HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN
Phòng phản trắc nghị chính chùa Thanh Phạn
Niệm thân tình Doãn Đề được ban ơn

    
ao Vô Dung sai thái giám Tiểu Tô Lạp đi truyền Phương Bao và Trương Đình Ngọc đang ở thư phòng Khoáng Chân các, còn mình đích thân đế chữ công ở góc tây bắc điện mời Kiều Dẫn Đệ. Kiều Dẫn Đệ vì đã sớm nghe bọn Doãn Đề quở trách Ung Chính "mê rượu tham dâm" nên ngay từ khi mới đến Đạm Ninh Cư đã hết sức cảnh giác, áo trong đều dùng loại kim nhỏ mũi dày khâu chắc chắn, ngày đêm thủ sẵn một cây trâm bạc dài dùng để tự vẫn, món ăn nào hơi khả nghi một chút thì một miếng cũng không ăn, nước một ngụm không uống, chuẩn bị để nếu như hoàng đế đến bạo ngược cưỡng bức thì mọi việc đã xong xuôi. Nhưng ngày lại ngày qua đi, Ung Chính đến đó, nhất luật chỉ là nghe chính sự, chẳng hề tới chỗ bọn tôi tớ, thi thoảng cũng truyền người lại hầu hạ, nhưng đều đặc biệt có chỉ "để Dẫn Đệ tùy ý". Các cung nữ khác tuy cũng có ghen tức, vì Dẫn Đệ lúc đi, lúc không đi, hết sức không thỏa mãn với sự sai khiến này, nhưng lâu rồi cũng sống hòa hợp yên ổn với nhau. Cao Vô Dung cười hi hi bước vào phòng quẹo thì thấy Dẫn Đệ mặc váy nhiều màu, ống quần lộ ra, ngay cả giày "hoa hấp y" cũng chẳng đi, nghiêng người ngồi trên mép giường tô hoa văn, bèn nói:
- Kiều cô nương, cô thật tự nhiên làm sao, xinh tươi làm sao! A! Chà chà... Mẫu hoa này cũng tô được đẹp đến thế này cơ ư! Cái lá sen tươi đến mức tưởng như vừa vớt dưới nước lên dán vào đây! Tôi phục dịch trong cung từng ấy năm cũng đã gặp rất nhiều người khéo tay, nhưng chẳng ai bằng cô nương cả...
- Có việc gì vậy? - Thấy Cao Vô Dung chuẩn bị một tràng những lời ngợi khen nịnh nọt như vậy, Dẫn Đệ biết rằng Ung Chính lại muốn gọi mình đến hầu, thế nên ngẩng đầu lên, nói: - Tôi đã giặt áo cả một ngày, lại gấp một đống màn rèm cần thay mang đến nơi giặt. Hôm nay sai tôi làm nhiều rồi đấy!
- Những việc thô tạp đó sao lại có thể để cô nương làm? Bọn hạ nhân kia thật khốn kiếp! - Cao Vô Dung xoa dịu tinh thần: - Cô nương không cần làm gì cả, giữ choể gân cốt săn chắc chính là "sai khiến" cô đấy! Cô nương hãy tươi tỉnh lên một chút cho chúng tôi được thơm lây!
Đúng thế thật. Có lần một tiểu thái giám phủi giấy cho Ung Chính, sơ ý làm nước trà bắn ra, một bản viết định thưởng người vừa xong thấm nhòe đến mức chẳng còn ra chữ gì. Gặp lúc Ung Chính tâm tính không vui, bèn sai lôi anh ta vào sân sau phạt roi, đánh cho tiểu thái giám lăn lộn trên đất mà không dám hé răng kêu. Dẫn Đệ thực sự không chịu đựng được, bưng đến cho Ung Chính một chén trà, thấp giọng nói:
- Xin đừng đánh nữa, nô tài phủi giấy cho bệ hạ, bệ hạ viết lại bức khác, không được ư?
Ung Chính lúc đó mới sai người dừng tay.
Vì vậy, người trong cung hễ phạm lỗi, thường tìm Dẫn Đệ kể sự tình. Phạt nặng đổi thành phạt nhẹ, thậm chí có lúc tha cho, chẳng có trường hợp nào không xin được. Nghĩ rồi Dẫn Đệ lập tức hỏi:
- Lại có ai làm sao rồi?
- Chẳng có ai làm sao cả. - Cao Vô Dung thận trọng lại, nói: - Hôm nay nghe nói mấy vị vương gia làm loạn ở triều đường. Bát da, Cửu da đều bị đổi tên, gọi là "A Kỳ Na", "Tái Tư Hắc" gì đó, lại còn Thập da, Thập tứ da cũng hùa theo họ, hoàng thượng tức lắm. Vừa nãy mới gọi cô đến, lại nói rằng cô nương đi hay không thì tùy. Hôm nay ngài không được khỏe, khó tính hơn, vạn nhỡ có gì sai sót thì sợ rằng mọi người đều chịu vạ. Cô nương tốt bụng ơi, cô thừa biết món này, thật khó nuốt lắm...
Dẫn Đệ nghe nói Doãn Đề có chuyện, trong lòng nặng trĩu, không đợi nói hết đã đứng lên rút một chiếc khăn tay trên giá treo khăn đi ra điện ngoài Đạm Ninh cư. Nàng thấy Ung Chính đang tựa bên lò trong Noãn các nói chuyện với Trương Đình Ngọc và Phương Bao, lặng lẽ vái chào hai cái, rót một chén trà từ trong bình bạc bưng đến để trên mặt lò rồi buông tay hầu một bên.
- Chu sư phụ là bậc quân tử mẫu mực - Ung Chính vốn không khát, nhưng nể tình Dẫn Đệ, bưng lên uống một ngụm, dịu dàng nhìn nàng một cái, rồi lại quay ra nói với hai người:
- Năm đó bảo lãnh cho thái tử Doãn Nhưng, thì trẫm cũng bảo lãnh. Ông ấy ăn chực nằm chờ nhiều năm ở điện Văn Hoa không hề oán hận vua cha, đó chính là trung! Trẫm thấy thần thái ông ấy còn nhanh nhẹn, thân thể cũng cường tráng, nên đưa vào phòng Quân cơ vậy, các ngươi xưa nay cũng đi lại tốt với nhau, tuyệt đối đừng để mọi việc không ăn khớp nhau mà hỏng việc. Đề nghị này rất thích hợp. Còn về Du Hồng Đồ, Linh Cao tiên sinh đã nói là đưa ra nhậm chức bên ngoài, thì hãy đưa đến chỗ Diêm Đạo ở Giang Tây đi. Tay Diêm Đạo này quá cổ hủ vòng vo. Năm ngoái trẫm tiếp kiến, hỏi ông ta trên đường về kinh, lũ ở An Huy thế nào, ông ta nói: "Hoài Sơn, Nhượng Lăng", lại hỏi ông ta tình hình dân chúng, ông ta bảo: "như mất cha mẹ" thế này thì phải đổi làm giáo chức thôi.
Nói xong liền cười, Trương Đình Ngọc và Phương Bao cũng đều cười. Kiều Dẫn Đệ nghiêng mặt len lén cười. Ung Chính lại hỏi:
- Ngoài kia có nói năng gì không? Không phải băn khoăn, trẫm nay đã nghĩ thoáng đi rồi, không đến nỗi phải chết tức đâu.
Trương Đình Ngọc khom người, thưa:
- Các bề tôi bên dưới khiếp sợ uy trời, không có tư nghị gì, càng không ai câu kết móc nối. Nô tài tan chầu có gọi mỗi bộ một viên quan đến phủ đệ tọa đàm. Họ đều nói Doãn Chỉ - A Kỳ Na trắng trợn càn bậy, không giữ lễ bề tôi, đem lòng thoái nghịch. Ngay cả Vĩnh Tín cũng giao bộ Hình nghiêm khắc nghị tội, phải làm theo tiền lệ Tống Nhân Tông chém Tương Dương Vương, xử hình phạt cao nhất để tỏ rõ quốc pháp. Hàn lâm viện Biên tu Ngô Hiếu Đăng nói các đồng liêu cũng có đôi lời xì xào chê trách việc hai vị vương gia bị đổi tên, còn nói rằng dù sao cũng là dòng máu của Thánh tổ, hậu thế nghe chuyện cũng không hay ho gì.
- Ngô Hiếu Đăng à? Ừ, còn lời gì nữa không?
- Còn nữa... Tiền Danh Thế dù sao cũng là người có học, một bậc danh sĩ, làm nhục ông ta quá sẽ làm mếch lòng sĩ đại phu. Hay là ban biển cảnh cáo, treo ở nhà trên hoặc thư phòng của ông ta là đủ, hà tất phải treo ngoài đường cái, để cho thương nhân lái buôn qua lại cười chê.
Trương Đình Ngọc thấy sắc mặt Ung Chính hơi thay đổi, vội nói:
- Xin chủ nhân lưu ý, đây không phải là lời của bọn Ngô mỗ, là tiểu nhân mời họ đến chuyện trò thôi.
Ung Chính thiên tính cay nghiệt, vốn định nói "kẻ đến nói điều thị phi chính là kẻ thị phi", nghe Trương Đình Ngọc nói như vậy, bèn nén lại. Ông nghiêng đầu nghĩ ngợi, đoạn hỏi:
- Hoành Thần, Linh Cao, ý kiến của hai khanh thế nào?
Hai người ngẩn ra một lát, Phương Bao thở dài, nói:
- Nếu như xét hành vi hôm nay của Doãn Tự, Doãn Đề, mấy người đó, đặt ở vị trí các bề tôi khác, thì mười chết cũng không đủ để hết tội!
Dẫn Đệ nghe thấy Doãn Đề gặp họa lớn như vậy sắc mặt lập tức trắng bệch, Phương Bao chỉ liếc nàng một cái, nhe mấy chiếc răng vàng nói tiếp với một vẻ nghiêm túc:
- Nhưng nếu cứ theo thế mà làm, các vị a-ca của Thánh tổ sẽ quá mức liêu điêu thương tổn. Dù có giải thích thế nào, sử sách lưu lại, hậu thế chắc chắn sẽ oán trách, càng làm bệ hạ khó xử, chỉ có thể do bệ hạ thánh cung duệ đoán, nhốt họ vào nhà kín, hoặc giam lỏng ở bên ngoài, họ được chết một cách yên lành, cũng không gây sóng gió nữa, thế là được rồi. Còn về Tiền Danh Thế, chẳng qua là kẻ tiểu nhân, xưa nay hành vi cũng không đoan chính, gọi hắn là "tội nhân danh giáo" thì chính xác nhất. Dùng lời nói và văn chương lên án một hồi, để cho các sĩ tử trong thiên hạ biết rõ mà răn dè, thần thấy với nhân tâm thói đời, với tiết tháo quan trường thì được nhiều hơn mất.
Trương Đình Ngọc tiếp lời:
- Nô tài cũng nghĩ như vậy.
Ung Chính cau mày nghe, hai vị đại thần tâm phúc đều chủ trương gia ân không khép tội! Vốn cũng là việc Ung Chính liệu trước, nhưng như thế Doãn Tự chỉ mất cái mác hiệu mà ông ta khổ tâm gây dựng mấy chục năm, còn thế lực tiềm tàng trong triều đình và dân gian lại không hề tổn hại lớn. Giữ lại tính mạng hai người này cũng có thể, nhưng điều ông lo lắng là sức khỏe của mình không bằng mấy người em trai, vạn nhất ông chết trước họ, các con ông làm sao mà chọi được với họ. Nếu có biến cố thì sao? Huống chi còn có Doãn Nga ở bên ngoài, lúc đó xử lý thế nào. Không nhân cơ hội này mà đánh cho chúng không ngóc đầu lên được nữa thì thế nào cũng không trị cái ác khí đã tích dồn nhiều năm nay. Ung Chính nghĩ ngợi rồi nói:
- Doãn Nga không tham dự việc này, hắn ta vốn cũng chỉ là đồ vô tri vô sỉ, ngu xuẩn tham lam, theo trẫm nên giam ở Trương Gia khẩu. Chết thì không chết, hắn cũng chẳng trách oán gì được. Còn về ba người kia, có thể không giao cho bộ Hình. Nhưng án này gây tại triều đường, nghìn mắt nhìn vào, tận mắt mọi người chứng kiến. Nếu như các bộ im lặng không lên tiếng, thì đúng là tam cương ngũ thường đã bại hoại không còn gì, trăm quan văn võ đã táng tận lương tâm rồi! Giết họ không giết, mà còn phải đợi cuộc họp cửu khanh sáu bộ. Kì thực, trẫm cũng không hề kiêng sợ gì mà không diệt hết bọn họ. Chu Công giết Quản, Sái, người xưa vì đại nghĩa mà giết người thân, bậc vương tử phạm pháp, tội có khác gì thứ dân!
Ung Chính định nói nữa, Cao Vô Dung vội vã bước vào bẩm:
- Đường quan ở Thận hình ti phủ nội các là Quách Húc Triều có việc xin gặp. Nô tài có ý chỉ của hoàng thượng, ông ấy nói vốn những việc đó là Trang thân vương tấu thay, Trang vương gia nay đang chờ đợi xử lý. Xin hỏi, trả lời ai ạ?
Ung Chính nghĩ một chút, bảo:
- Gọi vào.
- Hoàng thượng khi nãy suy xét rất chu đáo tường tận. - Trương Đình Ngọc thần sắc có chút không yên, trầm ngâm suy nghĩ nói:
- A Kỳ Na kết bè đảng mưu lợi riêng hơn hai chục năm, vây cánh móng vuốt nhiều không kể hết. Nếu trị tận cùng, vừa mất nhiều thời gian vừa tiêu hao tinh lực. Nay vừa hạ chiếu thi hành chính sách mới, sợ rằng khó bảo toàn được mọi mặt. Nô tài cho rằng có thể mượn ệc này lệnh cho trăm quan dùng lời lẽ và văn từ lên án, chủ yếu là vạch trần ý đồ, lấy cách làm này để làm tan rã băng đảng! Có một số kẻ quá xấu xa không thể cứu chữa được thì hãy lấy pháp luật mà trói buộc chúng, còn lại chỉ có thể lấy việc này mà răn đe, khiến họ gột rửa tâm can, sửa sai đổi mới. Còn việc xử lý bọn Doãn Tự có thể thong thả đã. Họ đòi "Bát vương nghị chính", rốt cục còn lấy danh nghĩa khôi phục chế độ tổ tông, còn có điểm khác biệt với việc mưu nghịch thoán vị. Chẳng hay hoàng thượng nhận định thế nào?
Ung Chính gật đầu không nói, thấy Cao Vô Dung dẫn Quách Húc Triều vào quỳ, không đợi dập đầu hỏi luôn:
-Có việc gì?
Quách Húc Triều liếc trộm Phương Bao và Trương Đình Ngọc một cái, ngập ngừng thưa:
- Ban nãy có người ở phủ Bát da - A Kỳ Na đến phủ Nội vụ bẩm rằng, phủ Bát da, không... - ông ta tát mình đánh đét một cái - phủ A Kỳ Na đem sổ sách giấy tờ đến thư phòng phía tây đốt hết, mấy cái chậu sứ lớn đều đốt cả... Nô tài nghĩ đây không phải việc nhỏ, nhưng Trang vương gia...
- Ngươi không cần nói nữa. - Ung Chính vừa nghe đã biết ông ta là tai mắt của Trang thân vương chuyên theo dõi Doãn Tự, đây chẳng phải việc hay ho gì, vì thế nhà vua ngắt lời ông ta, bảo:
- Việc này từ nay về sau tạm thời cứ báo cho Phương Bao. Cao Vô Dung, dẫn ông ta ra, thưởng 20 lạng bạc!
Ung Chính đợi họ đi ra, sắc mặt lại trở nên dữ tợn khác thường, nói với hai người Trương, Ph
- Bát da kia đốt giấy tờ lo liệu cho cái chết của mình rồi. Đêm nay sẽ phải lục soát phủ đệ của ba người đó! Chứng cớ hủy rồi, sau này xử lý thế nào?
Phương Bao và Trương Đình Ngọc đưa mắt nhìn nhau, đều không lên tiếng.
- Hả? - Ung Chính hỏi.
- Đốt đi cũng tốt - Phương Bao nói. - dù cho có thu giữ được gì, nhưng lại cũng phiền phức.
Trương Đình Ngọc thấy Ung Chính mặt lạnh tanh không nói gì, cười xòa nói:
- Bệ hạ năm xưa điều tra ra vụ Nhậm Bá An ở Phiên đệ, đã đốt hết bằng chứng trước mặt các a-ca. Sự trình tấu lên Thánh tổ, nô tài cũng vã mồ hôi lo sợ cho chủ nhân. Thánh tổ khen rằng: - Ung thân vương đại lượng như biển, ai bảo anh ta hà khắc chẳng nhân từ? - Chỉ một hành vi này có thể thấy hắn biết đại thể, lo toàn cục. Lúc đó Lão Phật da thái hậu cũng ngồi đó, lão Phật da nghe không hiểu, nô tài giải thích: - Đấy là vương gia không muốn xảy ra chuyện tù tội giết người, quan tâm đến thể diện tình cảnh của tất cả huynh đệ. - Lão Phật da vui lắm, lúc đó chắp tay niệm Phật đấy!
Ung Chính nghe Trương Đình Ngọc thuật lại những lời bình phẩm của Khang Hy và Thái hậu về mình, ngồi thẳng người lên cung kính lắng nghe, thở dài nói:
- Nhưng hai án này không giống nhau, lúc đó trẫm là người đi thừa hành, có quyền đó; A Kỳ Na là kẻ đương sự, ông ta đốt chứng cớ phạm tội để bảo toàn vây cánh...
- Việc khác nhau nhưng tình lý giống nhau - Phương Bao khom người thưa:
- Khác nhau ở chỗ, tịch thu về, triều đình lại càng khó xử, A Kỳ Na thiêu hủy chứng cớ, chỉ một mình ông ta chịu trách nhiệm mà thôi.
- Vậy... thì để hắn đốt đi vậy! - Ung Chính suy xét tình lý, thấy hai vị đại thần tâm phúc thực ra đã vì nước mà lên tiếng. Bất giác nhà vua than thở: sự việc cứ như thế này, rõ ràng làm vua không thể tùy ý muốn làm thế nào thì làm. Ông ủ ê thần sắc nói:
- Không đưa án ra xử thì tốt hơn là thế này, triều đình tuyệt đối không có lý lẽ về việc đốt chứng cứ. Ngày mai... thôi, ngày kia đi, sai Tam da, Thập lục da, Hoằng Thời chia nhau đi khám xét Bối lặc phủ của A Kỳ Na Tái Tư Hắc và Thập tứ da, đi thì đi thôi có lẽ thư từ sổ sách cũng đốt hết rồi.
Như thế là ngay cả Trang thân vương cũng được giải phóng? Ung Chính thấy Trương Đình Ngọc, Phương Bao nhìn mình kinh ngạc, cười nói lấp:
- Bọn vây cánh thân tín của A Kỳ Na đều không liệu lường gì cả, còn nói gì đến lão Thập lục. Hắn ta chỉ là một tên nghễnh ngãng, không tinh nhanh lắm mà thôi. Trời tối rồi, các ngươi trở về Thanh Phạn tự đi. Bệnh của Doãn Tường nếu có gì động tĩnh thì lập tức vào tâu cho trẫm biết. Chà...
- Vâng!
Trời đã tối hẳn, Đạm Ninh cư to lớn như vậy chỉ còn ba bốn thái giám ở lại hầu hạ, họ đều đứng hầu bên góc tây bắc của chính điện đợi gọi, bên Noãn các chỉ còn mình Dẫn Đệ. Nhìn qu sổ ra ngoài, gió xuân se lạnh thổi làm cây cối trong vườn uốn lượn, mờ mờ ảo ảo thành một khối mơ hồ hỗn độn. Trong điện yên tĩnh không một tiếng người, chỉ có cái quả lắc đồng hồ ở góc điện lắc đi lắc lại không ngừng, phát ra tiếng kẹt kẹt đơn điệu khô khan. Kiều Dẫn Đệ đã định nhân lúc Trương Đình Ngọc và Phương Bao lui ra sẽ rời khỏi nơi này. Nhưng tự mình cũng không biết duyên cớ gì, nàng do dự một lúc chưa đi. Thấy Ung Chính hơi ngửa trên giường nhìn đăm đăm lên trần nhà, dường như đang chìm trong luồng suy tư bất tận, lại tựa như đang lắng nghe tiếng gió rì rào bên ngoài, không hề lưu tâm đến sự có mặt của mình, nàng mới thận trọng thở ra một hơi.
- Dẫn Đệ...
-...
- Dạ, dạ! - Kiều Dẫn Đệ như bừng tỉnh, cúi vái Ung Chính, nói:
- Chủ nhân có ý chỉ gì ạ?
- Ngươi đang nghĩ gì vậy?
Dưới ánh đèn ánh mắt của Ung Chính phát ra ánh sáng hiền từ, ông đã ngồi lên, nhìn Dẫn Đệ hơi có vẻ lúng túng, hỏi. Dẫn Đệ thấy trong mắt vua không có chút gì tà ý, nàng hơi yên tâm, cúi đầu nghĩ một lát, nhỏ giọng thưa:
- Nô tì... nô tì trong lòng sợ hãi...
- Sợ? - Ung Chính cười, tự rót cho mình một chén nước ấm súc miệng, hỏi: - Sợ gì? Sợ trẫm giết Doãn Đề ư?
- Cũng vì thế, mà không hoàn toàn vì thế. - Đôi mày thanh tú của Dẫn Đệ nhíu lại, tâm tư hết sức mâu thuẫn. - Bản thân nô tỳ cũng không nói rõ được. Ngay cả cái cây trong vườn này, ngay cả căn phòng này đều làm nô tì sợ. Lại càng sợ hoàng thượng. Nô tì là kẻ xuất thân từ một gia đình hèn mọn, nhỏ nhoi. Đừng nói anh em ruột, mà ngay cả trong nhà cách nhau năm đời cũng chẳng có kiểu anh em giết nhau liên miên năm này qua năm khác. Cứ thế này... không bao giờ hết ư?
Ung Chính không biết nói sao đành cười, nhấp một ngụm nước ấm, ngậm một lúc như muốn thưởng thức rồi mới nuốt, đoạn nói:
- Ngươi hiểu biết còn hẹp lắm. Diêm Hiệu Châu ở phủ Đại Đồng - Sơn Tây, một nhà ba mươi tư anh em, vì tranh một huyệt đất mắt trâu mà nam nam nữ nữ chết mất bảy mươi hai người, một nhà một hộ dường như tử tuyệt! Đó cũng có tranh giành, cũng có đổ máu đấy! Ngươi cần biết rằng, trẫm ngồi trên ngôi vua, còn đòi hỏi gì khác nữa đâu? Chỉ có người khác ghen tức đến tranh giành, trẫm cũng chỉ là tự bảo vệ mình mà thôi. Nửa đêm gác tay lên ngực mà suy xét, một nấm mộ mà anh em còn chém đầu đổ máu để tranh cướp, huống hồ ngôi cao cửu trùng này?
Dẫn Đệ lúc lâu mới nói:
- Đừng,... đừng giết người... thảm khốc lắm...
Dường như nàng không chịu được lạnh, người run lên.
Ung Chính hai tay ôm gối, nhìn ngọn đèn yếu ớt không biết bao lâu sau, hỏi:
- Dẫn Đệ, ngươi vào đây hầu hạ bao lâu
- Bốn trăm hai mươi mốt ngày.
Ung Chính cười, hỏi:
- Ngày dài như năm, đúng không?
- Nô tì... không biết ạ...
- Trẫm ham mê rượu chè, đúng không?
- Không, hoàng thượng không hay uống rượu.
- Vậy thì, trẫm háo sắc, hoang đâm vô độ ư?
Dẫn Đệ liếc Ung Chính một cái rất nhanh, nhưng Ung Chính không hề nhìn nàng, dường như đang thờ ơ ngắm ánh đèn nhảy nhót. Thực ra cái điều nhà vua vừa đề cập đến làm Dẫn Đệ xúc cảm nhiều nhất. Ung Chính mười ngày thì có tám, chín ngày ở Đạm Ninh cư tiếp người, phê tấu chương, mấy chục cung nữ trong cung này ra ra vào vào, rất ít khi thấy ngài để ý. Các phi tần trong hậu cung, ngoài Na Lạp thị, Nữu Hỗ Lộc thị, Cảnh thị và Niên thị đã bị bệnh chết ra, còn có Tề thị, Lý thị và mấy cung nhân thừa ngự, số phi tần chẳng bằng một nửa của Thánh tổ. Thi thoảng cũng có gọi đến, trời chưa sáng đã lại cho trở về cung cũ, ngài dậy làm việc như thường ngày. Còn với Dẫn Đệ, cũng chưa hề có một lời suồng sã, dường như chỉ cần Dẫn Đệ luôn ở trước mặt là thỏa mãn rồi. Dù Doãn Đề đối với nàng tốt gấp ngàn lần, nhưng nàng không thể dùng hai chữ "hiếu sắc" gán cho Ung Chính. Ngập ngừng khá lâu, Dẫn Đệ mới thưa:
- Hoàng thượng không háo
- Đây là lời nói công bằng. - Ung Chính thu cái nhìn về, xỏ dép bước xuống, chậm rãi thả bước, có lẽ không nén được cảm khái:
- Thực ra, tham sắc là bản tính của con người, đó là lời của thánh nhân, hiếu sắc cũng là lẽ thường tình của con người. Nhưng trẫm thực sự không hiếu sắc. Từ cổ xưa các đế vương sa vào chuyện này sử không chép hết, trẫm thì dám nói rằng trẫm là vị hoàng đế không hiếu sắc nhất.
Ông thả bước đến trước mặt Dẫn Đệ, đưa tay xoa xoa mái tóc xinh đẹp của nàng, thở dài nói:
- Trong lòng ngươi có lẽ nghĩ, đã là thế, sao lại đưa ngươi tới đây? Duyên cớ này trẫm không thể nói, cũng không muốn nói. Trẫm chỉ muốn bảo ngươi, ngươi rất giống một người. Trẫm không nói ra nhưng trẫm yêu thương ngươi, còn yêu thương ngươi hơn cả Thập tứ da. Chỉ cần ngươi cần gì, trẫm làm được thì cái gì cũng làm cho ngươi!
Rồi ông lại dời bước đi.
Dẫn Đệ vừa nãy thấy ông lại gần, sợ tới mức tim đập loạn xạ, lúc này mới trấn tĩnh lại, nàng nhìn theo bóng dáng cao lớn của Ung Chính, bỗng nhiên một tình cảm xót thương chưa từng có dâng lên. Nàng bỗng bạo gan nói:
- Hoàng thượng! Đã nói thế thì nô tì cũng cả gan có việc cầu xin người.
- Hử? - Ung Chính quay ngoắt lại, ánh mắt nghi hoặc lấp lánh - Có việc gì?
- Xin hoàng thượng th Thập tứ da! Đừng... đừng...
- Đây là quốc sự Ngươi không thể can dự việc triều chính!
- Nô tì biết - Dẫn Đệ không chịu được cái nhìn gần sát của Ung Chính, cúi đầu xuống, lẩm bẩm: - Người không cho, thì coi như nô tì không nói. Nhưng người phải cho Thập tứ da một con đường sống, đừng nên xử một loạt với Bát... Bát a-ca. Đừng giết... nô tì sẽ một lòng ở đây... sẽ hầu hạ người như thế này đến già... - Vừa nói, nước mắt đã như mưa.
Ánh mắt đã ảm đạm của Ung Chính lại chợt ánh lên, ông nhẹ giọng nói:
- Không phải khóc, không phải khóc nữa! Tội danh của Doãn Đề lần này không phải nhỏ. Phạm tội ngay trước trăm mắt dõi vào nơi hội triều. Trẫm và Doãn Tường mấy lần bị người ta mưu sát, nếu truy cứu đến cùng sợ rằng hắn khó mà thoát khỏi đạo lý công bằng. Nhưng, đó là những lần hắn ngấm ngầm, còn lần này thì công khai. Trẫm... - ông nuốt miếng nước bọt vừa đắng vừa chát: - Vì ngươi, trẫm có thể lại tha cho hắn.
- A! - Dẫn đệ khẽ kêu lên một tiếng vừa như ngạc nhiên, vừa như nghi ngờ ở tai mình, nàng lập tức ngẩng đầu lên: - Thật ư?
Ung Chính trong lòng buồn bã, cố nén lệ buồn gật gật đầu, nói:
- Dù sao ngươi cũng có nợ lòng với hắn. Nếu trẫm bị họ thoái vị, thì ai sẽ vì trẫm mà thấp thỏm nhớ mong như thế này? Trẫm chết rồi, có ai vì trẫm mà khóc hết nước mắt? Ngươi có thể... có thể đi gặp Doãn Đề, nói với hắn những lời này: Nếu hắn còn chưa bằng lòng, trẫm còn có thể triệu tập bách ọ sức với hắn trước mặt mọi người!
Đôi mắt kinh ngạc của Dẫn Đệ đầy ắp nước, nàng nhìn Ung Chính chăm chắm, nói cũng chẳng ra lời. Lần đầu tiên nàng cảm thấy từ con người tuổi trung niên lạnh lùng nghiêm túc này có một khí chất mà Doãn Đề không có. Lần đầu tiên thấy rằng, mấy chục năm huynh đệ tranh giành, Thập tứ da Doãn Đề mà nàng hằng kính trọng có lẽ có cái gì đó không đúng.
- Tinh thần trẫm đã tốt lên nhiều rồi - Ung Chính hờ hững cười, đứng lên cởi bỏ triều phục, chỉ mặc một chiếc áo dài lụa Nam Kinh màu xanh, nhưng lại khoác một chiếc áo khoác, bước đến trước mặt Dẫn Đệ mặt đang đầy nước mắt, vỗ vỗ vai nàng nói: - Ngươi nên vui mừng mới phải chứ! Trẫm phải đến Vận Tùng hiên đây, Tam a-ca làm việc trẫm không thể hoàn toàn yên tâm. Nói với Cao Vô Dung, làm ấm phòng này lên một chút, tối nay trẫm còn phải phê sổ sách.
Nói xong liền ra khỏi điện, các thị vệ và thái giám trông dưới điện vội lên vây quanh đưa ông đi.
Doãn Lộc bị trách mắng đuổi về trước mặt mọi người, định nằm chờ trị tội, đợi ý chỉ phân xử của Ung Chính. Ông ta muốn đêm khuya đến cầu kiến Ung Chính kề gối bí mật phân trần, nhưng suy đi nghĩ lại, việc giả mạo chiếu chỉ nếu thực hiện, thì bản thân mình và Hoằng Thời sẽ trở thành kẻ thù không đội trời chung, hơn nữa còn không có đường cứu vãn. Hoằng Thời không chết thì mình cũng chết. Mà Hoằng Thời dù sao cũng là con trai do Ung Chính sinh ra, cứ coi như chứng minh được đến mức làm cho Hoằng Thời không còn lối thoát đi, thì cũng chỉ càng gieo họa lớn cho mình mà thôi. Cả hai con đường đều dễ dàng mang họa vào thân, đành phải chịu cái tiếng nghễnh ngãng vậy. Nhưng đợi hai ngày liền, không những bản thân, mà ngay cả tin tức của bọn ba người nhóm Doãn Tự và ba vị nhóm Vĩnh Tín cũng chẳng có. Chỉ nghe nói các quan viên ở sáu bộ ba ti đua nhau viết tấu vạch tội Liêm thân vương "phạm tội làm loạn nguy hại xã tắc", tấu chương gửi đến phòng quân cơ nhiều như tuyết bay. Tin Chu Thức đã vào làm đại thần quân cơ với chức Văn hoa điện Đại học sĩ, còn nói Thập thất a-ca Doãn Lễ đã duyệt binh xong sắp trở về kinh. Tiếp đó lại có minh chiếu công bố Tiền Danh Thế "bỉ lậu vô sỉ, trộm danh dối trời", ban biển nghiêm khắc khiển trách cho về quê, lại sai trăm quan văn võ tặng thơ đưa tiễn. Doãn Lộc là một vương gia xếp xó đóng cửa ăn năn hối lỗi, theo lệ không được đi lại các nơi, chỉ ngồi trong nhà, những điều đó là sai con cái ra ngoài nghe ngóng kể lại mà thôi.
Nhẫn nại đến ngày thứ ba, Doãn Lộc quyết định đích thân đến Sướng Xuân viên chịu tội. Ông ta quá hiểu tính cách ông anh hoàng đế của mình, kẻ nào sốt sắng xun xoe bợ đỡ, ông ta coi không bảng một đứa hầu thẽ thọt khúm núm; kẻ nào cứng cỏi rắn rỏi không chịu khom lưng thì sẽ bị nghi ngờ thiếu lòng tôn kính, có mưu đồ gì khác. Gần không được mà xa cũng không xong. Vì thế, ăn sáng xong, bèn sai người nhà:
- Chuẩn bị kiệu ta đến Sướng Xuân viên!
Mấy mụ nha đầu vội đến thay áo mặc triều phục cho ông ta, đang náo loạn thì lão bộc canh cửa bên ngoài thở phì phò chạy vào báo:
- Thành thân vương gia, Tam bối lặc da đến!
"Truyền chỉ chăng?" - Doãn Lộc bỗng đứng phắt dậy, đưa tay gạt đứa hầu đang khoác áo cho mình ra, tay run run tự cài khuy:
- Mở cửa giữa nghênh đón!
Lão già canh cửa vội thưa
- Hai vị gia đã vào rồi, không cho nô tài thông báo, nô tài chạy vào mời lão da ra đón.
Ông ta vừa nói, trong nháy mắt Doãn Lộc đã thấy Doãn Chỉ và Hoằng Thời người trước người sau đã vào đến cửa trong, vội rẽ đám người ra đón dưới mái hiên giọt gianh ngoài nhà, vừa nhanh nhẹn bước xuống bậc thềm, miệng nói:
- Tam ca, Thời nhi, may mắn quá hai người lúc này còn đến thăm tôi, mời vào nhà!
Doãn Chỉ vừa lên thềm, rảo bước vào trong nhà, đứng quay mặt về phía nam, nói:
- Có chỉ!
Doãn Lộc ngẩn ra một lát, vội nhấc gấu áo quỳ ngay xuống, khấu đầu nói:
- Tội thần Doãn Lộc cung kính nghe thượng dụ!
Bọn tôi tớ trong nhà lập tức tránh đi, đứng ở nhà bên, ai nấy nhìn nhau mặt mày tái mét.
Doãn Chỉ gật đầu một lúc, từ từ đọc:
- Phụng thượng dụ, sai bốn người Doãn Chỉ, Hoằng Thời, Doãn Lộc, Hoằng Trú đi điều tra gia sản của A Kỳ Na, Tái Tư Hắc, Doãn Tự. Doãn Lộc vốn là kẻ có tội, nhưng vì là máu mủ của vua cha, lại xét tâm tính xưa nay của hắn dường như không có dã tâm, trẫm không nỡ lấy một việc sai mà che lấp công lao, cho phục nguyên chức. Nếu còn tái phạm, ngựa quen đường cũ, thì trẫm không tha cho ngươi. Khâm thử!
- Tội thần đón ân cao dày của hoàng thượng, nhất định sẽ sửa lòng trinh bạch chuộc lỗi lầm, đâu dám giẫm vào vết xe đổ để tự chuốc hình phạt!
Doãn Lộc dập đầu nhiều lần, nói: - Đa tạ long ân! rồi đứng dậy cảm kích nhìn Hoằng Thời và Doãn Chỉ cười nói: - Tam ca, Thời nhi, mời ngồi!
- Dâng trà! - Lệnh truyền xong, không khí nặng nề căng thẳng trong phủ Trang thân vương lập tức nhẹ bẫng đi, mấy đứa hầu lớn có máu mặt đã sớm nhanh chân rảo bước vào nhà hầu trà điểm tâm. Doãn Lộc vừa tự tay rót trà cho Doãn Chỉ vừa nói: - Có lẽ Tam ca và Thời nhi đã nói đỡ hộ tôi trước mặt hoàng thượng. Tôi xin được tạ ơn. - Nói xong khẽ khom mình làm lễ.
Doãn Chỉ nhấp trà cười bảo:
- Đệ quả là kẻ nhát gan, một cái việc cỏn con thôi mà đã sợ đến mức không dám ra khỏi cửa. Năm trước lão Thập tam bị giam, cũng là ta đến truyền chỉ, ông ấy điềm nhiên đón nhận, ta còn chưa đi ông ta đã gọi hết người trong phủ đến bảo vì tiếp thánh chỉ nên lỡ mất một lúc, hãy cho diễn tiếp vở "Mẫu đơn đình!". Họa lớn không sợ, đúng là chí chí của bậc anh hùng.
Hoằng Thời nói:
- Tiền Danh Thế dời kinh, hơn một ngàn quan viên giơ biển tống tiễn, hơn bốn trăm tám mươi ngàn làm thơ sỉ nhục ông ta, dân chúng đến trạm Lộ Hà xem có đến hàng vạn ấy chứ! Tôi thấy mặt mày ông ta vẫn dửng dưng. Con người ta, việc gì cũng vậy, có dũng khí thì chẳng sợ gì cả.
Doãn Lộc nghe hai người nói thế mới hối hận không đi xem người ta "tống tiễn" Tiền Danh Thế, vội hỏi:
- Thế hoàng thượng có thơ không? Tiền Danh Thế nói những gì?
Hoằng Thời cười:
- Hoàng thượng không viết thơ, mấy vị đại thần bên Quân cơ đều viết cả. Tất cả thơ của các đại thần đều trình ngự lãm. Ngô Hiếu Đăng ở Hàn lâm viện không biết ăn phải cái gì lại đi viết thơ an ủi Tiền Danh Thế "Đừng bảo ý dĩ ở trong lòng, trăng sáng
ngủ hồ dễ buông câu" 1 khiêu khích tới mức hoàng thượng nổi trận lôi đình, đưa đi sung quân ở Hắc Long Giang. Trần Bang Trực, Tiềm Bang Ngạn cũng vịnh sang, phóng hoa tuyết nguyệt, vua phê "hoang đường", cách chức bọn họ. Thúc Chúc có nhớ cái ông Trần Vạn Sách béo lùn ở Chiêm sự phủ không? Cái ông mà hễ bước đi là mông lắc lư như cái bánh đúc í, trong thơ ông ta có một câu
"Danh thế dĩ đồng danh thế tội
Lượng công bất dị lượng công gian"
Bởi vì trước đây có một người trước là Đái Danh Thế viết tựa cho tập Nam Sơn tập ngẫu sao mà bị tội cũng gọi là Danh Thế, Niên Canh Nghiêu cũng có tên tự là Lượng Công, hai cái từ này bỗng nhiên bị cái tay xấu trai này đặt vào một chỗ. Hoàng thượng lại khen nắc nỏm: - Đặt câu tinh xảo mới lạ, thưởng cho hai mươi lạng vàng nhé! Tôi thấy Tiền Danh Thế tuy hành vi hàng ngày không đứng đắn cho lắm, lúc này lại thấy rõ ràng, khí phách phong độ rất ung dung, lão nói: - Sấm chớp hay mưa móc đều là ân huệ của vua, đắc tội với danh giáo, thất tiết với thánh đạo đều do ta tự gây nên, chẳng có gì đáng phải tranh luận cả.
Doãn Chỉ cười, nói:
- Hơn bốn trăm bài thơ, tập hợp thành bộ Danh giáo tội nhân thi, cũng có thể cho là xưa nay hiếm thấy. Đệ đã nghe thơ của nhà đại nho họ Phương của chúng ta chưa?
- Chà! Thơ Phương Linh Cao chắc là hay nhất trong tập "Danh giáo tội đồ thi"? - Hoằng Thời nét mặt đầy vẻ mỉa mai, bĩu môi cười: - May mắn thế nào ông ta cũng là một bậc đại nho! Nói chung một con người, học vấn phẩm hạnh có tốt đến mấy, hễ vào chốn danh lợi thì người cũng chẳng còn là người nữa. Đồ khốn!
Trước mặt Doãn Chỉ, Doãn Lộc mà Hoằng Thời nói năng bừa bãi như vậy, Doãn Lộc không khỏi kinh ngạc, nhìn sang Doãn Chỉ thì ông ta lại làm ngơ như chẳng nghe thấy gì, chỉ chậm rãi đứng dậy, cười bảo:
- Việc sai làm phải đi làm thôi! Ý chỉ là sai bốn người chúng ta. Hoằng Thời là a-ca đầu, để hai anh em nó đến phủ A Kỳ Na, ta đến phủ Tái Tư Hắc, Thập lục đệ ngươi đến chỗ Doãn Tự. Nhớ là ý chỉ chỉ nói điều tra, không nói khám xét tịch thu. Mấy tay ở phủ Nội vụ giày xéo cốt nhục của đế vương là vô tình vô nghĩa nhất, phải kìm giữ lại, chớ để cho bọn chúng lộng hành.
Ba ngươi lại bàn bạc một lúc rồi nhất loạt lên kiệu đến phủ Hoằng Trú, tập hợp đủ rồi sẽ chia ra hành động. Doãn Lộc trong lòng biết rõ mọi người có ý nấn ná để dành cho Doãn Tự một chút thời gian chuẩn bị nhưng Doãn Lộc lạ nghĩ ông ta thoát được tai họa là đã đủ rồi, làm sao dám nói toạc ra?
Ba chiếc kiệu quan lớn rèm xanh tám người khiêng trước sau nghi trượng chỉnh tề, nghênh ngang ngạo nghễ đi qua chợ với mấy trăm viên quan phủ Nội vụ vây quanh, đến thẳng một cái ngõ sâu. Vừa rẽ vào đầu ngõ, thì thấy một con ngựa phóng như bay đến, dừng trước kiệu của Doãn Chỉ. Một viên Bút thiếp thức ở ti Thận hình phủ Nội vụ, vòng tay trước kiệu bẩm:
- Thành Thân lão vương gia, Ngũ da (Hoằng Trú)... ông ấy... ông ấy mất rồi!
- Đồ thối tha! - Doãn Chỉ vén phắt rèm lên, tức giận quát: - Sáng nay ta lên triều đi qua chỗ hắn, hắn còn đang tập thái cực quyền kia mà!
Tên Bát thiếp thức cúi vái, một tay chống đất, một tay chỉ về giá xa nói:
- Nô tài đâu dám đùa chủ nhân? Chủ nhân xem, môn thần đều đã dán rồi, người bên trong đều kêu khóc thành cả đám kia thôi!
- Thật sao?
Khi Doãn Chỉ ngồi trong kiệu đưa tay che trán nhìn sâu vào trong ngõ, quả nhiên thấy cửa trước phủ Ngũ bối lặc trắng xóa cờ tang hoa giấy, văng vẳng truyền lại tiếng kèn trống nhạc điếu. Lòng ông thẫn thờ lặng đi.
--------------------------------

1
Nguyên văn: "Minh Nguyệt ngũ hồ hảo thủy điếu".
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI