HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN
Dung a-ca bị yểm trấn khó qua
Thầy trò Tăng Trương tìm đường đi tiếp

    
ùa hạ nóng nực rồi cũng dần qua. Mùa thu năm Ung Chính thứ 5, bầu không khí ảm đạm thê lương bao phủ khắp nhân gian. Sau hội lan ngày mồng 5 tháng Bảy liên tiếp có mấy trận mưa. Trời vừa quang tạnh, buổi sớm quan quân đã phải mặc triều phục mùa đông lên triều.
Trương Hy tụ tập quần chúng bãi khóa ở Hà Nam không thành, được hạ chính Trương Hưng Nhân giúp đỡ thoát đại nạn, không dám quay về nhà lão da V Hưng ở Hồ Nam mà vâng lời sư phụ Tăng Tĩnh giao phó đi theo Lã Lưu Lương "Đông Hải phu tử". Không ngờ đến nơi, Trương Hy mới biết ông mất đã hơn mười năm rồi. Người nhà họ Lã đối xử với các môn sinh của ông chủ có ngoại lệ - ban cho hai mươi lạng tiền bạc ăn đường và tặng một bộ sách thơ Minh nguyệt tập. Khách đi nhiều nơi thăm thú, đến Tế Minh - Sơn Đông, lại lên núi Thái Sơn chơi thì chợt nhớ tới người bạn thân của sư phụ Tăng Tĩnh là Khoáng Thế Thần đang ở Thái An vội xuống núi đi tìm. Người nhà Khoáng không chu đáo như nhà họ Lã, không cho ăn bữa cơm nào mà chỉ bảo rằng Khoáng Thế Thần đã trúng cử, hiện đang ở phủ Tam bối lặc - Bắc Kinh làm chân văn thư.
Trương Hy vâng lệnh sư phụ "xuất sơn", dự định làm một phen đại sự nên trước hết đi về núi Long Hổ ở Giang Tây bái kiến Lâu Sư Viên cầu xin được học đạo, nhưng Lâu Sư Viên nói Trương Hy chưa thoát tục nên không cho ở lại. Vừa lúc đó Trương gặp Giả Sĩ Phương bị Lâu Sư Viên đuổi ra khỏi sư môn. Hai người vừa gặp nhau đã rất ăn ý nhưng khi Trương Hy vừa hé ra ý nghĩ "phản Thanh phục Minh" thì Giả Sĩ Phương bỏ đi ngay. Trương Hy muốn học đạo thuật của vị sư giỏi giang này bèn lần theo dấu vết đi đến các tỉnh Giang Tây, Triết Giang, Sơn Đông, Trực Lộc... Một lần Trương gặp ông ta ở điếm Sa Hà nhưng rồi lại mất tung tích. Vốn là một tay hảo hán, từng bị hại ở Nam Kinh, biết là kết anh hùng rất khó cho nên Trương dốc lòng đến phủ Hà Nam nương nhờ nhà chị gái, đổi tên họ đi thi, gây lộn xộn trong đám tú tài. Sự nghiệp sắp thành thì bị Điền Văn Kính bắt.
Trương Hy không thể nào quên buổi tối Trương Hưng Nhân đưa tiền bạc cho đi trốn. Trời vừa tối, Trương Hy đang ngồi trước nha môn Học đài thì có một người lạ gọi ra nói nhỏ:
- Trương học đài muốn gặp ông. Hãy đi cùng t
Trương Hy còn chần chừ, nhìn bao quát đám người đứng ngồi lộn xộn, không nhìn thấy Tần Phượng Ngô đến thì biết có sự biến, quay nhìn người lạ thấy ông ta vẫn đứng chờ trong bóng tối thì vội đuổi theo. Hai người luồn qua mấy ngõ tối rồi đứng lại trước một lò gạch cũ bỏ không, Trương Hy hỏi:
- Trương học chính phải không?
- Có ta đây!
Một thân hình đen đen nhô ra từ sau lò gạch. Trương Hy nheo mắt một lúc vẫn không nhận rõ người mới đến, đang định hỏi thì Trương Hưng Nhân lên tiếng:
- Ngươi không cần nhìn, ta không hề có ý xấu.
- Học đài đại nhân, học trò chỉ là một tú tài nghèo hèn. Vậy đại nhân cho gọi học trò đến đây có điều gì dạy bảo chăng?
Điền chế đài đã hợp tác với nha môn Nghiệt Ty, nha môn phủ Khai Phong chuẩn bị điều binh bao vây khóa sinh làm loạn, bắt giữ tất cả.
- Ông ta dám...?
- Hắn có binh lính, có quyền, có gan làm, sao lại không dám! - Trương Hưng Nhân cười nhạt: - Đó là tổng đốc khét tiếng độc nhất thiên hạ, là người khó chịu đệ nhất đang chốn quan trường Hà Nam. Ngày nay người người sợ hắn như sợ cọp.
- Có lẽ nào ông ta không sợ muôn người trở về?
- Đời nào hắn sợ, nếu sợ hắn đã không tự thân thiêu chết các tăng ni ở am Bạch Y miếu Hồ Lô.
Trương Hy hít một luồng khí lạnh rùng mình hỏi:- Lão đại phu, ngài việc gì phải cứu.tôi. Tôi và ngài cũng không có quan hệ gì sâu sắc lắm.
- Ta từng đọc văn của ngươi, cũng từng mấy lần đến Văn hội của các ngươi. Ta tiếc cho cái tài của ngươi...
Trương Hưng Nhân thở dài một tiếng, rút từ trong tay áo ra một tờ giấy đưa cho Trương Hy:
- Điền Văn Kính mượn thế khinh người, dốc lòng giẫm đạp lên người đọc sách, văn khí Hà Nam vốn đã bạc lại còn bị chà đạp đến thế! Trong triều đình có kẻ nịnh thần, hoàng thượng để quần thần tạo vây cánh, trọng dụng kẻ gian tà, khinh bạc thánh đạo. Ta không đủ sức cứu giúp một đại cục rộng lớn, mà trong khả năng của mình chỉ có thể cứu được ngươi thôi! Đây là ba mươi lạng vàng, ngươi hãy cầm lấy và trốn đi. Vạn nhất ngươi có bị bắt, ta không thể bảo hộ cho ngươi được.
- Lão đại nhân...?
- Ngươi thật lỗ mãng! Hãy đi nhanh lên!
Trương Hưng Nhân thấy Trương Hy quỳ xuống khấu đầu cúi lạy bèn kéo anh ta dậy, dài giọng nói:
- Lần ra đi này khó có ngày gặp lại. Đó là những lời nói ta tặng cho ngươi. Ta không thể ở chỗ này lâu được, ngươi cũng nhanh nhanh mà đi
Ông ta phẩy tay, tức thì có người dắt ngựa đến, dây cương vừa vung lên, ông đã mất hút trong bóng tối.
...Giờ đang lúc tiền sắp hết, quê hương thì không thể trở về, bạn bè thân thuộc cũng không thể nhờ vả, biết làm thế nào bây giờ? Một trận gió thu thổi tới, xuyên vào tận tâm can khiến Trương Hy đang từ cõi mơ bừng tỉnh dậy, nhưng nhìn thấy dãy núi xa xa mây xanh bao phủ, cây cổ thụ mà Trương Hy đang trú dưới gốc có những lá vàng bay lả tả trên đất thì anh ta lại chần chừ đứng giữa ngã ba đường đi Bắc Kinh và Vân Nam.
