng vương! Thời nhà Minh, khi Cao Đại nổi dậy thì Hoàng Nhiệm Thu cũng thừa dịp loạn lạc mà nổi dậy; chỉ trong vòng mười ngày mà y đã tự xưng là Hầu vương. Chúng đã làm quốc gia tổn thất về tài chính. Ngày nay đối chiếu với tình hình ngân khố quốc gia rỗng tuếch, thì việc đó cũng không phải là chuyện nhỏ! - Thưa vâng, ý kiến của Ô tiên sinh rất thấu triệt. Niên Canh Nghiêu vội cười xòa, nói tiếp: - Công trong tư; tư trong tư; từ đó đi đến xích mích, rối ren; hại không thể kể hết! Dận Tường thấy ba đứa trẻ tỏ ra rất thẹn thùng thì đến gần hỏi: - Các ngươi có phải định về nhà làm ruộng không? Ở nhà xẩy ra những chuyện gì? Trời nóng nực thế này mà đường xá lại xa, các ngươi cũng quay trở lại ư? Câu nói đó đã động đến những nỗi đau trong lòng của chúng, Khảm Nhi miệng méo xệch "òa" một tiếng khóc lớn; Cẩu Nhi nước mắt cũng ròng ròng rơi! Thúy Nhi cũng khóc, nó phục người xuống đất, không ngẩng được đầu lên. Những tiếng khóc lóc đột nhiên vang động khiến cho các thân binh bảo vệ đứng ở sân cũng phải đưa mắt nhìn vào nhà; ngay cả Dận Chân cũng sững người. - Không có... ruộng nữa rồi... Khảm Nhi nén tiếng khóc, nói: - Nước lũ đổ đến, trong nhà không còn người lớn. Cung lão da đã chiêu nạn dân ở các nơi khác đến; chiếm ruộng, rồi thu tô... Đời bây giờ thật không còn ra thể thống gì nữa... không còn đường sống nữa! Dận Chân bỗng thấy lòng mình nặng trĩu; ông cắn răng, hỏi: - Ông ta chiếm đất của nhà các ngươi. Nhưng Bảo Ứng cũng là đất của triều đình, sao các ngươi không kiện? Cẩu Nhi sụt sùi nói: - Quan thì căn cứ vào ấn tín, đất thì căn cứ vào văn tự, gia đình chúng con phải chạy lụt, khi đó ai còn nghĩ gì đến chuyện giữ văn tự đất nữa? Vì thế nên người ta mới ức hiếp được... Nói rồi mấy đứa trẻ đều khóc lóc. Cao Phúc Nhi ở sân sau nghe thấy tiếng khóc, vội chạy đến thét lớn: - Tứ da và Thập tam da đang bàn việc lớn; đây là nơi nào mà các ngươi vào kêu gào, khóc lóc Dận Chân đợi bọn trẻ bớt khóc, ông đứng đậy bước hai bước, quay người lại, nói: - Các ngươi đừng khóc nữa, ta nhận các ngươi! Ba đứa trẻ cùng ngẩng đầu lên, mắt chúng đều lộ vẻ vui mừng; ngay Cao Phúc Nhi, Đới Đạc cũng ngẩn người! Vị hoàng tử này xưa nay không nói hai lời mà nay đã phá lệ! Đương lấy làm lạ thì Dận Chân duỗi hai ngón tay, nói: - Các ngươi phải nhớ, phủ Tứ Bối lặc là nơi có những quy định chặt chẽ nhất trong các phủ a-ca. Vào được không phải dễ, mà ra đi lại càng khó hơn. Các ngươi đã vào đây rồi thì sẽ phải ở lại đây mãi mãi. Ông cụp một ngón tay lại, nói: - Ta sai bảo việc gì, xưa nay chỉ nói có một lần, nếu nghe không rõ thì phải hỏi ngay. Việc hỏng, sẽ không dung thứ, không có lần thứ hai để hối tiếc đâu! Đó là một. Thứ hai... Dận Chân ánh mắt lành lạnh, nói tiếp: - Mọi người đều biết ta bẩm tính khắt khe, các ngươi phải coi trọng bẩm tính đó của ta. Nói gọn lại, ta chỉ có một câu: phụ ơn, phụ chủ thì nhỏ đến đâu ta cũng không tha; ngoài ra, các ngươi không được dối chủ; vì vô tình mà phạm phải lỗi này thì việc lớn đến đâu ta cũng tha cho! - Đới Đạc, Cao Phúc Nhi, hai ông theo ta đã nhiều năm, ta có phải là một người như vậy không? Đới Đạc, Cao Phúc Nhi hai người đều rất biết đó đều là thực tình; trong lòng họ cũng muốn nhân đó mà tádương thêm, nhưng Dận Chân lại rất ghét những ai tán dương mình ngay trước mặt; nên họ chỉ đành thực thà đáp: - Thưa đúng như vậy. Dận Tường là người tính tình tự nhiên; thấy Cao, Đới hai người cứ ầm ừ, mặt thì lầm lầm; còn ba đứa trẻ lại cứ giương mắt nhìn Dận Chân, nên ông cười khà khà, nói: - Các ngươi đừng có ngớ ngẩn thế! Tứ da là người thưởng phạt công minh, đó chẳng phải là bẩm tính đáng quý sao? Do phúc đức tổ tiên nên các ngươi mới có được một ông chủ như vậy! Các ngươi hãy nhìn Niên Canh Nghiêu; Tứ da mới để cho ông ta ra tỉnh ngoài làm quan mà bây giờ đã là tham tướng; Đới Đạc cũng ở bộ Lại làm việc chú sách (125); rồi đây ông ta cũng sẽ được đưa ra tỉnh ngoài làm quan, Cao Phúc Nhi cũng có thể được một chức tương đương với tri phủ! Thôi, đứng ngẩn ra đấy làm gì, mẹ kiếp! Còn không mau mau khấu đầu tạ ơn chủ nhân đi, thay quần áo rồi đi ăn cơm! Câu nói đó khiến Dận Chân cũng phải đổi sắc mặt, mỉm cười, ông thấy ba đứa trẻ khấu đầu thì, gật đầu nói: - Cẩu Nhi, Khảm Nhi vào thư phòng ta bưng nghiên; Thúy Nhi thì để phúc tấn (126) sai vặt. Cao Phúc Nhi đưa bọn chúng đi thôi. Bọn chúng hãy còn ít tuổi, cũng không cần quản chặt quá. - Tứ da! - Niên Canh Nghiêu nhìn ra ngoài trời thì đã quá giờ Tị, nên cười nói: - C diêm thương đều đã được mời tới miếu Thành hoàng, hai vị đạo đài ở Bố chính sứ An Huy đều đã ở đó; chúng ta đi thôi! Dận Chân gật đầu, Đới Đạc vội vào nhà trong lấy ra hai bộ quan phục hoàng tử, giúp cho hai anh em hoàng tử thay đổi sắc phục. Dận Tường tuy không nhiệt tình về việc này, nhưng cũng đành phải làm theo. Miếu Thành hoàng ở Đồng Thành cách Khâm sai hành viên chỉ có vài dặm. Các kiêu diêm (127) toàn tỉnh đã sớm đợi ở bên chiếc tường Đại chiếu trước miếu Thành hoàng. Những người này tuy thường ngày mỗi người hành nghề ở một địa phương, đều có cơ sở của riêng mình, nhưng họ vẫn biết được về nhau và đã có những hành động phối hợp cho nên họ rất am hiểu mọi điều. Họ đều hiểu được rằng bữa tiệc hôm nay của Tứ hoàng tử đâu phải là bữa tiệc ngon ăn, nhưng họ đều không nghĩ rằng Dận Chân lại chọn nơi này để mời khách. Với những suy tính này khác, từng nhóm hai, ba người xì xào bàn tán. Đạo viên Liễu Kỳ; người phụ trách đúc tiền thuộc quyền Bố chính sứ An Huy và Diêm đạo Trần Nghiên Khang đều là những lão quan thâm niên; biết Dận Chân, Dận Tường đều là con yêu của Khang Hy hoàng đế, là tay chân tâm phúc của thái tử, tính tình khác người nên hai vị lão quan này không dám xì xào bàn tán mà chỉ ngồi trầm ngâm dưới chiếc lương bằng (128) mà người ta mới dựng để phục vụ riêng cho cuộc hội họp này. Liễu Kỳ và Trần Nghiên Khang chủ quản về ngân sách của diêm chính ở liên tỉnh, nên trong lòng Liễu và Trần đều rất mong hai vị cành vàng lá ngọc này thay họ chỉnh cho số diêm thương chó má này một mẻ; nhưng các diêm thương ở An Huy không những thường ngày đi lại thân thiện với nha môn tuần phủ, tướng quân mà từ lâu họ đã từng tác yêu tác quái! Nhiệm Quý An, kẻ đứng đầu diêm thương là em ruột thứ tư của Nhiệm Bá An, môn hạ của Cửu a-ca Dận Đường; hai người này là "túi tiền" của Bát da đảng, cho nên tất cả các diêm thương đều coi Nhiệm Bá An là người có gan đứng đầu cả bọn, do vậy nên ngay cả Dận Chân, Dận Tường đều có tâm lý ngại chuyện ném chuột (129). Nếu việc hôm nay giải quyết không tốt thì sẽ phải bỏ cuộc. Nhưng rút cục đen đủi nhất vẫn là những viên quan nhỏ! Trần Nghiên Khang nghĩ đến đó, bất giác liếc nhìn Nhiệm Quý An, thấy Nhiệm ngồi không xa đó đang lầm lì uống từng hớp trà. Trần Nghiên Khang nhìn thấy mi mắt của Nhiệm sụp xuống, mặt khô khốc, thì bất giác giật mình; Trần ngoảnh lại thì thấy Liễu Kỳ ở trước mặt mình, liền vội cùng Liễu lỉnh đi chỗ khác. Đương lúc mọi người có những suy tính khác nhau như vậy thì tiếng xì xào nổi lên trong đám diêm thương; một tiếng người nói lớn: - Tứ da và Thập tam da đã đến! - Tứ da đến rồi. - Nhiệm Quý An cũng đứng dậy, điềm đạm nói với mấy diêm thương đứng quanh - Chúng ta cùng ra nghênh đón. Nói rồi liền dẫn năm, sáu mươi diêm thương, với đủ mọi mầu sắc quần áo ra khỏi bức tường Đại chiếu đón. Tất cả mọi người từng hàng, từng hàng quỳ phía sau Liễu Kỳ và Trần Nghiên Khang. Họ đều đã nhìn thấy Dận Chân với vẻ điềm đạm và Dận Tường với nét mặt dửng dưng đang lần lượt từ chiếc cầu lớn Hạnh Hoàng đi xuống, hai vị hoàng tử đều mặc mãng bào thêu rồng xanh, đội mũ kim long nhị tầng châu đông hồng bảo thạch. Một đám đông thái giám, thân binh, qua thập cáp xúm quanh đang rồng rắn kéo tới, Lý Quý An bỗng thấy hoang mang: không phải là Nhiệm không thể bỏ ra nổi một số bạc, chỉ cần ông ta dẫn đầu nhận quyên mười vạn lạng thì các diêm thương tuy buốt ruột cũng phải nhả bạc ra, hàng chục triệu bạc chỉ trong khoảnh khắc là có thể quyên góp đủ. Nhưng trong thư của ông anh Nhiệm Bá An đã nói rõ, một là không thể phá cái lệ đó,ậy sẽ làm cho chiêu bài của Cửu da bị đổ sụp; hai là như Bát da đã nói, không thể để cho Tứ da làm cho uy tín của thái tử tăng lên. Nhưng với khí thế hôm nay, với quang cảnh này thì bản thân mình có đối phó nổi không? Nhiệm Quý An đang nghĩ ngợi lung tung như vậy thì bỗng nhiên có ba tiếng súng lớn nổ, Liễu, Trần hai người đã lên tiếng kính chúc thánh thể an khang. Dận Chân đáp: - Thánh cung an! Nói xong, ông cười rồi nói với mọi người: - Trời nóng như thế này mà làm các ông phải đợi. Hôm nay tôi mời các ông đến đây là làm chuyện dữ hổ mưu bì (130), sẽ làm cho các ông tốn kém đấy. Dận Tường mỉm miệng cười, ông giang tay ra: - Tứ ca đã đi trước. Cỗ bàn cũng đã bầy ở trước hành lang của mười tám tầng địa ngục rồi. Khắp nơi đây đều là cây cối, mát mẻ lắm. Dận Chân tỏ ra hiểu ý, thế rồi ông đi vào miếu trước, các tùy tùng, quan viên, diêm thương lục tục theo ông đi vào. Vừa vào trong miếu mọi người đều cảm thấy khác hẳn bên ngoài; hai bên hành lang là những cây bách rậm rì, tỏa bóng che lấp ánh mặt trời khiến quang cảnh trở nên tối nhưng mát, từng tòa thần đạo linh tích, từng bảng viết về công đức, rồi những tấm bia thuật dị (131) lô nhô, sừng sững; cái thì xám, cái thì trắng như mặt những người chết. Dận Tường thầm nghĩ: để trị bọn này, Tứ ca ta thật đã mất nhiều tâm tư. Ông vừa nghĩ như vậy thì nghe tiếng Dận Chân cười khanh khách nói: - Đôi doanh liễn này là Phương Bao (132) viết, chữ thật là đẹp! Mọi người cùng ngẩng đầu nhìn: Hai câu đó như sau: A! Nơi tối tăm làm trái với lương tâm, xảo trá giành giật, thâu tóm trong tay ngọc nữ trẻ trung, tiền của bạc vàng?! Chà! Mắt thần như điện, đẽo xương hút tủy; cướp đi bao nhân mệnh; máu xương lầy đất, lầy đường?! Nhiệm Quý An nhìn ra thì thấy, trên cột đá có hình rồng cuốn, những hàng đại tự mầu đỏ thắm; nét mực còn như đẫm ướt, phảng phất như những giọt máu đang rỏ ròng ròng, Nhiệm bất giác rùng mình, liền đó y nghe thấy Dận Chân nói: - Đới Đạc, sau đây nhờ ông cho người rập đôi câu đối liễn này mang về Bắc Kinh. Lần trước hoàng thượng đã nói người rất muốn được xem tự tích của Phương Linh Cao. Mọi người bước tiếp vào bên trong. Khi họ đến cửa thứ hai đã thấy các thị vệ ở phủ Bối lặc ra đón; chúng bẩm với Dận Chân: - Tứ da, Thập tam da; cỗ bàn đã bầy xong ở dãy hành lang bên kia. Kính mời Tứ da, Thập tam da cùng các vị đại nhân, thân sĩ vào tiệc. Dận Tường đưa mắt nhìn, quả thấy suốt dẫy hành lang đã bầy sẵn mười bàn cỗ bát bảo; các món thịt cá, gà, vịt; các loại hoa quả trên cạn, dưới nước đều đầy đủ. Phía sau hàng rào lan can ở bên hành lang toàn là những bức tượng thể hiện cảnh mười tám tầng địa ngục với tất cả những hình cụ như núi đao, vạc dầu, phủ việt bào lạc (133); những con quỷ đầu trâu, mặt ngựa đen, trắng đủ vẻ đương sử dụng những hình cụ đó. Chúng cùng với vô số các tiểu quỷ mặt mũi hung ác bắt các tội phạm mắc các tội như bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa; tham tài sát sinh, dâm ác loạn luân đeo các biển tội danh vào cổ. Bọn quỷ đè đầu tội phạm rồi hoặc dùng đao bổ xuống, dùng dây trói lại, hoặc dùng lửa thiêu, hoặc cho vào nồi luộc, hoặc cho vào xay, hoặc cho vào chảo rán... đủ cảnh thảm thương khiến người nhìn phải dựng đứng tóc gáy. Dận Tường trong đám các a-ca được tặng danh hiệu là "Liều mạng Thập tam lang". Ông là người rất mạnh mẽ, bạo gan, nên nhìn những cảnh tượng đó dường như không có chút động tâm. Nhưng với những người đứng ở đó thì hầu như đều mặt xám như người chết, nào ai còn thiết gì đến ăn uống nữa! Dận Tường quay đầu lại thấy Cẩu Nhi, Khảm Nhi cũng đứng lẫn trong đám trưởng tùy ông bèn gọi chúng lại hỏi nhỏ: - Các ngươi cũng đến đây cho vui à, cốt cho đỡ thèm sao! Cẩu Nhi nhăn mặt lại một cách khôi hài, rồi cười một tiếng "hì", không nói năng gì cả. - Chư vị! Đợi cho mọi người yên vị, Dận Chân đưa Dận Tường vào cùng ngồi ở ghế đầu, rồi đưa mắt nhìn khắp lượt. Dáng điệu ông trở nên tự nhiên; ông cười rồi nói: - Chút rượu nhạt hôm nay là lấy ở số tiền bổng riêng của tôi. Đương nhiên đó cũng là mồ hôi, sức lực của bách tính cả mà thôi nhưng nó hoàn toàn trong sạch. Hôm nay, ở nơi này rất tinh khiết, cỗ bàn cũng tinh khiết, chúng ta có thể yên tâm mà ăn uống với nhau! Tôi vốn là người theo Phật, rất ít khi uống rượu ăn mặn, nay tôi xin phá lệ uống một cốc lớn! Nói rồi, Dận Chân nâng cốc lên, nói tiếp: - Xin mời, xin mời hai vị đại nhân! Rồi ông uống một hơi hết cốc, mọi người cũng nhất tề đứng dậy nâng cốc uống; lại có tiếng Dận Chân nói: - Thập tam đệ, ta uống không được nhiều; hãy thay ta đi mời rượu mọi người. Dận Tường "dạ" một tiếng, nở một nụ cười khó hiểu rồi đi các bàn mời rượu. Trong khi đi hết bàn nọ đến bàn kia, Dận Tường lớn tiếng nói: - Tôi thay mặt Tứ a-ca đi mời rượu; mời đến ai xin người đó uống ngay cho! Tôi là một a-ca cầm quân, từ trong quân ngũ mà ra, thích làm việc theo quân lệnh; nếu ai trốn uống rượu, có ý lẩn tránh, tôi sẽ đổ rượu vào tai! Mọi người thấy Dận Tường ngẩng đầu, ưỡn ngực, dáng điệu hùng dũng như một con gà trọi thì còn ai dám trái lệnh; mặc dầu ai đó là người ghê gớm như thế nào ở đất An Khánh này thì cũng đành phải làm theo lệnh. Nhiệm Quý An lánh xuống tận bàn thứ bẩy, thấy Dận Tườời rượu qua đấy, trong lòng Nhiệm thầm nảy sinh ý định. Nhiệm cười đứng dậy nói: - Thưa Thập tam da, lần trước phủ Cửu da có gửi thư cho tiểu nhân nói ngài thích binh khí tốt. Cửu da có bảo tiểu nhân tìm kiếm một thứ binh khí tốt cho ngài. Tiểu nhân đã đặt rèn tại Giang Tây hai thanh bảo kiếm để dâng lên! Không biết Thập tam da đã vui lòng nhận cho chưa! - A! Thì ra hai thanh kiếm đó là của ông "hiếu kính" ta đấy ư? Dận Tường hơi sững người, ông không nghĩ rằng lại gặp người của Bát a-ca ở đây, bèn cười nói: - Thật tốt quá, thì ra ở đây lại có người của a-ca chúng ta! Vậy thì, ông cần tận sức với nước nhà, quyên cho hai mươi vạn lạng được không! Nói xong lại uống một chén, rồi không đợi cho Nhiệm Quý An đáp lời, Dận Tường cất bước đi ngay. Liễu Kỳ và Trần Nghiên Khang ngồi trên bàn đầu nghe thấy lời Dận Tường nói thấy mát lòng mát dạ; họ cùng lĩnh hội hết ý nghĩa của câu nói đó và cùng chạm cốc cạn chén. Hai người càng cảm thấy vững tâm hơn nên cùng im lặng chờ sự diễn biến của bữa rượu này. - Ta không nên uống rượu suông! Dận Chân đột nhiên lớn tiếng cười, nói: - Hãy tấu nhạc lên! Lúc này, cuộc mời rượu đã đến lúc cuối, mọi người thấy hưng phấn hẳn lên. Họ vừa nghe thấy lời Dận Chân nói thì mọi tiếng lao xao, ầm ĩ thốt nhiên im bặt, rồi tiếng đàn sáo ở nhạc bằng (134) vang lên, mười mấy giọng hát của các lạc hộ (135) cùng cất cao: "Tiếng hát đưa tang khi nào thì thôi? Sương mù buổi sáng đã khô, lại càng ướt thêm; người chết một đi biết bao giờ trở lại... Nơi "khao lý" là đất nhà ai, những hồn phách tụ tập uống rượu tại đó không phân biệt hiền, ngu. Bác quỷ ơi! Vì sao mà thôi thúc, nhân mệnh không thể cứ chần chừ...". Tất cả những người ngồi trên bàn tiệc đều bị giọng hát bi thảm đó làm cho sững sờ. Liễu, Trần hai người nghe lời bài hát thì đều biết ngay đó là bài Giới lộ, Khao lí (136) nổi tiếng và biết rằng bọn kiêu diêm mà thế lực và tiền bạc đã trùm lên cả giới quan lại; chúng đã bị trị đến mức muốn khóc cũng không có nước mắt; muốn cười mà không mở miệng được! Hai người bất giác cười thầm! Dận Tường bữa nay ra sức uống rượu, ông vẫn cứ đi khắp các bàn chuốc rượu trong tiếng hát; ông vừa chuốc rượu không thương tiếc các diêm thương, vừa quay đầu lại lớn tiếng nói: - Hay thay tình này! Hay thay cảnh này! Hay thay bài hát này! - Cái gì, bài hát này là bài táng ca à? Dận Chân không khỏi cảm khái, ông xua tay ra hiệu thôi cử nhạc rồi chống tay vào đùi đứng lên. ông đi thong thả chung quanh bàn rượu và từ tốn nói: - Tôi dù sao cũng là một quan khâm sai; là con rồngượng; ăn cơm ngọc, uống bát vàng, nhưng không có lúc nào lại thờ ơ với chuyện sống chết, mệnh trời! Bài hát này kỳ thực nửa phần trên là táng ca đối với vương công quý nhân, tức là với những người như tôi và Thập tam da; phần dưới là táng ca đối với sĩ đại phu, thứ nhân; tức chỉ những người như các vị ngồi ở đây. Nhưng vương công cũng vậy, thứ nhân cũng vậy; kỳ thực là đều "nhất tử hồn quy" cả thôi; cuối cùng cũng không trốn khỏi sự nằm dưới nấm đất vàng! Lúc sinh thời thì cố gắng mưu cầu nào gái đẹp, nào tiền của nhưng rồi ai có thể mang đi? Sao bằng lúc còn sống thì làm chút công đức, bỏ ra chút ít tiền của để mà tích phúc; trên thì có ích cho nước, dưới lại có lợi cho dân; xa thì làm sáng đức dầy của tổ tông; gần thì giành được phúc lớn cho đời - ông có muốn nói gì không? Dận Chân đột nhiên dừng chân bên Nhiệm Quý An, hỏi. Nhiệm Quý An sợ quá toàn thân run bắn, y vội đứng dậy cười xòa nói: - Tứ da nói về những điều cao siêu đó chúng nô tài không hiểu, nhưng nô tài cũng biết được rằng tiền tài là "thân ngoại chi vật" sống không ai cho không, mà chết cũng chẳng mang đi được. Xin Tứ da vạch cho đường đi nước bước, chúng nô tài xin vâng mệnh nhận quyên góp. Dận Chân khẽ gật đầu, chậm rãi đi từng bước rồi nói tiếp: - Những lời tôi vừa nói; chỉ để nói thì dễ, nhưng làm lại khó. Năm ngoái Hoàng Hà vỡ đê, đê lớn không được sửa, đó là một việc lớn trong quốc kế, dân sinh. Nhà nước cần một triệu hai mươi vạn lạng bạc mới đủ tiền sửa. Tôi đã dự trù được chín mươi vạn, và xin bộ Hộ ba mươi vạn cho đủ số, nhưng bộ Hộ dây dưa, không chịu cấp. Cái bọn vô liêm sỉ này khi tôi về Kinh sẽ hỏi tội chúng. Còn số bạc một triệu hai mươi vạn này sẽ xin nhờ vào các vị đại tài chủ ở đây giúp cho. Những lời này đã làm cho mọi người trên bàn tiệc nhìn ngó lẫn nhau; trong lòng họ có đến một nghìn điều ấm ức, nhưng không một người nào dám mở miệng lý luận cùng với vị bối lặc "mặc kệ không cần biết lý do" này! Thấy Dận Tường đưa mắt, Đới Đạc hiểu ý nên đã ôm ra một cuộn giấy Tuyên thành (137) rồi giở giấy, mài mực. Mọi người đã được "chuẩn bị tư tưởng", nhưng trong lòng họ đều thấy rối bời. Họ không biết là nên nói thế nào cho phải, trên đầu mồ hôi lấm tấm và người thấy run run. Vừa lúc đó Niên Canh Nghiêu; nhung trang, bội kiếm đầy đủ bước vào phòng rồi nói nhỏ vào tai Dận Tường mấy câu; sau đó Niên lui lại mấy bước, cứng người đợi lệnh. - Chà, lại thế nữa cơ ư! Dận Tường bỗng nhiên trở nên giận dữ; gân xanh trên cổ nổi lên; ông dằn tiếng ra lệnh: - Đưa tên khốn kiếp đó lên đây, chờ Tứ da phát lạc! Dận Chân không nói gì, chỉ đưa mắt dò hỏi thì Dận Tường với khuôn mặt tái mét trả lời: - Đệ đã cho bắt viên tri phủ Trì Châu! Vừa rồi Niên Canh Nghiêu hỏi y vì sao không tuân lệnh của Khâm sai hành viên, ra cáo thị trưng thu thuế cầu đường của diêm thương? Y nói vì chưa tiếp được văn thư của tỉnh đường về việc này; rồi nói còn phải đợi chỉ ý của triều đình. Y lại nói: Tứ da không quản về diêm vụ, nếu chỉ có một tờ "trát" của Khâm sai hành viên thì y không dám làm chủ việc này! Một tên khốn kiếp như vậy, không trừng trị sao được Dận Chân nghe nói vậy liền quay mặt hỏi mọi người: - Các ông ở đây, ai ở phủ Trì Châu? Lúc này, các diêm thương trên bàn tiệc đã thấy sợ, ai cũng đờ đẫn như tượng gỗ; mãi sau mới có hai thân sĩ từ bàn năm đứng lên, lắp bắp nói: - Chúng... chúng nô tài ở phủ Trì Châu. - Tri phủ của các ông tên là gì? - Lý Thái Tôn... không không, quan tri phủ húy là Lý Cán, bẩm Tứ da, Lý đại lão da là... là...? - Là gì? - Dận Tường lớn tiếng quát: - Là hổ, là báo thì nó có thể ăn thịt ngươi sao? Ông già giật mình sợ hãi, nhưng rồi mồm miệng cũng lanh lợi hơn được một chút, giọng hơi run ông nói: - Là người của Đại thiên tuế... Nghe nói vậy, mọi người đều ngẩng đầu lên, Nhiệm Quý An cũng lấy lại được tinh thần, ánh mắt Nhiệm liếc nhìn lành lạnh. - Chà - Dận Chân trầm ngâm, ông buông thõng một tiếng - Được, đưa hắn lên đây, ta sẽ đích thân hỏi hắn! Lý Cán quan phục chỉnh tề bị giải vào. Lập tức, miếu thành hoàng im lặng hẳn, người ta chỉ còn nghe thấy tiếng gió thổi; xa xa rừng phong xào xạc, gần đó những hàng cây bách rì rào! Trong thiên hạ ai mà không biết, "Đại thiên tuế" là con đầu lòng của Khang Hy hoàng đế, nắm hai Kỳ (138) Tương Lan và Chính Lan. Trong số các a-ca, thì ngoài thái tử, ông là người đầu tiên được phong vương và rất được hoàng đế Khang Hy yêu quý, trọng nể... Nhiệm Quý An thầm nghĩ: các ông không "chỉnh" được Lý Cán thì cũng khó "chỉnh" tôi. Các ông "chỉnh" được Lý Cán thì tôi xin thuận theo các ông; Cửu da cũng không thể trách tôi được. - Lý Cán! Dận Tường liếc nhìn Dận Chân, cười khanh khách, nói: - Ngươi khó mời thật đấy! Lần đầu, Khâm sai hành viên đưa trát xuống, nhà ngươi dám thẳng thừng trả về. Chức tri phủ của ngươi là cái thá gì mà ngươi dám như vậy? Bọn khốn kiếp ở Vĩnh Định hà giở trò còn ít hơn các ngươi; ngươi dám chống lệnh? Đó là vì ngươi ăn phải thứ thuốc lú gì chăng? Hay có kẻ nào hậu thuẫn ngươi? Lý Cán nguyên là người bạn thiết thân, đắc ý nhất của hoàng trưởng tử Dận Thì, từ nhỏ y đã cùng Dận Thì học hành với nhau trong nhà. Trước kia y thường quen với cảnh các a-ca bắt nạt Dận Tường. Chẳng bao giờ y coi trọng Dận Tường, một "mầm mống hạ tiện". Chỉ vì bên cạnh có "Lãnh diện vương" Dận Chân nên y không thể không kiêng dè. Nghe thấy lời của Dận Tường, Lý Cán nhìn trộm Dận Chân, nói: - Nô tài đâu dám kháng lệnh của Khâm sai hành viên. Chỉ vì đúng hôm người của hành viên đến, thì chủ nhân của nô tài là Đại thiên ửi thư đến, nói có cháu ruột của phúc tấn muốn đi Phúc Châu, bảo nô tài phải chuẩn bị mọi thứ để chờ điệt thiếu da (139), vì vậy nên khi đó nô tài khẩn cầu được khoan hạn vài ngày. Dận Tường thấy y ra mặt "đấu võ mượn thế người", biết y coi thường mình thì giận quá, nuốt nước bọt, hỏi: - Thôi được, chuyện đó đã qua không nói nữa. Ta hỏi: Khâm sai hành viên tháng Bốn đã ra lệnh yêu cầu các phủ phải chỉnh đốn diêm vụ, trưng thu thuế cầu đường của các xe muối, thuyền muối, vì sao ngươi không ra cáo thị, không đặt trạm kiểm soát? Lý Cán đờ người ra một chút, những việc này đều có liên quan tới chính lệnh của Dận Chân, y không thể không thận trọng khi trình bầy. Thật ra thì khi công văn của Dận Chân vừa tới, Lý Cán đã triệu tập các diêm thương ở địa phương. Các diêm thương đều yêu cầu y hãy nể mặt "Nhiệm da" mà không phát công văn đó đi. Năm nay Lý Cán đã đòi các diêm thương phải nộp cho y mười mấy vạn lạng bạc, một nửa thì y "hiếu kính" Dận Thì mua vườn hoa, một nửa thì y dùng để mua điền trang cho mình. Bất luận là việc "công", việc tư Lý Cán đều bắt diêm thương phải nghe theo lời y. Nhưng những lời này nhất quyết không thể nói ra, Lý nghĩ đi, nghĩ lại y thấy trong việc trình bầy cứ đưa chủ nhân ra là hay hơn cả, do vậy nên y nói: - Thập tam da; cái khó của nô tài một lời không thể trình bầy hết, sai lệch của Tứ da vừa đăng lên "để báo" thì chủ nhân nô tài ở Kinh đã có thư bảo nô tài phải đưa số bạc niên lệ năm nay lên Kinh. Thuế muối của Trì Châu đã sớm nộp rồi, nếu nay lại bắt nộp thêm nữa sẽ gây ra chuyện biến loạn trong dân, việc đó nô tài không đảm đương nổi! Vấn đề muối là "đạ" của triều đình, cho đến nay nô tài vẫn chưa thấy được chỉ ý, mà cũng chưa có được công văn của bộ; ở địa phương thì dân phong hung hãn, xảo trá, giống như ở phủ Phượng Dương, hơi một chút sơ sẩy là lập tức có chuyện. Nô tài làm việc cẩn thận nên rất sợ xẩy ra đại biến, như vậy thì sẽ phụ tấm lòng thương dân của Tứ da và Thập tam da... - Đại thiên tuế với Nhị thiên tuế cái gì! Miệng ngươi sao cứ sặc mùi sài hồ (140) thế? Dận Tường càng nghe Lý Cán nói, càng tức giận. "Chát" một tiếng, Dận Tường ra tay đập mạnh lên bàn, những cốc rượu và đĩa thức ăn đều nhẩy lên cao. Nhưng sự lanh lợi trong tư duy của Dận Tường cũng không kém gì Dận Chân, Dận Tường thấy ngay rằng mình nói hơi quá, nên giọng bỗng trở nên nghiêm khắc: - Cái mặt ngươi rõ thật gớm! Cứ mở miệng là Đại thiên tuế. Đại ca ta mà biết ở dưới này ngươi không kể gì đến vương pháp thì ngươi đã bị lột da từ lâu! Lý Cán nhìn trừng trừng vào mắt Dận Tường. Tuy rất căm tức, nhưng y không nói gì mà chỉ gục đầu xuống, có dáng vẻ của con lợn chết không sợ gì nước sôi dội. Dận Chân sầm mặt đứng dậy, hai tay chắp phía sau lưng ông đến trước mặt Lý Cán. Lý tuy nhìn không rõ sắc mặt nhưng y thấy ông có dáng trầm mặc, y cảm thấy có một cái uy vô hình ép xuống khiến cổ y muốn rụt lại và y bất giác thấy run run. Mãi sau y mới nghe thấy Dận Chân nói: - Thái tử, Đại thiên tuế, Tam da, ta và Thập tam da, cùng các thứ đệ khác của ta đều là "nhất phụ đồng thể", đều là thần tử của triều đình, mọi sự sung sướng, lo buồn cùng chung. Hôm nay ta đãi khách ở mười tám tầng địa ngục này, vốn là muốn thể hiện tấm lòng của mình trong không hổ thẹn với thần minh, ngoài không phụ với triều đình, trên có thể đối diện với trời xanh, dưới có thể bố cáo với lê dân. Chúng ta trưng thu thuế cầu đường của thuyền muối, xe muối là để lấy tiền tu sửa đê điều, nạo vét vận hà, vấn đề này không hề do tư ý của ta với Thập tam da. Trong lời ngươi nói cứ hết đưa Đại thiên tuế ra lại đưa đến "chủ nhân" vào, thế là ý gì? Hay ngươi muốn gây chia rẽ giữa các hoàng huynh, hoàng đệ của ta, để anh em ta đấu đá với nhau chăng? - Nô tài không dám... - Nhà ngươi đã "dám" đấy! Dận Chân lạnh lùng nói: - Hơn nữa ngươi lại nói trước mặt biết bao nhiêu các vị đây? Niên Canh Nghiêu! Niên Canh Nghiêu đã đi theo Dận Chân nhiều năm, Niên đã biết rất rõ ràng lời nói của Dận Chân càng lạnh bao nhiêu thì cá tính thâm trầm, khắc bạc của ông sẽ càng bộc lộ ra ghê gớm bấy nhiêu! Vì thế Niên vội vàng bước lên chắp tay nói: - Có nô tài! - Lý Cán! - Giọng Dận Chân nói khô khốc - Chức quan của ngươi là do triều đình ban cho, có được không phải là chuyện dễ, cho nên ta cũng không tước đi quan ấn của ngươi, nhưng ngươi là nô tài của đại ca ta, ta coi ngươi cũng như nô tài của ta, có đúng thế không? - đúng ạ. - Được! - Dận Chân mân mê chiếc tua Hán bạch ngọc trên dải áo vàng của ông. Không thay đổi nét mặt, ông hỏi tiếp: - Ví như Đới Đạc, Cao Phúc Nhi mắc lỗi với đại ca ta, tất nhiên ta sẽ xin với đại ca ta trị tội họ. Ngược lại thì cũng vậy thôi. Thập tam đệ, xử trí với y theo gia pháp! Nghe Dận Chân nói vậy đôi mày chữ bát của Dận Tường giãn ra, khi đó ông trở nên rất phấn khích, ông cười nói: - Tứ a-ca nói đúng! Niên Canh Nghiêu, lột quan phục y ra, trói y vào thân cây kia, đánh ba mươi roi! - Tứ da... Thập tam da! Niên Canh Nghiêu khi nào lại để cho Lý Cán phân trần. Niên bước lên nắm lấy Lý Cán rồi nhấc bổng Lý lên như diều hâu quắp gà con và chỉ một cái lẳng, đã có mấy qua thập cáp như sói, như hổ nhẩy bổ đến, chỉ một loáng ra tay bọn chúng đã lột bào phục của viên mệnh quan ngũ phẩm, rồi trói gọn y vào thân cây cạnh đó với bộ quần áo lót, tiếp đó là những trận roi vun vút đánh xuống và tiếng gào thảm thiết của Lý Cán vang lên. Các thân sĩ, diêm thương ngồi đó biết rằng đây là "đánh la để cho ngựa sợ", nhưng sự việc xẩy ra đã làm cho mọi người không thể không kinh sợ. Bọn họ tức thì hồn siêu, phách tán, mặt như chàm đổ. Nhiệm Quý An thấy Cao Phúc Nhi, Đới Đạc tay cầm tập giấy Tuyên chỉ có viết mấy chữ Trị hà lạc thâu (141) đến tìm mình thì Nhiệm không nói một lời cầm lấy bút viết ngay mấy chữ trên đầu tờ giấy: "Nhiệm Quý An xin quyên góp tám mươi vạn lạng. bạc trắng". Sau đó Nhiệm bủn rủn ngồi xuống gnhư người bị rút mất gân. Đây đó có những tiếng rên rỉ thảm thiết vang lên. Dận Chân xua tay cười, nói: - Tấu nhạc, hát, trợ tửu hứng cho mọi người! Phút chốc tiếng nhạc vang lên. Dận Tường đứng dậy đi tiểu thì thấy Cẩu Nhi, Khảm Nhi tay cầm một bánh pháo đi tới, ông cười hỏi: - Các ngươi cầm pháo định làm gì thế? Khảm Nhi dụi dụi mắt, nói: - Chúng con có được ông chủ tốt, nay chúng con mua bánh pháo này đốt để vui cùng với mọi người! Dận Tường cười, lắc đầu nói: - Để đấy đến Tết hãy đốt, như thế này cũng đủ vui cho bọn họ rồi! Nói rồi Dận Tường lắng nghe tiếng hát, nhưng không phải là những khúc hát táng ca nữa mà chỉ thấy một giọng nữ vang lên những lời ca thánh thót. ------------------- (123) Đình kí: những chỉ dụ gửi đến các tỉnh (124) Diêm pháp luận: bản luận về mặt pháp luật đối với vấn đề muối (125) chú sách: ghi chép mọi hoạt động về thương nghiệp ở các địa phương vào hồ sơ ở Bộ (126) Phúc tấn: vợ cả của các hoàng thân. các quân vương, của con trưởng các vị này. (127) Kiêu diêm: tức các diêm thương (128) Lương bằng: tức chòi hóng mát. (129) Ném chuột xuất phát từ câu "Ném chuột sợ vỡ đồ quý" (130) Dữ hổ mưu bì: nguyên xuất phát từ nhóm từ dữ hồ mưu bì. Nghĩa đen là: muốn lấy da của con hồ li (tức con cáo). Nghĩa bóng là: muốn giành lấy cái mà đối tượng kiên quyết không đồng ý; và việc làm đó sẽ rất khó khăn! (131) Thuật dị: nói về những điều khác thường (132) Phương Bao: người thành Thanh Đồng tự Linh Cao, tiến sĩ xuất thân dưới triều Khang Hy, quan tới chức thị lang. (133) Bào lạc: một nhục hình bắt tội nhân phải từ trên cao một cây cột bằng đồng rỗng giữa, trong đổ than đốt đỏ tụt xuống. (134) Nhạc bằng: nơi các nhạc công ngồi. (135) lạc hộ: con cháu những người phạm tội phải nối đời làm nghề ca xướng gọi là Lạc hộ> (136) Giới lộ: bài hát khi đưa đám ma (chương 1); Khao lí: chương 2 của bài hát ở đám ma (137) Giấy Tuyên thành: loại giấy được sản xuất từ huyện Tuyên Thành. tỉnh An Huy. Từ đời Đường được gọi là cống phẩm. (138) Kỳ: Nhà Thanh khi khai quốc biên chế người Mãn Châu, người Mông Cổ và một bộ phận người Hán vào tám hiệu cờ. (139) Điệt thiếu gia: "diệt" có nghĩa là cháu. (140) sài hồ: tên một vị thuốc (141) Trị hà lạc thâu: Tiền quyên cúng cho việc tu sửa đê điều. Chữ "thâu" ở đây có nghĩa là "biếu" hay "cho".