HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI
Sơn trang tránh nóng vua tôi luận thế tình
Cung điện Nhiệt Hà a-ca dẹp đảng tranh

    
hi mật tấu của Trương Đình Ngọc và Hoằng Thời tới Phụng Thiên, xa giá của Ung Chính đã rời Thịnh Kinh rồi. Hai phong tấu truyền qua tay bao người, mãi tới khi Ung Chính tới Thừa Đức được hai ngày mới tới tay Quân cơ đại thần Ngạc Nhĩ Thái. Theo chế độ truyền lại từ thời Khang Hy hoàng đế, xa giá tuần du tới hành cung hành doanh, thì ngự tiền thị vệ, thị vệ đại thần Càn Thanh môn, thị vệ chương kinh trực ban trong ngày hôm đó đều phải hầu hạ suốt đêm ngày. Ngạc Nhĩ Thái và Chu Thức đều kiêm lãnh thị vệ nội đại thần. Đón chiếc hộp màu vàng, Ngạc Nhĩ Thái lập tức tới Ấp Tú thư ốc, nơi Chu Thức đang ở, vừa vào đến cửa, liền cười nói:
- Lão trung đường, tối qua nhận được một bức thư thỉnh an của Tứ da, một bản tấu của Lý Vệ, hôm nay, mật tấu của Tam da và Hoành Thần lại cũng được chuyển tới. Chúng ta cùng đi kiến giá, được không?
Chu Thức nằm nghiêng trên sập, nghe Ngạc Nhĩ Thái nói, liền lật người ngồi dậy, cười bảo:
- Tôi vừa ăn sáng xong, cái bộ xương già này càng ngày càng kém. Hôm qua ngồi kiệu bị xóc một trận gần chết, đau lắm. Bây giờ hoàng thượng đang thết tiệc các vương công Mông Cổ, vẫn còn sớm, chưa đến giờ Ngọ thì sợ là chưa tan đâu.
Ngạc Nhĩ Thái tòng giá lần này trải mưa tắm gió, nước da đỏ au lên, tật ho hàng ngày cũng đỡ nhiều, cười bảo:
- Tôi thì lại trẻ ra mấy tuổi, nhờ phúc chủ tử, đã không ho nữa rồi. Khi rời Vân Nam, mọi người đều nói là tôi mệt mỏi quá, ho đến mức thổ cả máu, nhưng đi lại một hồi, thì bệnh lại biến cả. Ăn uống được, thì bệnh gì mà không khỏi? Bệnh đau lưng của ông là bệnh cũ, xem ra, trông khí sắc của ông còn hồng hào hơn khi mới rời Kinh đấy. Năm Khang Hy thứ 51, tôi đã tới sơn trang tránh nóng một lần, ông cũng phải tới tám chín năm không tới đó còn gì? Chúng ta cứ thong thả tới đó, được cả việc công việc tư vừa đưa được tấu, cũng lại vừa xem được phong cảnh, chẳng phải là tốt hay sao?
Nghe vậy, Chu Thức cũng hưng phấn hẳn lên, sai thái giám vào giúp ông thay triều phục, rồi hai người không ngồi kiệu, mà cưỡi ngựa thẳng tới cổng chính của sơn trang. Nhưng hai ông không vào cổng chính, mà lại đi theo cổng phụ, tiến vào vườn.
Lúc đó là tháng Sáu, trời nóng như một lò luyện kim. Thừa Đức ở vào vị trí đất cao, là nơi giao hội của bốn con sông Hưng Châu, Loan Châu, Y Tốn và Vũ Liệt, lại có sông Nhiệt Hà bắt nguồn từ đây, nên vùng đất này chẳng khác nào một thánh địa không biết đến nóng nực là gì. Hai người tiến vào sơn trang, chỉ thấy cổ thụ um tùm chọc trời, cành lá rậm rạp, hơi nước mát lạnh, đá trơn rêu thắm, trừ một vài tiếng ve thỉnh thoảng lại ran lên như nhắc nhở người ra rằng "bây giờ đang là mùa hè", còn lại tất cả đều trong vắt, mát lạnh, cảnh phong thủy xanh ngứt mắt này khiến người ta thấy tinh thần vô cùng thoải mái. Chu Thức thấy Ngạc Nhĩ Thái ngây ra, hết ngó chỗ nọ lại ngắm chỗ kia, cười bảo:
- Tám sơn trang lớn, mười hai hành cung, lại còn ngàn vạn ly cung biệt viện, không xem hết trong một lúc được đâu. Trong ba mươi sáu cảnh đẹp của sơn trang, chủ tử ở trong Yên Ba Chí Sảng trai, chúng ta tới con đê ngăn nước kia đi. Con đê đó gọi là "Chi Kính Vân", nơi này gọi là "vô thự thanh lương" 1. Đi tiếp về phía trước, qua một cái đầm đằng sau Diên Huân Sơn quán là đến Vạn Hách Tùng Phong đường. Ngoài ra còn có Tùng Hạc Thanh viện, Tứ Diện Vân sơn, Bắc Trẩm Song phong, Tây Sầm Thần hạ, Chùy Phong Lạc chiếu, chúng ta có chết cũng không thể xem hết trong hôm nay được đâu.
- Đến đây đúng là không còn gì để nói nữa rồi. - Ngạc Nhĩ Thái thốt lên, - Cần gì làm quan làm tướng, nhà cao cửa rộng. Có thể trú thân bên một ngọn suối, một tảng đá, một am cỏ là cũng đủ thần tiên rồi.
Chu Thức cười bảo:
- Có gì là khó đâu, trong vườn này năm nào cũng cần các binh lính thủ vệ, biên chế là 982 người. Nếu có sai sót gì về việc công, thì xin phạt đến đây giữ vườn là xong. Nói thực ra, lần đầu đến nơi này, tôi cũng có cảm giác như ông, vừa mới từ chờ nóng bức ra vùng mát mẻ thì thấy thíchảnh vật ở đây đã bị sửa sang quá nhiều, mất đi vẻ đẹp tự nhiên rồi. Tới khi về Kinh, sống trong thế giới phồn hoa đô hội, lầu gác lộng lẫy, lại thấy cũng có cái hay của nó.
Hai người vừa đi vừa nói chuyện, hết ngắm ngôi đình đẹp nọ, lại vỗ vỗ vào gốc cổ thụ kia, Ngạc Nhĩ Thái cứ kinh ngạc xuýt xoa:
- Thánh tổ da quả là tinh thật. Chọn đúng chỗ này mà ở. Cảnh trí sơn thủy tuyệt mỹ đã đành, mà cách kinh sư không gần cũng chẳng xa, cách Mông Cổ không xa cũng chẳng gần, cách thịnh kinh cũng chẳng gần mà cũng không xa. Lại tiện cho việc vương gia Mông Cổ tới triều kiến. Khi Cao Sĩ Kỳ ở triều, tôi đã từng thỉnh giáo. Muôn nước tới triều cống thiên tử, các vương gia ngoại phiên Mông Cổ chỉ đi có vài bước là tới kinh triều kiến. Bắt thiên tử đội mưa gió mấy trăm dặm tới tiếp kiến, e là không hợp lễ. Cao tiên sinh nói: - Đó là nhân đức của thiên tử, người Mông Cổ được ban cho cái lễ đặc biệt, không những không lo về họa biên giới, mà Thanh Tạng cũng giảm bớt không ít phiền phức. Vì thế, mới nói là thiên tử lo sâu nghĩ xa. Giữ nhân giữ đức, lo xa lo gần, cũng là lễ vậy. Xét về sự trí nhân trí đức, thì triều Khang Hy quả là một triều đại đời sau khó bì.
Nói rồi, chỉ một tòa điện vũ phía tây bắc, cười bảo:
- Chúng ta xem đằng kia đi. Đó chính là Sư Tử viên đấy. Tiềm để 2 của đương kim Vạn tuế da ở đó. Bảo thân vương gia tùy giá, cũng đang ở trong đó.
Ngạc Nhĩ Thái thấy nói tới tiềm để của Ung Chính, bỗng vuốt vuốt sống áo một cách vô thức, vẻ mặt trở nên nghiêm trang, theo Chu Thức đi tới. Quả nhiên thấy một tòa nhà cột sơn son, cánh cổng đóng chặt, trên cánh cửa đeo hai cái khuyên đồng to bằng vòng ôm của gốc cây liễu, phía trên là một tấm biển sơn đen, đề ba chữ lớn "Sư Tử viên". Bên cạnh còn có một câu đối chữ rồng bay phượng múa, khí vận cao quý, do chính tay Ung Chính viết:
Nhật vãng nguyệt lai minh chính đạo
Hoa hương điểu ngữ lộ chân cơ 3
Khắp cung điện và thư viện phía tây không một tiếng người, chỉ nghe tiếng chim kêu ríu ran trên cây và tiếng dế riu riu trong đám cỏ. Trên tường, cây sắn già rủ xuống, trước thềm cỏ thơm xanh biếc như đang giới thiệu với khách rằng, chủ nhân của khu này đã từng có những ngày tháng tuyệt vời ở đây.
- Tại sao lại gọi là Sư Tử viên? - Ngạc Nhĩ Thái hỏi - ở đây đã từng nuôi sư tử à?
Chu Thức chỉ một ngọn núi phía nam, nói:
- Ông xem, ngọn núi kia có giống một con sư tử đang ngồi không? Đó gọi là "Sư Tử phong". Cung điện này được đặt tên theo tên núi đó.
Đang định nói tiếp, thì đằng xa có một thái giám vừa chạy gằn lại vừa hét:
- Chu trung đường, Ngạc trung đường! Chủ tử đang bày tiệc, mời các ngài tới!
Chu Thức đưa mắt nhìn, một đười đang từ phía hòn non bộ trước Vạn Hách Tùng Phong điện đi ra. Đoán là tiệc được mở tại đó, Chu Thức liền cùng Ngạc Nhĩ Thái chạy tới. Thấy mấy vương gia Mông Cổ mặt đỏ tía tai vì uống rượu, cười nói líu ríu đi tới, vội kéo Ngạc Nhĩ Thái đứng lại bên đường để nhường bước cho họ.
- Đây là Chu sư phó đấy! - Một vương gia đột nhiên nhận ra Chu Thức, chỉ ông và gọi, - năm Khang Hy thứ 48, tôi đã gặp ông, thày của hoàng thượng đấy. Học vấn như mây trên trời như dê dưới đất!
Bấy giờ, Chu Thức mới nhận ra là Ôn Đô Nhĩ Hãn, vội bước lên hành lễ, cười nói:
- Hãn da cũng tới đó ư? Học vấn của tôi không cao như mây, cũng không nhiều như dê đâu. Vương gia quá khen rồi. Tôi xin giới thiệu với các vị, vị này là Tây-lâm-giác-la Ngạc Nhĩ Thái, vốn là một tổng đốc mẫu mực của hoàng thượng, nay đang là Quân cơ đại thần. Văn tài vũ lược kiêm bị, học vấn thì rộng như thảo nguyên.
Ngạc Nhĩ Thái nghe xong, cười vang rồi vội tiến lên hành lễ, hàn huyên với các vương:
- Vương gia từ Mông Cổ tới, trải hơn ngàn dặm quả là vất vả. Đủ thấy được tấm lòng trung thành kính cẩn của vương gia.
- Hoàng thượng đối xử tất với tôi lắm! - Ôn Đô Nhĩ Hãn cười rúm hết các nếp nhăn lại một phía, hai cái chân ngắn ngủn thích chí nhảy cẫng lên, nói, - Lại thưởng cho tôi mười vạn thạch thức ăn gia súc, một vạn cân trà bánh. Còn tên Sách linh A- la-bô-thản thì hoàng thượng đã từng nói là dù có đối xử tốt với nó bao nhiêu thì nó cũng không báo đáp đâu. Nó là đồ bỏ đi rồi. Nếu nó muốn tới Mông Cổ thì chúng tôi.. ông ta chém mạnh hai tay một nhát, - sẽ cùng nó sống mái một trận, cho nó chết đi sống lại, chết không nhắm được mắt!
Đoạn, cùng các vương cười vang, rồi đi. Ngạc Nhĩ Thái cũng suýt phì cười. Thấy Cao Vô Dung và Trương Ngũ Ca tới đón, vội cùng Chu Thức tiến vào cung "Vạn Hách Tùng Phong", đi qua chính điện, đứng cạnh mười mấy gốc chu ngân hạnh. Cao Vô Dung vừa vào thư phòng phía đông một lát, lại ra gọi:
- Xin mời nhị vị Trung đường!
Ung Chính hình như chưa uống rượu, sắc mặt vẫn như thường, mặc một chiếc áo cát sa màu gạo, đầu đội mũ ngọc vạn ti sinh ti, lưng thắt chiếc đai khảm ngọc ba màu, nằm trên chiếc ghế trúc An lạc, má đắp chiếc khăn lông nóng. Kiều Dẫn Đệ đứng bên, vắt chiếc khăn lông trong chậu, đưa cho Ung Chính thay. Thấy hai người bước vào, Ung Chính chỉ khoát khoát tay ra hiệu bảo ngồi trên chiếc ghế dưới cửa sổ, rồi mỉm cười hỏi:
- Đã qua chỗ trẫm ở năm nay chưa? Ngạc Nhĩ Thái lần đầu tới đây, nên xem cho kỹ. Có lẽ các ngươi cũng đói rồi nhỉ. Cao Vô Dung, làm chút gì điểm tâm đi! - Lại bảo Kiều Dẫn Đệ: - Không cần dùng khăn nóng nữa đâu. Nàng mở cái hộp vàng của họ ra. Chìa khóa ở dưới gối trẫm đây này.
- Vâng!
Kiều Dẫn Đệ đáp khẽ, rồi đón lấy chiếc hộp từ tay Ngạc Nhĩ Thái. Đưa tấu của Lý Vệ và thư thỉnh an của Hoằng Lịch cho Ung Chính, rồi nhẹ nhàng tới bên lò sưởi mở hai chiếc hộp. Xem ra, nàng làm công việc này một cách rất thành thục. Ung Chính vừa giở đến thư của Hoằng Lịch, thì hai phong mật tấu đã được đặt nhẹ nhàng trước mặt ông. Ung Chính mở tấu của Lý Vệ, xem qua rồi để sang một bên, cười bảo:
- Lý Vệ quả là hay thật đấy. Lúc đầu thì sửa đền Quan Đế, nhờ người viết một bản tấu, lời hay ý đẹp, nay lại tấu về việc khánh thành Hồ Sơn xuân xã, cũng toàn là những lời lẽ mĩ lệ. Lại còn xin trẫm đề chữ viết câu đối. Hắn cũng thật là không ngại phiền nhỉ.
Ngạc Nhĩ Thái cười bảo:
- Lý Vệ viết thư cho nô tài, nói là nhớ tới việc chủ tử ở Giang Nam. Ông ta một lòng trung thành, hiểu rằng chủ tử vất vả vì nước, mời chủ tử Nam tuần, cũng là để thoải mái đầu óc. - ông còn định nói nữa, nhưng thấy Ung Chính trầm ngâm suy nghĩ, nên lại thôi.
Ung Chính đưa khăn cho Kiều Dẫn Đệ, chỉ hai phong mật tấu nói:
- Hai vị cũng xem đi. Xảy ra việc như thế này, mà lại đúng tại Hà Nam, quả là không thể hiểu nổi.
Nói xong, đứng dậy, xỏ giầy, chắp tay sau lưng, đi đi lại lại trong thư phòng. Ngạc Nhĩ Thái và Chu Thức vội tiến lên, mỗi người cầm lấy một bản, chỉ mới xem phần đầu, tim đã đập thình thịch, vội đưa mắt nhìn nhau, rồi vừa đổi cho nhau xem, vừa nghĩ cách tình lời nói với Ung Chính.
- Đây đúng là việc không thể ngờ tới. - Ngạc Nhĩ Thái mở đầu. - Thế cuộc thanh bình mấy chục năm, chưa bao giờ xảy ra một vụ án lớn đến thế. Giữa thanh thiên bạch nhật, trong một tỉnh, lại có thổ phỉ truy sát hoàng tử. Tứ da phúc lớn, chứ nhỡ ra có tổn thất gì, thì triều đình biết ăn nói với thiên hạ ra sao. Điền Văn Kính biết chống đỡ thế nào?
Khi mới vào Sướng Xuân viên, Kiều Dẫn Đệ gần như ngày nào cũng gặp Hoằng Lịch, một hoàng tử cực kỳ thanh cao, nhẹ nhàng, ôn tồn, thông minh. Nàng rất có cảm tình với người ấy, nên nghe được tin này, thì giật nảy mình, chiếc khăn trong tay rơi "tõm" xuống chậu nước. Thấy Ung Chính nhìn mình, nàng cúi đầu, nói:
- Đường đi bên ngoài nguy hiểm đến vậy sao? Tứ da là người cao quý, người bảo vệ mà thế thì làm được việc gì nữa? Việc như vậy quả là làm cho thiếp sợ chết khiếp đi. Tứ da tốt như vậy cơ mà!
Chu Thức nói:
- Tứ da thì quá thích vi hành, mà Điền Văn Kính thì cũng sơ ý quá. Nay trong triều ngoại nội đều đang công kích ông ta thế mà lại còn không cẩn thận gì cả.
- Điều này không nên kinh ngạc. - Ung Chính hít một hơi, nhìn ra khoảng trời xanh rì bên ngoài, lẩm bẩm trong miệng nửa như nói với mọi người, nửa như nói với chính mình:
- Kiểu rèn luyện này còn có ích hơn cả một năm nghe giảng trong Dục Khánh cung đấy! Có gì mà phải sợ cơ chứ. Chẳng phải là nó không bị rụng lấy một sợi tóc và đã trở về Kinh bình an hay sao? - Hình như ông đang nghĩ tới một việc gì đó rất xa xôi, rồi lại hồi trở lại, cười nhẹ một tiếng, nói, - Từ xưa tới nay, đường đi lúc nào chẳng nguy hiểm như vậy. Khi trẫm là hoàng tử, cũng đã từng ở trọ đúng hắc điếm 4. Lúc đó, Lý Vệ còn trẻ. May mà có ông ấy, chứ nếu không, thì làm gì có ngày hôm nay! - Nhớ lại lần gặp nguy ấy của mình là do đi tìm Tiểu Phúc 5, lòng ông bỗng rung động. Nhìn Dẫn Đệ một cái, không nói gì, nhấc cốc trà lên, nhấp một ngụm, rồi mới bảo: - Hại tờ tấu này nói không rõ tình hình, trẫm chưa hiểu mấy.
Ngạc Nhĩ Thái vội cúi người đáp "vâng", rồi nói:
- Điền Văn Kính đã viết thư cho Tam da, lại không dâng tấu lên, e là cũng đang phá án. Bản án của Lý Phất vừa khởi lên, thì lại có chuyện này. Lòng dạ ông ấy có thể biết rõ ngay. Còn Tứ da, thì e là cũng suy nghĩ nhiều lắm. Đây chẳng phải là việc tốt gì đâu. Một là sợ hoàng thượng vì thế mà không vui, hai là án này có liên quan tới tiếng tăng của Điền Văn Kính, thế tất là muốn xử lý rồi. Ba là... - Bỗng nhiên ông cảm thấy mình lỡ lời, vội ngậm miệng lại, không nói nữa.
- Ngươi thật là! - Ung Chính lườm ông ta một cái - Sao lại dám nói lấp lửng kiểu đó với trẫm?
Ngạc Nhĩ Thái khó xử quá, mặt đỏ lựng lên, ông ta vẫn định nói là: - Tứ da sợ vì vụ án này mà dân chúng nghi ngờ có tranh giành chính sự. Nhưng vì sự việc có liên quan đến Hoằng Thời quá nặng, sợ rằng mình sẽ không gánh vác nổi, nên hồi lâu mới mở miệng:
- Ba là Tứ da cũng chưa chắc đã muốn làm to chuyện, vì sợ làm tổn thương đến sự trị vì giáo hóa của hoàng thượng.
Thực ra thì cách nói này cũng không được ổn lắm, nhưng cả hai đằng đều có hại, thì cứ chọn đằng nhẹ hơn. Chu Thức chắp tay, nói:
- Bảo thân vương đã về Kinh. Tuần thị ở bên ngoài gần một năm, trên đường lại gặp chuyện kinh hãần nghỉ ngơi một thời gian dài. Ở đây không xa Kinh lắm, theo nô tài, chi bằng triệu vương về, đêm ngày có người hầu hạ, nhân tiện, lại hỏi kĩ thêm về việc xảy ra trên đường.
Ngạc Nhĩ Thái nghe vậy, trong lòng không khỏi bái phục. "Cùng xem xét về một việc với ông ấy, mà sao ta không thể nghĩ ra được những lời hay như vậy nhỉ?"
- Hoằng Thời vẫn ở Vận Tùng hiên nhỉ? - Ung Chính dường như không lưu ý tới tâm tư của hai đại thần, xỏ chân vào đôi ủng đen bằng đoạn, đứng dậy. - Không cần quá ngạc nhiên về việc này của Hoằng Lịch. So với trẫm, thì đây chỉ là một khó khăn nhỏ mà thôi. Khó khăn, các ngươi có đầy một bụng chữ rồi đấy, có phải là việc xấu không? Trời đất hiểm ở chỗ tối, mặt trời mặt trăng hiểm ở lúc nhật nguyệt thực, núi sông hiểm ở lúc sạt lở. Trời đất còn như vậy, thì con người càng khỏi phải nói. Nó mới mười sáu tuổi, đúng vào tuổi để chí ở việc học hành. Nếm một chút khổ cũng là điều tốt! Hoằng Lịch tạm thời vẫn chưa về Vận Tùng hiên, phát chỉ cho nó, bảo nó lo việc tiền lương trong thiên hạ, kiêm quản bộ Binh nữa.
Ngạc Nhĩ Thái không khỏi ngây ra: lủng củng như vậy, biết viết chỉ ý thế nào đây? Nhưng Chu Thức lại khom người, nói:
- Chúng thần lãnh chỉ!
- Các ngươi hãy ăn chút gì đi, trẫm sang bên kia xem tấu đây. - Ung Chính cười, bảo, - Có trẫm ở đây, các ngươi dù có đói mấy thì ăn cũng mất ngon. - Đoạn, dắt Dẫn Đệ vòng qua tấm bình phong phía bắc, đi vào thư phòng.
Đó là một căn phòng rất dài, chạy theo hướng đông bắc, phía tây là một dãy cửa sổ dài rèm màu cánh ve, nửa dửa sổ có thể đóng vào mở ra được liền với dãy cửa sổ là phòng của các thị vệ và thái giám, có thể sai bảo bất cứ lúc nào. Tường phía bắc và phía đông đều được đục thẳng từ núi ra, trần nhà mở một khung cửa về hướng đông, ngồi dưới cửa sổ nhìn lên, cây cối núi non phía trên trông chẳng khác nào một bức tranh. Gần đó suối chảy róc rách. Khung cảnh ở đây đạt được cả hai tiêu chuẩn: phòng hộ và thưởng ngoạn phong cảnh. Chính vì vậy nên xưa kia, Khang Hy mới chọn căn phòng không trang trí xa hoa này làm thư phòng cho mình. Trong phòng bài trí cũng rất giản đơn, một bộ bàn trà bày ở dưới cửa sổ, cạnh cửa là một cái đồng hồ báo thức bằng vàng, bức tường phía bắc một dãy lò sưởi. Men theo tường là một dãy ngư án phê văn của hoàng đế, nổi bật nhất là mấy chục bức tranh treo liền với nhau. Tóm lại, ở đây mang một vẻ đơn sơ không xa hoa, khác hẳn với những thư phòng khác trong hoàng cung.
- Dẫn Đệ này! - Ung Chính thấy Dẫn Đệ đã trải giấy xong, lại mang trà tới, liền đón lấy, nhấp một ngụm, chỉ những bức tranh trên tường, bảo: - Đừng có xem nhẹ những thứ này. Giá của những bức tranh kia đủ mua một tòa Dưỡng Tâm điện đấy!
Kiều Dẫn Đệ nói:
- Thiếp không hiểu! Tối qua tới, cũng chưa xem kĩ, nhưng tại sao tranh lại nhiều tiền đến thế ạ?
Ung Chính cười, bảo:
- Đây là thủ bút của danh thủ Chu La Anh triều Khang Hy đó. Trên mỗi bức đều có mấy dòng cảm tưởng khi xem tranh của Thánh tổ, lại có một bài thơ của Cao Sĩ Kì nữa. Hai mươi ba bức Canh đồ 6 và hai mươi ba bức Chức đồ 7 hợp lại thành Canh chức tứ Thập lục đồ 8. Nàng xem bức canh đồ này. Đây là cảnh ngâm giống, đây là cảnh cày ruộng, đây là cảnh bừa, đây là cảnh gieo hạt...
Dẫn Đệ nhìn và cười, chỉ tay, nói:
- Đây là cảnh gặt lúa, đây là cảnh phơi lúa, đây là cảnh đưa lúa vào kho... Nhưng phía sau là những gì nữa, thì thiếp không thể biết được. Cô gái này sao lại bẻ cành cây thế kia?
Ung Chính cười bảo:
- Nàng là người Sơn Tây nên không biết đâu. Đây là chức đồ, bức nàng chỉ là "hái dâu", phía dưới là chọn tằm, nuôi tằm; luyện tơ rồi đến lúc thành chiếc áo... Đủ cả một bộ!
Dẫn Đệ cười, bảo:
- Thế thì có gì mà đáng nhiều tiền thế? Thiếp thấy có gì là hiếm có đâu! Chủ Tử da tới chỗ bọn thiếp mà xem, nào là gieo giống, tưới nước, đều là chuyện bình thường cả. Không có gì là mới mẻ hết.
- Đương nhiên rồi! - Ung Chính hơi có vẻ ưu tư. - Đương nhiên là nàng không thấy gì là lạ cả. Nhưng khi lần đầu tiên nhìn thấy, thì trẫm thấy lạ lắm. Đúng như nàng nói, a-ca là hạng tôn quý, ở trong cung điện, ra thì lọng che dù phủ, vào thì giường đẹp chiếu sang, áo quần tươm tất, cao lương mĩ vị. Nhưng nếu có hỏi rằng những thứ đó từ đâu mà tới, thì không thể hiểu nổi. Thời Tấn Huệ đế, thiên hạ chết đói. Các quan dâng tấu lên, thì vị hoàng đế này nói: - Đói bụng thì sao không ăn cháo thịt đi? - Hoàng đế mà đến mức ấy, thì thiên hạ coi như hết rồi. Nàng đã rõ ý nghĩa của việc treo những bức tranh này ở đây chưa?
Kiều Dẫn Đệ nhìn Ung Chính, nàng đã rõ lời nói về Hoằng Lịch của Ung Chính với hai đại thần lúc trước. Hồi lâu, nàng mới thở dài:
- Người và người không giống nhau.
Ung Chính cũng không nói gì nữa, ngồi xuống chiếc ghế chạm rồng, rút một cây bút mới lên, chấm mực viết:
Trẫm đã đọc bức thư thỉnh an cách đây ba hôm của ngươi. Nay, đã có chỉ riêng giao cho ngươi kiêm quản việc tiền lương trong thiên hạ và việc quân. Lần đi thị sát đông nam lần này của ngươi, đê Tiềm Sơn đã xong, đường vận chuyển trên sông Hoàng Hà cũng hoàn tất. Giang Hạ là nơi giàu có trong thiên hạ, các điều trong tân chính được thi hành thuận lợi, không xảy ra nhiễu loạn. Đó là nhờ Lý Vệ, Kế Thiện hiểu biết đại thể, hòa mục và cùng cần lao lo vương sự, mà ngươi thì biết sắp xếp công việc có chừng mực, làm việc lớn mà không để sót việc nhỏ, mưu cái xa mà không bỏ cái gần. Được như vậy, việc Giang Nam sẽ định, dân các tỉnh cũng yên. Đó chính là lý do đầu tiên khiến trẫm ủy cho ngươi trấn giữ vùng Sơ Trung, Kim Lăng, ngươi có biết không? Trẫm tới phía đông, mọi việc đều yên. Nay gặp các vương công Mông Cổ, lấy ân ban cho họ, lấy nghĩa liên kết họ lại, xem lòng các vương, đều cùng triều đình căm thù kẻ địch, dường như không hai lòng. Cái tên Sách Linh A-/a-bô-thản đó chỉ như một tên hề, rồi sẽ tới ngày thiên binh thảo phạt. Ngay lúc này, ngươi hãy thụ mệnh và nhất thiết phải hiểu tấm lòng của trẫm.
Ông mãn ý xoáy bút trong nghiên mực, rồi viết tiếp:
Việc gặp nguy trên sông Hoàng Hà, trẫm đã biết rồi. Xưa, Đỗ Hồng Tiêm hỏi Vô Trụ thiền sư rằng: Thế nào gọi là vô ức, vô niệm, vô vọng, Vô Trụ đáp rằng, đó là Tam cú pháp môn, vô ý là răn dạy, vô niệm là định tâm, vô vọng là pháp luật. Nên lấy ba thứ đó mà định lực, tiêu kinh, tồn an. Người có định lực thì có việc gì mà không làm được? Nên nhớ rõ điều ấy.
Viết xong, lại rút tấu của Lý Vệ ra, phê bên cạnh:
Trẫm đã xem tờ tâu về việc khánh thành Hồ Sơn Xuân Xã, cũng muốn đi tới đó. Trẫm không phải là không muốn tuần thị phương nam, nhưng đợi tới khi tân chính đại định, trời bể đều vui mừng, hãy cùng nhau trò chuyện, chẳng phải là vui hết mức sao? Cảnh trí ở đây chắc là không đẹp bằng Xuân Xã nhưng ngắm cảnh này, trẫm cũng tức cảnh làm được đôi câu đối. Hôm khác gặp mặt, cũng là một cái thú.
Viết đến đây, ông ngẩng đầu, nói với Dẫn Đệ:
- Chống cánh cửa sổ lên.
- Vâng!
Dẫn Đệ không biết vì sao ông đang đọc thư phê tấu mà đột nhiên lại nói vậy, vâng một tiếng rồi ra làm theo lệnh. Ung Chính ngồi bên cửa sổ, nhìn ra bên ngoài, chỉ thấy um tùm cổ thụ đầy sân, thật không giống với cảnh sắc Giang Nam chút nào. Ung Chính lắc lắc đầu, quay người trầm tư một lúc, rồi ngẩng lên, thấy Dẫn Đệ đang đứng trước khung cửa sổ, mình khoác chiếc áo màu tương thêu hoa mai đỏ, lộ ra cánh tay trắng ngần như tuyết, vạt váy xanh lay động, trông chẳng khác nào một nhánh lan quân tử. Dẫn Đệ bị ông nhìn, luống cuống, đỏ bừng mặt, e thẹn cúi đầu, vân vê gấu áo, trông lại càng kiều diễm.
Ung Chính lẩm bẩm mấy câu gì đó trong miệng.
- Hoàng thượng!...
- Không có gì đâu! - Ung Chính tránh ánh mắt của nàng, trở về chỗ ngồi, nhưng rồi không nén nổi, lại liếc nàng một cái, nói nhỏ: -Trẫm bảo rằng nàng đẹp quá! - Vừa nói vừa đổi một cây bút to, tự trải một tờ giấy, bảo Kiều Dẫn Đệ: - Dùng cái chặn giấy chặn bên đó lại, rồi giữ bên này giấy cho trẫm.
Dẫn Đệ bị ông nhìn đỏ nhừ cả mặt, lại bị ông khen đến nỗi tim đập thình thịch, từ từ bước tới, cảnh giác nhìn Ung Chính một cái, rồi không làm theo lời ông dặn, dùng chặn giấy đè vào "bên này", rồi đứng "bên kia" giữ giấy. Ung Chính đã định tâm lại, viết hàng chữ lớn trên giấy:
Hoa chi nhập hộ do hàm nhuận, tuyền thủy tẩm giai xạ hữu thanh. 9
Rồi vừa thổi nhẹ, vừa cười, hỏi:
- Nàng đi gặp Thập tứ da, ông ấy nói những gì? Nên biết rằng, từ xưa tới nay, chưa có ai dám đối với trẫm như vậy đâu. Đã không phụng chỉ, lại cũng không thưa lại gì cả!
- Thiếp chưa đi!
Ung Chính trợn tròn mắt:
- Tại sao thế? Nàng không muốn đi sao?
- Nô tỳ không biết Thập tứ da ở đâu? - Kiều Dẫn Đệ khẽ lắc đầu, nhìn chăm chăm vào góc điện. - Bọn Cao Vô Dung đều không chịu nói cho thiếp biết...
- Lại có chuyện đó à? - Ung Chính không khỏi bật cười. - Đó là vì nàng không biết phép tắc đó thôi. Nàng chỉ cần nói một câu là phụng chỉ đi, thì Cao Vô Dung có mấy lá gan mà dám ngăn nàng? - Nói xong, liền gọi: - Cao Vô Dung vào đây!
Cao Vô Dung đang đứng ở ngoài bình phong, nghe gọi, lập tức quay vào chắp tay đợi lệnh.
- Sau khi về Kinh, ngươi hãy đưa Dẫn Đệ đi thăm Thập tứ da. - Ung Chính ôn tồn nói. - Có thể ở lại đó một canh giờ. Ngươi cũng nhân tiện xem ông ta có còn thiếu thứ gì, có kẻ dưới nào dám chơi trò cáo mượn oai hùm bắt nạt ông ấy không, thì về tâu lại cho trẫm biết.
Cao Vô Dung cứ nghe xong một câu lại dạ một tiếng, rồi nói:
- Ngạc Nhĩ Thái và Chu Thức đã dùng bữa xong rồi, hiện đang đợi ở ngoài. Vì chủ tử đang viết chữ, nên họ không dám kinh động.
- Gọi vào! - Ung Chính lạnh nhạt nói, thở dài một tiếng rồi quay vào chỗ ngồi.
Kiều Dẫn Đệ đứng lên, vừa cảm động, vừa buồn. Tiếp xúc với Ung Chính hàng ngày, nàng hiểu rõ rằng vị hoàng đế này rất có tình đối với mình. Trong khi gặp gỡ, luôn nghiêm cẩn giữ lễ, chưa bao giờ có ý ép uổng, lúc nào cũng chỉ như một người anh cả đôn hậu. Một người như vậy, sao lại có thể trở thành oan gia với một người rộng rãi như Doãn Đề được nhỉ? Nếu như không cóộc tranh giành chính trị bẩn thỉu này, thì mình có thể có được tình cảm thân thiết của một người anh, như vậy thì có phải tốt biết bao không? Đang nghĩ miên man, bỗng nghe Ung Chính gọi "dâng trà", mới nhận ra rằng Chu Thức và Ngạc Nhĩ Thái đã tới, vội thưa, rồi đem trà tới. Lại thấy Ung Chính chỉ hàng chữ trên bàn, bảo:
- Đây là trẫm thưởng cho Lý Vệ. Lần nay trẫm không tới Giang Nam được, chỉ có thể hồi ức về chuyến Nam tuần cùng Thánh tổ mà thôi.
Ngạc Nhĩ Thái và Chu Thức thuận miệng tán tụng mấy câu, lại nghe Ung Chính hỏi:
- Tấu của Điền Văn Kính và Lý Phất đã Phát cho Lục bộ, đều đã trả lời rồi chứ?
Chu Thức cúi người, tâu:
- Bẩm hoàng thượng, ý kiến của Lục bộ vẫn chưa thấy báo lên. Nếu đợi để xử lý, thì nô tài sẽ phát công văn thông báo cho bọn họ.
- Các ngươi thì biết gì? - Ung Chính lạnh lùng nói, - Xét riêng về Chu Thức, có nhiều môn sinh làm quan như vậy, lẽ nào bọn họ lại không viết thư cho ngươi. Mà đã viết thư, thì lẽ nào lại không bàn về cách nghĩ của mình?
Từ khi làm tể tướng tới nay, đây là lần đầu tiên Chu Thức gặp một chuyện khó giải quyết thế này. Mồ hôi toát ra đầm đìa, nuốt nước bọt, ông nói:
- Lão nô tài không dám che giấu. Thư tín không ít đều là để dò xét thánh ý cả. Hoàng thượng viết "Bằng đảng luận", nói rằng bề tôi không được mưu kiếm chác việc riêng. Nô tài chủ trì khoa trường rất nhiều, cảnh giác nhất là việc không để cho tình thày trò lẫn vào việc công, vì thế, không trả lời một bức thư nào cả. Nhưng hoàng thượng đã hỏi đến việc này, thì nô tài thấy rằng cũng nên nói rõ ý kiến của mình. Nô tài cho rằng, Điền Văn Kính và Lý Phất đều là bậc chính nhân, hai người chia rẽ, vốn chỉ là do chính kiến không thống nhất mà thôi. Ai cũng nhìn trời qua ống, mỗi người một quan điểm, cũng không đáng trách lắm.
- Người tốt hiểu lầm nhau. Đó là cách nghĩ của ngươi. - Ung Chính lại hỏi Ngạc Nhĩ Thái, - Thế còn ngươi?
- Lý Phất và Điền Văn Kính với nô tài không chơi thân với nhau, nên thần cũng chẳng yêu ghét ai cả, - Ngạc Nhĩ Thái nói, - Điền Văn Kính nhuệ khí sôi sục, không nghĩ tới việc tránh hiềm oán, nên bị thiên hạ dồn mắt vào. Xem mấy bức tấu của Du Hồng Đồ gửi từ Hà Nam, thì thấy rằng tấm lòng báo ơn chúa của Điền Văn Kính rất thiết tha, nhưng hành động của ông ấy hơi nóng vội, thỉnh thoảng có lúc không để ý tới việc nhỏ, để đến nỗi có việc số đất khẩn hoang không được xác thực, khiến bọn quan nhỏ mượn cớ bắt nạt dân đen, đẩy đi tỉnh khác, cũng có những tên quan gian tà gãi đúng chỗ ngứa, nịnh bợ mưu cầu tiến thân, để đến nỗi có một số kẻ xấu thừa cơ gây chuyện, ví dụ như việc bãi thi chẳng hạn. Lý Phất đúng như Chu Thức nói, là bậc chính nhân, vả lại tiến hành tân chính ở Hồ Nam rất có thành tích. Nhưng ông ấy đã bị cái vỏ ngoài của Hà Nam làm cho mê hoặc, cho rằng Điền Văn Kính là loại tiểu nhân, hư danh khoe công để lừa dối thánh thượng. Nhân đó, mới xảy ra những chuyện tranh cãi này. Đó là thiển ý của thần, chưa chắc đã là đúng, xỉn hoàng thượng thánh minh xoi xét.
Ung Chính cầm chén trà, ngồi trầm ngâm, mãi sau mới nói:
- Chúng ta không phải là đang bình giá nhân vật mà là đang bàn về thế sự. Vừa rồi, Chu sư phó nới về việc bè đảng. Trẫm là người đã chịu khổ nhiều vì bè đảng, nên rất hiểu cái mùi vị của nó. Cái gọi là "Bát da đảng" đã có từ cuối đời Thánh tổ, cho tới nay đã được hai mươi năm. Nếu muốn thực sự làm một chút gì đó cho triều đình vả dân chúng, thì đúng là còn khó hơn cả việc lên trời. Hoằng Lịch gặp nạn, các ngươi có thể thấy rằng, đến bọn thổ phỉ tỉnh ngoài cũng không gây án tại bản tỉnh, mà lại phải đến ranh giới tỉnh Hà Nam để đổ vấy cho Điền Văn Kính! Nay A Kỳ Na, Tái Tư Hắc và Doãn Đề tuy đã phạm tội, nhưng có thực là Bát da đảng đã tan hết âm hồn chưa? Các ngươi ngày nào cũng đọc tấu chương đấy. Xuyên Ngạc, Vân Quý, Lưỡng Quảng đều dán truyền đơn, nói gần nói xa công kích tân chính, kinh sư còn lưu truyền những truyện "bí mật quan trường" khiến ai nghe cũng rùng mình, thậm chí còn có kẻ nói rằng Long Khoa Đa đắc tội, là vì đã biết quá nhiều "chuyện bí mật" của trẫm. Trẫm trị ông ta là để diệt khẩu!
Ung Chính càng nói càng tức giận, đập "chát" một cái xuống bàn rồi đứng dậy, mặt đỏ phừng phừng, nghiến chặt hai hàm răng nhỏ tí, nói:
- Trẫm dùng cái nhân đạo để đối xử với người, người lại không cảm ơn, đúng là không có gì đáng giận bằng nữa? Xem ra. Bọn A Kỳ Na bị giam giữ một cách dễ chịu như vậy cũng vẫn không xong rồi. Bọn họ phạm phải quốc pháp, không thể chỉ dùng gia pháp để trị tội. Lập tức phát minh chỉ, bảo Lục bộ bàn tội của họ. Kẻ nào đáng giết, trẫm không thể tha. Thiên hạ vi công, trẫm cũng không thể lấy tình riêng mà trị được!
Câu chuyện lúc đầu vốn được xoay quanh chuyện tranh cãi của Điền Văn Kính, vậy mà Ung Chính lại bỗng chuyển sang Doãn Nhưng và Doãn Đường, Chu Thức và Ngác Nhĩ Thái đều kinh ngạc. Việc của Doãn Nhưng vẫn còn chưa xong hay sao? Nhưng lúc này Ung Chính đang cực kì giận dữ, nên bọn họ không dám nói câu gì. Hồi lâu, Chu Thức mới thư
- Hoàng thượng! Lý Phất hoàn toàn không phải là người trong đảng của A Kỳ Na...
- Các ngươi dám cắt ngang câu chuyện trong khi trẫm đang giận phải không? - Ung Chính hừ một tiếng, rồi ngồi xuống. - Thực ra, việc trẫm nói là một việc thôi - bè đảng. Các ngươi xem, những kẻ đang cùng Lý Phất gây chuyện có mấy người không phải là vẫn hàng ngày qua lại Bát vương phủ đây? Bọn họ chỉ mong cho những chính sách tân chính than đinh nhập mẫu 10, quan thân nhất thể nạp lương đương sai 11 của trẫm bị đổ vỡ ngay trong một đêm, để thiên hạ coi trẫm như một vị hoàng đế đáng buồn cười thôi. Cho tới chết, bọn chúng cũng không thể hiểu rằng, trẫm thi hành tân chính là để chấn hưng phong tục đồi bại từ mấy trăm năm nay, chính là tỏ lòng hiếu thuận với Thánh tổ từ tận gốc, không phụ sự kí thác thiết tha của Thánh tổ! - Mắt Ung Chính lóe sáng lên, không biết là lửa hay nước mắt, rồi ông thở dài, - Bọn họ không có kiến thức, không nhìn ra được mối lo tiềm ẩn trong đời thịnh trị. Không thi hành tân chính thì quan nào là quan không tham? Không truy đòi nợ nần, thì kho đụn trống rỗng, không ra oai sấm sét, thì tứ hải không thể yên bình. Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu 12. Đó chẳng phải là điều đã nói trong Kinh Dịch hay sao? Người Mông Cổ vào làm chủ Trung Nguyên, được chín mươi năm thì mất nước. Vì sao vậy? Chính là vì cứ khư khư ôm lấy cái thói cũ không sửa đổi, không hề có sự biến thông. Đại Thanh vào đây cũng đã gần chín mươi năm rồi, lẽ nào lại không nên cảnh giác một chút hay sao? Lý Phất cũng tự cậy mình chính trực, vì thế, muốn nổi tiếng, nhiễm phải cái tật xấu âm nhu gian giảo, liều chết để lấy danh của người Hán. Quả thực là trẫm thấy tiếc vôCứ cho là ông ta không có âm mưu gì đi giống như Mã Tốc mất Nhai Đình, há lại không phải là tội hay sao? Khổng Minh giết Mã Tốc, thì trẫm sao lại không thể gạt lệ mà giết Lý Phất đây?
Chu Thức và Ngạc Nhĩ Thái nghe thấy những lời nói phẫn nộ này, thấy lạnh cả người, từng câu từng ý đều có ý cảnh cáo, nặng như kim thạch, bất giác, đều rời chỗ ngồi của mình, quỳ dài trên đất, nói:
- Thánh thượng trên cao soi xét, suy nghĩ sâu xa, nô tài đã hiểu rồi ạ.
- Thế này nhé! Làm theo tông chỉ, không đưa tên Lý Phất cho Lục bộ, bảo bọn họ nghị chính cho sớm, không được trông chờ gì nữa. - Ung Chính lạnh lùng ngẩng đầu, nói. Sau đó, lại ngừng một lát, rồi mới khoát tay, bảo: - Các ngươi bình thân, truyền chỉ cho Đức Lăng Thái, Trương Ngũ Ca, giờ Thìn... giờ Thìn ngày kia khởi giá về Kinh.
- Hoàng thượng!
- Việc nước rối ren, không phải là lúc để cho người làm vua ngơi nghỉ. - Ung Chính không phải là không có chút gì lưu luyến, nhìn ra khoảng vườn xanh mướt phía trước mặt cau mày nói: - Cảnh lâm viên tuy đẹp thật, nhưng cuối cùng cũng không phải là quê mình. - Về Kinh!
--------------------------------

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12
Không nóng bức mà mát mẻ.
Nơi ở của vua hoặc thái tử.
Ngày qua tháng tới đạo càng tỏ
Chim kêu hoa nở lộ phép màu.
Quán trọ của bọn cướp.
Người yêu của Ung Chính.
Bộ tranh về cảnh làm ruộng.
Bộ tranh về cảnh dệt vải.
Bốn mươi sáu bức tranh về cảnh làm ruộng và dệt vải.
Cành hoa thò vào cửa còn lưu vẻ tươi nguyên, nước suối ngấm vào thềm vẫn còn giữ tiếng chảy.
Tính thuế vào ruộng, không tính theo đầu người như trước nữa.
Quan Viên cũng phải nộp thuế như dân thườ.
Sự việc đi đến tận cùng rồi thì sẽ có sự thay đổi, thay đổi thì hanh thông, hanh thông thì sẽ duy trì được lâu dài.
 

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI