ý Phất bãi đường xong đi vào, qua Nhị đường, thấy Hoàng Luân ngồi ngây như phỗng trên chiếc ghế gỗ đặt ở góc nhà. Có lẽ hắn đã nghe được bản án ất vừa tuyên, thấy Lý Phất tinh thần phấn chấn đi tới, nhũn người quỳ hai gối xuống, van xin:
- Phạm quan có tội, xin niệm tình tệ chức 10 năm đèn sách, bốn lần đi thi, có được ngày hôm nay thật không dễ, cầu xin đại nhân dưới bút lưu tình...
Lý Phất chần chừ đứng lại, ngẩng mặt nhìn mấy tên thái giám cận vệ đang đứng nghiêm trước phòng Đóng dấu ở nhà sau, thở dài một tiếng nói:
- Đã biết có ngày hôm nay sao lúc đầu còn làm thế! Ngươi đã làm cái việc thật mất mặt, không chỉ mất cái bản mặt ngươi, mà triều đình cũng không còn mặt mũi nào nữa. Đương kim hoàng thượng là người cực kỳ coi trọng cái tâm, làm bẩn thanh danh của ngài, thì chẳng có lý gì mà tha thứ cả. Bây giờ ta còn phải yết kiến Bảo thân vương, không thể nói nhiều, ngươi cứ hãy về phủ đóng cửa suy nghĩ, viết cho ta một bản nhận tội, đợi khi trình bản tấu lên hoàng thượng, ta sẽ kèm vào sau để ngài xem. Còn với cái loại hiếu sắc hèn nhát như ngươi, không xứng với cái công hoàng thượng vất vả cất nhắc, nếu thành thật nhận tội, thì có thể ngài cũng cho ngươi một đường sống. Còn về công danh, thì trước mắt đừng hòng mơ tới. Trên đời này chẳng có gì có thể rửa được sự nhục nhã, trừ thời gian. Cốt làm sao giữ được tính mạng, rồi bỏ ra mấy năm rửa sạch lòng mình, cải tà quy chính, lúc đó mới có thể nói đến việc này!
Hoàng Luân nghe câu nào, nấc giọng trả lời câu ấy. Lý Phất thấy hắn sợ đến toàn thân run lẩy bẩy, nói không thành tiếng, thì cũng mềm lòng, nhưng không nói gì thêm, cất bước đi vào.
- Tốt lắm, Bao Long Đồ bãi đường rồi.
Lý Phất báo chức da phòng Đóng dấu, liền nghe bên trong có tiếng cười sảng khoái, vén mành bước vào, thấy Bảo thân vương Hoằng Lịch ngồi cạnh bồn lửa than hơ tay sưởi ấm, Lý Vệ đang dùng đũa sắt lật nhẹ, mùi khoai lang nướng tỏa ra thơm ngào ngạt khắp phòng. Lý Phất cúi người chào vấn an, nói:
- Nô tài xin vấn an thân vương thiên tuế!
Khi đứng dậy, mới cười nói với Lý Vệ:
- Ăn mày, ai cho ngươi ngồi trong phòng ta mà nướng khoai nịnh chủ, hả?
Lúc này ông mới để ý nhìn, thì thấy Hoằng Lịch mặc một chiếc áo bông vải dệt thủ công màu xanh sáng, chân đi đôi giày "đá chết trâu", đầu đội mũ quả dưa nỉ xanh, lưng thắt một dải dây lưng bằng vải đen, từ đầu xuống chân trông giống hệt một tú tài nghèo ở nhà quê. Có điều, Hoằng Lịch chưa đầy 16 tuổi, mặc dù trông có vẻ già dặn hơn tuổi thực, nhưng trời sinh tư chất thanh tú, ung dung, diện mạo như một cô gái đẹp, thật không tương xứng một tí nào với bộ quần áo vi hành của chàng. Lý Vệ cũng mặc quần áo thường dân, trông như đầy tớ của gia đình bậc trung trong làng. Ông mãi giữ dáng vẻ hỉ hả, có điều sức khỏe ông không được tốt, sắc mặt hơi xanh vàng, đang vừa nướng khoai vừa sưởi ấm. Sau Lý Vệ còn có một người trẻ tuổi, chỉ khoảng ngoài 20, có phong độ của người có học, mặt mũi khôi ngô, sáng sủa. Khí hậu Vũ Xương hè nóng đông lạnh, với thời tiết này thì dù mặc áo bông cũng còn lạnh co ro, đằng này anh chỉ mặc một chiếc áo bào kép, quần đơn, đi ủng đứng tựa trước cửa sổ, nét mặt cử chỉ vẫn hết sức ung dung, thoải mái.
Lý Vệ thấy Lý Phất nhìn người thanh niên này không chớp, l
- Chủ tớ Bảo thân vương chúng tôi bộ hành đến Hồ Quảng. Anh nhìn chàng thanh niên này có vẻ coi thường, nhưng gọi tất cả người trong nha môn anh ra cũng chưa chắc là đối thủ của anh ta. Anh ta tên là Đoan Mộc Lương Dung, hôm nay theo Bảo thân vương đi tuần thú miền Nam.
Lý Phất hơi gật đầu với Đoan Mộc Lương Dung, tỉnh bơ nói:
- Đất nước đang thời thái bình thịnh trị, luyện võ không bằng học văn. Ta xem tư chất của cậu, giống người đọc sách hơn! Vương gia, mấy ngày trước nhận được tin báo, nói ngài sắp đến Nam Kinh, nô tài không ngờ ngài đến Vũ Xương, không biết hoàng thượng gần đây long thể ra sao?
- Hoàng thượng long thể khiếm an, nhưng không sao, ngươi cứ yên tâm. - Hoằng Lịch nhắc người đứng dậy nói một câu rồi dừng lại:- Ta lần này đi cũng là nhân tiện tìm thầy tìm thuốc. Nếu có người nào năng lực siêu phàm hoặc thầy thuốc thật giỏi, thì ngươi viết mật sớ giới thiệu vào cung. À quên, ngươi chẳng phải chuyến này sắp rời chức vào Kinh sao? Nhân thể để ý tìm người đưa về luôn.
Lý Phất cười nói:
- Hoàng thượng thực ra chỉ bị một chữ "lụy" thôi, nô tài trên đường vào Kinh, nhất định sẽ để tâm tìm thầy thuốc. Có điều nói chọn người có "năng lực siêu phàm", thì nô tài không dám phụng mệnh. Nhân đây cũng muốn khuyên Lý Vệ huynh một câu, những thuật sĩ trên giang hồ, nhất thiết không thể tùy tiện tiến cử. Nếu huynh tiến cử, tôi sẽ vạch tội huynh!
Lý Vệ cười đùa cợt nhả,
- Anh vạch tội tôi còn ít sao? Có điều chỉ là chó cắn chó mà thôi, ai đáng tiến cử thì tôi vẫn cứ tiến cử. Lần trước anh vạch tội tôi trái
chỉ xem kịch, nhưng lại có lợi cho tôi, lại thành ra "Lý Vệ phụng
chỉ xem kịch". Tôi không hoang dâm, không lười nhác, không ăn uống chơi bời, có lẽ Lý Phất huynh không làm gì được tôi đâu.
Điều vừa nói là chuyện của năm trước. Ung Chính hạ chỉ lệnh bá quan văn võ trong thiên hạ không được xem kịch mà sao nhãng việc công, nhưng Lý Vệ đã mấy lần gọi gánh hát ở nha môn tổng đốc Nam Kinh. Lý Phất bèn mật tấu lên hoàng thượng, đề là "Dương Phụ Âm trái
chỉ tự ý xem kịch". Ung Chính mắng cho Lý Vệ một trận thậm tệ, lệnh cho ông "bẩm tấu đúng sự thực", Lý Vệ trả lời vì mình "chữ nghĩa ít, học thuật không đủ, lại được hoàng thượng nghiêm chỉ yêu cầu đọc sách học sử, đành chọn một số vở kịch có ích cho việc trị đạo, nhằn tăng thêm kiến thức". Ung Chính châu phê: "Khanh học hành ít, trẫm biết rõ điều đó nhưng khanh đã chịu khó xem kịch để học sử cái tâm cái chí đó vẫn ở trong pháp lý, trẫm rất khuyến khích. Chỉ dặn khanh chớ vì xem kịch mà trễ nải việc công". Lúc đầu thì phải xem kịch trộm, sau khi có bản vạch tội của Lý Phất, Lý Vệ lại trở thành công nhiên phụng
chỉ xem kịch. Lúc này nói ra, Lý Phất cũng chỉ đành cười trừ, nói:
- Chỉ cần tôi thấy anh không tốt, thì tôi vẫn vạch tội anh.
- Cự Lai.
Bảo thân vương thấy hai người đấu khẩu đùa nhau, thì cũng cười, chàng đang nhỏ tuổi, nhưng từ lúc 6 tuổi vào cung đã ở ngay cạnh vua Khang Hy đọc sách, trong số các hoàng tôn của Khang Hy, chỉ có một mình chàng là được vị vua già học thông kim cổ, văn võ song toàn này đích thân dạy dỗ. Vì vậy trong số hơn một trăm người cháu của Khang Hy, chàng không những kiến thức sâu rộng hơn cả, mà còn có khí chất hơn người, từ dáng điệu cử chỉ đều đứng phép tắc, trong cái hào hoa phú quý của con rồng cháu phượng còn có cái ấm áp dễ gần, khiến bất kỳ ai gặp là không quên, gần mà không nhờn. Chàng vừa mở miệng, hai người liền ngừng nói cười:
- Ta từ phủ Tín Dương đến thẳng Hồ Quảng. Có người khuyên ta đi đường bến cũ Nam Dương, nói là đường dễ đi, thực ra ta thấy là vì Nam Dương là vùng đất trù phú của Hà Nam, "nghìn dặm không dứt màu xanh", đó là bộ mặt của Hà Nam. Ta không xem "cái mặt" này, mà đi từ "lưng" của Hà Nam đến. So sánh hai nơi, thì thấy Hồ Quảng quản lý tốt hơn Hà Nam. Ngươi nói ngươi sắp lên đường về Trực Lệ, ta muốn khuyên ngươi một câu, với sự thanh liêm cương trực của ngươi, thì Trực Lệ cũng có thể được quản lý tốt, có điều hoàng thượng quyết chí bài trừ tác phong xấu tồn tại mấy trăm năm, cải cách chế độ quan lại. Có một số thói quen xấu không thể không thay đổi, Hà Nam, Giang Nam thực hiện sung công tiền bù hao, chia ruộng theo suất đinh, thêm vào đó là khai khẩn đất hoang, thu nhập hàng năm hầu như đều tăng gấp đôi. Những biện pháp tốt, chế độ tốt đã được chứng minh, ta khuyên ngươi đến Trực Lệ vẫn nên thi hành. Dương Danh Thời ở Vân Quý cũng án binh bất động, ở đó các dân tộc Miêu, Dao, Hán sống tạp cư, không giống các nơi khác, ngươi không nên so sánh. Ngươi là người thông minh, lại là cánh tay đắc lực của hoàng thượng, hoàng thượng gửi gắm kỳ vọng vào ngươi. Cự Lai, ngươi phải nhớ lưu tâm.
Lý Phất cúi người trên ghế cung kính lễ một cái rồi vẻ mặt nghiêm trang nói:
- Những điều vương gia dạy bảo thần xin ghi nhớ trong lòng. Có điều, xưa nay có trị người mà không có trị pháp. Vương gia đọc thuộc sử sách, tất hiểu rõ điều đó. Chẳng hạn Vương An Thạch, lẽ nào lại là hạng tầm thường? áp chính của ông ta ngày nay thi hành, cũng đều đâu ra đấy. Trị pháp so với trị người, thì trị người là đầu tiên, đây là cái lý muôn đời không thay đổi. Cho nên hoàng thượng chỉnh đốn chế độ quan lại, lấy hình nặng pháp nghiêm trừng trị bọn tham quan ô lại, thần xin ráng hết sức thi hành. Còn về việc sung công tiền bù hao, quan lại thân sĩ đều đi phu nộp lương, thần cho rằng nên tùy từng nơi, từng việc, từng người mà quy định cho phù hợp, không thể rập khuôn máy móc. - ông nhìn Lý Vệ, nói: - Ngay như việc Hựu Giới (tên tự Lý Vệ) thu thuế trăng hoa rộng rãi ở Nam Kinh để bổ sung quốc khố, đây là việc đau lòng của quốc gia, lẽ nào lại làm thành lệ, thành pháp để phổ biến rộng rãi? Thần và Lý Vệ quan hệ cá nhân rất tốt đẹp, nhưng nói đến việc công, anh ta dùng phép của kẻ tiểu nhân, thì thần phải công khai lên án!
- Mèo đen hay mèo vàng, cứ bắt được chuột là mèo tốt. - Lý Vệ nghe ông chỉ thẳng trước mặt biện pháp của mình là phép của "tiểu nhân", lập tức thấy khó chịu, cười hì hì nói: - Anh nói tôi thu thuế khách làng chơi lầu Tần Hoài không đúng, chẳng lẽ thanh lâu Vũ Xương không thu thuế? Chẳng qua là anh nhẹ tôi nặng mà thôi. Thuế anh thu dùng làm gì, tôi cũng chỉ biết mang máng. Có mấy ông quan không có việc, thiếu thốn khổ sở, anh phụ cấp cho họ, các quan nói tốt cho anh. Thuế tôi thu, xây được 31 kho cứu tế, chuyên phát chẩn cho những cùng dân vô gia cư, vô nghề nghiệp. Bây giờ người ăn xin trong thiên hạ, từ Hồ Quảng của anh đi cũng không ít, họ đều biết Nam Kinh tôi quanh năm mở lều phát chẩn, sớm muộn gì cũng có cơm ăn. Chẳng giống với anh, là những người tán gia bại sản, những kẻ ăn mày nói tôi tốt. Rút máu trên người khách làng chơi nuôi sống kẻ ăn mày, thánh nhân cũng không thể nói tôi là trái lẽ trời.
- Thôi đi, thôi đi! - Hoằng Lịch xua tay nói: - Cứ nói nữa thì đến cãi nhau mất. Xưa nay chuyện cải cách chế độ, bên muốn giữ bên muốn thay, chính kiến bất đồng là chuyện thường tình. Cự Lai, nếu ngươi không chịu thực hiện sung công tiền bù hao, thì ta cũng không can thiệp, chỉ e đây làiệc quan trọng nhất của đương kim hoàng thượng, vậy ngươi không nên nhậm chức tổng đốc Trực Lệ này, đây là điều hoàng a-ma tâm sự với ta trước khi rời Kinh. Ta nói nhỏ cho ngươi biết, để ngươi tính đường mà liệu.
Lý Phất đung đưa ánh mắt. Từ trước tới nay, ông luôn giữ nghiêm phép tắc, lấy nhân hậu thanh liêm để răn mình, lấy pháp luật cai quản Hồ Bắc, bất kể cường hào thân sĩ hay bách tính muôn dân đều biết ông là vị "thanh thiên", thành tích của Hồ Quảng năm nào cũng "hơn đời", vượt xa mong đợi của Điền Văn Kính. Đối với Điền Văn Kính, họ vốn là bạn cùng chung hoạn nạn, tình cảm riêng tư rất tốt. Từ khi Điền Văn Kính cưỡng chế Hà Nam ra sức khai khẩn đất hoang, không ít dân nghèo rơi vào cùng khổ, lưu lạc vào Hồ Quảng ăn mày, hai người thư từ qua lại bàn luận chính sự, ý kiến ngược nhau, tình cảm cũng phai nhạt. Ông không chú ý đến việc Điền Văn Kính được Ung Chính khen là "tổng đốc mẫu mực", vì thấy khi Ung Chính phê dụ chỉ, sự tin tưởng đối với mình không hề thấp hơn Điền Văn Kính. Mấy câu nói qua loa của Bảo thân vương đã để lộ quyết tâm thực hiện các biện pháp chính trị "sung công tiền bù hao", "quan lại thân sĩ nhất loạt làm việc nạp lương" này của hoàng đế. Như thế cũng có nghĩa là sự tín nhiệm của triều đình đối với Điền Văn Kính đã vượt xa mình. Trong lòng ông trào dâng một niềm chua xót và đố kị, ông nói:
- Vương gia "nói nhỏ" cho thần chuyện này cũng đủ thấy lòng khoan dung nhân ái của vương gia. Thần cũng xin thành thật bẩm báo vương gia: thần rất yêu cái mảnh đất Hồ Bắc này, muôn dân ở đây cũng yêu thần. Lần này vào Kinh gặp hoàng thượng, vẫn muốn xin về Hồ Quảng. Hoàng thượng có thể xem thần và Điền Văn Kính đọ sức, xem ai cai quản tỉnh mình tốt hơn! Vương gia là thiếu chủ của thần, học vấn của ngài cả thiên hạ đều biết. Trong nha môn của Điền Văn Kính có "tam thanh" (ba thứ tiếng): tiếng bàn tính, tiếng thanh gỗ đánh người, tiếng gào khóc; thần cũng có ba thứ tiếng: tiếng đàn, tiếng cờ, tiếng nghị chính (bàn luận chính trị); hai cái "tam thanh" này cái nào tốt cái nào xấu xin vương gia đoán định.
- Hai cái "tam thanh" này hay lắm. - Hoằng Lịch cười sảng khoái, nhìn Lý Vệ một cái rồi nói: - Hồ Bắc quả thật cai quản khá lắm, Lý Hựu Giới cũng có đồng cảm. Dưới tay ngươi bây giờ đã không còn di án, châu phê mới đến có lẽ ngươi cũng đã nhận được, đừng nấn ná nữa. Hôm nay mới gặp nhưng lại phải chia tay rồi, ngươi kiếm cho chủ tớ chúng ta một chiếc thuyền chỗ thủy quân, ta muốn men theo Giang Đông xuống Nam Kinh, ngươi mau về Bắc Kinh, kỳ thi Hương ở Trực Lệ lần này do ngươi làm chủ khảo, việc này không thể trì hoãn.
Nói xong bèn đứng dậy. Lý Vệ lại nói:
- Một chiếc thuyền làm sao được, ít nhất cũng phải ba chiếc. Bảo đề đốc thủy quân mặc thường phục theo thuyền vương gia hộ giá ngầm, sự an toàn của thiếu chủ quan trọng hơn bất cứ mọi việc gì.
*
Sau khi tiễn Hoằng Lịch đi, Lý Phất cũng không dám chần chừ nữa, lập tức sao chép bản án Lưu Vương thị thành tấu chương, chuyển gấp về Bắc Kinh. Lúc này tin ông sắp rời tỉnh đã lan truyền khắp tỉnh thành, thân sĩ địa phương hò nhau bàn bạc cử người về Kinh gõ cửa trời, xin giữ Lý Phất ở lại, lại có tin đồn rằng có hàng vạn người bám xe chặn kiệu xin Lý Phất đừng vội vào Kinh. Lý Phất chỉ lo để lỡ kỳ thi, vội vàng bàn giao công việc nha môn cho bố chính sứ Hồ Quảng là Lạc Đức, lại trình hiến bài ra lệnh tri phủ Vũ Xương là Ân Tuấn Nham thay việc Niết Ti. Vì cả quãng đường từ Bạch Hà Hán Giang vào Trung Nguyên đều ngược dòng, nên Lý Phất không chịu đi thuyền, chỉ mang theo hai tên đầy tớ đi theo đường bộ xuống Tương Dương, rồi theo đường Lỗ Sơn Nam Dương mà tiến về bắc. Khi đến Lạc Dương, đã là qua tết Hoàn đăng, tính ngày, trong vòng nửa tháng có thể đến được Bắc Kinh một cách nhẹ nhàng. Lúc này Lý Phất mới thở phào nhẹ nhõm. Vì tri phủ Hà Nam La Trấn Bang là bạn đồng niên cùng thi Hội với Lý Phất, nên ông muốn ghé vào đó nghỉ ngơi vài ngày rồi mới đi tiếp. Lý Phất là một đại thần nổi tiếng được lệnh cử đến Hồ Quảng để lập phủ, lại phụng mệnh điều về làm Tổng đốc Trực Lệ, tuy không phải là lên chức, nhưng là được trọng dụng, La Trấn Bang đương nhiên hết sức ân cần niềm nở, ngay tối hôm đó liền mở tiệc đón tiếp Lý Phất trong nha. Ông ta biết rõ Lý Phất rất quý các văn sĩ, liền mời mấy người Vương Tông Lễ, Hạ Thủ Cao, Dương Kiệt, Tần Phượng Ngô ở ngay thành cũ đến dự.
- Đây là lần đầu tiên Lý Phất tôi đến Lạc Dương. - Sau ba tuần rượu, Lý Phất mặt đã đỏ bừng, nói: - Ban ngày đi dạo trong thành, thấy phố xá sầm uất, đâu đâu cũng nhà hàng cửa hiệu, Vũ Xương cũng không bằng đây. Vũ Xương hai đường thủy bộ thông ra 9 tỉnh, Lạc Dương nối liền 5 tỉnh, hướng về cố đô dãy Mang Sơn Y Khuyết vắt ngang ở giữa, thật không hổ là trấn thành trọng yếu của thiên phủ. Ngay cả tỉnh thành Khai Phong, tôi thấy cũng không bằng ở đây! Hồi chiều tôi đi thăm nơi Khổng Tử vấn lễ, bia đá vẫn tốt, nhưng tiếc rằng nhà bia đổ nát hết cả. La Trấn Bang, ông cũng coi là người có học, sao không biết tu sửa một chút?
La Trấn Bang tuổi trên dưới 50, mặt vuông chữ điền, râu quai nón, thân hình cao lớn, chắc nịch, uống hết mấy sừng rượu, mặt đỏ bừng, cười hềnh hệch rót rượu cho Lý Phất, nói:
- Nào nào, Cự Lai chế đài, tôi biết ông tửu lượng khá lắm, mời ông, mời ông! Ôi... ông không biết cái khó của chúng tôi ở đây đâu! Không chỉ bia vấn lễ Khổng Tử, miếu Chu Công, mà cả điện Đại Thành Văn Miếu lại càng đổ nát, chữa thì đều phải chữa cả nhưng lại đụng đến vấn đề tiên. Số bạc dưỡng liêm của phủ Hà Nam nhiều hơn các phủ khác một ít. Tôi là quan tam phẩm, giống như niết đài, một năm được 6 nghìn lạng, phải khách khứa tiệc tùng, phải nuôi gia đình sống qua ngày, còn phải lo chút điền sản phòng khi tuổi già, những việc phong lưu nho nhã này quả thật tâm có thừa nhưng lực không đủ. Nếu không có chính sách sung công tiền bù hao, thì thu nhập của Lạc Dương mỗi năm cũng được mười mấy vạn, lúc đó những chuyện vặt này có là cái gì!
Lý Phất vừa nghe đã biết ông ta có ý nói Điền Văn Kính, ông không muốn bàn luận những chuyện này sau lưng, suy nghĩ một lát rồi nói:
- Những việc phong nhã ắt có người phong nhã làm. Cảm ơn, tôi không uống được nữa. Lạc Dương là đất văn nhân tụ họp, nếu gọi văn nhân - thân sĩ quyên góp mỗi người một ít chắc là làm được.
Vương Tông Lễ cầm ấm vừa rót rượu cho Lý Phất xong, đang rót tiếp cho La Trấn Bang, nghe thấy thế liền than:
- Đại nhân Hà Nam bây giờ làm gì còn văn nhân thân sĩ? Ngài cứ nhìn đám người quanh Điền trung thừa thì biết. Mấy ông thầy đề của ông ta, chẳng có một ai xuất thân làm quan, nếu không phải là tên cò mồi thì cũng là thư lại. Thật không biết kẻ sĩ mắc tội gì với Điền đại nhân mà ngài một mực nhằm vào đầu sĩ đại phu mà khai đao xử trảm. Bây giờ quan lại thân sĩ tránh xa quan phủ còn sợ không kịp, chỉ lo bị cắt cử làm quan, còn ai dám đứngà lo liệu những việc này.
Vương Tông Lễ vốn xuất thân tiến sĩ lưỡng bảng, học rộng biết nhiều, ăn nói ung dung điềm đạm, vì biết Lý Phất và Điền Văn Kính bất hòa, nên ra sức chọc ngoáy.
- Lần trước ông ta cử đến một thầy tiền lương, tên là Tiền Độ, chỉ cần nhìn qua là biết không phải người ngay thẳng. Hôm đó cũng uống rượu ở chỗ La huynh đây, chúng tôi nói đến cái khó khăn của thân sĩ, Tiền Độ nói: "Các ông có khó khăn mấy, thì liệu có khó bằng các hộ tá điền không? Có khó bằng kẻ ăn mày không?". Ngài xem ông ta ăn nói như thế này có nghe được không: "Điền trung thừa làm thế là để gây dựng cho triều đình, còn bản thân ngài chẳng được lợi lộc gì. Ai chẳng biết Điền trung thừa nhà chúng tôi là "tổng đốc mẫu mực"! Đừng tưởng Lý Phất ở Hồ Bắc chống lại không làm, sớm muộn gì rồi cũng phải học Hà Nam thôi!"
Ngồi cạnh Vương Tông Lễ lúc này là Dương Kiệt, một người vừa đen, vừa gầy lại lùn, nói giọng Triết Giang, tiếp lời:
- Vương huynh nói không sai nửa câu. Hôm ấy tôi cũng ở đó. Kể ra thì tôi và Điền Ngưỡng Quang (tên tự của Điền Văn Kính) còn là hiếu liêm được tiến cử cùng một năm. Lệnh ông ta vừa đưa ra, tôi liền phải đi vác bao cát đắp đê cùng với bọn chân đất. Trí thức quét rác đánh đồng với loại nô lệ khiêng xe, thói đời gì như vậy! Tôi viết cho ông ta một bức thư, nhắc lại những chuyện năm xưa cùng ngao du hồ Tây Tử, cùng đánh cờ, đàm luận thơ ca, xin ông ta nới lỏng cho kẻ sĩ một chút. Đây là thư trả lời của ông ta, xin Lý đại nhân thưởng thức. Ông ta nói gửi cho tôi 15 lạng bạc, để tìm người làm thay! Cha mẹ ơi, cái tôi cần là thể diện, ông ta cho tôi bạc. Tưởng tôi báu lắm sao? Lý đại nhân, tôi nhận được bức thư này đú cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm, ức đến nỗi mấy đêm không ngủ được!
Lý Phất sáng mắt nhìn Dương Kiệt, ngạc nhiên nói:
- Ông là người được gọi là "Tứ Duy" đấy phải không, hóa ra chúng ta là hiếu liêm đồng niên! Sao nãy giờ không nói?
- Lễ nghĩa liêm sỉ gọi là Tứ duy. - Dương Kiệt như cười như không, nói: - Bây giờ ngài làm quan lớn rồi, tôi cũng phải biết thân biết phận một chút, kẻo lại như với Điền Ngưỡng Quang, tôi dại dột đi cầu cạnh đồng niên, chẳng qua cũng chỉ mong ông ta có thể làm một đại danh thần cho đáng mặt với cha ông, đâu muốn tự chuốc lấy nhục nhã cho mình?
Lý Phất cười đáp:
- Như thế người ta gọi là "Chim khôn sợ cành cong." Chúng ta đậu hiếu liêm cùng phòng cùng khoa, là anh em kết nghĩa mà, có gì hãy nói cho hết nhẽ.
Mọi người mới hiểu ra, Dương Kiệt và Lý Phất có quan hệ từ xưa, liền nhất loại cung kính Dương Kiệt. Vương Tông Lễ nhắc một chiếc ghế mời Dương Kiệt, nói:
- Ngài với Lý đại nhân là anh em cùng bảng, mời ngồi đây để trò chuyện cho tiện.
Lý Phất bóc thư, quả là nét chữ khải kim thể gầy guộc của Điền Văn Kính:
Nhớ anh nhìn đâu cũng thấy, mùng 6 được thư, xiết bao than thở. Nhớ thủa bên hồ Tây ngắm trăng đùa gió, thoắt đã tự kiếp nào. 20 năm trôi, các bạn Tử Phùng, Lộ Thanh liên tiếp mỏi mòn vắn sốhỏi không bi thương sao được! Những lời anh nói, chính là việc nước đá. Gội đẫm ơn vua huệ nước, thi hành quan lại thân sĩ đều đi phu nộp lương, cũng là kế mưu vì nước, đâu dám có chút nào nghĩ riêng tư. Có ngày Văn Kính em về với suối rừng, vẫn cùng anh chung phận lo việc nước. Nhưng phàm thi hành một chính sách, khởi công một sự việc, nhất định luôn có tệ nạn bám theo, bề tôi tài cán từ xưa, không tránh chuyện đó. Văn Kính là người thế nào, đâu dám tự kỳ vọng là không một mảy may sơ suất. Nhưng anh vốn hiểu thấu Văn Kính, cũng xin suy nghĩ sâu xa cho. Kính tặng số bổng bằng bạc là 15 lạng, anh nên tìm người thay chân sai dịch, để tránh cái khổ nhọc nhằn. Điền Văn Kính kính bút ngày mùng 7 tháng giêng. Lý Phất đọc thư, nhịn không nổi tiếng cười. Dương Kiệt viết thư ngày ngựa (mùng 6 tháng Giêng), Điền Văn Kính đáp thư ngày người (mùng 7 tháng Giêng), tính khắc bạc ngạo nghễ thực là cực độ. Trả thư lại cho Dương Kiệt, họ Lý nói:
- Họ Điền hưởng ơn trên còn làm được đại trượng phu, minh minh bạch bạch. Ta chỉ là người khách qua đường, có vài lời bâng quơ sẽ làm Văn Kính nghe không lọt. Thôi không nói chuyện công nữa. Đã là văn nhân, mời rượu gọi văn, hãy cứ thỏa vui đi hả!
Lý Phất địa vị thân phận cũng như Điền Văn Kính, thành thực nho nhã, bình dị dễ gần. Mấy vị thân hào nghĩ đến lần sau, họ Điền tới Lạc Dương, trường hợp cũng vậy, con người cũng vậy, cái vẻ nghiêm lạnh cao ngạo, nhìn mọi sự như đ̓ưới mắt, bất giác đều cảm khái vô ngần. Mọi người nhất tề đứng lên, cười khen tụng:
- Lệnh của ngài, đâu dám không theo!
Lý Phất nảy ý muốn thử tài đức các văn nhân Lạc Dương, cầm chén rượu trầm ngâm giây lát, nói:
- Lần trước đến Nam Kinh gặp Doãn Kế Thiện tại hồ Mạc Sầu, mọi người sáng tạo ra phép đối vô tình rất là thú vị. Chúng ta chẳng nề hà, cũng thử đi.
Có một người trẻ nhất là Tần Phượng Ngô ngồi ghế cuối. Buổi hôm nay, có mặt toàn các vị từng trải quan trường, còn họ Tần chỉ là tú tài, cho nên không nói một tiếng nào. Đến khi nghe câu này của Lý Phất mới ngửng cao đầu, hơi cúi mình cười nói:
- Dám xin hỏi thế nào là đối vô tình?
Lý Phất chỉ vào câu đối treo chính giữa thư phòng của La Trấn Bang đáp:
- Các vị hãy xem bức đối liên này:
Thượng ty chi tiền, do thị phu nhân tự xưng nhật Trung thu nhi hậu, cư nhiên quân tủ bất dĩ ngôn Lời văn trên dưới thông nhau, đều lấy từ
Tứ thư, đều chỉ một sự kiện, đó gọi là đối hữu tình. Còn văn hai vế không liên quan gì với nhau, lại không chỉ cùng một việc, dùng điển khác xa nhau, gọi là đối vô tình Bây giờ xin mời các vị ra đNi, tôi sẽ đối lại một câu, các vị sẽ rõ ngay.
- Tuân mệnh - Tần Phượng Ngô cười: - Vãn sinh xin được thoải mái một chút.
Rồi cúi đầu suy nghĩ và đọc:
-
Dục giải lao sầu duy túng tửu (Muốn giải buồn lo đành thỏa rượu).
Lý Phất cầm chén ngẩng đầu, lâu sau, cười đáp:
- Chớ có ưu tư phiền muộn nhiều thế, đâu chỉ có rượu mới giải được sầu. - Rồi ngâm luôn:
Hứng quan quần oán bất như thi. (Hứng xem nhiều oán chẳng bằng thơ).
Ngâm xong, nói:
- Ở đây
giải và
quan đều là tên quẻ, tương quẻ không giống nhau, ứng đối ắt phải kỳ công như vậy mới gọi là vô tình.
Mọi người hiểu ra, đều tắc lưỡi, nhưng lại không thể làm Lý Phất mất hứng, đành vắt ruột tìm cách đối đáp. Vừa nghe Lý Phất ra đối:
"Thụ dĩ bán khô hưu túng phủ" (Cây đã nửa khô đừng nặng búa), La Trấn Bang lắc đầu cười:
- Tôi cam lòng thua trước, chịu phạt một chén!
Rồi nâng chén dốc cạn. Dương Kiệt trầm ngâm, đọc:>
-
Nhật tương toàn hôn mạc hành lộ (Nắng sắp chìm sâu chớ đi đường).
Hạ Thủ Cao cười:
- Đây là câu đối hứng tỷ, không phải đối vô tình, phải phạt ba chén!
Lý Phất gật đầu:
- Đúng là đối hứng tỷ, mừng ngài nhận phạt!
Hạ Thủ Cao đành uống. Vương Tông Lễ lại đối:
- Tiêu Hà tam sách định an Lưu (Tiêu Hà ba kế định an Lưu).
Tất cả mọi người ồ lên khen hay, Lý Phất thấy có người đối được bèn tự cạn một chén, tiếp lời:
- Lấy
tiêu đối
thụ, lấy
hà đối
dĩ, đã không liên quan, đối lại sát, đúng là đối vô tình!
Tần Phượng Ngô ở bên cạnh nói:
- Tiểu sinh cũng xin đối:
"Quả nhiên nhất điểm bất tương can" (Quả nhiên một chút chẳng lây nhau).
Lý Phất không nén nổi hào hứng, đứng lên đích thân rót rượu mời họ Tần:
- Câu này quả vô cùng tự nhiên.
Quả đối
thụ, nhiên dĩ cùng là hư từ đối nhau,
can đối
phủ. Tuyệt! Hậu sinh khả úy. Nào, ta nhận chén phạt này, chàng trai hãy cùng nâng một chén chúc mừng đi!
Tần Phượng Ngô cười đáp lời:
- Vậy hai ta cùng đối một chén vô tình đi!
- Bảo là vô tình mà lại hữu tình, hả!
Lý Phất và Tần Phượng Ngô cùng nâng ly, rồi trở về chỗ. Họ Lý nói:
- Chàng trai mới là một tú tài, hãy tự cố lên! Năm nay nhất định sẽ vào trường đấy!
- Mười năm song lạnh sách năm xe, tại sao vậy? Vãn sinh hiện tại rất do dự, không quyết được có dự thi hay không - Họ Tần thở dài: - Lý đại nhân, ngài không hiểu rằng, tôi là một tú tài cùn đó thôi!
Lý Phất nói:
- Ý nghĩ này kỳ thật. Việc này, từ xưa đã không có cử nhân ngoài trường, có gì đáng do dự đâu?
Phương Ngô cười:
- Vãn sinh dự kỳ khảo hạch hàng năm luôn đứng hạng ưu, năm ngoái vào trường, ba quyển đều rớt cả. Lại thêm lời phê, trên một quyển có đề "thiếu sâu sắc", một quyển đề "thô"'. Còn có một thiên, lời phê kỳ lạ hơn, rằng "thịt chó một cân, trứng gà 30 quả". Nghĩ kỹ ra, vốn họ đâu có đọc văn của vãn sinh, đến cả lời phê cũng do kẻ hầu dán thay, cho nên dán sai hết.
Nói đến đó, mọi người đều bật cười, phần lớn bọn họ đều bị thất lạc quyển thi, sau khi trúng thí có hỏi qua sai dịch, hóa ra quả đều như thế.
Lý Phất cười:
- Văn chương có mệnh tùy thời, có lẽ khoa thi trước chàng trai viết không được tốt chăng?
- Đúng là văn chương không được tốt, vãn sinh có oán gì đâu? - Họ Tần đáp: - Quan học chính Trương đại nhân vốn đã biết kẻ này, kẻ này bèn cầm quyển của mình đi gặp ông ấy. Trương đại nhân cũng cười, nói: "Văn chương này chẳng hề sai sót gì cả. Khoa này do Điền trung thừa làm chánh chủ khảo, tiến cử lên trên vốn quyển này xếp đầu. Điền trung thừa bảo: "Hoàng thượng không ưa họ Tần, quyển này chắc không đỗ cao, nếu vậy thì xếp quyển khác vào, cũng coi là sơ suất một người". Tôi cũng nghĩ vậy, Tần Tùng Linh là một bậc đại nho mà trong tay Thánh tổ, rút cuộc có được làm quan lớn đâu. Đến nay các thái giám trong cung đều đổi họ Tần, Triệu, Cao hết rồi. Ai gọi tôi họ Tần, là cùng chung họ với Tần Cối ư? Khi cơn giận đỡ đi, tôi phê thêm vào quyển "thiếu sâu sắc" ấy rằng "đã mất bạc tiền 30 lạng, lãi tiền còn thiếu những một năm". Trên quyển bị phê "thô", tôi phê thêm "tự thương vụng dại như độc hại, rằng thô rằng khéo ngươi nên xem". Lý đại nhân đừng trách tôi khinh bạc, tôi chịu nỗi oan này, lòng đã khổ quá rồi. Điền trung thừa nếu năm nay vẫn làm chủ khảo, tôi không thể thi được đâu.
Lý Phất, vẻ mặt chừng trầm lại, Điền Văn Kính gian ác khắc bạc, họ Lý vốn đã biết từ lâu, không ngờ xử sự trái tình bội lý đến vậy. Cân nhắc, rồi Lý Phất cười nhạt
- Lưu Mặc Lâm làm tham nghị trong quân của Niên Canh Nghiêu, diễn tích tuồng "Thuyền cỏ mượn tên", có người là Khâu Nhập Gia nói "hậu duệ của Khổng Tử có Khổng Minh, chứng tỏ thiện duyên báo thiện quả". Lưu Mặc Lâm cười đùa: "Tần Thủy Hoàng có hậu duệ là Tần Cối, Ngụy Vũ đế có hậu duệ là Ngụy Trung Hiền, chứng tỏ ác giả ác báo". Không ngờ anh em cũng chịu như thế. Nói đùa chứ, Lý Lâm Phủ là gian tướng, Lý Vệ và tôi cũng bị liên can; Điền Phần là tướng nịnh, chả lẽ Điền Văn Kính cũng là người không tốt sao?
Nói xong, mọi người đều vỗ tay cười to.
Lý Phất cũng tươi nét mặt, lại tiếp lời:
- Năm nay, Hà Nam học sai là Trương Hưng Nhân, không phải như Điền Văn Kính, chàng trai hãy đi thi nhé! Thi thố những thủ đoạn, thu bớt những lợi hại, là có thể đỗ đấy. Nếu lại vì lý do mang họ Tần mà trở ngại trường thi, ta đây đương nhiên sẽ tìm ra công lý.
Mọi người lại một phen hoan hỉ, ngâm thơ chơi chữ tới canh ba mới tan về.