- Đi Bắc Kinh - Trương Hy không biết tính sao đành quyết định như vậy. Con đường này, dù là liên tỉnh hay liên huyện thì đến quán rượu nào cũng lưu truyền chuyện đương kim hoàng thượng giết mẹ, cướp ngôi vua, giết em, có nơi còn nói Ung Chính giết Niên Canh Nghiêu, hại người có công, giết người tài năng, lại có tin mật Nhạc Chung Kỳ chuẩn bị quân lương làm phản.
"Ung Chính triệu tập Nhạc đại tướng quân vào Kinh, Nhạc đại tướng quân sợ hãi, không dám phụng chiếu". Những lời đồn đại đó càng chứng thực cách nói của lão sư Tăng Tĩnh: "Thiên hạ ngày nay như củi khô, chỉ gặp một chút lửa là bốc cháy". Đến Bắc Kinh sẽ biết được thật giả, có khi lại tìm được thời cơ mới. Lại nói, Trương Hy không gặp được Khoáng lão da, tiền cũng hết nên không thể trở về Hồ Nam. Trương Hy chọn đường từ Đức Châu qua Bảo Định đi thẳng đến Bắc Kinh. Quãng đường dài hơn nghìn dặm nhưng bằng phẳng, lại đang là mùa thu nên chỉ chưa đến nửa tháng Trương Hy đã đến nơi. Lúc đó trời vừa tối, Trương Hy hỏi thăm đến một nhà trọ nhỏ ở phía đông thành nghỉ qua đêm. Ngày hôm sau, Trương Hy dậy thật sớm, vội đến phủ Hoằng Thời ở đầu bắc một ngõ trồ đầy hoa.
Lúc đó trời vừa sáng, Trương Hy ghé nhìn, chỉ thấy ngoài cửa có mấy viên thái giám đang xách đèn đứng đó, mấy chục tay giáo ưỡn ngực đứng im không động đậy, ngọn giáo chĩa thẳng lên trời. Cửa vương phủ đóng im ỉm, có mấy người tuần canh cẩn thận từng li từng tí men theo từng ngõ, gõ mõ làm xao xác buổi sớm yên tĩnh. Trương Hy cũng thận trọng từng li từng tí mới dám mở miệng nói mấy câu:
- Tôi là người bà con từ nơi xa đến, muốn gặp Khoáng thị hầu ở trong phủ.
- Đi về cửa phía bắc mà hỏi. Cửa chính không tiếp khách.
Một thái giám lập tức tiếp lời anh ta. Trương Hy thở dài đành đi về hướng bắc. Đi chừng độ một tầm tên bắn thì thấy một đường hoa rủ xuống chiếc cửa lớn đã mở không có bậc đá, cho người ra vào. Một bọn người hầu mang rau thịt, hoa quả, củi đốt đều vào lối đó Một tên tiểu thái giám đang đứng bên cửa ngáp ngắn ngáp dài nói:
- Vương gia sắp dậy! Nhanh lên! Đồ trứng thối! Con lợn kia hãy đi nhanh ra phía bắc chứ không phải vào nhà bếp, hãy đến ngay phòng kiệu. Ồ, xe nước kia để cho ngươi uống à! Chở từ núi Ngọc Tuyền về đấy.
Ông ta bận chỉ huy, Trương Hy gọi mấy lần mới quay lại, ông ta cân nhắc mãi rồi hỏi:
- Ngươi vừa nói gì?
- Tôi cần gặp Khoáng sư phụ!
- Ngươi từ đâu tới?
- Tôi từ Hồ Nam tới, Khoáng sư phụ là người thân của thầy tôi.
Tiểu thái giám mất một lúc mới nghĩ ra mối quan hệ của họ, nhìn cử chỉ đỏm dáng của Trương Hy, đoán chắc là người phong lưu, cũng không nói cho vào hay không cho vào mà chỉ bảo:
- Ngươi hãy chờ đó! Vương gia thức dậy sẽ tính.
Rồi như quên biến luôn việc của Trương. Trương Hy thở dài, ngồi xuống con ngựa đá dưới cổng. Nhìn lên bầu trời mùa thu buổi sớm, trong lòng chợt buồn khôn tả: Mẹ lúc này chắc đã dậy rồi, đang tưới hoa hay là nhóm lò, còn anh trai thì sao, đang vác củi hay đã ra đồng... Đang nghĩ thì bỗng nghe thấy ở phía xa âm thanh í a của một kép hát, lại còn có tiếng đàn tranh vẳng tới, Trương Hy cảm tác, ứng khẩu ngâm nga:
- Đương lúc quay đầu chạy. Chạy đi nơi xa thẳm. Vì sao gác Nhân Vương cao vút? Dựa gốc lan nghe tiếng hát từ miền sông nước Giang Nam vọng đến.
- Hay thật, sáng sớm đã có người đến trước phủ ta ngâm thơ.
Bên cạnh đột nhiên có người nói như thế. Trương Hy quay lại, nhìn thấy một thanh niên khoảng hai mươi tuổi cưỡi ngựa đến, đằng sau có nhiều người và một đoàn thái giám hộ vệ. Trương Hy đang định hỏi thì tiểu thái giám kia đã khấu đầu, cười nói với người thanh niên:
- Người này tìm Khoáng sư phụ, là học trò của người bạn Khoáng sư phụ từ H Nam tới. Vương gia đang ngủ, nô tài không cho vào.
Khoáng sư phụ cũng đi cùng, vội hỏi Trương Hy:
- Tìm ta à? Từ Hồ Nam tới ư?
Mắt Khoáng sư phụ sáng lên:
- Ngươi là học trò của Tăng Cầu Nhân à?
Thấy Trương Hy gật đầu, Khoáng lão sư lại hỏi:
- Tăng Cầu Nhân đã nói với vương gia về người học trò này. Ông ấy và thần đều là môn sinh Tư Thiệp của "Đông Hải phu tử".
Hoằng Thời gật đầu cười nói:
- Như vậy cũng có thể gọi ông là sư phụ rồi. Đất khách quê người đi tìm mà không gặp, chẳng trách ông ta ấm ức. Là người ngoài tới, trước hết hãy mời dùng cơm, xong sẽ đến gặp ta!
Nói xong cho ngựa chậm rãi bước đi.
Khoáng Sĩ Thần hiện đang ở Sương phòng chính viện vương phủ, Trương Hy bước thấp bước cao theo chân ông xuyên qua các nhà rồi mới tới nơi. Lúc đó, Trương Hy mới thực sự như được giải thoát, mơ hồ bước vào phòng, ngồi xuống cúi đầu vái lạy Khoáng Sĩ Thần như vái lạy một người thầy rồi cười nói:
- Đường đi thậ sâu như biển, nói thật chứ ngay đường về trò cũng không nhớ nổi.
Khoáng Sĩ Thần bảo người dọn cơm, quay người lại nói:
- Tăng Cầu Nhân viết thư cho ta, sự việc của ngươi xảy ra ở Hồ Nam ông cũng đã biết. May mà ta nhận được thư từ hôm qua, nếu không ta cũng không thể gặp ngươi. Lúc này bốn phía đều vây bắt ngươi, người lại đến Bắc Kinh, thật to gan!
- Khoáng lão sư! - Trương Hy cúi mình cười nói: - Trò không muốn ngài bị liên lụy. Vậy ngài cứ mang trò nộp quan cũng được! Hay là ngài cấp đỡ cho trò lạng vàng lấy tiền ăn đường.
Khoáng Sĩ Thần nhìn Trương Hy chằm chằm, cười nói:
- Hiền đệ thật không làm hổ thẹn giới học trò của Tăng Tử. Ta không phải loại người như vậy! Nhà tối không đèn, ngươi ở đây an như núi Thái Sơn. Thực ra Tăng tiên sinh quả thực có thư gọi ngươi về, đợi một chút nữa ngươi sẽ rõ.
Lúc hai người dùng cơm sáng, quả nhiên Khoáng Sĩ Thần lấy ra một phong thư đưa. cho Trương Hy. Trương Hy mở ra đọc thấy viết:
Gửi Năng Vũ đệ, xa nhau đã lâu, năm tháng cứ trôi tính ra đã mười ba năm rồi. Tuy có lúc thăm hỏi nhưng không được nhìn thấy nhau. Mong nhớ vô cùng. Nhân học trò ta là Trương Hy mới rời Hà Nam. Tiền lộ phí đã hết không còn đường trở về Hồ Nam được nên đi Bắc Kinh. Chống chân ngủ qua đêm. Việc đại sự, ngài còn nhớ không? Lời chưa thể nói hTăng Tĩnh dừng ở đây.
Trương Hy trả lại Khoáng Sĩ Thần bức thư, cười nói:
- Đã như thế thì xin Khoáng lão sư một ít "Thu phong". Tôi sẽ lên đường.
Còn đang định nói nữa thì trong viện có người nói to:
- Vương gia mời sư da và khách qua nói chuyện.
- Được rồi! Ta sẽ tới ngay.
Khoáng Sĩ Thần đáp, quay người nói với Trương Hy:
- Vương gia muốn biết tình hình bên ngoài, ông ta hỏi tới đâu ngươi nói tới đó, không cần vội vã.
Nói xong, hai người đi ra nhưng không lên phòng trên mà qua cửa Nguyệt Động vào hoa viên, quả nhiên thấy Hoằng Thời đang đứng ở cửa thư phòng. đợi khách. Hai quan viên một trước, một sau bước ra. Khoáng Sĩ Thần kéo Trương Hy ra hành lang nhường đường, cười hỏi:
- Xin chào Tôn đại nhân, Dương đại nhân!
Hai vị quan viên không nói gì bước đi.
Hoằng Thời gọi hai người vào, thấy Trương Hy nháo nhác nhìn quanh, ngồi không yên trên ghế bèn cười nói:
- Tự nhiên một chút nhé, không phải bó buộc. Đã lâu rồi ta không ra ngoài thành nên muốn có người nói chuyện. Lúc Tôn Gia Kiềm và417;ng Danh Thời qua, ta không thể có lúc rỗi rãi.
Trương Hy xuất thân từ một nhà nông nghèo, cả đời chỉ ra khỏi huyện thành không đầy bốn mươi dặm, ở đó đất chật người đông. Anh ta học thầy Tăng Tĩnh cũng tại quê nhà, sau này mấy lần đi thi cũng chỉ thi ở trong tỉnh, ngay cả lần chạy trốn qua các tỉnh này thấy quan quân cũng phải lẩn trốn, đi đến đâu cũng không dám ngẩng đầu thì sao có thể cho Hoằng Thời biết được tin tức bên ngoài? Vì vậy khi nghe Hoằng Thời nói, mồ hôi lấm tấm trên mũi, Trương Hy vội nói:
- Bên ngoài đang lúc sinh nhật Địa Tạng Vương... là ngày Tết nữ nhân.
- Không hỏi ngươi chuyện ấy - Kho&aac nhìn chính sự, ngang nhìn lòng dân, ông ta không phải là hôn quân bạo chúa sao? Niên Canh Nghiêu là vị đại tướng quân nổi tiếng có nhiều công lao ở miền biên giới, có công ở ông ta mà có ân cũng ở ông ta. Long Khoa Đa là quan trọng thần, cũng chỉ có một lời nói không hợp ý vua mà bị đưa vào nhà lao. Ông ta còn bị như vậy thì sao một người như Nhạc Chung Kỳ lại tin tưởng vua cho được.
Tăng Tĩnh ngả người trên ghế nhìn gò núi xanh phía xa, hút thuốc liên tục và rồi tư lự nói tiếp:
- Vừa rồi ngươi nói đúng, bọn tú tài làm phản không thành, nếu ngươi không được Trương Hưng Nhân nghĩa cả cứu giúp, ngươi đã bị đầu rơi máu chảy rồi. Cho nên ta khuyên Nhạc Chung Kỳ khởi binh là thượng sách.
- Học trò nguyện một lần nữa đi Tây Ninh.
Trương Hy nhớ lời thầy, tự ngẫm bản thân, càng nghĩ càng thấy Ung Chính đích thực là tên vuan bạo, có tội với dân với nước, đã đến bước đường bị mọi người cô lập. Nhạc Chung Kỳ, Cao Trương Nghĩa khởi binh ở phía đông, thiên hạ thấy cảnh tượng hùng tráng tất sẽ theo. Sự nghiệp phạt kẻ vô đạo sẽ kích động dân chúng để họ không tiếc máu xương, sẵn sàng vì nghĩa lớn.
Anh ta đứng vụt dậy, giọng lắp bắp:
- Nhạc Đông Mỹ không dám về Kinh tường trình công việc. Đó không phải là kế lâu dài. Con thấy ông ta còn dùng dằng do dự. Việc này mà kéo dài triều đình sẽ chuẩn bị tốt thì e rằng muộn mất. Cho nên con phải đi sớm.
Tăng Tĩnh bỏ thuốc đứng dậy đi vài bước trong phòng rồi nói:
- Hãy bình tĩnh. Khuyên Nhạc Chung Kỳ làm phản là việc không phải dễ, ngươi không chuẩn bị tất sẽ giống như con thiêu thân lao vào lửa. Ông ta có thể bắt ngươi lập công lĩnh thưởng.
- Vậy thì phải làm gì? Ông ta là cháu của Nhạc Vũ Mục.
- Từ xưa, trung thần làm nghịch tử cũng không thể so sánh như thế. Đã nhận là trang hảo hán đời sau của kẻ trung thần, ông ta tất không làm kẻ như vậy.
Tăng Tĩnh chau mày nghĩ ngợi:
- Vì thế mà cần nghĩ cách. Ta cảm thấy phải dùng nghĩa lý khuyên nhủ ông ta mới hiểu được. Hãy viết một bức thư hẳn hoi để ông ta đọc đi đọc lại, suy nghĩ câu chữ cho thấu đáo, để ông ta nhận thức dần dần. Nếu ông ta sợ Ung Chính tru di công thần thì nên bắt đầu từ đó mà ra tay. Sau đó sẽ nói đến chuyện Nhạc Bằng Cử, trung nghĩa khí khái đã lưu danh muôn đời để ông ta hiểu được đại nghĩa Xuân Thu. Bài văn này viết chưa hay, ngươi chưa thể đi được!
- Vậy xin sư phụ hãy bắt tay vào viết ngay đi!
Tăng Tĩnh nhìn Trương Hy hồi lâu rồi than thở:
- Ngươi cũng cần suy nghĩ đi. Lần này ngươi ra đi vào chốn chông gai, lành ít dữ nhiều. Ta đã già rồi, việc đời cũng đã trải qua. Nhưng ngươi còn có mẹ già em dại.
Trương Hy bình thản nói:
- Những việc đó trò đã nghĩ đến rồi. Trò đã trao đổi với mẹ. Mẫu thân của trò cũng là người đại nghĩa.
Bảy ngày sau, Trương Hy và Tăng Tĩnh gạt lệ từ biệt. Tính toán lộ trình từ Vĩnh Hưng đến Tây Ninh qua bốn tỉnh Hồ Bắc, Hà Nam, Thiểm Tây, Cam Túc ước chừng hơn ba nghìn dặm. Trương Hy đã quyết không kể đến thân mình thì còn tính gì đến đường xa vạn dặm. Anh ta chỉ mang theo bốn mươi lạng vàng làm tiền ăn đường và một chiếc áo da dê cũ mà Tăng Tĩnh tặng. Tăng Tĩnh tiễn Trương Hy hai mươi dặm đường rồi quay lại. Trên đường đi, Trương Hy không một chút mảy may lo nghĩ, ăn lương khô, ngủ bờ bụi, đến Tây Ninh đã là tháng Giêng năm Ung Chính thứ 7.
Thành Tây Ninh đã tràn ngập binh lính. Ở đây từ khi Doãn Đề xuất binh nhập thành, quá nửa cư dân đã bỏ đi. Niên Canh Nghiêu bỏ không thành, dụ địch đến đánh, bức dân trong thành làm mồi dụ ở ngoài thành. Qua mấy lần quyết đấu, dân vừa chết trận vừa chết đói. Trong thành chỉ còn một số ngôi chùa Lạt-ma và thương nhân buôn trà, ngựa đến từ Trung Nguyên. Các phòng trống trong đều trở thành trại lính. Chỉ còn mấy gian nhà mới lừa ngựa đứng rải rác. Nhìn ra xa chỉ thấy cát bay mù mịt như những trận cuồng phong. Trên các đường phố lạc đà đi lại chật ních chở lương thực trong gió cát. Trương Hy tìm được một gian nhà kho ngủ qua đêm cùng lũ lạc đà, dùng năm sáu lạng vàng còn dư mua nước tắm táp qua loa, thay bộ quần áo mà Tăng Tĩnh ban cho. Thăm dò được dinh của Nhạc đại tướng quân ở phía tây thành, Trương Hy lặng lẽ tiến vào nói với tên canh gác:
- Ta là người mang tin từ Hồ Nam tới, cần chuyển cho Nhạc đại tướng quân một bức thư. Xin anh vào bẩm báo giúp.
- Xin được hỏi quý danh?
Trương Hy nhìn gió cát cuốn tràn qua cửa hành dinh, nói:
- À! Ta tên Trương Hy. Ta có một bức thư cần chuyển gấp. Nhất định phải gặp mặute;ng Sĩ Thần thấy anh ta vội vàng đến ngớ ngẩn, nói lắp ba lắp bắp thì cười và đưa cho Hoằng Thời, Trương Hy mỗi người một chén trà, rồi vung tay nói: - Tỉ như các nơi có mưa, có hạn hán, thu hoạch mùa màng đã xong... Ngươi cứ nói thoải mái.
Hoằng Thời gật đầu cười nói:
- Ta muốn biết miệng lưỡi dân gian có bàn tán gì về những chuyện đại sự? Thí dụ nói về một số người như Nhạc Chung Kỳ, Niên Canh Nghiêu, Điền Văn Kính, Lý Vệ, bản thân ta, Bảo thân vương, A Kỳ Na, Tái Tư Hắc. Bên ngoài có bàn luận gì không?
Trương Hy lúc này mới rõ ý Hoằng Thời, cuối cùng anh ta bạo gan, uống liền một lúc hai chén trà, trấn tĩnh dần dần cười nói:
- Năm nay giao thời giữa mùa thu và mùa hạ có một số nơi gặp hạn hán, có nơi mạ chết. Nhưng sau cấy lại lúa rất tốt. Ba tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, Trực Lộc được mùa bộ, gặt hái đã xong. Dân nói may mà triều đình đã tiêu liệu trước, trồng trọt xong trước mấy trận mưa hạ thu. Trò đi qua các châu huyện thấy quốc khố bán thóc cũ giảm giá một nửa, dân tranh nhau mua. Mấy vị mà Tam da nói đó là những vị đại thần quốc gia. Dân chúng chỉ nhìn quanh nồi cơm, chỉ cần được ăn cơm đủ là được rồi, đâu dám bàn đến việc đại sự?
Hoằng Thời nói:
- Ta đã nghe những chuyện phiếm này rồi. Có người nói ta với Bảo thân vương làm loạn, tranh nhau ngôi vị, có thể như vậy chăng?
- Không có! Không có!
Trương Hy bị Hoằng Thời hỏi đột ngột thì giật mình đáp:
- Không có chuyện phiếm nói Tam da và Bảo thân vương mà là nói...
Anh ta đột nhiên như cấm khẩu, uống xong mấy hớp trà mới cải chính:
- Nói Lý Vệ chế đài không khỏe, còn nói Điền chế đài đã khỏi bệnh rồi, còn nói kinh sư có thần tiên tới, dùng phép thần thông ngũ lôi giết chết lão Phan tăng.
- Hiền lệnh của người thật biết đùa giỡn - Hoằng Thời nói:- Ta hỏi đông hắn nói bắc, ta hỏi nam hắn trả lời tây. Có hay không? Hoàng thượng có thiếu sót hay không? Thí dụ như ông ta cướp ngôi chẳng hạn.
Nghe hỏi câu này, nét mặt Trương Hy trắng bệch. Khoáng Sĩ Thần nói:
- Tam da là người hiểu biết, sao có thể lấp liếm được? Ngươi đã đến tìm ta, nên tin ông chủ của ta. Việc làm loạn của ngươi ở Hồ Nam ông chủ đã biết.
- Ngươi là lão sư Khoáng, hãy bảo anh ta thổ lộ đi! - Hoằng Thời cười nhạt nói:- Lão Tứ bảo hộ cho Trần Phượng Ngô, ta lẽ nào lại không bảo hộ được cho Trương Hy. Về vụ án ở Hồ Nam ta vừa cho người gọi Tôn Gia Kiềm và Dương Danh Thời đến thông qua. Ngươi đã không còn là phạm nhân.
- Tam da thật hảo tâm khoan hồng. Công đức đó thật như thời bể - Trương Hy lúc này mới tâm thành khẩu phục, bộc lộ hết gan ruột: - Đã như thế, trò còn có thể nói được gì.
Thế là mọi chuyện nghe được trên đường đi, Trương Hy kể hết với Hoằng Thời. Nào là chuyện vua Khang Hy băng hà ra sao, Long Khoa Đa sửa chiếu vua, đại tướng quân vương Doãn Đề về Kinh chịu tang, hai anh em cãi nhau ở cung Từ Ninh thế nào, thái hậu khuyên can ra sao, Ung Chính lại nói: "Thái hậu không thể được phép như thế", thái hậu tức quá mà chết. Ung Chính vì sao muốn giết Niên Canh Nghiêu, bỏ tù Long Khoa Đa, Bát da, Cửu da? Vì Cửu da thấy "hoàng thượng bất hiếu cũng là bất trung", bị Ung Chính giam vào nhà lao như thế nào. Cuối cùng khi nói về Nhạc Chung Kỳ, Trương Hy mới giật mình, trầm ngâm nói:
- Bên ngoài đồn rằng đại tướng sợ hãi bị như Niên Canh Nghiêu, đang tụ hội binh sĩ ở đồn binh Tứ Xuyên, triều đình nghi ông ta làm phản. Tin này trò mới nghe nói cách đây không lâu, thật giả thế nào ngài phải xem lại nhưng trò cũng cứ bẩm báo với Tam da.
Hoằng Thời từ đầu đến cuối không chen lời, có lúc uống trà, có lúc dùng tay đấm vào vai, vào lưng mình nghe rất chăm chú rồi c
- Đương nhiên chỉ là nghe nghe nói nói mà thôi. Lại nói, ta chỉ có một tay sao có thể bịt được miệng thiên hạ. Xung quanh còn có lời đồn đại nào nữa không?
Trương Hy nói:
- Những lời đồn đại không nhiều nhưng đều là những tin mới: Hoàng thượng đã mấy lần triệu Khâu đại tướng về Kinh nhưng Khâu đại tướng sợ vua đoạt quyền của ông ta nên cáo ốm không về. Ông ta lặng lẽ chiêu binh, mua lương thực, nên lương thực ở vùng bắc Trường Thành đều lên giá.
Nói xong nhìn Hoằng Thời.
- Hết rồi à? - Hoằng Thời hỏi.
- Hết rồi ạ.
- Ta không có ý nghĩ gì khác. - Hoằng Thời cười nói: - Đương khi nhà như chậu nước rửa bát, ta cũng là người trong nhà, chả lẽ lại không biết mùi vị chậu nước gạo là gì sao? Từ xưa đến nay đất nước có việc lớn, nhất định ng chỉ một lời không hợp lý vua, chết mà không được tiếng tăm gì. Tướng quân bắt chước ông ta, lẽ nào sánh được với người nhân và trí sao? Không phải cùng giống nòi với ta thì cái tâm của nó ắt phải khác. Tướng quân lại luyến tiếc ngụy triều sao. Nếu ở mãi trong cảnh nguy khốn đó, nắm giữ binh quyền ở nơi đất hiểm đó thì cái của tướng quân cũng giống như sương buổi sớm! Ngài biết điều đó chăng? Năm trăm năm có đời vua hưng thịnh, từ thời Viên Đế đến nay đều ứng với điều đó. Cao Trương Nghĩa giương cao ngọn cờ khôi phục nhà Hán, chỉ một tiếng hô là thiên hạ đều hưởng ứng. Mười vạn hùng binh cùng xuất quân, chả lẽ không khôi phục được Trung Nguyên sao? Thạch Giới Tẩu đau đớn trần tình.
Đọc đến đó toàn thân Nhạc Chung Kỳ đã ướt đẫm mồ hôi. Dùng hết sức lực để trấn tĩnh, ông ta nói:
- Bức thư này có quan hệ đến tính mạng. Một đời người được đọc thư này thật không uổng làm người. Thạch Giới Tẩu chỉ là tên hiệu của một cá nhân, đương nhiên ta chưa thể nói được gì. Ta nhận thư thì đã biết ông ta là ai nhưng cũng cần phải gặp mặt ông ta mới được.
Trương Hy thấy nhẹ cả người, lúc Nhạc Chung Kỳ đọc thư, anh ta căng thẳng đến mức mặt trắng như sáp, tim như sắp nhảy khỏi lồng ngực, còn lo lắng hơn cả bị hình phạt. Khi căng thẳng qua rồi, thái độ anh ta cũng tự nhiên hơn, bèn chắp tay nói:
- Hiện giờ trò chỉ có thể trao cho ngài bức thư của sư phụ. Khi tất cả thông suốt, chỉ còn Đông Mỹ đại tướng quân đồng lòng nhất trí. Một khi cờ nghĩa phất lên, sư phụ tôi sẽ không quản đường xa vạn dặm đến ngay.
Nhạc Chung Kỳ lắc đầu nói:
- Khó mà tin nổi.
- Trương Hy này thân cao bảy xích sẽ ở lại đây làm con tin. - Trương Hy điềm nhiên nói: - Lúc ngài khởi sự sư phụ không tới thì hãy giết tôi tế cờ.
- Việc đại sự như vậy, chỉ có ta, sư phụ ngươi và ngươi, e rằng khó mà làm được.
- Chỉ cần tung tin ra, trời sẽ phù hộ, người sẽ đi theo.
- Các ngươi nhìn tên thiếu niên nhãi ranh này. - Nhạc Chung Kỳ cười nói với vị quân tướng: - Hắn khuyên ta làm phản, lại không tin ta. Ta lãnh binh như vậy, các ngươi không nổi loạn mới lạ!
Mấy vị tướng quân cho rằng Nhạc Chung Kỳ đùa vui thì cười ồ lên.
Trương Hy cảm thấy bị người khác sỉ nhục, đứng phắt dậy nói:
- Nếu đại nhân không tin thì hãy để tôi đi, đại nhân nếu muốn ăn chặn công lao thì mọi người ở đây cùng biết. Hà tất phải chế giễu.
- Để cho đi! Ăn chặn công lao! Hừ! Chế giễu! - Nhạc Chung Kỳ cười nhạt: - Ngươi còn non lắm, cậu bé ạ! Hãy nói thật mau, ai phái người đến đây? Ngươi từ đâu đến đây?
Trương Hy lúc này mới nhận ra chân ý của Nhạc Chung Kỳ, biết là mình rơi vào thiên la địa võng, không còn đường thoát bèn ngửa mặt lên trời cười lớn mà nói rằng:
- Đời sau của Nhạc Phi vốn là như thế! Ha! Ha! Ha!
- Quân đâu! - Nhạc Chung Kỳ lạnh như băng ra lệnh: - Bắt lấy hắn
- Tuân lệnh!
- Đưa ra ngoài, đánh bốn mươi roi. Nhanh lên!
- Vâng lệnh!
Mấy tên tân binh trói vị thượng khách lại, kéo ra hành lang bên ngoài buộc vào cột. Trương Hy bị một trận đòn thừa sống thiếu chết.
- Đưa ra hậu đường dùng hình. - Nhạc Chung Kỳ không thấy Trương Hy kêu la thì càng tức giận bội phần, lớn giọng ra lệnh: - Chỉ cần không chết, có thể dùng bất cứ hình thức nào.
Ông ta bưng tách trà uống hết một hơi, tự rót cho mình một tách khác, nghiêng tay làm đổ cả nước làm bỏng tay, thốt lên một tiếng "thanh thản" rồi ném vỡ tan chiếc chén. Vừa lúc đó Cao Ứng Thiên bước vào lấy làm ngạc nhiên hỏi:
- Bên ngoài thì đánh người, bên trong thì tức giận, đại sư mà như thế à?
Nhạc Chung Kỳ thở mạnh, chỉ bức thư trên án, không nói gì.
Cao sư da tiến lên mấy bước cầm bức thư đọc hết từ đầu đến cuối thì hai chân như đã muốn khuỵu xuống bèn ngồi xuống chiếc ghế dài. Khi định thần lại, ông đọc kỹ bức thư một lần nữa.
Nhạc Chung Kỳ nói:
- Có người cầm chậu nước tiểu đổ lên đầu ta, hắn lại còn bắt bí ta. Thời buổi này như thế sao được? Hình như mọi người hết muốn sống rồi sao ấy? Ta đã bận việc quân tối ngày, hắn còn mang họa đến cho ta.
Cao Ứng Thiên thong thả gấp bức thư lại, hỏi:
- Đại sư, người định làm gì?
- Vụ án này nên để cho bộ Hình. - Nhạc Chung Kỳ nói: - Gông hắn lại giải đi Bắc Kinh!
Cao Ứng Thiên đáp:
- Tuyệt đối không thể được. Người công khai giải hắn đi hoặc thẩm vấn chậm; hung thủ sẽ nắm được những sơ suất, bọn quan ngự sử hay bới móc lập tức kết tội người a tòng với kẻ chủ mưu. Nên kết thúc nhanh gọn sự việc, những lời đồn đại về người sẽ không cánh mà bay, lại giúp hoàng thượng tìm ra một vụ án lớn, không những không gặp họa mà lại có công sao? Sao người lại để bộ Hình tranh thủ cướp công người?
Cao Ứng Thiên vốn là người không được coi trọng trong đám quan chức văn võ trong phủ của Nhạc Chung Kỳ. Ông ta được gọi đến là để Nhạc Chung Kỳ trách cứ việc sắp xếp lương thảo không thỏa đáng. Nhưng lúc này, việc đó đã bị Nhạc Chung Kỳ quên ở chín tầng mây. Nhạc Chung Kỳ nhìn vị lão da không có gì nổi bật bằng ánh mắt tán thưởng, nói:
- Lão Cao! Việc đã thế này, ngươi cho nên làm thế nào? Ta sợ nhất là hiện giờ không thể cạy răng thằng nhãi này.
Cao Ứng Thiên vuốt mấy sợi râu lưa thưa nghĩ ngợi rồi nói:
- Đư&#;ng nhiên rồi. Làm già lại sinh ra những lời đồn đại mới.
Ông ta dừng lại một lúc, chắp hai tay vào nhau, mắt sáng lên như mắt mèo đêm:
- Dùng khổ nhục kế. Đúng vậy!
- Ồ!
Cao Ứng Thiên cười hì hì nói:
- Đại sư hãy làm như thế này! Hãy ra sức đánh cho hắn một trận thừa sống thiếu chết. Sau đó chúng ta sẽ mềm mại với hắn để hắn không nghi ngờ gì mà cung khai hết.
Nhạc Chung Kỳ nghĩ ngợi một lúc rồi nói:
- Ta ở đây giữ hắn. Ngươi hãy đi tìm cho ta mấy người đến đây!
Trương Hy bị đánh thương tích đầy mình. Trong lúc hôn mê anh ta bị ném vào một gian phòng nhỏ. Anh ta cũng từng thấy công đường phủ nha, từng thấy tuần phủ xử án ở nha môn, bọn nha dịch mang tù nữ đặt lên một dây xích sắt nung nóng cho đến khi tù nhân bất tỉnh. So với cách xử tội ấy, anh ta cảm thấy đòn ở đây độc hơn rất nhiều. Trước tiên bọn chúng dùng nước muối thấm lên dây da, rồi buộc phạm nhân lại thành hình hoa. Dây da thít chặt đến mức toàn thân phạm nhân in hình dây da, toàn thân không chảy máu nhưng rỉ nước vàng ra. Bọn lính vừa uống rượu vừa đốt dần dây da. Từng tí từng tí dây da bốc cháy khiến phạm nhân đau không kể xiết, hết tỉnh lại hôn mê, hết hôn mê lại tỉnh dậy.
Quá nửa đêm, Trương Hy dần dần tỉnh dậy, toàn thân đau nhức và khát không chịu nổi. Anh ta khẽ nhổm dậy, th nằm trong tấm mền nhỏ bên bếp lò, cạnh chiếc bàn có bộ ấm trà. Định bụng gọi người đòi uống nước nhưng Trương Hy chỉ đủ sức mấy máy môi, hai tay chới với trong đêm tối. Bỗng nhiên, Trương Hy nghe thấy sau bức bình phong có tiếng hai người nói chuyện thì thầm:
- Tỉnh chưa?
- Chưa. Ồ, là Cao...!
- Hừ! Các ngươi không cho hắn uống nước à?
- Tên này cứng đầu lắm, lúc tỉnh không đòi uống nước, lúc hôn mê có bón cho hắn vài lần.
- Quân y đã tới xem cho hắn chưa?
- Đã đến rồi, có cho thuốc nữa. Nói để sư da yên tâm, thầy thuốc nói hắn không bị thương tổn bên trong. Đương nhiên không thể tránh khỏi đau đớn. Mã quân y nói chỉ cần hắn ăn uống tốt vài ngày sẽ khỏi thôi.
- Hừ, nhân lúc hắn hôn mê, bón cho hắn ít nước, ta đi gặp đại sư.
Tiếng bước chân xa dần. Bên ngoài trở nên im lặng. Một lão binh mặc áo cánh xách đèn dầu đi vào. Lúc ông ta ghé nhìn, Trương Hy vội nhắm mắt lại. Có tiếng rót nước rồi tiếng người lính thở dài. Tiếp theo Trương Hy thấy mát lạnh ở đầu môi. Lần này anh ta giả vờ bất tỉnh nhân sự, không từ chối uống nước. Khi uống hết một bát nước lớn, Trương Hy lại rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê.
- Trương Hy... Trương tiên sinh.
Cếng gọi khẽ ở bên cạnh, tiếp theo có ánh sáng đèn. Trương Hy mở mắt thì thấy vị hung thần Nhạc đại tướng quân đang đứng trước mặt. Ông ta hừ một tiếng, muốn quay lưng đi nhưng rồi lại đứng nguyên:
- Trương tiên sinh, ta đến thăm ngươi!
Ánh mắt Nhạc Chung Kỳ thật dịu dàng nhìn sát mặt Trương Hy. Cao sư da cầm đèn đứng bên giúp Nhạc Chung Kỳ xem xét vết thương cho Trương Hy rồi hạ giọng nói:
- Không sao! Đại nhân! Chỉ bị ngoài da thôi. Lão Mã còn bận họp bàn việc!
Một làn nước lạnh trôi trên cổ Trương Hy khiến anh ta giật mình, lúc mở mắt ra thì thấy đó là nước mắt của Nhạc Chung Kỳ. Cao Ứng Thiên đứng bên khuyên bảo:
- Đại sư! Không nên quá ủy mị... Trương tiên sinh khỏe hẳn chúng ta sẽ nói chuyện!
Trương Hy nhìn Nhạc Chung Kỳ không chớp mắt rồi lãnh đạm nói:
- Ngài là đại tướng quân nhà Mãn, ta là oan hồn của nhà Hán, sao có thể nói chuyện được?
Nhạc Chung Kỳ giật thót mình như bị roi quất, mặt trắng bệch không còn giọt máu, ngồi thụp xuống, so hai vai lại giống như phải đè nén sự đau khổ xuống, to&arc;ng thích ăn cơm. Từ khi Hoằng Thời hạ lệnh đuổi toàn bộ người nhà ra khỏi phủ đã thay bằng một lũ thái giám thô chân vụng tay và mấy người cung nữ bị truất để hầu hạ. Quãng đời lúc trước của Doãn Tự ăn sung mặc sướng, sống trong nhung lụa, lúc nào cũng có một đoàn sư bác, bảo mẫu vây quanh hầu hạ, chưa biết đến khó khăn trắc trở. Khi gặp đại nạn, chỉ trong một đêm mà Doãn Tự từ hàng đại thần cao cấp bị rơi xuống vực sâu không thể dò được, mà người gây ra lại là anh em ruột của mình, ngay cả vợ và con gái cũng không thể trông coi, săn sóc lúc lâm bệnh. Vì thế mà ba tháng nay bệnh của Doãn Tự ngày một nặng thêm, mỗi khi ăn vào đều bị nôn ra. Mỗi lần thay đổi người canh gác, chúng cũng không để tâm coi sóc ông ta. Thái y cũng bận, thỉnh thoảng qua xem một chút, cũng không cho uống thuốc tử tế. Cuộc sống của Doãn Tự bắt đầu nếm trải hết những cay đắng xưa nay ở đời nên không cần phải kể hết cũng biết.
Lúc đó, ông ta đang nằm ở phòng Tây Phối, ở Tây Thiên viên, chính giữa vương phủ. Đó là căn phòng có hai cửa sổ phía đông và phía tây, chõng lại rất cao, nằm trên chõng có thể nhìn thấy điện Ngân An Bảo nguy nga ở phía đông, thưởng thức hoa viên ở phía tây. Trước cửa sổ là hồ nước có thể buông câu được. Doãn Tự và Long Khoa Đa bị đối xử không giống nhau. Tòa lầu giam giữ Doãn Tự chiếm khoảng nghìn mẫu đất trong vương phủ. Trừ chính điện bị khóa còn ông ta có thể đi bất cứ chỗ nào. Lúc trước chưa thất bại, kỳ thực chỉ tết Nguyên đán ông ta mới bước vào chính điện. Căn phòng Doãn Tự ở bây giờ vốn là chỗ ở của bọn người hầu. Phòng có hiên cao rộng. Ở đó, Doãn Tự có thể thoải mái nhớ lại cái thuở huy hoàng ngày xưa của mình. Ông thường nhìn ra khung cửa sổ phía tây. Cây liễu ven hồ hình như vẫn còn xanh, gió tây thổi nhẹ những đám mây màu tro, sương mù trôi lơ lửng, trên mặt hồ những chiếc lá liễu vàng trôi xuôi và đầy ắp hoa súng. Một làn gió tây thổi tới đưa hương thơm đến khung cửa sổ, làm lay động những cành liễu, hoa cỏ bên mặt hồ, hoa súng trên mặt nước giống như hướng về ông chủ cũ cầu xin điều gì. Doãn Tự nhìn khung cảnh bên ngoài và mỉm cười. Ngày xưa, bờ hồ lúc nào cũng được quét sạch, bóng liễu in trên mặt hồ như một tấm gương trong. Giờ đây, Doãn Tự cảm thấy vui vui thấy phủ trên lớp cỏ xanh tốt là một tầng lá rụng. Con đường nhỏ Lâm âm vẫn như xưa nhưng không được sạch sẽ. Giờ chỉ có một người bước đi cô độc, nhưng vẫn cảm thấy rất dễ chịu.
Hoằng Thời đã bước vào phòng còn Khoáng Sĩ Thần và Trương Hy vẫn đứng ngoài cửa sổ để không làm kinh động Doãn Tự. Trương Hy và Khoáng Sĩ Thần lần đầu tiên nhìn thấy vị đứng đầu phái "Bát da" nổi danh thiên hạ xưng hiệu là "Bát hiền vương" mà hai người cảm thấy bình thường. Ngược lại, Hoằng Thời trong lòng vô cùng cảm khái. Doãn Tự ngày trước là một người nho nhã, công bằng, độ lượng cho nên đám thần tử của ông chỉ cần nghe nói ông bị vạ lây, bị bãi chức quan thì lũ lượt đến thăm và trợ giúp tiền bạc cho ông. Doãn Tự lúc nào cũng ôn tồn, chu đáo, là vị vương gia hiền danh của thời Khang Hy huy hoàng mà nay đến nông nỗi này! Ngày nay ông phải ở chỗ thô sơ, mùa thu mà phải nằm một mình nhìn mây bay trên bầu trời, nhìn nước trong hồ thu. Sau một lúc cảm thương, Hoằng Thời hắng giọng nhẹ nhàng gọi:
- Bát thúc!
Những nếp nhăn trên khuôn mặt Doãn Tự giống như quả dưa xanh phơi nắng chỉ khẽ động đậy. Ông ta không còn sứực để trở mình, cũng không nói lung tung, phải mất một lúc mới nhìn thấy Hoằng Thời nhưng vẫn mặc nhiên nhắm mắt.
- Bát thúc! - Hoằng Thời tươi nét mặt nhìn trân trân về phía trước: - Cháu phụng chỉ đến thăm chú.
Doãn Tự cố xoay nửa mình, mấp máy môi nói:
- Tốt quá. Đó là gan chim hạc hay gan khổng tước? Nếu là người cao lớn thì xà nhà này quả thực quá thấp. Vả lại ta một chút khí lực cũng không có, cần có người đỡ mới dậy được!
Hoằng Thời nghe thấy Doãn Tự thổ lộ như người trong nhà, trong lòng như mở cờ cười nói:
- Bát thúc muốn đến chỗ nào. Quyết không có việc đó thì mãi mãi vẫn sẽ không có việc đó. Hoàng thượng kỳ thực nhớ đến bệnh của chú nhưng không tiện qua đây, cháu đi thăm chú thay ngài vậy.
Doãn Tự bất giác cười nhưng không thành tiếng.
Hoằng Thời cầm chiếc bát lên, thấy trong bát còn ít cơm thừa - canh cặn thì gọi người đến dặn dò:
- Giờ hãy đi pha một bình trà, mang đến cho ta một cái bánh ngọt, nhanh lên! Các ngươi đã thử rồi mà.
Tên thái giám chạy bạt mạng đi, một lúc sau quay lại cùng một tên thái giám quản sự đội mũ dát ngọc. Tên thái giám quản sự qugrave;n thân co rúm lại, ông nức nở.
Cao Ứng Thiên lạnh lùng nói:
- Nhạc đại tướng quân là cháu đời thứ hai mươi mốt của sư phụ Nhạc Phi. Ngươiục ông ta, ta sẽ cho người đưa ngươi đi nuôi chó. Phản Thanh, đó là họa lớn của cửu tộc. Phục Minh là sự nghiệp huy hoàng thiên cổ. Ngươi chỉ có một bức thư thì sao có thể khiến bọn ta tin được.
Trương Hy giật mình, ớn lạnh toàn thân lắp bắp nói:
- Thế ra... Thế ra ngài thử tôi?
Nhạc Chung Kỳ tiến lại gần, dùng bàn tay thô ráp ôm lấy đầu Trương Hy, chậm rãi nói:
- Người anh em, năm ngoái hoàng thượng điều ta nắm quân đội, ta không dám bỏ việc quân. Cũng có người từng khuyên ta khởi binh nhưng không ngờ người đó lấy dụ lệnh của Châu Tam thái tử đưa cho ta. Ta tin hắn, kết quả hắn lại là mật thám của vua Ung Chính. Ngươi biết, bản thân ta là an nguy của nhà Hán, nếu tuân theo tổ tông sẽ phải gánh vác trách nhiệm rất lớn!
Trương Hy nhìn chằm chằm Nhạc Chung Kỳ, thấy vẻ mặt và những giọt nước mắt của ông ta hoàn toàn thành thực. Nhạc Chung Kỳ như đau đớn thấu tâm can. Hồi lâu, Trương Hy thở dài hỏi:
- Vậy vì sao ngài lại muốn biết hiện tại ai phái ta đến đây?
Cao Ứng Thiên cười nhạt nói:
- Chúng ta không biết lai lịch ngươi, sao có thể cùng nhau làm việc đại sự được. Ngươi thật trẻ người non dạ. Ba vạn quân của Mã Quang Tá đóng ở Cam Túc, một vạn rưỡi quân của Lặc Cách Anh đóng tại Tùng Phiên, năm vạn quân mã của Ngoã Đức Thanh đóng trên đường về Tây An, chỉ cần ngươi nói một tiếng "khởi nghĩa" sao có thể chu toàn được tính mạng? Đã cùng mưu đNsự, ngươi nên thành thực trình bày, bản thân ngươi không chân thành thì sao mà bọn ta chân thành được. Sư phụ của ngươi thật hay!
Trương Hy cắn chặt môi, việc làm của Nhạc Chung Kỳ và Cao Ứng Thiên khiến anh ta xúc động, vả lại chuyện này cũng có vẻ không đáng nghi. Trương Hy mấp máy môi định nói gì nhưng rồi mím môi lại.
Nhạc Chung Kỳ đứng dậy nói:
- Trương tiên sinh cũng mệt rồi. Lão Cao, ngày mai hãy chuẩn bị xe đưa Trương tiên sinh về. Đưa cho tiên sinh một trăm lạng vàng làm tiền đi đường!
Không biết sức mạnh từ đâu bỗng đến, Trương Hy ngồi bật đậy:
- Khoan đã! Đã chân thành với nhau, chúng ta có thể kết làm anh em sống chết có nhau!
Cao Ứng Thiên còn chưa định thần lại thì Nhạc Chung Kỳ đã nói ngay:
- Sao lại không! Đến đây, nhúm đất ở đây làm hương, ba chúng ta kết nghĩa kim lan!
Thế là hai người kéo Trương Hy xuống. Trong ánh đèn dầu lúc tắt lúc sáng, họ đã thảo xong lời thề. Cả bọn quỳ xuống quay về hướng nam, nhất loạt đọc làu làu:
- Nay có ba người: Nhạc Chung Kỳ, Cao Ứng Thiên, Trương Hy đối diện với Thượng đế trên trời, báo với tổ tông: ba người chúng ta đồng lòng nhất trí: Sống cùng chí hướng, chết cùng chí hướng, nguyện đời đời kiếp kiếp kết làm anh em. Nếu có ai đi ngược lại lời thề, phản huynh bác đệ thì sẽ chết dưỡi dao. Đời đời không thể lay chuyển!
Một trận gió lạ thổi tới làm rung chuyển mái ngói. Trương Hy hạ giọng nói:
- Nhị vị huynh trưởng, sư phụ của tôi là...
Nhạc Chung Kỳ và Cao Ứng Thiên về phòng Điểm chỉ. Cao Ứng Thiên nói:
- Đã biết người đó là Tăng Tĩnh, làm sao đại sư có thể trò chuyện làm quen được.
Nhạc Chung Kỳ nói:
- Hiện tại, ta chưa cần gặp ông ta. Ngươi sẽ gặp gỡ ông ta cho đến khi nắm được con người ấy. Vạn nhất ông ta giả dối sẽ thẳng tay trừng trị. Lên trời cao khó lắm đó. Việc khó khăn non tay là chết. Trương Hy cần phải đi con đường chính đạo để không mất một tay hảo hán!
Cao Ứng Thiên cầm bút lên nói:
- Không biết việc này hoàng thượng sẽ xử trí thế nào. Việc thề bồi của cả bọn có cần viết ra không?
Nhạc Chung Kỳ nghĩ một lúc rồi nói:
- Phải viết! Viết đúng như chuyện đã có. Cần phải viết đủ tất cả các chi tiết nhưng không cần viết trong đó lời thề phản Mãn phục Hán. Chỉ cần viết kết làm anh em cùng sống chết là được rồi!
Trời đã rạng sáng. Tờ sớ gấp của Nhạc Chung Kỳ đã được gửi thẳng đến Sướng Xuân viên. Sau bốn ngày, có chỉ dụ đưa tới Vĩnh Hưng Hồ Nam. Năm ngày sau, huyện nha Vĩnh Hưng náo động, quân lính phi ngựa như bay đến Tăng gia doanh.


Nguồn: e-thuvien
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 27 tháng 2 năm 2012

Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ GIỚI THIỆU NỘI DUNG HỒI THỨ NHẤT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ BỐN HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẨY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI HỒI THỨ MƯỜI BA HỒI THỨ MƯỜI BỐN HỒI THỨ MƯỜI LĂM HỒI THỨ MƯỜI SÁU HỒI THỨ MƯỜI BẢY HỒI THỨ MƯỜI TÁM HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ MUỜI CHÍN HỒI THỨ HAI MƯƠI HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ HAI MƯƠI BA HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BA MƯƠI HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ BA MƯƠI HAI HỒI THỨ BA MƯƠI BA HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BỐN MƯƠI HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ BỐN MƯƠI NĂM HỒI THỨ BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ NĂM MƯƠI HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BỐN HỒI THỨ NĂM MƯƠI NĂM HỒI THỨ NĂM MƯƠI SÁU HỒI THỨ NĂM MƯƠI BẢY HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM HỒI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ SÁU MƯƠI HỒI THỨ SÁU MƯƠI MỐT HỒI THỨ SÁU MƯƠI HAI HỒI THỨ SÁU MƯƠI BA HỒI THỨ SÁU MƯƠI BỐN HỒI THỨ SÁU MƯƠI NĂM HỒI THỨ SÁU MƯƠI SÁU HỒI THỨ SÁU MƯƠI BẢY HỒI THỨ SÁU MƯƠI TÁM HỒI THỨ SÁU MƯƠI CHÍN HỒI THỨ BẢY MƯƠI HỒI THỨ BẢY MƯƠI MỐT HỒI THỨ BẢY MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BA HỒI THỨ BẢY MƯƠI BỐN HỒI THỨ BẢY MƯƠI NĂM HỒI THỨ BẢY MƯƠI SÁU HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ BẢY MƯƠI BẢY HỒI THỨ BẢY MƯƠI TÁM HỒI THỨ BẢY MƯƠI CHÍN HỒI THỨ TÁM MƯƠI HỒI THỨ TÁM MƯƠI MỐT HỒI THỨ TÁM MƯƠI HAI HỒI THỨ TÁM MƯƠI BA HỒI THỨ TÁM MƯƠI BỐN HỒI THỨ TÁM MƯƠI NĂM HỒI THỨ TÁM MƯƠI SÁU HỒI THỨ TÁM MƯƠI BẢY HỒI THỨ TÁM MƯƠI TÁM HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI MỐT HỒI THỨ CHÍN MƯƠI HAI HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BA HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BỐN HỒI THỨ CHÍN MƯƠI NĂM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẢY HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BA HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM LẺ CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI MỘT HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN n cũ-Luận bàn chính trị, cầu Thiên Tân chia ngả" href="index.php?tuaid=13429&chuongid=113">HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM MƯỜI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI NĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN HỒI THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI